Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Lời Nói Đầu Cho Bản Dịch Anh Ngữ

12/09/201223:08(Xem: 12907)
05. Lời Nói Đầu Cho Bản Dịch Anh Ngữ
Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 1
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Thượng)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎


Lời Nói Đầu Cho Bản Dịch Anh Ngữ

 

Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ của Jey Tsongkhapa là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất về tôn giáo hoặc thế tục trong thư viện di sản nhân loại. Đại luận này trình bày một tầm nhìn làm quý vị sững sờ về nguồn gốc vô thủy vô chung và những chuyển hóa vô cùng tận của mọi dạng sống; việc xác định giá trị châu báu về sự hiện thân làm cá nhân con người ở một thời điểm mang tính quyết định của cuộc tiến hóa cho riêng mình. Đại luận trình bày khải thị này trong một cung cách khiến lay chuyển được cho cá nhân người đọc để họ đạt một thay đổi mô hình cơ bản trong tầm nhìn về cuộc đời của họ: từ một tác nhân riêng tư, tự kỷ trung tâm, chỉ-hướng-vào-cuộc-đời-này, phấn đấu với những dòng nước lũ và những trở ngại quanh mình, nóng lòng tìm một chút an toàn và hạnh phúc trước khi hy vọng tìm được một sự xóa sạch bình yên trong cái chết; để trở thành một chúng sinh thức tỉnh huy hoàng bay vút ra khỏi một kinh nghiệm vô tận của quá khứ trong một chuyến bay tiến hóa kỳ diệu tới một vận mệnh đẹp không thể tưởng tượng được của trí tuệ, từ ái, và phúc lạc – Phật quả, hoặc đơn thuần là sự vinh quang tiến hóa tối thượng mà bất kỳ chúng sinh hữu thức nào cũng có thể đạt được.

Dĩ nhiên tầm nhìn này không khởi nguyên nơi Đại Luận. Đó chính là tầm nhìn đã được Đức Phật Thích-ca và các đệ tử giác ngộ của ngài đề xuất, trong tất cả các nền văn minh Á Châu trong gần suốt hai thiên niên kỷ, qua một số lượng kinh văn bao la với rất nhiều nhánh trong nhiều ngôn ngữ. Tầm nhìn này khải thị con người về chính họ như là tham dự viên trong quá trình tiến hóa huy hoàng và đầy ý nghĩa này.

Đại Luận thâu nhóm lại những đầu mối về câu chuyện, hình ảnh, và giáo pháp từ số kinh văn sáng ngời này và đan dệt chúng thành một dạng thức cô đọng, một tấm vải phong phú, toàn diện và đa năng đến nỗi nó có thể được thiết kế thành y phục hữu dụng, mỹ miều và có khả năng thích nghi cho bất kỳ người nào muốn mặc nó. Đôi khi người ta nói rằng Jey Tsongkhapa tiếp nhận Giáo Pháp của Đức Phật vào thời điểm mà Giáo Pháp đó tới lúc bị phai mờ rơi vào quên lãng và không còn được sử dụng – vì do chúng sinh khắp nơi cãi cọ và tranh giành nhau về những nghi thức và đặc tính liên hệ tới giác ngộ – Ngài khiến nó thẩm thấu những chân lý tinh túy, và đem lại sức sống mới cho việc hành trì của họ một cách mãnh liệt đến nỗi những giảng dạy này sẽ mang lại sinh lực cho hàng triệu người có đầu óc cởi mở trong suốt năm trăm năm kế tiếp.

Một khi các độc giả đã đạt đến sự dịch chuyển có hướng về nhận thức được tiết lộ một cách hệ thống trong tác phẩm như một đại tấu khúc, Đại Luận đưa ra cho họ những phương pháp thực tiễn rõ rệt và chi tiết để thực hiện tầm nhìn của họ trong những hành trì chuyển hóa cần thiết để giúp họ bay lên. Những hành trì được khéo léo sắp xếp để đánh thức con người trần tục bị ám ảnh với sự thành công trong đời này và đưa cả ba loại người tầm đạo từ giai đoạn tiến hóa này qua giai đoạn tiến hóa khác. Các giai đoạn này khởi từ việc nương tựa vào bậc thiện tri thức, qua những chủ đề sẽ giải phóng tâm thức trong sự từ bỏ thế tục siêu tuyệt – sự quý báu của thân người có đủ tự do và cơ hội, sự kề cận của cái chết, lý nhân quả tiến hóa, và sự có mặt khắp nơi của đau khổ trong kiếp sống không giác ngộ; tới những chủ đề mở rộng tấm lòng – lòng bi, lòng từ, và tinh thần giác ngộ vì tha nhân; và cuối cùng tới những điều phức tạp sâu xa và dứt khoát có tính giải phóng của trí tuệ siêu việt về tính vô ngã về chủ và khách quan. Người học hỏi và người hành trì có thể dùng đi dùng lại những chủ đề và những phương tiện này, thấu hiểu mỗi ngày một sâu hơn vào trong tâm, và cuộc đời của họ sẽ từ từ nhưng chắc chắn trở nên tốt đẹp hơn.

