Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần VI: Tiến sĩ Raymond A. Moody

08/04/201319:28(Xem: 5387)
Phần VI: Tiến sĩ Raymond A. Moody

Những Chuyện Luân Hồi Hiện Đại

Phần VI: Tiến Sĩ Raymond A. Moody

Tiến Sĩ Raymond A. Moody

Nguồn:Tỳ kheo Thích Tâm Quang trích dịch


Ca Sĩ Elvis Presley, một nghệ sĩ siêu đẳng Hoa Kỳ chết ngày 16 Tháng 8 Năm 1977 tại nhà riêng ở Graceland, Memphis, Tennessee, Hoa Kỳ đã khiến hàng triệu người trên thế giới bòng hoàng xúc động. Ảnh hưởng tâm linh của Elvis đối với quảng đại quần chúng Hoa Kỳ rất rộng lớn Tiến Sĩ Raymond A. Moody đã bỏ ra trên 9 năm để sưu tầm, điều tra, nghiên cứu và viết cuốn sách "Elvis Presley After Death "( Elvis Presley Sau Khi Chết)

Tiến Sĩ Raymond A. Moody Jr. tốt nghiệp Đại Học Đường Virginia với văn bằng B.A., M.A., và Ph. D. (Tiến Sĩ). Sau khi dạy triết cho Đại Học Đường East Carolina, ông lại tốt nghiệp Y khoa Bác Sĩ Đại Học Đường Georgia vào năm 1976 và là Bác Sĩ Nội Trú của Y Khoa Đại Học Đường Virginia. Ông đã xuất bản những cuốn sách nổi tiếng như Life After Life, Reflections on Life After Life, có cả hàng triệu độc giả trên thế giới. Chúng tôi xin trích dịch một vài chuyện có thật trong cuốn Elvis Presley After Death do nhà Xuất Bản Peach Tree phát hành năm 1987.

-28-

JEREMY MORGAN, HIỆN THÂN CỦA ELVIS



Tác Giả: Raymond A. Moody

Vào mùa đông năm 1985, tôi đến thăm Nancy Morgan và Jeremy, con trai nàng tại căn nhà nhỏ của nàng tại miền đồng quê Oregon Lúc đó nàng 33 tuổi và Jeremy thì 6 tuổi rưỡi. Hai tuần lễ trước đây, Nancy gọi điện thoại báo cho tôi biết nàng có nhiều chứng nghiệm bất thường với Elvis. Nàng không chịu tiết lộ bằng điện thoại và nghĩ là tôi nên đến gặp nàng thì thuận tiện hơn cho việc nghiên cứu của tôi. Nàng mời tôi đến nhà và tôi nhận lời.

Tôi tới nơi Nancy và Jeremy ra cửa chào tôi và dẫn tôi vào phòng khách. Tôi nhận thấy có mấy bức tranh của Elvis treo trên tường. Lò sưởi xây bằng loại gạch cổ khá đẹp với cái hầm đựng củi. Nancy, người dáng cao, tóc nâu duyên dáng, với cặp mắt xanh, tươi cười cho tôi biết nàng đã ly dị chồng từ khi Jeremy chưa sanh ra đời và chồng nàng là một dân chài. Nàng không nghe tin tức gì về người chồng từ khi ly dị và nàng nuôi Jeremy một mình. Nàng cho biết nàng là người ái mộ Elvis từ lâu. Nàng có rất nhiều dĩa nhạc của Elvis và xem tất cả các phim do Anh đóng.

Đến đây nàng đi ngay vào vấn đề, nàng tuyên bố với một một luận điệu rất thành thực và cả quyết là Jeremy Morgan, con nàng là hiện thân của Elvis. Tôi đang ngồi tại ghế sô-pha và ngạc nhiên sao nàng có thể đi đến một kết luận lạ kỳ như vậy, nàng nói nhanh và mạnh dạn.

" Khi Elvis chết, tôi cảm thấy như mất đi một người bạn thân nhất. Tôi lấy Willie, chồng tôi ngay khi học hết trung học, ngoài việc Elvis chết, tôi chống đối chồng tôi suốt cả năm 1977. Khi Elvis chết tôi quá thất vọng và lâm bệnh. Tôi tưởng tôi sẽ chết.

Willie và tôi bắt đầu đến gặp vị mục sư của chúng tôi vào tháng 10 năm 1977. Chúng tôi đến gặp vị mục sư hai lần mỗi tuần để nói về chuyện hôn nhân của chúng tôi. Vào mùa Giáng Sinh năm đó, tôi có đi lại với chồng tôi và tôi mang thai. Tôi nới với Willie, chồng tôi, anh hết sức giận giữ. Anh la tôi và bảo tôi không cẩn thận và cho là lỗi tại tôi. Tuy nhiên anh cũng ở với tôi thêm vài tháng và sau đó anh bỏ đi và từ đó tôi không còn nghe tin gì về anh nữa. Người anh em họ của anh cho tôi biết anh đi biển làm nghề chài lưới.

