Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Gstaad, 24 tháng tám 1961

09/07/201100:31(Xem: 4094)
2. Gstaad, 24 tháng tám 1961

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỐNG VÀ CHẾT (ON LIVING and DYING)
Lời dịch: Ông Không 2009

Từ quyển Sổ tay của Krishnamurti

Gstaad, 24 tháng tám 1961

Một ngày ấm áp và có nhiều bóng; những tảng đá chiếu sáng bằng sự rực rỡ đồng nhất. Những cây thông sẫm dường như không bao giờ chuyển động, không giống những cây dương lại sẵn sàng lay động khi có tiếng thì thầm nhẹ nhất. Có một cơn gió mạnh từ phía tây, đang quét qua thung lũng. Những tảng đá sinh động đến nỗi chúng dường như chạy theo những đám mây và những đám mây ôm trọn chúng, chụp lấy hình thể và đường cong của những tảng đá; chúng vần quanh những tảng đá và tách rời những tảng đá khỏi những đám mây thật là khó khăn. Và cây cối đang rong chơi cùng những đám mây. Toàn thung lũng dường như đang chuyển động và những con đường mòn chật hẹp, nhỏ xíu dẫn thẳng lên cánh rừng và ra xa; dường như uyển chuyển và trở nên sinh động. Và những cánh đồng cỏ lấp lánh là nơi lai vãng của những đóa hoa thẹn thùng. Nhưng sáng nay những tảng đá đã thống trị thung lũng; chúng thuộc nhiều màu sắc đến nỗi chỉ có một màu; những tảng đá này trông dịu dàng sáng nay và chúng thuộc về rất nhiều hình thể và kích cỡ. Và chúng thật dửng dưng với mọi thứ, với gió, những cơn mưa và với những tiếng nổ cho những nhu cầu của con người. Chúng đã ở đó và chúng luôn luôn sắp sửa là quá khứ.

Một buổi sáng tuyệt vời và mặt trời ở khắp mọi nơi và mỗi chiếc lá đang lay động; một buổi sáng đẹp cho chuyến đi xe, không lâu lắm nhưng đủ thời gian nhìn ngắm vẻ đẹp của đất đai. Một buổi sáng được làm cho mới mẻ bởi chết, không phải chết của thối rữa, bệnh tật hoặc tai nạn nhưng là chết hủy diệt cho sáng tạo hiện hữu. Không có sáng tạo nếu chết không quét sạch mọi thứ mà bộ não đã gom vào để bảo vệ sự tồn tại tự cho mình là trung tâm. Chết, trước kia, là một hình thức mới của tiếp tục; chết gắn liền với tiếp tục. Cùng chết xuất hiện một hiện hữu mới, một trải nghiệm mới, một hơi thở mới và một cuộc sống mới. Những cái cũ chấm dứt và những cái mới được sinh ra và sau đó vẫn vậy những cái mới lại nhường chỗ cho một cái mới khác. Chết là phương tiện cho một trạng thái mới, sáng chế mới, cho một phương cách mới của cuộc sống, cho một tư tưởng mới. Nó là một thay đổi gây kinh hãi nhưng chính thay đổi đó đã mang lại một hy vọng mới mẻ.