Điều thiết yếu quý vị cần nhớ là Đại Luận không phải là một tác phẩm theo chủ thuyết tiệm tiến, không đơn thuần là một tập hợp những thực hành sơ khởi nhằm chuẩn bị người đọc cho giáo pháp mật truyền cao hơn đang chờ đợi ở đó và nằm bên kia giáo pháp của lộ trình. Đúng ra đây là hiển giáo – giáo pháp công khai – và con đường của giáo pháp này được chính tác giả nhắc đến như là con đường “chia sẻ chung” (thun mong), con đường được dùng chung của cả hiển và Mật giáo. Nó là giáo pháp đầy đủ nhất, cao nhất, là tinh túy cô đọng của toàn thể con đường Phật học rút ra từ biển cả bao la của kinh văn nhà Phật, cô đọng bằng cách hợp nhất với các nghi quỹ của Mật giáo siêu đẳng trong từng bước một trên con đường này. Thí dụ, giai đoạn khởi đầu, việc nương tựa vào người thầy dạy đạo, quả thật là giai đoạn cơ sở trong mọi giảng dạy Phật giáo. Nhưng Đại Luận không dạy điều này bằng phương pháp sơ khởi. Phép quán tưởng cảnh giới quy y, thiên cung chứa các Đạo Sư và tất cả chư Phật, Bồ Tát, chư thần, chư thiên, và chư tổ – hình ảnh này được rút ra từ các phương pháp Mật giáo sâu kín nhất và sẵn sàng để mọi người tự do sử dụng một cách hữu ích không sai sót mà vẫn không khiến người thực hành chưa được làm lễ khai tâm Mật giáo vướng vào những nguy hiểm của việc thực hành Mật giáo chính quy. Cách thức những điều siêu việt được giảng dạy, cách thức lòng bi mẫn và tâm Bồ-đề được giảng dạy, và ngay cả cách thức trí tuệ được giảng dạy như là sự bất khả phân không thể lay chuyển của tánh Không và tánh tương đối – tất cả những điều này khiến cho quý vị có thể tiếp cận được với sức mạnh của Mật giáo trong một cung cách rộng rãi, chuyển hóa, năng động, nhưng an toàn, và thuận duyên; có lẽ quý vị có thể nói, một cách không thất bại nữa. Đây là sự thiên tài của Đại Luận.

Một số người thực hành khi họ trải qua sự thay đổi tầm nhìn từ tình trạng tự kỷ trung tâm của thế giới này tới tình trạng rộng mở tiến hóa vị tha ở tầm mức vũ trụ, họ bị choáng ngợp đến nỗi họ cảm thấy một sự cần thiết mãnh liệt để thanh tịnh thân mình bằng hàng trăm ngàn lần lễ lạy, những chuyến hành hương, những thực hành khổ hạnh, và những nghi thức phức tạp, thanh tịnh khẩu bằng cách trì tụng hàng triệu chân ngôn, và thanh tịnh ý bằng hàng trăm ngàn lần những nghi thức tạo mối dây nối kết qua việc phụng thờ đạo sư[1]. Đây là những thực hành nhập môn mãnh liệt. Chính Jey Tsongkhapa, sau khi đã sâu xa nghiên cứu tất cả các phiên bản trước đó về giai trình của đạo pháp từ mọi truyền thống, đã thực hành 3,500,000 hạ bái, cúng dường 10,000,000 maṇḍala[2],trì tụng vô số chân ngôn thanh tịnh Kim-Cương Tát-Đỏa[3],thực hành vô số các nghi thức nối kết đạo sư, và hành trì mười bốn thực hành khác nữa. Và cuối cùng đại sư đã đạt được mục đích của mình. Khi đó, đại sư viết Đại Luận để giúp người khác thuộc mọi hạng loại đạt được mục đích của họ, bằng bất cứ con đường nào họ cần phải đi, bằng cách thức tốt nhất có thể được cho họ, và luôn luôn với sự hữu hiệu tối ưu của việc có thể điều chỉnh hoàn hảo vào tình trạng tiến hóa cụ thể của họ. Trong những thế kỷ tiếp theo đó, rất nhiều người đã đạt được tầm nhìn mới này, toàn thể văn hóa Tây Tạng đã hoàn tất sự chuyển hóa để trở thành một cỗ xe hướng về giác ngộ cho toàn thể dân chúng của xứ sở này, và cái không khí độc đáo đó đã lan ra khỏi cao nguyên Hy-mã-lạp-sơn tới các vùng thảo nguyên của Nội Á.

