Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những người trẻ dẫn đầu

08/04/201319:34(Xem: 4823)
Những người trẻ dẫn đầu

Giới Thiệu Bài Mới

Những Người Trẻ Dẫn Đầu



Về thế hệ chúng tôi, về những người trẻ dẫn đầu trên khắp thế giới. Đọc để thấy sức mạnh của thế hệ này và gặp gỡ những người trẻ dẫn đầu đó...



Cậu bé Song Yoo-gun 8 tuổi được phép thi vào các trường ĐH

Thần đồng cuối cùng ở Oxford



Wang Yinan - người Trung Quốc - gia nhập ĐH danh tiếng Oxford của Anh ở tuổi 14. Yinan đã học tại Anh được 2 năm, kể từ khi bố cậu sang xứ sở sương mù làm đại diện cho một công ty hàng không của Trung Quốc...

Mặc dù có điểm thi xuất sắc ở vòng phỏng vấn, nhưng Yinan không thuyết phục được ban lãnh đạo Oxford rằng cậu là một trường hợp để xét đặc cách. Trưởng bộ môn Hoá tại ngôi trường ở Anh mà Yinan đang theo học quyết định cho cậu trò yêu của mình thi giáo trình Toán dành cho SV đại học và cậu bé đạt điểm 98/100. Lúc này, Oxford mới "đổ".

Khi còn ở Trung Quốc, Yinan đã theo học một lớp thử nghiệm dành cho những học sinh thần đồng trong 2 năm: "Em học tại một lớp bồi dưỡng đặc biệt tại Trường Trung học số 8 Bắc Kinh. Tại đây, bọn em học kiến thức của 8 năm trong vòng 4 năm". Yinan khẳng định cậu học cùng những người giỏi ngang, thậm chí hơn mình: "ở trường thông thường, em luôn vượt trước các bạn khác. Nhưng khi học tại lớp này, em cảm thấy mình là một đứa trẻ bình thường, và điều đó thật dễ chịu".

Yinan có thể sẽ là thần đồng cuối cùng được Oxford đón nhận, vì ngôi trường nổi tiếng đang xem xét khả năng áp dụng quy định tuổi tối thiểu để nhập học phải là 17. Điều này là do một đạo luật mới của Anh, đưa ra những yêu cầu hết sức ngặt nghèo về nghĩa vụ pháp lý của những người chịu trách nhiệm trông nom trẻ em.

Theo đuổi học vị tiến sĩ ở tuổi 17



Lin Chienyi, thần đồng 17 tuổi của ĐHTH Đài Loan (NTU), đang theo học chương trình lấy học vị Tiến sĩ tại ĐH Công nghệ Georgia (Mỹ).

Chienyi chỉ mất có 7 năm để học chương trình trung học thông thường kéo dài 12 năm. Sau đó, cậu đạt điểm xuất sắc trong kỳ thi tuyển ĐH gắt gao và được nhận vào khoa Điện, trường NTU tháng 7/2001. ở tuổi 13, Chienyi trở thành SV trẻ tuổi nhất trong lịch sử 48 năm các trường ĐH của Đài Loan. Cậu mới tốt nghiệp tháng 6 vừa qua.

Theo chú của Chienyi, Lin Chou-pin, một giáo viên trung học, thì cháu ông thành công một phần lớn do quyết tâm: "Dĩ nhiên là cháu nó thông minh, nhưng điều quan trọng hơn là nó quyết tâm và say mê học hành". Từ khi còn bé, cậu đã đặt ra mục tiêu sẽ vào ĐH sớm, sau khi xem một bản tin trên truyền hình nói về một SV Mỹ 12 tuổi.

Các bạn học của Chienyi tại NTU đều không coi cậu là trẻ con. Trái lại, họ khẳng định rằng Chienyi hiểu biết hơn đa số các bạn cùng khoá, ít ra là về mặt trí tuệ. Tuy nhỏ tuổi hơn các bạn trong lớp, Chienyi không hề gặp khó khăn trong việc kết bạn, vì cậu thường giảng bài và giúp đỡ họ trong học tập. Đáp lại, những người bạn này luôn sẵn sàng bảo vệ cậu. Cũng giống như mọi anh chàng ở độ tuổi 17, Chienyi có hai sở thích lớn: ngủ nướng và chơi game.

8 tuổi thi ĐH



Bộ Giáo dục Hàn Quốc mới ra thông báo cho phép cậu bé Song Yoo-gun 8 tuổi được phép thi vào các trường ĐH, chỉ vài tháng sau khi cậu vượt qua kỳ thi tuyển vào trung học phổ thông.

Nếu như các học sinh Hàn Quốc khác phải mất đến 12 năm, thì Yoo-gun đã vượt qua các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trong vòng có... 8 tháng và 13 ngày. Cậu tốt nghiệp tiểu học hồi tháng 2, chỉ 3 tháng sau khi nhập học ở Kuri (phía đông Seoul) và thi tốt nghiệp trung học cơ sở vào tháng 3.

Lúc bấy giờ, Bộ Giáo dục quyết định không công nhận trường hợp của Yoo-gun, vì cho rằng thần đồng đã nhập học không đúng trình tự thông thường. Bố mẹ Yoo-gun lao vào một vụ kiện ngắn ngủi nhưng quyết liệt, và toà án địa phương chấp nhận cho cậu nhận bằng vào tháng 4. Cậu bé thi đậu trung học phổ thông vào tháng 5 và đã kịp tốt nghiệp hồi tháng trước.

"Như vậy có nhanh quá không nhỉ?" cha cậu - ông Song Soo-jin, 46 tuổi - băn khoăn. "Tôi chưa có đủ thời gian để nghĩ nhiều về tương lai của con mình. Nhưng Yoo- gun biết nó muốn gì và chúng tôi sẽ giúp cho con học tiếp". Yoo-gun thì chỉ bẽn lẽn: "Em rất vui!" và tuyên bố sẽ học hành thật chăm chỉ nếu vào được ĐH. Cậu dự định đăng ký chuyên ngành Vật lý. Còn ước mơ của cậu bé: giành giải Nobel!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2011(Xem: 5437)
1. Quan niệm về tái sanh 2. Đâu là nguồn gốc tường tận của sự sống? 3. Do đâu chúng ta tin có sự tái sanh? 4. Nghiệp báo và tái sanh biện minh những chi? 5. Triều lưu diễn tiến của sự tái sanh. 6. Hình thức của sanh tử . 7. Sự tái sanh xuất hiện cách nào? 8. Cái gì đi tái sanh?
17/03/2011(Xem: 3781)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
02/03/2011(Xem: 11579)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
21/02/2011(Xem: 10613)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
20/02/2011(Xem: 8405)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
12/02/2011(Xem: 14628)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). Vào đầu thế kỷ Tây lịch, những nhà sư Ấn Độ theo tàu buôn sang Trung Quốc truyền đạo, đã ghé lại đất Giao Châu. Trong thời gian chờ gió yên biển lặng để tiếp tục hành trình, các nhà sư và các thương gia Ấn Độ đã truyền cho dân chúng Việt nam nhiều khái niệm căn bản của đạo Phật như nhân quả tội phúc, quy y, cúng dường, bố thí.
28/01/2011(Xem: 4547)
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạnhay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyênnhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cáinhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối vớisự sống và cái chết của từng cá thể.
18/01/2011(Xem: 20552)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
09/01/2011(Xem: 5032)
agpo Rimpochélà một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổiDagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (tulku)của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy củaĐại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vàochùa từ lúc sáu tuổi, tu học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng.Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó lưu trú tại Pháp từ năm1960.
07/01/2011(Xem: 9132)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]