Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thuyết luân hồi và Phật giáo Tây phương (Rebirth and the Western Buddhist)

08/04/201320:01(Xem: 9601)
Thuyết luân hồi và Phật giáo Tây phương (Rebirth and the Western Buddhist)

Thuyết Luân Hồi Và Phật Giáo Tây Phương
(Rebirth And The Western Buddhist)

Lời Giới Thiệu

Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch

Nguồn:Martin Willson - Thích Nguyên Tạng dịch


Khi tham dự lễ kỵ Tổ Minh Hải, thuộc môn phái Lâm Tế Chúc Thánh, tại chùa Pháp Hoa, Nam Úc, vào ngày mồng 7 tháng 11 năm Ất Dậu, nhằm ngày 7 tháng 12 năm 2005 vừa qua, Đại Đức Thích Nguyên Tạng đưa tôi bản dịch quyển “Rebirth and Western Buddhist“ (Thuyết Luân Hồi và Phật Giáo Tây Phương) nhờ đọc lại bản dịch và viết lời giới thiệu. Ở đây, chúng tôi xin ghi lại những điểm chính như sau:

Về nội dung của sách, Tác giả tóm lược thuyết luân hồi và sự hiểu biết của mình qua kinh nghiệm của một Tiến Sĩ Vật Lý, xuất gia học đạo theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Nhờ đó qua 7 chương, kể cả chương kết luận, Tác giả đã nêu ra những bằng chứng đầy thuyết phục người đọc, nhất là những người Tây Phương, kể cả Phật Tử cũng như không Phật Tử.

Chương thứ nhất, tác giả nói về quan điểm của mình đối với những người Tây Phương khi đánh giá sai lầm về thuyết luân hồi của Đạo Phật.

Chương hai tác giả chứng minh thuyết luân hồi qua kim khẩu của Đức Phật, sau khi chứng đạo và các kinh điển khác của cả Bắc Tông lẫn Nam Tông về luân hồi và tái sanh là những việc có thật.

Chương ba gồm nhiều bằng chứng về luân hồi khác nhau để chứng minh cho người Tây Phương thấy rõ đó là sự thật, gồm có những việc như: nhớ lại kiếp trước một cách tự nhiên và qua sự tu tập, người ta có thể tự nhớ lại quá khứ của mình, đồng thời ngày nay có những nhà thôi miên học đã thôi miên nhiều người, để họ nhớ về kiếp trước. Ngoài ra, có nhiều người khác cho biết về kiếp trước của mình như thế nào, qua sự tự cảm nhận chính mình và sự nhận biết người khác trong một kiếp quá khứ nào đó.

Chương bốn, Tác giả trích dẫn lập luận của Ngài Lama Losan Gyatso về tâm thức và vật thể dựa theo Trung Quán Luận của Ngài Long Thọ, Nhơn Minh Luận cũng như các thuyết khác của Đại Thừa. Tuy những dẫn chứng nầy có tính cách thuyết phục, nhưng chưa làm cho người Tây Phương tin tưởng. Ở đây có hai vấn đề được nêu ra. Một là sự tái sanh ấy do chính một vị Thánh Nhơn nói ra, có lẽ không ai bác bỏ và vấn đề thứ hai phải được chứng minh là cái tâm ở đâu và từ đâu mà có, thì người Tây Phương mới tin. Do vậy, tác giả dựa vào một số sự kiện Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày để dẫn chứng về việc nầy.

Chương năm nói về Phật Giáo, Khoa học và chủ nghĩa khoa học. Tác giả phản bác lập luận của Lénin và của Dawin. Vì Tác giả dựa theo Duy Thức Học để chứng minh và chấp nhận một sự tương tức của tâm thức cũng như sắc uẩn, mà giữa Phật Giáo và Khoa Học có thể giải thích được về sự hiện hữu nầy của tâm thức, qua cái nhìn của Phật Giáo và sự cấu thành thể chất, qua lý luận của Khoa Học.

Thật ra, những việc đánh giá như thế nầy không mới, theo nhà bác học Albert Einstein, một người Đức gốc Do Thái, dạy học ở Thuỵ Sĩ và có quốc tịch Hoa Kỳ. Vào thế kỷ thứ 20, khi nhân loại có mặt trên quả địa cầu nầy cả 6 tỷ người, mà các khoa học gia trên thế giới đã bình chọn ông là người đại diện cho 6 tỷ người ấy, là cha đẻ của thuyết tương đối. Chính Albert Einstein đã xác định rằng: “Phật Giáo không cần đi tìm nơi khoa học. Vì trong Phật Giáo đã đầy đủ tính chất khoa học rồi“

Ngày nay, các nhà khoa học của Tây Phương vẫn đi tìm mọi thứ, trong đó có cái tâm, nhưng kết quả là vô vọng. Vì khoa học chỉ chứng minh được là A hoặc B, chứ làm sao thấy được trong A có B, ngoài A không thể tồn tại được B. Do vậy mà khoa học muôn đời, nếu có đi tìm cũng chỉ đi tìm được cái giới hạn của nó, chứ không thể đi tìm được cái vô hạn của tâm thức và cái vô giới hạn của kiếp nhân sinh được.