Trong suốt gần 600 năm kể từ khi Đại Luận được trước tác, những người được lợi lạc vẫn chủ yếu là người Tây Tạng và Mông Cổ và con số này vẫn lên tới nhiều triệu người. Trong thế kỷ này đã có những bản dịch thử sang Nga văn và Hoa văn nhưng cả hai bản dịch này vẫn chưa được truyền bá trong các nền văn hóa đó. Trong những thập niên gần đây, một số phần về tác phẩm này và các chú giải đã được dịch sang tiếng Anh.

Như thế đây quả là một sự kiện lịch sử khi các đệ tử của cố đại sư Geshe Wangyal đã thành lập một nhóm học giả để phiên dịch kiệt tác này sang Anh ngữ. Họ đã góp chung nỗ lực, phân tích các văn bản với tính nghiêm túc về tri thức, tìm tòi trong tâm mình với lòng chân thành sâu xa, thử nghiệm để mong tìm ra những thuật ngữ hay nhất, và đã cho ra đời thành quả lao động thương yêu này. Quý vị phải hy vọng rằng lời tiên đoán về sự hữu dụng năm trăm năm của giáo pháp Đại Luận là lời tiên đoán quá dè dặt, và rằng phiên bản tiếng Anh mới này sẽ kéo dài những lợi ích của nó cho nhiều thế hệ sắp tới, dẫn tới việc phiên dịch thêm sang nhiều ngôn ngữ khác.

Thật là niềm vinh dự và hân hoan cho tôi, trong lời nói đầu này, để có lời chúc mừng các dịch giả và bày tỏ lòng hoan hỷ trong sự thành tựu của họ, một sản phẩm phát sinh từ những nỗ lực của chính họ để đền trả tấm lòng đại từ của vị thiện tri thức chân chính của quý vị, vị kalyāṇamitracủa quý vị, Đạo sư thiêng liêng Geshe Wangyal, người đã đến vùng đất hoang dã và man rợ mơ hồ này của quý vị, nơi đã bị ám bởi các thế hệ đi xâm chiếm và bắt nô lệ, bởi sự hung bạo tiếp diễn cả ở bên ngoài thế giới lẫn bên trong tâm hồn, và người đã mang đến cho quý vị ngọn đèn không lu mờ của Con Đường Giác Ngộ, sống động trong người như niềm hy vọng vui tươi, như lòng từ can đảm, như trí tuệ sắc bén, như niềm quan tâm tuyệt đối thực tiễn và kiên định như cương thạch, và như là một quyết tâm kỳ diệu bao gồm tất cả và vẫn còn sống mãi. Xin cám ơn Geshela bất khả phân với Jey Rimpochey![4]Cám ơn các dịch giả đã hoàn thành tác phẩm này! Và chào mừng mỗi người và mọi người đến với Đại Luận!

Robert A. F. Thurman

Chủ tịch, Tibet House

Giáo sư Jey Tsongkhapa về Các Nghiên cứu Phật học Ấn-Tạng

Đại học Columbia


[1]Trong Mật tông có nhiều hình thức lễ nghi và thực hành để nối kết hành giả với đạo sư. Trong đó có các phương tiện thiền hình dung hóa vị đạo sư như là một vị Phật hay một giác thể và ở một mức cao có các phép quán tưởng hợp nhất hành giả với đạo sự trong dạng bổn tôn. Pháp tu quan trọng được biết là Guru Yoga.

[2]Còn được dịch là đàn-tràng hay mạn-đà-la theo nghĩa đen là trung tâm hay một hình khép kín, thường được miêu tả như một vòng tròn quay quanh một trung tâm. Ở mức thấp nhất, maṇḍala có thể được hiểu như là chúng ta, các hành giả, và hiện tượng giới bao quanh ta. Thuật ngữ maṇḍala cũng được mô tả như một cấu trúc tích hợp được thành lập quanh một nguyên lý hợp nhất trung tâm. Mandala. Rigpa shedra. Truy cập: 18/02/2012.

