Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chứng cứ khoa học của sự tái sinh

08/04/201319:53(Xem: 5832)
Chứng cứ khoa học của sự tái sinh

Giới Thiệu Bài Mới

Chứng Cứ Khoa Học Của Sự Tái Sinh

Tỳ kheo Khantipalo - Phạm Kim Khánh dịch

Nguồn:GS Minh Chi



taisinh2

Theo một cuộc điều tra thống kê của Viện Gallup trên toàn nước Mỹ năm 1982 về tỷ lệ người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, con số của Viện Gallup đưa ra có thể nói rằng là một con số bất ngờ: 1/4 người Mỹ tin ở thuyết tái sanh, 1/4 trên tổng số dân khoảng 250 triệu là bao nhiêu? Người Mỹ vẫn nổi tiếng trên toàn thế giới là thế tục, thực dụng và tôn trọng vật chất! Như vậy, là có trên 60 triệu người Mỹ tin có thuyết tái sanh, không kém dân số cả nước ta bao nhiêu. Nhà văn hào Pháp Voltaire (thế kỷ XVIII) nói là: "Nếu nói thuyết tái sanh làm người ta kinh ngạc, thì thuyết nói con người chỉ sanh ra con người một lần cũng làm kinh ngạc không kém"
Lý do chủ yếu khiến người ta không tin tái sanh, có một đời sống trước là vì người ta không nhớ những chuyện gì đã xảy ra trong đời sống trước đó. Nhưng hãy hỏi, ngay đối với những chuyện xảy ra hồi nhỏ hay thậm chí mới xảy ra ngày hôm qua, chúng ta còn quên kia mà! Bao nhiêu điều chúng ta không trực tiếp biết hay là không nhớ, nhưng chúng vẫn tồn tại.
* Túc mạng minh hay là khả năng nhớ lại các đời sống trước.
Trong văn chương Phật giáo, có từ và khái niệm Túc mạng minh, là khả năng cuả các bậc thánh trong Phật giáo nhớ lại rõ ràng các kiếp sống trước của mình. Phật Thích Ca trong canh đầu đêm ngày thành Phật, đã nói như sau :
"Ta nhớ lại nhiều, rất nhiều đời sống trước mà Ta đã trải qua. Một đời, hai đời, ba đời, bốn, năm đời, năm mươi đời, trăm nghìn đời, trong các kiếp vũ trụ khác nhau...
Các bậc A La Hán đều nói chứng được ba minh, tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh. Thiên nhãn minh là khả năng nhìn xa, nhìn qua vật cản, nhìn tận những cõi sống khác không phải cõi người. Lậu tận minh là sự sáng suốt đã xoá sạch mọi mê lầm và phiền não. Tất nhiên, trình độ Túc mạng minh của A La Hán còn kém nhiều, so với Phật.
Tính logic của thuyết tái sanh đã khiến cho có nhiều trí thức phương Tây, kể cả những tín đồ thiên chúa giáo, chấp nhận thuyết tái sanh. Trong cuốn "Exploration of Reincarnation" (Nghiên cứu thuyết tái sanh), tác giả Hans Tendam đã ghi nhận lời phát biểu của Henry Ford, nhà công và là nhà từ thiện Mỹ nỗi tiếng, về thuyết tái sanh như sau:
"Tôi chấp nhận thuyết tái sanh từ năm tôi 16 tuổi. Tôn giáo không cung cấp được cái gì thích hợp; ngay công việc cũng không làm được cho tôi đầy đủ. Công việc làm sẽ là vô ích nếu chúng ta không lợi dụng được kinh nghiệm của đời này để dùng cho đời sau. Khi tôi phát hiện được thuyết tái sanh, thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn là nô lệ của kim đồng hồ nữa. Tôi muốn truyền lại cho những người khác sự bình thản mà một quan điểm lâu dài về cuộc sống đã đem lại cho tôi".
(Hans Tendam. "Exploration of reincarnation" - London Adams 1990, tr.877)
Trong lời phát biểu của Henry Ford có câu "...Tôn giáo không cung cấp được cái gì thích hợp". Câu này không phải chỉ cho tôn giáo nói chung mà là cho Thiên Chúa giáo, một tôn giáo thần quyền chủ trương người ta chỉ sống và chết một lần. Còn các tôn giáo phát từ Ấn Độ, dù là Phật giáo hay Ấn giáo đều khẳng định có tái sanh.