Tôi nhớ thương Elvis hơn là tôi nhớ thương chồng tôi. Trong khi mang thai, nhiều đêm không ngủ tôi đã khóc vì nhớ thương Elvis. Tôi khóc lóc: "Elvis bây giờ Anh ở đâu, sao Anh nỡ bỏ mẹ con tôi?" Nhiều đêm tôi mơ thấy Anh. Một đêm tôi mơ thấy Anh, khi tỉnh dậy tôi tưởng Elvis vẫn ở trong phòng ngủ với tôi.

Trong lúc mang thai Jeremy không có gì xảy ra để tôi tin đứa nhỏ trong bông tôi là Elvis cả. Một lần tôi nghĩ là sau khi sanh, tôi sẽ đặt tên đứa nhỏ là Elvis, nhưng tôi lại nghĩ: "Không,tôi không tài nào chịu đúng được mỗi khi gọi con tôi lại nghĩ là Anh đã chết."

Tôi được biết là tôi sẽ sanh ngày 12 tháng Tám,nhưng tôi tưởng rằng tôi sẽ sanh vào ngày 16 tháng Tám tức đúng một năm sau khi Anh chết. Đến ngày 12, tôi vẫn chưa sanh, tôi yên chí sẽ sanh vào ngày 16. Ngày 16, vẫn chưa sanh. Đến ngày 18, tôi đau bông, em tôi và chồng nó chở tôi đi bệnh viện đêm đó và tôi sanh lúc 7 giờ 30 chiều tức một năm 2 ngày sau khi Elvis chết.

Khi sanh Jeremy sanh tôi chưa bao giờ có ý nghĩ Jeremy là Elvis. Jeremy là một đứa trẻ ngoan thực sự tinh khôn. Nó ngủ nhiều. Không có vấn đề gì khó khăn với nó. Nó thích chơi với đồ chơi của nó trong nôi. Tôi thường nói chuyện với nó trong khi tôi ủi đồ. Tôi thường vặn nhạc Elvis cho nó nghe và nó thích lắm, thường nhảy cỡn lên, khi nghe nhạc và mỉm cười.

Giáo Phái Baptist (Tẩy-Lễ) của một nhà thì đã dậy dỗ tôi. Mẹ tôi nói nhiều về truyền thống và tôi được rửa tội thánh thần khi lên 14 tuổi. Luân hồi không bao giờ được dạy hay nói đến trong nhà thì và tôi cũng không bao giờ tin tưởng hãy nghĩ về luân hồi cả.

Khi tôi biết Jeremy là hiện thân của Elvis là lúc Jeremy gần 18 tháng. Một hôm tôi đang chơi với nó, tôi nhìn thấy có cái gì trong cặp mắt nó. Đúng là cặp mắt của Elvis. Tôi nghĩ: "Phải chăng Jeremy là hiện thân của Elvis và Elvis đã trở lại?" Tôi bòng hoàng, và tôi không biết tại sao. Jeremy lúc nào cũng thích nhạc Elvis. Mắt nó giống như Elvis. Tôi nghĩ rất nhiều đến Elvis trong lúc mang thai và một đêm tôi có cảm giác Elvis ở trong phòng tôi.

Rồi tôi nhìn thẳng vào mắt Jeremy và hỏi: "Jeremy, có phải con là Elvis không?" Nó cười, tôi chắc chắn nó hiểu tôi nói gì. Nó trả lời "Ờ hử" gật đầu. Tôi xúc động những muốn kể cho mọi người cùng biết, song tôi bỏ ý định ấy vì nghĩ là khi tôi nói ra chắc mọi người cho tôi là mất trí. Tôi chỉ kể cho người duy nhất là em gái tôi nghe mà thôi. Tối hôm đó tôi với Jeremy đến nhà cô em gái. Chúng tôi ngồi trong nhà bếp. Tôi hỏi em tôi: "Ruth à, em có thấy Jeremy có gì đặc biệt không?"

Em tôi trả lời: "Em không biết, nhưng đôi khi em thấy Jeremy giống như Elvis, có thể Elvis tái sanh thành Jeremy."

Tôi thở dài nhẹ nhỏm khi nghe em tôi nói. Em tôi cũng thấy giống như tôi. Em tôi còn cho biết có một tối em tôi và chồng nó giữ Jeremy giúp tôi vì tôi đi vắng, Jeremy nói:

"Elvis thích đậu phọng và chuối." Chính chúng tôi đã không biết điều đó cho đến vài tháng sau chúng tôi mới khám phá ra sự thật này. Elvis thích đậu phọng và bánh kẹp chuối thực. Tôi đọc được tin này vài tháng sau buổi tối trong bếp nhà cô em gái tôi. Tại sao Jeremy lại biết về Elvis trong khi chúng tôi lại không biết?"