< http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Mandala>.

[3]Kim Cương Tát-đỏa: được dịch từ chữ Phạn Vajrasattva — là vị Phật tối cao trong tất cả các dòng Phật và maṇḍala. Một lời nguyện của Kim Cương Tát-đỏa Phật là: trong tương lai khi tôi đạt Phật quả toàn hảo, xin cho những ai đã phạm tội ngũ nghịch, hay bất kỳ ai đã làm hư hại giới nguyện samaya được thanh tịnh hoàn toàn tất cả các hành vi và hư hại tai ách của họ chỉ bởi nghe tên của tôi, nghĩ về tôi hay tụng đọc bách âm chú, thần chú oai nghiêm nhất trong các chân ngôn. Cho đến khi tôi chưa hoàn thành thì tôi vẫn ở lại mà không giác ngộ. Vajrasattva. Rigpa Shedra. Truy cập: 20/2/2012.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Vajrasattva>.

[4]Rimpochey, cũng được viết là Rinpoche nghĩa là "tôn giả". Đây là một danh hiệu cao quý dành cho các vị lama (đạo sư) của truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Rinpoche. Rigpa Shedra. Truy cập: 20/2/2012.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Rinpoche>.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2015(Xem: 8355)
Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
12/11/2015(Xem: 13321)
Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: Nếu cuộc sống dài như hơi thở, Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
01/10/2015(Xem: 5899)
Video clip: Lễ tang mẫu thân TT. Thích Nhật Từ
06/09/2015(Xem: 8142)
Hai ngày vừa qua, chuyện về bức ảnh chụp cậu bé Aylan 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, do nhà báo Nilufer Demir chụp, đã có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu (ảnh 2). Người nữ phóng viên này nói ngay khi ấy cô đã thẩn thờ như chôn chân tại chỗ và với bản năng nghề nghiệp cô cầm máy ảnh giơ lên, để chỉ một vài động tác đơn giản cô đã đưa nó đi xa, làm xao động trái tim hàng triệu con người. “Chẳng biết làm gì, ngoài việc chụp ảnh thằng bé. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất tôi có thể biểu lộ tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan”- Cô đã trả lời phỏng vấn ngày 4-9 như thế.
10/06/2015(Xem: 6005)
kiếp sống sẽ nối tiếp ? Không thể tính, không thể đếm. Làm thế nào để cái bánh xe sinh tử ngừng quay ? Ai là người có quyền năng như vậy ? Và tại sao lại phải ngừng quay ? Chết ở đây, sống lại chỗ kia cũng thú vị đấy chứ ! Tại sao lại sợ tái sinh ? Tại sao phải nhàm chán luân hồi ?!
06/06/2015(Xem: 11237)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
03/05/2015(Xem: 8697)
Cái suy nghĩ chính xác của chúng ta, là để tạo ra cái bề ngoài cho đời sống mà thôi. Và nó luôn được biểu thị bằng một đường thẳng. Có nghĩa là nó có khởi đầu và có kết thúc, một cách hữu hạn như có sống có chết vậy…
16/04/2015(Xem: 7820)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
31/03/2015(Xem: 9469)
Chỉ với tờ giấy khai sinh đã nhòe mực và vốn tiếng Việt bập bõm, suốt 7 năm qua, ông René lặn lội khắp các cơ quan, báo chí ở TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu để tìm mẹ. Mỗi năm, ông dành dụm để bay sang Việt Nam vài tháng và chỉ mải miết với mục đích của mình mà không phút giây nào thảnh thơi. Ông René sinh năm 1948 tại Phước Lễ, nay là thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông là kết quả của mối tình giữa y tá Bùi Thị Năm và một quân nhân Pháp.
13/02/2015(Xem: 7744)
Di hài nguyên vẹn trong tư thế ngồi thiền của một nhà sư tịch diệt cách nay 200 năm vừa được tìm thấy ở Mông Cổ. Tờ báo Siberian Times bằng tiếng Anh của Nga phát hành ngày 02 tháng 2 năm 2015, đã đưa tin này trước nhất, và sau đó các hãng thông tấn, truyền hình và báo chí khắp nơi trên thế giới tiếp tục loan báo và đã gây ra một tiếng vang không nhỏ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567