Chương thứ sáu, theo tác giả là một chương tương đối quan trọng. Vì Tác giả bác bỏ lập luận, ngay cả của các vị Lama Tây Tạng cho rằng, trước con gà phải có cái trứng và trước cái trứng phải có con gà; nhưng trên thực tế ngày nay khoa học đã chứng minh lùi lại rằng, con gà ấy chẳng nhứt thiết phải là một con gà nguyên thuỷ, mà là một loại tổng hợp và bị biến thể, bởi nhiều loại sinh vật khác nhau, để trở thành con gà và từ đây tác giả chứng minh rằng, tâm thức cũng như vậy. Đó chỉ là kết quả do sự chung đụng và sự kết hợp để trở thành con gà và cái tâm cũng trải qua nhiều thời gian khác nhau, để thay đổi và thành tựu.

Tác giả chấp nhận thuyết luân hồi và sự tái sanh từ cõi nầy sang cõi khác, và cõi người không nhất thiết phải là khó đầu thai vào, như kinh điển vẫn thường hay nói. Sự đầu thai ấy có nhiều giai đoạn ở trước, trong và sau khi thai nhi sanh ra, chứ không nhất thiết phải là lúc tâm thức vừa rời khỏi thân trung ấm. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định cõi người là cõi dễ đi lên mà cũng dễ đi xuống, cho nên sanh làm người khó là thế.

Chương thứ bảy cũng là chương cuối cùng. Tác giả xác định luân hồi là có thật. Tuy nhiên, thuyết duy vật biện chứng và thuyết tiến hoá vẫn còn ngự trị ở người Tây phương. Do vậy tác giả mong muốn và đề nghị là phải làm sao chứng minh thuyết luân hồi trong Phật Giáo thật rõ, dưới dạng khoa học nhiều hơn nữa chứ không phải dưới dạng mê tín, chắc chắn Phật Giáo sẽ được người Tây Phương ngày càng tin tưởng vào Phật Giáo nhiều hơn nữa.

Nhận xét về tác giả, chúng ta thấy rằng Ngài có đầy đủ tư cách để nói về khoa học qua sự nghiên cứu của mình. Đồng thời từ khoa học, ngài đã vượt cao hơn một bực nữa, đi vào lãnh vực tái sanh của Phật Giáo, đặc biệt là Phât Giáo Tây Tạng. Dưới một hình tướng của một vị Tăng sĩ người Anh, mặc Tăng bào theo Phật Giáo Tây Tạng. Hy vọng rằng khi diễn giảng tại Thuỵ Sĩ, tại Anh, tại Úc, hay tại Mỹ, hoặc bất cứ nới nào trên thế giới, tác giả tạo ra được nhiều lợi lạc cho người nghe hơn, mà người nghe đó lại là người Tây phương nữa.

So với người Đông phương, việc nầy họ chấp nhận một cách dễ dàng hơn, vì họ tin nơi Đức Phật hoặc qua phát Bồ Đề Tâm, để rõ như Ngài Santideva đã hướng dẫn. Tuy nhiên, để khuynh hướng tái sanh ấy được nhiều người Tây Phương chấp nhận dễ dàng, tác giả viết ra quyển sách nầy, để chứng minh và thuyết phục họ; nhưng rất tiếc là sách quá mỏng để đọc và hy vọng lần khác, khi tái bản, tác giả sẽ thêm vào nhiều câu chuyện chứng đạo của các bậc Thánh hay những kiếp trước của Đức Phật, để có nhiều minh chứng hơn. Nhưng dẫu sao đi nữa, đây vẫn là tác phẩm hay đáng đọc.

Trong sách này còn có thêm Phần Phụ Lục, phần nầy Đại Đức Thích Nguyên Tạng đã dịch các bài tiểu luận của nhiều Tác giả liên quan về vấn đề tái sanh theo quan niệm của cả Đông phương lẫn Tây phương.

Riêng tiểu luận “Đạo Đức học Phật Giáo trong hoàn cảnh Tây phương“ tác giả James Whitehill cho rằng các nhà nghiên cứu Tây phương, Phật Tử cũng như không Phật Tử đã đi quá xa về vấn đề đạo đức học của Phật Giáo qua cái nhìn của tánh không. Tác giả đề nghị rằng Phật Giáo phải được ghép vào tư tưởng đạo đức của Tây phương thì Phật Giáo mới có thể phát triển mạnh ở những nước Tây phương được.

Phần’’ Đạo lý Phật Giáo Tây phương“ Tác giả cũng đã nhận xét rất xác thật rằng: Đức hạnh của một Tăng sĩ Phật Giáo Tây phương hay một tín đồ Phật Giáo, nên dựa vào các Ba La Mật để triển khai, khiến cho ’’đức hạnh giác ngộ“ ấy có thể thâm nhập vào trong cộng đồng và xã hội.