Nhưng bây giờ chết không mang lại bất kỳ cái gì mới mẻ, một chân trời mới, một hơi thở mới. Nó là chết, tuyệt đối và kết thúc. Và sau đó không có gì cả, không có quá khứ lẫn tương lai. Không có gì. Không có sinh ra bất kỳ cái gì. Nhưng không có thất vọng, không có tìm kiếm; chết trọn vẹn không thời gian; nhìn ra ngoài từ những chiều sâu thăm thẳm mà không ở đó. Chết ở đó không cái cũ cũng như cái mới. Nó là chết không nụ cười và nước mắt. Nó không là cái mặt nạ đang bao phủ, đang che giấu thực tại nào đó. Thực tại là chết và không cần có cái bao phủ. Chết quét dọn mọi thứ và không để lại bất kỳ thứ gì. Không thứ gì này là vũ điệu của một chiếc lá, nó là tiếng gọi của đứa trẻ đó. Nó không là gì cả và phải không là gì cả. Cái gì tiếp tục phải thối rữa, bộ máy, thói quen, tham vọng. Có sự thối rữa nhưng không có trong chết. Chết là trống không trọn vẹn. Nó phải ở đó vì từ nó, sống hiện diện, tình yêu hiện diện. Vì trong trống không này sáng tạo tồn tại. Nếu không có chết tuyệt đối, không có sáng tạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2014(Xem: 12506)
978-0-9945548-5-7 , To live life fully and die serenely--surely we all share these goals, so inextricably entwined. Yet a spiritual dimension is too often lacking in the attitudes, circumstances, and rites of death in modern society. Kapleau explores the subject of death and dying on a deeply personal level, interweaving the writings of Western religions with insights from his own Zen practice, and offers practical advice for the dying and their families.
06/10/2014(Xem: 7397)
Bhante Kovida trưởng thành trên một hòn đào nhiệt đới ở Jamaica, Trung bộ châu Mỹ, và vốn là dòng dõi người Hoa. Ông đã di cư đến Canada rồi tốt nghiệp đại học về khoa học ở đó. Trong suốt hai năm 1974 và 1975, ông dùng đường bộ để đi từ châu Âu đến Ấn Độ và Népal (ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, và Pakistan). Tại đây, ông nghiên cứu về lịch sử và Văn hóa Ấn Độ, tập luyện Hatha Yoga và thiền định, tìm hiểu âm nhạc cổ điển Ấn Độ và sau cùng ông đã đến với Phật giáo. Chuyến đi này đã là biến cố có ý nghĩa nhất trong cuộc đời ông vì nó đã thành tựu niềm khao khát mãnh liệt thuở ấu thời về du lịch và phiêu lưu mạo hiểm, và về sự hiểu biết về tâm linh.
26/09/2014(Xem: 7419)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm. Chủ đề chính của những buổi thuyết giảng này là nguyên nhân nào đã đưa đến sự hiện hữu xoay vần và trói buộc của chúng ta trong thế giới hiện tượng. Sự xoay vần hay "chu kỳ trói buộc" đó gồm có mười hai mối dây tương liên níu kéo nhau và chi phối toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta từ lúc vừa được hình thành cho đến khi cái chết xảy đến và sẽ tiếp tục lập đi lập lại tương tự như một chiếc bánh xe xoay tròn bất tận. Thế nhưng đồng thời theo lời giáo huấn của Đức Phật thì mười hai mối dây tương liên trong chu kỳ đó cũng có thể vận hành theo chiều đảo ngược và mang lại sự giải thoát.
18/09/2014(Xem: 6456)
Bùi Ngọc Thịnh (sinh năm 2000, tại tổ 17, Ninh Hiệp, Ninh Hòa, Khánh Hòa), mù cả hai mắt từng được ghi vào kỷ lục châu Á vì chơi được 7 loại nhạc cụ.
10/09/2014(Xem: 7747)
Con người trước khi chết đều trải qua giai đoạn hấp hối, đó là biểu hiện trước khi từ giã cõi đời. Lúc ấy, con người cần thức tỉnh, chấn chỉnh tinh thần, biết cuộc đời này là vô thường, duyên sinh, huyễn mộng, không thật, an trú trong hiện tại, vững tin Tam bảo và chuẩn bị trút hơi thở cuối cùng để ra đi nhẹ nhàng, thanh thản. Tại sao gọi chết là một quy luật tự nhiên?
26/08/2014(Xem: 9567)
Với niềm tin rằng từ bỏ cõi đời ở thành phố linh thiêng Varanasi và ngâm mình dưới dòng sông Hằng thì linh hồn sẽ được gột rửa, nhiều người ở Ấn Độ tìm đến thành phố đó để chờ chết.
17/08/2014(Xem: 23067)
Đặc tính: Tự thể của thân trung ấm mang 5 đặc tính:[38] 1. Nó có đầy đủ các giác quan. 2. Vì nó sinh ra một cách tự nhiên, tất cả các chi (tay chân) chính và phụ của nó sinh ra đầy đủ đồng thời với thân. 3. Vì nó có thân vi tế nên không thể bị tiêu diệt dù bằng vật cứng như kim cương. 4. Trừ nơi tái sinh của nó như là trong dạ con, bụng của người mẹ, ngoài ra không vật gì có thể cản được thân trung ấm đi qua, dù là núi non, hàng rào v.v...
04/08/2014(Xem: 6801)
Trong các thử nghiệm DNA xác định con ruột của bố mẹ, các nhà khoa học đã phát hiện trường hợp đứa trẻ không có liên hệ sinh học với người mẹ, mà chúng mang một DNA khác. Người mẹ trẻ ở bang Washington, Mỹ đã phải đấu tranh với tòa án để giữ đứa bé mà cô mang nặng đẻ đau, vì theo xét nghiệm nó không phải là con ruột cô. "Cô là ai? Cô đang âm mưu gì với bọn trẻ?"
07/06/2014(Xem: 12043)
Cassidy Hooper sống ở Bắc California, Mỹ đã 17 năm gắn bó với căn bệnh quái ác không cách nào chữa được: bẩm sinh không có mắt và mũi. Sắp tới đây, em sẽ tiếp tục tham gia ba ca phẫu thuật nữa tại Bệnh viện nhi đồng Levine. Các bác sĩ sẽ dùng xương, sụn ở phần xương đầu với nỗ lực tái tạo chiếc mũi mới cho em. Cassidy đã vô cùng hạnh phúc khi nghe được tin vui này. Như vậy, lần đầu tiên trong đời em sẽ được trải nghiệm cảm giác thở bằng mũi và dùng nó để cảm nhận mùi hương khác nhau của thế giới xinh đẹp này.
21/05/2014(Xem: 6465)
Làm Gì Có Chết Thật ra không hề có cái gọi là Chết, bạn có tin không? Giả dụ, khi bạn thay một chiếc áo mới thì chiếc áo vừa được thay ra bạn có nói rằng chiếc áo kia đã.. ''chết'' không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]