Từ đó về sau trong thâm tâm, tôi lúc nào cũng nghĩ Jeremy chính là Elvis. Tôi biết Jeremy cũng sẽ làm một cái gì nổi bật trong đời nó. Nó có thể không phải là một ca sĩ, nhưng sẽ được nổi tiếng và sẽ được người đời ngưỡng mộ. Chắc ông không tin, nhưng sự thật sẽ như vậy, rồi cả thế giới sẽ thấy điều đó.

Năm vừa qua tôi đến gặp một nhà siêu linh học. Bà này chưa hề biết gì về tôi mà tôi cũng không để lộ chút nào cho bà ta biết. Bà ta nắm tay tôi và nói nhiều điều mà chỉ mình tôi biết. Điều cuối cùng của bà ta nói ra là bảo tôi có một đứa con trai, đứa trẻ này thật đặc biệt, kiếp trước là một người nổi tiếng. Bà nói hàng triệu người đã yêu mến người này và thằng nhỏ này cũng sẽ trở nên lừng lẫy.

Tôi không nói cho bà ta biết nhưng tôi biết bà ta muốn nói về chuyện gì. Tôi không kể cho bà ta biết Jeremy chính là hiện thân của Elvis.

Vì thế tôi cố gắng hết sức mình để cung cấp cho Jeremy những gì cần. Một ngày nào đó Jeremy sẽ trở nên một nhân vật quan trọng và được dân chúng mến mộ."

Khi Nancy chấm dứt câu chuyện của nàng, nàng đứng dậy và đi xuống bếp. Một lát sau nàng trở lại với một khay đầy bánh mì kẹp. Trong khi ba chúng tôi ăn, tôi nói chuyện với Jeremy. Tôi muốn biết phản ứng của em. Tôi hỏi:

"Này Jeremy, em nghĩ thế nào về câu chuyện của mẹ em kể cho tôi nghe? Em có nghĩ em là Elvis không?" Tôi phải nhận là tôi thật kỳ cục khi đặt câu hỏi này cho một em nhỏ mới 6 tuổi.

Jeremy không chút ngặp ngừng trả lời:

"Vâng", tôi chính là Elvis. Tôi chết rồi nhưng tôi đã trở lại.'

Tôi hỏi: "Em tin tưởng điều này bao lâu rồi?" Em nhớ lúc nào là lúc đầu tiên khi em nghĩ như vậy?"

"Lúc nào tôi cũng biết tôi là Elvis ngay từ khi mới sanh". Em bảo đảm với tôi không chớp mắt.

"Tôi trở lại để được ở bên mẹ tôi. Mẹ tôi đau khổ vì tôi, cho nên tôi đã trở về sống với mẹ tôi."

Không thể nào nhầm lẫn, Jeremy đã nói bằng một giọng giống như giọng của Elvis. Cách phát âm, nhấn mạnh,chuyển giọng - tất cả đều như hệt Elvis kẻ cả cái giọng nhừa nhựa của vị danh ca này. Tôi suy gẫm không thể nghi ngờ gì, Mẹ em đã dạy con học được tất cả giọng nói của Elvis từ khi em còn đang nằm trong nôi.

Tôi hỏi em rằng khi lớn lên em muốn làm gì.

Em trả lời: "Tôi chưa biết,cũng có thể là một nhạc sĩ, một diễn viên trên truyền hình, cũng có thể là một phi công."

Trong khi nói chuyện với em, dần dần tôi thấy hình như em đã có thể bình tĩnh giữ được sự cảm xúc của em. Em thông minh trên mức trung bình, em học khá. Không một người bạn hay một thầy giáo nào biết được sự bí mật lý lịch của em khi tôi hỏi em cho tôi biết. Mẹ em đã dặn dò em không nói cho ai hay.

Tôi nghĩ hẳn là Nancy đã dạy cho em thâm nhập và khuyến khích em với cách giáo dục em bằng nhạc, cá tính, đời sống của Elvis. Trong gia đình không có người cha, Nancy đã tạo ra "một người cha giả tưởng" cho con dưới hình thức một việc ngông cuồng hoàn chỉnh. Việc này đưa đến kết quả là cho cho Jeremy thấy hình ảnh một người đàn ông gương mẫu - người này chính là Elvis.

Khi tôi sửa soạn ra về, Nancy nói nàng muốn cho tôi xem một việc nữa.

