Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19 tuổi “hạ bệ” Microsoft?

08/04/201320:00(Xem: 9218)
19 tuổi “hạ bệ” Microsoft?
Blake Ross

19 Tuổi “Hạ Bệ” Microsoft?



Đằng sau “cơn ác mộng kinh hoàng nhất của Bill Gates” là chàng trai 19 tuổi người Miami, Blake Ross, với sự ra đời của trình duyệt Firefox...

Thần đồng Blake Ross sẽ thắng "thần đồng" B.Gates?

Các nhà phân tích cho rằng trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với Internet Explorer.

Không chỉ có vậy, hệ thống này còn cho phép người dùng tải miễn phí từ Internet và tiếp cận mã nguồn cũng như công nghệ của nó như một phần mềm mã mở. Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm ngoái, Firefox đã được tải khoảng 19 triệu lượt, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới.

Tạp chí công nghệ Business 2.0 cho biết các chuyên gia trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin gán cho phần mềm mới danh hiệu “Ác mộng kinh hoàng nhất của Microsoft”. Bài báo ca ngợi Ross là một thần đồng phần mềm.

Ross còn là một tay piano tài năng và “một cây bút sáng tạo đến kinh ngạc”, theo lời mẹ cậu. “Bất cứ cái gì nó làm, nó đều làm tốt” - Bà cho biết.
Blake_Ross_2
Ở tuổi lên 7, Ross đã ghiền trò chơi điện tử mô phỏng SimCity nổi tiếng. Cậu say sưa thiết kế và lên kế hoạch ngân sách cho thành phố ảo của mình nhiều giờ mỗi ngày. Lên 10 tuổi, cậu đã tự xây dựng website riêng, sau đó tự viết các ứng dụng máy tính và các trò chơi trực tuyến. Chẳng bao lâu sau, Ross liên tục gửi email cho các nhà sản xuất để thông báo về lỗi phần mềm của họ.

Ở tuổi 14, Ross được mời tới thực tập tại Cty Netscape ở thung lũng Silicon. Mẹ cậu đã phải làm tài xế riêng cho con trai mình ở California trong 3 mùa hè liên tiếp. Tại Netscape, Ross được giới thiệu với Mozilla Foundation - Tổ chức phi lợi nhuận vận động cho “sự lựa chọn và đổi mới trên web”.

Lúc bấy giờ Mozilla đang nỗ lực phát triển một trình duyệt mã mở thay thế Internet Explorer của Microsoft, vốn bị nhiều nhà phân tích coi là ngày càng trở nên lủng củng và lạc hậu.

Tại đây, Ross cùng người bạn David Hyatt bắt tay vào xây dựng một trình duyệt nhỏ hướng tới người dùng, với công việc chủ yếu là đơn giản hóa trình duyệt Netscape và bộ phần mềm Mozilla, nền tảng của chương trình, vì họ cho rằng nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu chỉ còn các tính năng duyệt web cơ bản. Dự án “bên lề” mang tính thử nghiệm đó đã trở thành Firefox đầy sức mạnh bây giờ.

Ross và Hyatt mạnh dạn loại bỏ tất cả mã cũ và viết lại toàn bộ hệ thống để nó có thể hỗ trợ tất cả các website trên Internet. Vì đây là chương trình mã mở, hàng nghìn tình nguyện viên đã khảo sát mã lập trình và gợi ý các phương pháp cải thiện hiệu suất và sửa lỗi. “Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về những đêm dài tại Netscape ngồi đọc tất cả những hồi đáp về chương trình của chúng tôi” - Ross hồi tưởng.

Ross nhanh chóng chứng tỏ mình là một thành viên xuất sắc của đội ngũ đông đảo tại Mozilla, những người đã trăn trở với dự án trong suốt 5 năm. “Đây là một nỗ lực to lớn và tự nguyện" - Ross nhận xét.

Trên thực tế, cả Hyatt và Ross đều ra đi trước khi chương trình hoàn tất, nhưng Mozilla vẫn ghi nhận họ với thành tích mang lại sự đột phá cho dự án. Sau khi rời thung lũng Silicon để nhập học tại Đại học Stanford, Ross vẫn tiếp tục “có những đóng góp to lớn”, Mozilla cho biết.

Mặc dù để hạ bệ được Internet Explorer, Firefox còn một chặng đường dài phải vượt qua nhưng khoảng cách đang dần được thu hẹp. Theo WebSideStory, một trang tin chuyên theo dõi việc sử dụng các trình duyệt, tính đến đầu tháng 1/2005, Firefox đã giành được 4,6% thị trường web browser toàn cầu và dự báo tỷ lệ này có thể tăng tới 10% vào giữa năm nay. Trong khi đó, thị phần của Internet Explorer giảm từ 95,5% tháng 6/2004 xuống còn 90,6% đầu năm nay.