Chúng ta thấy rõ bức xúc tâm lý của những người như Henry Ford, cuộc sống con người quá ngắn ngủi, không đủ để hoàn thành sự nghiệp lớn, do đó mà thuyết tái sanh đã mở rộng cho Ford tầm cỡ thời gian cuả cuộc sống, làm cho ông ta cảm thấy như không còn là nô lệ của kim đồng hồ nữa.
* Vài câu chuyện tái sanh có sức thuyết phục :
Trong cuốn "The Tibetan book of living and dying"(Cuốn sách Tây Tạng của sống và chết), tác giả, Thiền sư Tây Tạng Sogyal Rinpoche ghi câu chuyện của một người Anh sinh trưởng ở Norfolk, tên là Arthur Flowerdew. Từ 12 tuổi trở đi, anh ta thường xuyên thấy hiển hiện rõ nét trong trí nhớ hình ảnh một thành phố lớn, bao quanh bởi sa mạc; một hình ảnh đậm nét nữa là một ngôi đền tạc lõm sâu vào sườn núi. Những hình ảnh đó trở đi trở lại luôn trong đầu óc cậu bé, đặc biệt khi cậu chơi với hòn sỏi màu hồng và màu vàng dọc bờ biển, gần nhà cậu ta. Càng lớn lên, Flowrdew càng thấy hiện rõ những chi tiết của thành phố đó, với mô hình các đường phố, các binh lính đi qua đi lại, và con đường hẻm hẹp từ ngoài dẫn vào thành phố. Về sau, anh ta tình cờ xem được một cuốn phim video về thành phố cổ Petra ở Jorda. Anh ta vô cùng ngạc nhiên khi nhận thấy quảng trường trong thành phố cổ Petra này hoàn toàn giống hệt quảng trường anh thường thấy hiển hiện trong trí nhớ trước đây của anh. Qua trung gian đài BBC, Chính phủ Jordan biết được tin này và sẵn sàng đài thọ một chuyến bay chở Arthu Flowrdew và một đoàn làm phim của đài BBC đến Jordan. Trước chuyến đi, Arthur Flowerdew được giới thiệu với một nhà khảo cổ học rất ngạc nhiên về kiến thức của Arthur về Petra, và tuyên bố kiến thức này chỉ có thể là của một chuyên gia khảo cổ học lâu đời. Arthur nêu ra ba địa điểm đặc biệt của Petra: một tảng đá lớn, có dạng núi lửa, một ngôi đền, nơi Arthur tin là mình đã bị giết vào thế kỷ I sau công nguyên . Cuối cùng là một kiến trúc có dạng kỳ lạ, các nhà khảo cổ đều biết tới cấu trúc này, nhưng lại không rõ chức năng của nó là gì.
Nhà khảo cổ học tới gặp Arthur, và nghi ngờ là cái tảng đá dạng núi lửa ở ngoại ô Petra không tồn tại. Khi nhà khảo cổ đưa cho Arthur xem bức ảnh thành phố Petra, nơi có ngôi đền thì Arthur chỉ rõ khá chính xác vị trí của ngôi đền, và nơi trạm gác. Đó là cái trạm gác, mà hai nghìn năm trước đây anh ta đã từng phục vụ.
Sau khi đoàn đến Jordan, và đi thăm Petra, khi tiến đến gần thành, Arthur từ xa chỉ rõ cái tảng đá dạng núi lửa ở ngoại ô, và khi vào thành, Arthur đả không do dự, không cần tới bảng đồ, đã đi thẳng đến vị trí trạm gác cũ, nơi anh ta từng phục vụ. Anh ta còn đi đến nơi, mà anh ta nói đã bị kẻ thù đâm chết bằng một ngọn giáo.
Nhà khảo cổ đi theo Arthur không thể nào hiểu nổi: làm sao một công dân Anh bình thường lại có thể biết rõ thành phố cổ Petra đến như vậy...
Ngoài thuyết tái sanh, thật không có lý lẽ gì có thể giải thích được kiến thức kỳ lạ của Arthur Flowerdew về thành phố cổ Petra. Có thể nghi ngờ là Arthur là một tay bịp hay không? Không thể, vì Arthur đã nói ra nhiều đều mà các nhà khảo cổ học cũng không biết về Petra.
* Chuyện một cô bé gái nhớ lại đời sống trước của mình