"Hãy xem đây!" Nàng vừa nói vừa ra hiệu cho Jeremy và ngay tức khắc Jeremy thi hành vai trò của mình. Tôi thích thú chăm chú theo dõi Jeremy; nó bắt đầu hát bản "Don't Be Cruel" (Xin Đừng Độc Ác) bắt trước y hệt như Elvis từ giọng hát, điệu bộ, cách đi vòng trong một màn trình diễn gần như hoản hảo về động tác và kiểu mẫu của người mẹ anh hững.

Khi màn trình diễn chấm dứt, tôi cảm ơn hai mẹ con nàng về sự khả ái và lòng hiếu khách trong buổi tối không bao giờ quên được này. Tôi ra về, lòng bâng khuâng suy nghĩ không biết rồi đây họ sẽ ra sao?

-29-

JACK MATHEW GẬP THẦN HỒN ELVIS PRESLEY TRÊN ĐƯỜNG MEMPHIS



Tác Giả: Raymond A. Moody

Đầu tiên tôi được nghe Bill Grady, viên quản lý một cơ sở buôn bán phụ tùng xe hơi tại một thành phố nhỏ ở Alabama kể về cuộc gặp gỡ rất ngộ nghĩnh của Jack Matthew và Elvis Presley. Tôi đến đấy để thuyết giảng và tôi cũng có cho biết là tôi chú trọng đến vấn đề thời sự đó trong dịp này. Sau đó Bill Grady đến và sẵn sàng cho tôi biết một chuyện vô cùng lý thú. Bill nói có quen một tài xế lái xe vận tải cỡ lớn tên là Jack Mathew. Jack nói là ông ta thấy Elvis Presley trên xa lộ sau khi Elvis đã chết và còn chở Ca Sĩ này nữa. Bill hỏi tôi có muốn nói chuyện với Jack không, Jack ở cách xa đây chừng khoảng 8 dậm tại một thành phố ở Alabama. Tôi trả lời tôi rất muốn gặp Jack, và Bill mời tôi ghé qua cửa hàng của anh sáng hôm sau để biết địa chỉ của Jack, cửa hàng của anh có hồ sơ ghi địa chỉ của Jack.

Tôi đến cửa tiệm Bill lối 9 giờ sáng. Bill nhìn tôi mỉm cười, anh đứng sau cái quầy hàng bằng gỗ cây sồi và đưa tôi một mảnh giấy có ghi địa chỉ và số điện thoại của Jack Matthew. Bill mời tôi ngồi nói chuyện chơi một lát và uống cà phê.

Trong lúc chúng tôi uống cà phê và trò chuyện, Bill cho tôi biết không biết Jack Matthew có chịu tiếp tôi không vì Jack là một người sống cô đơn, thầm kín. Anh cũng cho tôi biết sức khoẻ của Jack không được tốt, Jack đau bao tử và phổi vì uống rượu và hút thuốc - biết rõ Jack qua Bill, tôi có thể nói chuyện với Jack dễ dàng hơn.

Khi trở về nhà, tôi liên lạc với Jack bằng điện thoại ngay. Bốn tuần qua dù cố gắng điện thoại gặp Jack nhưng vẫn thất vọng không thể nào gặp được Jack. Tôi có vài lần dặn dò bà mẹ của Jack nhưng vẫn không được hồi âm. Cuối cùng tôi đành bỏ qua chuyện Jack và cho là Jack không muốn tiếp chuyện tôi.

Một buổi sáng vào khoảng 8 giờ, tôi đang ngồi tại văn phòng thì điện thoại reo. Một giọng nói khàn khàn như người ngái ngủ vang lên: "Bác Sĩ Moody phải không, tôi là Jack Matthew". Hết sức thích thú, tôi cho Jack biết là tôi là một bác sĩ tâm trí, tôi rất chú trọng đến câu chuyện lạ lùng của Jack và Elvis mà tôi đã được nghe qua do Bill Grady kể lại. Tôi đề nghị được gặp Jack để tôi biết rõ ràng hơn. Jack hỏi tôi nghĩ sao về chuyện này, liệu tôi có gán cho Jack là một "Thằng Điên" hay "Thằng Sạo" chăng. Tôi trả lời là trong công cuộc khảo cứu của tôi tôi đã gặp rất nhiều người tâm lý bình thường cho tôi biết những chuyện thật khó tin về Elvis Presley và cảm nghĩ của tôi là tôi không có ý kiến "đúng hay sai" về những chuyện đó, nhưng tôi dám chắc họ là những người rất thành thực với tôi.

Jack tán thành và anh hẹn sẽ nói chuyện với tôi trong một ngày gần đây.