Dù khá bận rộn, Ross và các cộng sự vẫn đang tiếp tục phát triển phiên bản 2.0 để nâng cấp Firefox vì cậu hiểu khi sự phổ biến của Firefox ngày một tăng, tin tặc cũng sẽ bắt đầu để ý đến nó và những nguy cơ bảo mật sẽ lớn dần.

Blake_Ross_WIRED


 Với sự ra đời của trình duyệt Firefox, chưa bao giờ vị trí thống trị của Internet Explorer lại bị lung lay dữ dội như bây giờ. Đứng đằng sau “cơn ác mộng kinh hoàng nhất của Bill Gates” ấy là một thanh niên 19 tuổi người Miami - Blake Ross... Các nhà phân tích cho rằng trình duyệt Firefox do Ross tạo ra có tốc độ nhanh hơn, đa năng hơn và bảo vệ người dùng tốt hơn trước virus và phần mềm gián điệp so với Internet Explorer.

Không chỉ có vậy, hệ thống này còn cho phép người dùng tải miễn phí từ Internet và tiếp cận mã nguồn cũng như công nghệ của nó như một phần mềm mã mở. Kể từ khi ra mắt vào tháng mười một năm ngoái, Firefox đã được tải khoảng 19 triệu lượt, khiến nó trở thành trình duyệt phổ biến thứ hai trên thế giới.

Tạp chí công nghệ Business 2.0 cho biết các chuyên gia trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin gán cho phần mềm mới danh hiệu “ác mộng kinh hoàng nhất của Microsoft”. Bài báo ca ngợi chàng trai 19 tuổi Ross là một thần đồng phần mềm. Cậu còn là một tay piano tài năng và “một cây bút sáng tạo đến kinh ngạc”, theo lời mẹ cậu. “Bất cứ cái gì nó làm, nó đều làm tốt”, bà cho biết.

Ở tuổi lên 7, Ross đã ghiền trò chơi điện tử mô phỏng SimCity nổi tiếng. Cậu say sưa thiết kế và lên kế hoạch ngân sách cho thành phố ảo của mình nhiều giờ mỗi ngày. Lên 10 tuổi, cậu đã tự xây dựng website riêng, sau đó tự viết các ứng dụng máy tính và các trò chơi trực tuyến. Chẳng bao lâu sau, Ross liên tục gửi email cho các nhà sản xuất để thông báo về lỗi phần mềm của họ.

Ở tuổi 14, Ross được mời tới thực tập tại Công ty Netscape ở thung lũng Silicon. Mẹ cậu đã phải làm tài xế riêng cho con trai mình ở California trong ba mùa hè liên tiếp. Tại Netscape, Ross được giới thiệu với Mozilla Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận vận động cho “sự lựa chọn và đổi mới trên web”.

Lúc bấy giờ Mozilla đang nỗ lực phát triển một trình duyệt mã mở thay thế Internet Explorer của Microsoft, vốn bị nhiều nhà phân tích coi là ngày càng trở nên lủng củng và lạc hậu. Tại đây, Ross cùng người bạn David Hyatt bắt tay vào xây dựng một trình duyệt nhỏ hướng tới người dùng, với công việc chủ yếu là đơn giản hóa trình duyệt Netscape và bộ phần mềm Mozilla, nền tảng của chương trình, vì họ cho rằng nó sẽ hoạt động hiệu quả hơn nếu chỉ còn các tính năng duyệt web cơ bản.  Dự án “bên lề” mang tính thử nghiệm đó đã trở thành Firefox đầy sức mạnh bây giờ.

Ross và Hyatt mạnh dạn loại bỏ tất cả mã cũ và viết lại toàn bộ hệ thống để nó có thể hỗ trợ tất cả các website trên Internet. Vì đây là chương trình mã mở, hàng nghìn tình nguyện viên đã khảo sát mã lập trình và gợi ý các phương pháp cải thiện hiệu suất và sửa lỗi. “Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về những đêm dài tại Netscape ngồi đọc tất cả những hồi đáp về chương trình của chúng tôi”, Ross hồi tưởng.

Ross nhanh chóng chứng tỏ mình là một thành viên xuất sắc của đội ngũ đông đảo tại Mozilla, những người đã trăn trở với dự án trong suốt năm năm. “Đây là một nỗ lực to lớn và tự nguyện”, Ross nhận xét. Trên thực tế, cả Hyatt và Ross đều ra đi trước khi chương trình hoàn tất, nhưng Mozilla vẫn ghi nhận họ với thành tích mang lại sự đột phá cho dự án. Sau khi rời thung lũng Silicon để nhập học tại Đại học Stanford, Ross vẫn tiếp tục “có những đóng góp to lớn”, Mozilla cho biết.

