Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ tiến sĩ tuổi 25

08/04/201319:34(Xem: 4779)
Nữ tiến sĩ tuổi 25

Giới Thiệu Bài Mới

Nữ Tiến Sĩ Tuổi 25



Thứ bảy, 11/8/2007, 11:03 GMT+7



Tiến sĩ Nguyễn Kiều Liên trong lễ tốt nghiệp. Ảnh: Dân Trí

Trong số gần 300 tiến sĩ từ nhiều quốc gia được nhận bằng vào tháng 7 năm nay của ĐH Cambridge (Anh) có duy nhất một người Việt Nam - Nguyễn Kiều Liên.

Tốt nghiệp Đại học Adelaide (Australia) vào cuối năm 2003 với bằng ưu hạng nhất (fist-class Honous), Kiều Liên đã vượt qua cuộc tuyển chọn gắt gao với 4 tiêu chuẩn: Trí tuệ đặc biệt ưu tú; Có thành tích xuất sắc trong quá trình học tập; Có tư chất của một nhà lãnh đạo trong tương lai có thể góp phần làm thay đổi bộ mặt thế giới; Có mong muốn và khả năng cống hiến cho nhân loại bằng công trình nghiên cứu cụ thể.

Cô được chọn là 1 trong 50 sinh viên trên toàn thế giới nhận học bổng Bill Gates trị giá 200.000 bảng Anh (tương đương 400.000 USD) để học thẳng tiến sĩ tại ĐH Cambridge, không phải theo học thạc sĩ.

Trong thời gian học ở Cambridge (2004 - 2006), không chỉ nghiên cứu đề tài Công nghệ trong lĩnh vực cấu trúc nguyên tử và phổ cộng hưởng từ nhân trong dược phẩm với cơ thể con người, Kiều Liên còn được mời giảng dạy ở nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới.

Điều này lại giúp cô tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế để rút ngắn thời gian học tiến sĩ trong một lĩnh vực mới trong 2 năm.

Cô tâm sự, chính những lời động viên của Bill Gates trong lá thư gửi cho cô 3 năm trước đã là nguồn khích lệ mạnh mẽ, thúc đẩy cô học tập: “Tôi mong muốn cô có thể là một trong nhiều nhà lãnh đạo tương lai có thể thay đổi cái nhìn về thế giới, làm cho thế giới ngày một tốt đẹp hơn”.

Vì lý do công việc, nên lễ trao bằng tiến sĩ của Kiều Liên phải hoãn vào tháng 7 năm nay, nhưng cô đã tốt nghiệp từ năm ngoái, khi vừa tròn 25 tuổi.

Kiều Liên đang là Giám đốc các Dự án nghiên cứu quốc tế của Tập đoàn TWI, Vương quốc Anh.

****

Thứ hai, 6/8/2007, 16:20 GMT+7

Thủ khoa giỏi cấy lúa





"Hoàn giỏi cấy lúa - MC tài hoa - Thủ khoa" đều là biệt danh của Nguyễn Đăng Hoàn, lớp 12A2 THPT Hoài Đức A (Hà Tây). Cậu là thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào Đại học Y Hà Nội, với 29,75 điểm.

Hiệu trưởng THPT Đức A Ngô Anh Tạo, cho biết bố mẹ Hoàn đều là nông dân, điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn vì chỉ trông vào cây lúa. 12 năm qua, Hoàn luôn là học sinh giỏi xuất sắc.

3 năm học ở trường, thầy cô và bạn bè đặc biệt quý mến bởi Hoàn không chỉ học tốt, đoạt giải Ba trong kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh môn Vật lý mà còn là một lớp trưởng xuất sắc, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường. Những buổi sinh hoạt Đoàn, giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể thao của trường, Hoàn luôn là "cây MC" dẫn chương trình rất vui nhộn, tự tin.

Chị Trung Thị Dung, mẹ Hoàn kể: "Hoàn cấy lúa giỏi lắm. Hoàn là con út ở nhà, vừa đi thi đại học về hôm trước, hôm sau đã lao vào cấy cùng mẹ hết 7 sào ruộng".

Đạt danh hiệu học sinh giỏi suốt 12 năm liền, nhưng bí quyết để học tốt của Hoàn rất đơn giản: "Em luôn cố gắng hiểu bài thật kỹ ngay trên lớp, thậm chí tranh thủ luôn giờ ra chơi để làm bài tập. Buổi chiều nếu không phải ra đồng cùng bố mẹ, em đến nhà người chị họ là giáo viên dạy môn sinh vật nhờ phụ đạo thêm. Tài liệu học ôn của cũng không nhiều, em chỉ tập trung nắm vững các kiến thức căn bản theo chương trình sách giáo khoa của từng môn".

Toại nguyện với ước mơ thi đỗ vào ĐH Y Hà Nội để trở thành bác sĩ, vậy mà "cậu thủ khoa giỏi cấy lúa này vẫn hơi ... buồn "bật mí": Em dự thi đại học ở 2 trường. Nhưng ở ĐH Bách khoa, khối A, em chỉ đạt... 27 điểm.

Cậu thủ khoa đam mê Toán học





Bùi Khắc Hùng đang say sưa học. Ảnh: Tiền Phong.

Dáng người gầy nhỏ, mắt đeo kính cận, ít nói nhưng Bùi Khắc Hùng ở Hoằng Hóa (Thanh Hóa) là thủ khoa ĐH Mỏ-Địa chất với tổng số điểm là 27,5.

Mẹ của Hùng là cô Nguyễn Thị Nhã, trước đây là thanh niên xung phong, sau khi về quê đi học rồi làm giáo viên tiểu học tại trường Tiểu học Hoằng Lộc.