Ba tuần lễ sau, tôi lại nhận được điện thoại của Jack. Anh báo cho tôi biết hai ngày nữa anh sẽ đến Tennessee. Anh muốn tôi đến gặp Anh tại một trạm xe vận tải gần thành phố. Anh sẽ đến đó vào khoảng 5 giờ chiều hoặc muộn hơn. Tôi nói tôi sẽ đến đó gặp anh và báo anh biết anh sẽ nhận ra tôi là tôi sẽ mặc một áo ấm mầu nâu và đeo một máy thâu băng.

Vào đúng ngày hẹn tôi đến trạm xe vận tải vào khoảng 4 giờ 15 chiều; 5 già, 6 giờ rồi 7 giờ cũng vẫn chưa thấy Jack đến. Tôi định ra về thì vào khoảng 8 giờ kém 20, tôi thấy một người tài xế xe vận tải, cao, gầy, tóc hoa râm, bước vào cửa chính và đang nhớn nhác nhìn quanh. Thấy tôi anh cúi đầu chào và bước tới. Anh mặc quần Jeans xanh, áo sơ mi Flannel sọc xanh, và đi đôi giầy òng cao bồi. Cánh tay phải vắt chiếc áo dạ ngắn sọc đỏ. Có lẽ đã hai ngày anh chưa cạo râu.

Khi tới gần bàn tôi ngồi. anh nói vời tôi: "Xin lỗi Bác Sĩ Moody, tôi đến trễ. Dọc đường cách dây độ 100 dậm, xe tôi bị hư, trời lại mưa to quá ". Tôi nhìn qua cửa sổ, trời đang mưa như trút nước đã hơn một tiếng đồng hồ.

Jack ngồi xuống và chúng tôi gọi cơm chiều. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện. Đầu tiên Jack cho tôi biết là anh đã cai rượu và anh dã phải vào nhà thương cả thảy 3 lần. Hiện giờ anh đã bỏ được rượu khoảng gần một năm nay. Tôi thầm nghĩ, đôi mắt sâu thẵm và chan chứa tình cảm chứng tỏ anh là người ghiền rượu.

Sau khi dùng cơm xong, anh bật lửa châm thuốc hút. Tôi đề nghị anh nói chuyện về việc chứng nghiệm với Elvis Presley.

"Trở lại vào Năm 1980, ngày đó là ngày 20 tháng Chạp, tôi nhớ rõ vì ngày đó là ngày tôi giao động mà còn vì ngày đó xảy ra trước hai ngày sinh nhật của mẹ tôi ( Ngày 22 tháng Chạp là ngày sinh nhật của mẹ tôi). Thật khẩn trương làm sao vì tôi phải trở về nhà tại Alabama cho kịp sinh nhật của mẹ tôi. Từ miền cực Tây tôi phải chuyên chở và giao hàng tại Memphis. Tôi lo sợ chẳng may dọc đường xe bị hư thì tôi không kịp về dự lễ sinh nhật của bà. Tôi dự định xuống hàng tại Memphis hôm 21 và trở về ngay đêm đó. Tất cả gia đình tôi đều về nhà dự lễ sinh nhật của bà và ở lại cho đến ngày Giáng Sinh.

Tôi rất lo lắng cho mẹ tôi vì bà bị bệnh tim vừa nằm 2 tháng bệnh viện để điều trị. Tôi sợ có thể đây là lần sinh nhật cuối cùng của bà. Tôi đang ở với bà. Tôi có lấy vợ được 5 năm và vợ tôi đã bỏ tôi vào năm 1978; từ đó tôi vẫn sống với bà.

Đêm ấy tôi lên đường. Trời tối đen như mực. Lúc đó vào khoảng 9 giờ 30, tôi đến cách Memphis chừng một trăm dậm về phía tây. Tôi biết rõ con đường này và dự trữ đến Memphis vào đêm ấy. Bấy giờ, có điều là lạ là tôi rất ít khi cho người đi đường quá giang. Cách nay khoảng sáu năm có lần tôi cho một gã quá giang ở Nevada, tự nhiên gã này nổi khùng chửi mắng tôi. Gã đâm tôi nhưng tôi đánh bật được con dao khỏi tay gã và xô gã xuống lề đường.

Tôi là một tài xế xe vận tải độc lập nhưng kể từ dạo đó tôi không cho ai quá giang nữa. Thời buổi này, ông không thể ngừng xe dọc đường cho khách quá giang.