Mặc dù để hạ bệ được Internet Explorer, Firefox còn một chặng đường dài phải vượt qua nhưng khoảng cách đang dần được thu hẹp. Theo WebSideStory, một trang tin chuyên theo dõi việc sử dụng các trình duyệt, tính đến đầu tháng 1-2005, Firefox đã giành được 4,6% thị trường web browser toàn cầu và dự báo tỉ lệ này có thể tăng tới 10% vào giữa năm nay. Trong khi đó, thị phần của Internet Explorer giảm từ 95,5% tháng 6-2004 xuống còn 90,6% đầu năm nay. 

Dù khá bận rộn, Ross và các cộng sự vẫn đang tiếp tục phát triển phiên bản 2.0 để nâng cấp Firefox vì cậu hiểu khi sự phổ biến của Firefox ngày một tăng, tin tặc cũng sẽ bắt đầu để ý đến nó và những nguy cơ bảo mật sẽ lớn dần.

THÙY MINH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 6027)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 5056)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
08/08/2010(Xem: 10008)
Đức Phật đã nói rằng trong tất cả những mùa khác nhau để cày cấy, mùa thu là mùa tốt nhất, trong tất cả những loại nhiên liệu để đốt, thì phân bò là tốt nhất, và trong tất cả những loại tỉnh giác khác nhau, sự tỉnh giác về sự vô thường và cái chết thì hữu hiệu nhất. Cái chết là điều nhất định, nhưng khi nào nó giáng xuống thì bất định. Nếu chúng ta thực sự đương đầu với sự việc, chúng ta không biết được cái gì sẽ tới trước – ngày mai hay cái chết. Chúng ta không thể hoàn toàn quả quyết rằng người già sẽ chết trước và người trẻ còn ở lại phía sau.
04/08/2010(Xem: 4206)
Vào ngày 23 tháng 02 năm 2008, Hòa Thượng Thánh Nghiêm có cuộc nói chuyện với đức cha thiên chúa giáo Đơn Quốc Tỉ về quan điểm sinh tử. Hôm nay, Hòa thượng đã xã báo an tường, thu thần thị tịch, để tỏ lòng tưởng niệm đến cố giác linh Ngài, Biên tập viên Minh Bửu đã biên dịch lại cuộc đối thọai này.
04/08/2010(Xem: 5003)
Chết là chủ đề, hầu hết mọi người không muốn nghe, không muốn bàn đến hoặc nghĩ đến. Tại sao như vậy? Và cho dù, chúng ta thích hoặc không thích, thì mỗi chúng sẽ phải chết trong một ngày nào đó. Thậm chí trước khi đối mặt với cái chết của bản thân, chúng ta sẽ đối mặt với những cái chết của người khác ( người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…) Chết là điều sẽ xảy ra, là phần của cuộc sống, vì vậy tốt nhất là chúng ta nên đón nhận nó với quan điểm tích cực hơn là sợ hãi và phủ nhận nó. Cuốn sách “ Chuẩn bị cho cái chết và giúp đỡ người chết ” được dịch từ nguyên tác của Sangye Khadro, sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về cái chết./.
04/08/2010(Xem: 8552)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
04/08/2010(Xem: 4397)
Phật giáo trả lời khẳng định. Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh, trừ các bậc đã giải thoát khỏi sinh tử (các vị A La Hán của tiểu thừa giáo) hay là các bậc đã tự chủ đối với sinh tử (các bậc thánh Bồ Tát của đại thừa), còn thì tất cả đều ở trong vòng sinh tử luân hồi.
04/08/2010(Xem: 5687)
Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên. Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình. Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.
04/08/2010(Xem: 7110)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
04/08/2010(Xem: 7932)
Trong những lần trước, chúng ta đã tìm hiểu về đời sống bên kia cửa tử qua lời kể của những người đã chết rồi hồi sinh (Near death experience). Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về những áp lực vật chất đối với những người vừa từ trần. Theo kinh Địa Tạng, những người tạo ác nghiệp khi chết sẽ trở thành ngạ quỷ hay súc sanh. Ngạ quỷ là quỷ đói, bụng to bằng cấi trống nhưng cái họng chỉ bé bằng cái kim nên ăn uống mãi mà cũng không no. Có l điều này ám chỉ những vong linh còn nhiều dục vọng, vẫn thèm khát cái thú vui vật chất nhưng vì không còn thể xác để thỏa mãn nên bị dục vọng hành hạ biến thành một loài quỷ đói. Theo các sách vở viết về thế giới bên kia thì đay là một cõi được cấu tạo bằng những chất liệu rất thanh và nhẹ so với nguyên tử cõi trần nên muốn sống một cách thảnh thơi, các vong linh khi qua đay phải biết loại bỏ đi những phần tử nặng trược tích tụ trong kiếp sống ở cõi trần như dục vọng, sự quyến luyến, lòng ham ăn uống hay đòi hỏi xác thịt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]