Bác sĩ Ian Stevenson, thuộc trường Đại học Virginia(Mỹ) đã thu nhập nhiều truyện của trẻ con, nhớ lại đời sống trước của chúng(xem Ian Steveson Twenty cases suggestive of reincarnation Charlottesville. University Press of Virginia. 1974) Stevenson kể chuyện một em gái nhỏ tên là Kamalgit Kour, con một thầy giáo ở Pujab-Ấn Độ thuộc bộ tộc người Sikh. Em dẫn cha mình đến một làng, và nói với cha là em cùng với một người bạn đồng học đã bị xe chẹt chết ở đây, người bạn bị chết ngay lập tức. Em dẫn người cha đến đúng xóm nhà, nơi em từng ở trước đây với gia đình. Hỏi thăm hàng xóm, người cha biết đúng là như vậy - Một gia đình có một người con gái tên là Rishma, bị xe buýt đâm phải khi em 16 tuổi, và đã chết trong khi xe chở đi nhà thương. Khi ông nội và hai người bác của em trở về nhà gặp em thì em nhận ra đó là ông nội và người chú của em. Vào nhà, em không do dự đi thẳng vào phòng, xưa vốn là phòng của em.
Câu chuyện nói trên được kể với Giáo chủ Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma và ông gửi một đặc phái viên đến tận nơi để tìm hiểu rõ mọi đầu đuôi câu chuyện.
* Năm phương pháp giúp tin tái sanh.
Có năm phương pháp giúp chúng ta chấp nhận có tái sanh.
1. Thứ nhất là suy nghĩ đúng đắn về sự khác biệt nhân cách và năng khiếu giữa những người con cùng một gia đình. Tại sao, người cùng một gia đình, được hưởng một sự giáo dục gần giống nhau lại có thể khác biệt rất nhiều về nhân cách và năng khiếu. Có người con thì tánh tình rất tốt, luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác, trái lại, có người con thì tánh tình hung dữ, chỉ muốn hại người. Sự khác biệt giữa các người lớn có thể thấy trong thái độ của họ đối với tôn giáo. Có người rất ghét tôn giáo, nhưng cũng có người rất thích nghe giảng kinh sách tôn giáo, dù đó là Thiên Chúa giáo hay Phật giáo; ghét và yêu tôn giáo đối với họ như thành bản năng. Phải chăng đó là do những người đó, trong một đời sống trước cũng đã từng căm ghét và yêu thích tôn giáo như bây giờ. Có người học một ngoại ngữ rất là dễ dàng, nhưng có người khác thấy đó là vô cùng khó khăn.
Người đời này học ngoại ngữ dễ dàng phải chăng trong một đời sống trước đã từng học ngoại ngữ rồi, và đời này nói học ngoại ngữ chỉ là học lại mà thôi. Còn người học ngoại ngữ rất khó khăn là vì anh ta , trong đời sống trước chưa từng học ngoại ngữ bao giờ.
2. Chứng cớ thứ hai giúp chúng ta suy đoán là có tái sanh là tính liên tục của tâm thức. Tâm thức chúng ta là một dòng liên tục của những niệm sanh diệt không ngừng; niệm trước diệt là cái nhân trực tiếp giúp chi niệm sau sanh khởi. Không có niệm trước diệt thì niệm sau không thể sanh khởi. Niệm đầu tiên sanh khởi của thai nhi cũng phải do niệm trước diệt thì mới sanh khởi được. Và niệm trước đó, chỉ có thể là thuộc đời sống trưác, hay là thuộc thân trung ánh của một đời sống trước, trong trường hợp có thân trung ánh.
3. Chứng cớ từ mộng: có 3 loại mộng. Một loại mộng có liên quan đến những sự việc ở đời này, thí dụ: nằm mơ thấy lại những sự việc thời thơ ấu. Một loại mộng khác liên quan đến những sự việc sẽ xảy ra cũng trong đời này. Loại mộng thứ ba có liên quan đến những cuộc sống quá khứ, như các giấc mộng đã nói ở trên của Arthur FLowerdew.
Sự việc thuộc loại mộng thứ ba không thể xảy ra ở đời này được; thí dụ, chúng ta nằm mơ thấy mình đang bay. Nếu loại mộng này xảy ra thường xuyên thì rất có thể trong một đời sống trước, chúng ta đã đạt tới một trình độ thiền định khiến chúng ta bay được. Hiện tượng người bay được nhờ thiền định là chuyện có thực, quan sát được. Hiện tượng này tiếng Pháp hay tiếng Anh đều gọi là Levitaio.