Nhưng đêm 20 tháng Chạp lại khác hẳn. Tôi dừng xe lại đổ thêm xăng. Tôi cảm thấy bồn chồn nên xuống xe và đi bộ vòng quanh để lấy lại sự thư thái. Tôi uống hết hai ly cà phê. Chung quanh trạm xăng đèn pha chiếu sáng rúc, nhưng bên kia đường và phía cánh đồng thì tối om. Phía đường bên kia có nhiều bụi cây, một vùng toàn cây. Nhìn về phía ấy tôi thấy một ánh sáng. Không phải ánh sáng của một cây đèn bấm mà giống như một vầng ánh sáng phát ra từ những lùm cây. Tôi nghĩ ngợi. Lúc đầu tôi tưởng là đám mây sáng qua các cành cây, nhưng tôi quả không biết ánh sáng trên từ đâu phát ra. Tôi đứng bên đường và đăm đăm nhìn chùm ánh sáng mờ mờ. Rồi bỗng nhiên tôi thấy một người đi đằng trước ánh sáng này. Anh ta đi dọc theo con đường về phía xa lộ. Anh ta mặc áo khoác, tay cặp một gói đồ.

Tôi cho là Anh đang đi dọc con đường và bước qua vùng ánh sáng, nhưng ngay lúc ấy tôi thấy Anh ta đang đi trên đường. Có thể Anh từ rừng cây bước ra, Thực tôi không biết Anh từ đâu tới. Tôi vừa đoán có lẽ Anh đang đi dọc con đường trước khi tôi thấy Anh nhưng tôi không biết thật.

Thoạt đầu tiên tôi không nhìn thấy chân Anh. Anh đang đi đằng sau vài lùm cây thấp nên tôi chỉ trông thấy phần trên từ hỏng lên tới đầu mà thôi. Hình như Anh nhìn thấy tôi, tiến tới và băng qua đường. Giờ này không có xe cộ gì cả.

Tôi đến ngay bên Anh và hỏi: "Anh đi đâu?". Trong lòng tôi cảm thấy thương hại Anh. Tại sao, tôi không biết. Anh có vẻ lo âu. Tôi nghĩ là Anh không nghe câu hỏi của tôi vì tôi nói hơi nhỏ nên Anh không trả lời. Tôi lại nói to hơn: "Anh đi đâu?"

Lần này Anh nhìn tôi và nói: "Memphis"

Tôi hỏi: "Đi nghỉ lễ ở Memphis à?"

Anh trả lời: "Vâng tôi đi về nhà thăm cha mẹ tôi".

Anh nói giọng Tennessee rất trầm. Tôi không thấy rõ mặt Anh vì Anh đội một cái mũ lớn, cũng có thể là loại mũ trùm đầu. Tôi không hiểu tại sao Anh lại ở trên con đường cách xa Memphis cả trăm dậm, nên tôi hỏi:

"Anh đi bằng gì?"

Anh trả lời: "Tôi ra xa lộ để xin quá giang."

Rồi Anh tiếp tục đi cho đến khi khuất dạng. Tôi trở về trạm xăng, lên xe quay trở về xa lộ. Từ trạm xăng ra xa lộ chừng nửa dậm, nhưng mới đi chừng khoảng một phần tư dậm, tôi đã thấy Anh đang đi bên lề đường bên trái, tay cắp gói đồ.

Không suy nghĩ tôi ngừng xe ngay bên cạnh Anh. Tôi quay kính xe xuống, thò đầu ra ngoài nói với Anh: "Tôi đi Memphis đây, tôi cho Anh quá giang".

Anh cảm ơn tôi, băng qua đường và trèo lên xe. Tôi chạy ra xa lộ, thẳng đường đi Memphis. Nhìn Anh vừa lên xe, tôi có thể nói Anh là người lịch lãm. Anh gọi tôi là "Ngài", vậy "Thưa Ngài' hoặc "Thưa Ngài không". Tôi nghĩ Anh hẳn phải được giáo dục kỹ lưởng.

Tôi thật là quá mệt trên suốt quãng đường còn lại đi Memphis nhưng nhờ có cà phê mà tôi còn tỉnh táo. Chúng tôi nói chuyện huyên thuyên, tôi không nhớ hết, nhưng tôi còn nhớ có nói đến âm nhạc mà cả Anh và tôi cùng thích. Anh cho tôi biết Anh đang mong mái gặp cha mẹ Anh. Tôi nói là Anh nghĩ đến mẹ Anh cũng như tôi nghĩ đến mẹ tôi. Cha mẹ là những người gần gủi thực sự. Anh nói với tôi Anh có mấy món quà biếu cha mẹ Anh trong gới đồ Anh đang mang theo. Anh cũng kể với tôi có một thời gian Anh làm tài xế xe vận tải và Anh biết nhiều loại xe. Anh còn nói Anh có vài chiếc Cadillacs, nhưng tôi không tin. Tôi nghĩ Anh chỉ là một gã nghèo khổ, muốn làm cho ra vẻ, nhưng tôi không nói với Anh điều đó. Tôi nghĩ thật là chuyện khó tin, một người có mấy chiếc Cadillacs lại phải xin quá giang xe giữa đường như thế này.