Về ’’những câu hỏi phê bình đưa đến việc tự nhiên hóa ý niệm nghiệp báo trong đạo Phật“ của Giáo Sư Dale S. Wright đã cho thấy được rằng: Tác giả muốn tách rời quan niệm về nghiệp báo trong quá khứ mà Phật Giáo đã chủ trương. Nghĩa là nên tổ chức một xã hội tự do, tự quyết và có trách nhiệm thì con người thời nay dễ thâm nhập hơn. Vì lẽ cho đến ngày nay vẫn còn nhiều người Tây phương vẫn chưa chấp nhận thuyết luân hồi va nghiệp báo một cách rốt ráo.

Trong khi đó ’’Kinh Nhân Quả Ba Đời“ do Hòa Thượng Thích Thiền Tâm dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt bằng lối câu hỏi theo thể thơ và đã trả lời cũng theo thể ấy. Ở đây đã ví dụ rất rõ ràng về kiếp trước như do thường ăn chay niệm Phật; nên kiếp nầy thông minh trí tuệ. Hoặc giả sở dĩ đời nay sống lâu là do đời trước đã phóng sanh nhiều loài vật.

Tóm lại Hòa Thượng Thích Thiền Tâm qua ’’Kinh Nhân Quả Ba Đời“ đã chứng minh có nhân quả và luân hồi do nghiệp báo của đời trước liên hệ đến đời nay qua 45 hình thức đầu thai khác nhau là việc hiển nhiên.

So ra giữa Đông và Tây vẫn còn khác biệt nhiều về vấn đề tái sanh. Do vậy muốn cho người Tây phương dễ chấp nhận về thuyết tái sanh và luân hồi của Đạo Phật, Phật Giáo Tây phương cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để hiểu và làm quen với Phật Giáo; không nhất thiết phải đứng trên quan điểm hữu thần để nhìn Phật Giáo, lúc ấy việc tái sanh mới dễ dàng chấp nhận được.

Dịch giả từ Anh văn sang Việt ngữ cũng là một Tăng sĩ. Do vậy, các danh từ Anh văn dầu khó đến đâu, Đại Đức Thích Nguyên Tạng cũng chuyển dịch một cách tài tình, không vấp phải lỗi chính tả hay ý chính của tác giả là một điều “bất khả tư nghì“. Thầy Nguyên Tạng vừa là Phó trụ trì Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne, vừa là chủ biên trang nhà quangduc.com rất nổi tiếng trên thế giới, thế nhưng còn dành nhiều thời giờ để dịch và viết cho đến nay đã hơn 10 tác phẩm như thế nầy, không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Xin trân trọng giới thiệu dịch giả và dịch phẩm nầy đến với quý vị Phật Tử Việt Nam của chúng ta, làm quen với ngôn ngữ Phật Giáo, qua thuyết luân hồi và tái sanh, với ngòi bút điêu luyện của Thầy Nguyên Tạng.

Tôi chỉ tốn có 4 tiếng đồng hồ, để xem lại bản thảo và một tiếng đồng hồ, để viết lời giới thiệu nầy, thì quả thật là quá ít, so với một tác phẩm giá trị như vậy; nhưng điều quan trọng ở đây không phải là thành phẩm mà là tính chất, nội dung của quyển sách mới là điểm chính. Kính mong quý vị hãy trang trọng mở sách ra đọc và nghiền ngẫm những dẫn chứng mà Tác giả, để rõ thêm về một kiếp sống của nhân sinh trên quả địa cầu nầy.

Viết tại núi đồi Đa Bảo Sydney, Úc Đại Lợi
nhân lúc nhập thất lần thứ 3 tại đây.
Ngày 8 tháng 12 năm 2005.
Sa Môn Thích Như Điển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2010(Xem: 5478)
Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi dạo chơi, Ngài đã trông thấy những cảnh khổ đau của kiếp sống con người là bệnh hoạn, già yếu và chết. Từ đó, cuộc sống khổ đau và tạm bợ của con người đã khiến cho thái tử suy tư rất nhiều và thôi thúc Ngài quyết tâm đi tìm cuộc sống an lạc, vĩnh hằng, bất tử. Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già và sau 49 ngày Thiền định ở Bồ đề đạo tràng, Đức Phật đã nhận thấy rõ đặc tính của cuộc sống con người nói riêng và của muôn vật, muôn loài nói chung ở trong thế giới sanh diệt là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta).
13/10/2010(Xem: 4140)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.
13/10/2010(Xem: 6052)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
13/10/2010(Xem: 3956)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.
11/10/2010(Xem: 7373)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
07/10/2010(Xem: 5412)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
06/10/2010(Xem: 10466)
Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng như một thành phố ma với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng cho một ngôi.
03/10/2010(Xem: 7726)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
01/10/2010(Xem: 10822)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
29/09/2010(Xem: 5537)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]