Nội dung sự việc có thể không thuộc một đời sống quá khứ mà thuộc một đời sống tương lai. Thí dụ, kẻ sống ác có thể nằm mơ thấy mình bị thiêu cháy trong lửa địa ngục, hay là cảm thấy lạnh giá như trong địa ngục lạnh, đến nổi đắp lên bao nhiêu chăn trên người cũng không chịu được. Trái lại, người sống thiện lành có thể có những giấc mơ đẹp, như là sống trong cảnh bồng lai hay trong cung điện nhà trời. Qua những loại mộng như vậy, có thể suy đoán là phải có các cuộc sống khác với cuộc sống hiện tại, tức là có tái sanh.
4. Chứng cớ thứ tư: là thế giới đã thu thập rất nhiều chuyện của những người hoặc là trẻ con, hoặc là người lớn đã nhớ lại các kiếp sống trước của mình. Ở đầu bài này, tôi đã nhắc lại các chuyện được ghi trong cuốn "Exploration of reincarnation" (Nghiên cứu tái sanh) của Tendam, hay là trong cuốn sách của giáo sư Stevenson (sách đã dẫn).
5. Đối với những Phật tử thuần thành, những lời Phật nói về các cuộc sống trước của Ngài đã đủ để khẳng định có tái sanh. Tất nhiên, đối với những người không phải là Phật tử thì câu chuyện về các kiếp sống trước của Phật không đủ sức thuyết phục.
Để kết luận, có thể nói, có những điều chúng ta tuy không thấy, nhưng có thể suy đoán bằng lập luận lôgích, như tuy không thấ lửa, nhưng vẫn suy đoán là có lửa vì thấy có khói bốc lên. Cũng như vậy, tuy không chứng kiến sự tái sanh, nhưng vẫn có thể dựa vào 4 loại chứng cớ nói trên mà suy đoán có sự tái sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2010(Xem: 3956)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3168)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 3995)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 5783)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 18199)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 7441)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 6504)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
28/10/2010(Xem: 5013)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
21/10/2010(Xem: 4948)
Khi Đức Phật còn là thái tử, trong lúc đi dạo chơi, Ngài đã trông thấy những cảnh khổ đau của kiếp sống con người là bệnh hoạn, già yếu và chết. Từ đó, cuộc sống khổ đau và tạm bợ của con người đã khiến cho thái tử suy tư rất nhiều và thôi thúc Ngài quyết tâm đi tìm cuộc sống an lạc, vĩnh hằng, bất tử. Trải qua năm năm tìm đạo, sáu năm khổ hạnh chốn rừng già và sau 49 ngày Thiền định ở Bồ đề đạo tràng, Đức Phật đã nhận thấy rõ đặc tính của cuộc sống con người nói riêng và của muôn vật, muôn loài nói chung ở trong thế giới sanh diệt là vô thường (Anicca), khổ (Dukkha) và vô ngã (Anatta).
13/10/2010(Xem: 3604)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ. Mọi người đồng ý rằng bạn nên khởi lòng bi mẫn. Vấn đề là, cách lòng bi mẫn chuyển thành những hành động cụ thể thì lại không mấy giống nhau. Đối với một số người, bi mẫn có nghĩa là kéo dài mạng sống càng lâu càng tốt; nhưng đối với một số người khác, bi mẫn là chấm dứt đời sống - thông qua việc trợ tử - khi mà phẩm chất đời sống của người bệnh không còn là bao. Và không có ai trong hai nhóm này xem nhóm khác là có lòng bi mẫn thực sự. Nhóm trước xem nhóm sau là tội phạm; còn nhóm sau xem nhóm trước là tàn nhẫn và độc ác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567