Bố Hùng bệnh tật, đau ốm quanh năm không giúp gì được cho việc học của các con và chăm sóc gia đình. Với mức lương ít ỏi, cô Nhã phải chi trả sinh hoạt cho cả gia đình gồm 2 đứa con trai và chồng.

Ngay từ bé cậu đã thích thú với môn toán học. Càng học lên những cấp học cao hơn Hùng lại càng thể hiện được khả năng tiếp cận các phương pháp học toán, giải toán khiến thầy cô giáo và bạn bè lớp 12 B2, trường THPT Hoằng Hoá 4 phải ngạc nhiên.

Những năm học THPT, ngoài giờ học trên lớp, Hùng chủ yếu tự học ở nhà, không tham gia các lớp học thêm. Em liên tục đạt danh hiệu là học sinh tiên tiến xuất sắc. Năm học 2006-2007, Hùng đạt giải nhì môn Hoá kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh Thanh Hoá và giải 3 máy tính casio.

Mặc dù đỗ thủ khoa, nhưng Hùng không cảm thấy hài lòng vì kết quả do một số chủ quan, em đã có một vài sai sót khiến tổng số điểm thi không thể cao hơn.

Chuẩn bị cho một chặng đường mới khi bước chân vào giảng đường đại học, Hùng tâm sự: “Sau khi ổn định thủ tục nhập học ở trường, em sẽ tìm một công việc làm thêm để chi trả cho việc ăn học. Thu nhập hiện nay của gia đình chỉ trông chờ vào lương hằng tháng của mẹ em, mà sau em còn một cậu em trai đang học nữa”.

Hùng mong muốn trước mắt sẽ có một chiếc xe đạp mới để thay thế chiếc xe đạp cũ để vừa đi học vừa đi làm thêm cho thuận tiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2016(Xem: 12213)
Lễ tang ông Nguyễn Thuyên - pháp danh Nguyên Thọ. Sinh năm: 1932 - tại Thừa Thiên Huế. Từ trần lúc 17h00, ngày 30.09.2013(26.08.Quý Tỵ) Hưởng thọ: 82 tuổi. Chủ sám: Hòa thượng Thích Phước Trí - trụ trì chùa Pháp Vân, Lê Thúc Hoạch, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. ----------------------------------------------------------------------- CUỘC SỐNG "Lịch giảng dạy, tu tập của Thầy tại thiền đường Tàng Kinh Các - Chùa Phước Duyên, Huế vào mỗi tuần: 2h chiều thứ bảy cho lớp Nữ Phật tử Thanh Tuệ và sáng 7h chủ nhật lớp Chánh Niệm, vào buổi chiều 2h Lớp Chánh Tâm. Xin quý nam nữ cư sĩ duy trì giờ học theo lịch pháp thoại của Thầy thường xuyên và nếu quý vị Phật tử nào ở xa có thể ghi danh,thời gian...để trực tiếp đến các lớp học vào cuối tuần với đại chúng. Qua nhiều triều đại. Thiền Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trở nên mốc son tỏa sáng, hai vị đã tự biết nuôi nhau, lắng nghe nhau, bảo hộ cho nhau thì tiếng nói kia, hồi kinh kia mới hòa nhập vào nhau, biến thành
28/03/2016(Xem: 7637)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật. Kinh Ud 7.10 kể chuyện 500 phụ nữ trong nội cung vua Udena bị chết cháy. Chư tăng hỏi Đức Phật rằng, 500 nữ cư sĩ đó sanh về đâu. Đức Phật nói rằng, tất cả 500 nữ cư sĩ đó đều đắc quả thánh khi lìa đời trong trận hỏa hoạn, có bà đắc quả thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), có bà đắc quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm), có bà đắc quả Bất Lai (A Na Hàm).
23/12/2015(Xem: 9063)
Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
12/11/2015(Xem: 13982)
Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: Nếu cuộc sống dài như hơi thở, Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
01/10/2015(Xem: 7614)
Video clip: Lễ tang mẫu thân TT. Thích Nhật Từ
06/09/2015(Xem: 8816)
Hai ngày vừa qua, chuyện về bức ảnh chụp cậu bé Aylan 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, do nhà báo Nilufer Demir chụp, đã có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu (ảnh 2). Người nữ phóng viên này nói ngay khi ấy cô đã thẩn thờ như chôn chân tại chỗ và với bản năng nghề nghiệp cô cầm máy ảnh giơ lên, để chỉ một vài động tác đơn giản cô đã đưa nó đi xa, làm xao động trái tim hàng triệu con người. “Chẳng biết làm gì, ngoài việc chụp ảnh thằng bé. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất tôi có thể biểu lộ tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan”- Cô đã trả lời phỏng vấn ngày 4-9 như thế.
10/06/2015(Xem: 6445)
kiếp sống sẽ nối tiếp ? Không thể tính, không thể đếm. Làm thế nào để cái bánh xe sinh tử ngừng quay ? Ai là người có quyền năng như vậy ? Và tại sao lại phải ngừng quay ? Chết ở đây, sống lại chỗ kia cũng thú vị đấy chứ ! Tại sao lại sợ tái sinh ? Tại sao phải nhàm chán luân hồi ?!
06/06/2015(Xem: 12265)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
03/05/2015(Xem: 9321)
Cái suy nghĩ chính xác của chúng ta, là để tạo ra cái bề ngoài cho đời sống mà thôi. Và nó luôn được biểu thị bằng một đường thẳng. Có nghĩa là nó có khởi đầu và có kết thúc, một cách hữu hạn như có sống có chết vậy…
16/04/2015(Xem: 9542)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]