Chúng tôi rất tương đắc. Tôi cho Anh biết là tôi ghiền rượu. Anh tỏ vẻ thông cảm và cho tôi biết Anh cũng nghiện ma túy, thuốc ngủ, nên rất hiểu tôi. Lúc này trong xe rất tối nên tôi không thấy rõ mặt Anh. Tôi không thể nói Anh bao nhiêu tuổi. Tôi nghĩ Anh chừng 30 hay 35, cũng có thể trẻ hơn.

Còn chừng ít dậm nữa là tới Memphis, những ngọn đèn hai bên đường giúp tôi nhìn thấy Anh rõ hơn. Tôi trông Anh rất quen thuộc. Chắc chắn truớc đây tôi đã gặp Anh. Tôi hỏi Anh muốn xuống đâu. Anh cho tôi địa chỉ, đó là Đại Lộ Elvis Presley. Anh bảo Anh xuống gần đây cũng được. Vì muốn biết Anh là ai nên tôi tự giới thiệu: "Tôi là Jack Matthew". Tôi nhìn Anh khoảng một giây.

Lúc tôi vừa nhìn Anh thì Anh quay lại nhìn thẳng vào mặt tôi và nói: "Thưa Ngài tôi là Elvis Presley".

Tôi lạnh cũng và cứng đơ. Mồ hôi vã trên trán và lòng bàn tay... tôi không thể nói được. Tôi lắp bắp hình như câu: "Anh nói chơi đó chứ!". Còn độ một dậm nữa, tôi sợ quá và không nói nên lời. Tôi không biết sao tôi còn có thể lái xe được trong tình trạng này.

Đúng là Elvis Presley, hay hồn ma Anh. Trông Anh vẫn giống như xưa, như những ngày vui của Anh. Chân tôi run rẩy trong đôi giầy ống.

Cuối cùng Anh nói Anh muốn xuống xe và tôi đã ngừng lại để Anh xuống. Tôi đã gặp hồn ma! Tim tôi đập thình thịch.

Tôi chưa bao giờ đến Graceland cả nhưng hai tuần sau đó, tôi mạnh dạn trở lại Memphis và chạy qua Graceland. Thật là gần chỗ tôi đã ngừng xe để Anh xuống.

Đó là câu chuyện của tôi. Tôi không uống rượu hôm xảy ra chuyện đó. Tôi đã bỏ được rượu khoảng một tuần trước khi chuyện đó xảy ra. Tôi thề tôi không uống một giọt rượu nào đêm đó cả. Tôi cũng không dùng một loại thuốc nào đêm đó. "

Sau khi Jack kể xong chuyện, tôi đã mất cả tiếng đồng hồ để cật vấn. Tôi muốn biết anh có phải là người ái mộ Elvis trước đêm 20 Tháng 12 Năm 1980 không. Anh trả lời Anh có ái mộ Elvis nhưng anh thích loại nhạc dân ca hơn là kích động nhạc. Những ca sĩ thần tượng của anh là Willie Nelson và Waylon Jennings.

Tôi nhận thấy Elvis và Jack có vài điểm tương đồng về cá tính trong đời sống. Thứ nhất là Elvis và Jack cũng gần gủi thương yêu mẹ. Cả hai dều lái xe vận tải và đều thích xe; cả hai cũng ly dị và vương mắc chất độc (rượu, ma túy). Một điểm nữa là Jack gặp sự xuất hiện của Elvis trên con đường hoang vắng, sự lo âu của Elvis cũng như sự băn khoăn lo lắng của Jack trước khi gặp, là làm sao về nhà kịp để đoàn tụ với gia đình.

Sau khi nghe tôi trình bầy, Jack rất ngạc nhiên về những sự trùng hợp và tương đồng tôi nêu lên mà anh không nghĩ tới. Anh hỏi tôi xem có phải vì nguyên do tâm lý hay bệnh hoạn mà chuyện xảy ra đêm đó.

"Thú thật tôi không biết, Jack à. Nếu anh muốn biết tôi giải thích, tôi sẽ nói anh nghe. Như anh biết tôi đang thử không chấp nhận chứng nghiệm của anh, tôi chỉ nói sự giải thích có thể có được chứ không phải là đúng hẳn."

Anh dục tôi: "Cứ nói đi"

Đầu óc tôi quay trở về lúc tôi học y khoa trong thời gian nội trú và thực hành về trường họp người nghiền rượu bất thình lình bỏ rượu như Jack nói với tôi anh đã chấm dứt không uống độ một tuần trước khi câu chuyện kỳ lạ xảy ra trên đường Memphis. Tôi bắt đầu chậm rãi nói với người tài xế xe vận tải đang ngồi trước mặt tôi.

"Jack, anh có bao giờ nghe thấy chứng bệnh mê sảng động kinh không?"

- "Có, họ nói với tôi rằng mỗi lần tôi đi chữa bệnh ghiền rượu tại bệnh viện có thể nhìn thấy các con chuột mầu hồng sau khi bỏ được rượu. Riêng tôi chẳng bao giờ thấy, nhưng người bạn cùng chữa trị với tôi nói cho tôi biết là có thấy".

Tôi nói cho anh biết có trường hợp ít ngày sau khi ngừng rượu, người ghiền thấy những ảo ảnh linh hoạt. Người đó nhìn thấy những vật mà thật ra không có. Người đó đổ mồ hôi, giao động và run rẩy. Những người bị mê sảng động kinh thường mất ngủ, mệt mỏi và luôn luôn sợ hãi.

Jack rất chú ý đến điều tôi nói. Tôi ngưng một chút nhìn anh, anh uống một ngụm cà phê và hít một hơi thuốc lá.

"Vài triệu chứng của bệnh mê sảng động kinh đã xảy ra với anh đêm đó". Tôi tiếp tục:

"Anh nói với tôi anh sợ sệt khi anh ngừng tại trạm xăng. Rõ ràng anh mệt mỏi và đi tản bộ chung quanh để chấn tĩnh. Sau này anh nói anh bị ra mồ hôi và lạnh cứng vì sợ hãi. Tất cả những việc đó xảy ra một tuần sau khi anh ngưng uống rượu".

Tôi ngừng lại và thấy anh trầm ngâm nhìn ra phía xa. Trông anh như mất trí. Chúng tôi im lặng ngồi bên nhau. Tôi bắt đầu suy nghĩ liệu một người bị mê sảng động kinh có thể lái được một xe vận tải lớn đi hàng trăm dậm mà không hề hấn gì như trường hợp của Jack không.

Thật là ngoài tầm tay, tôi tự hỏi có thể như vậy được không và óc tôi liên tưởng đến một việc đã xảy ra cách đây mấy năm cho chính tôi.Một đêm tôi đang làm việc trong phòng cấp cứu thì có một người, cũng là tài xế xe vận tải, bị bệnh mê sảng động kinh trầm trọng đến. Anh này là người ghiền rượu, anh nói với tôi anh lái xe xuyên bang, đột nhiên thấy nhiều ảo ảnh. Anh bắt đầu thấy các xác chết và những con vật kỳ quái to lớn nằm dài trên mặt đường. Tuy nhiên anh vẫn điều khiển được cái xe về nhà, vào bệnh viện thành phố sau một cuộc hành trình dài. Tôi đã tìm đuọc câu trả lời: "Có thể một người sau khi cai rượu bị ảo ảnh vẫn có thể lái một xe lớn trên xa lộ.

Jack làm tôi tỉnh mộng: những lời anh nói khiến tôi giựt mình trở về thực tại, tôi đang ở trong một quán ăn của một trạm xe vận tải miền đồng quê Tennessee.

"Bác Sĩ Moody, tất cả những gì ông nói đều đúng cả." Jack nói. "Thật đúng tôi hết sức bị giao động đêm đó. Tôi quên không nói cho ông biết. Bây giờ tôi mới nhớ lại, đêm đó, tôi mất bình tĩnh vô cùng."

"Tốt, sự kiện anh giao động hiển nhiên hơn là việc anh ngưng uống rượu. Có thể việc anh nhìn thấy Elvis là một ảo ảnh nếu anh bị chứng mê sảng động kinh."

"Vậy, có thể là tất cả chỉ trong tưởng tượng mà thôi." Jack hỏi.

"Ai biết được, có thể một phần là sự thật mà cũng có thể một phần là ảo ảnh.Có thể là có một người đã quá giang xe anh, đi xe cùng anh 100 dậm, và phần cuối anh đã ảo ảnh người này là Elvis Presley như trong giấc mơ". Tôi trả lời anh.

Trông anh do dự. "Tôi không biết Bác Sĩ à" anh nói.

"Tôi cũng không biết, Jack ạ"

Cả hai chung tôi đều cười.

Lúc này trời đã khuya. Jack muốn lên đường đi một quãng rồi mới nghỉ. Trời mưa cũng đã tạnh. Tôi tiễn đưa anh ra xe của anh, chúng tôi bắt tay từ giã, anh leo lên xe. Anh quay kính xuống, nhìn tôi, miệng cười toe toét. Tiếng động cơ bắt đầu nổ và rú lên.

"Suy nghĩ, tất cả mọi thứ là do tôi uống rượu", Anh cao giọng nói để át tiếng nổ của động cơ.

"Vâng có thể là đúng, mà chuyện kia cũng có thể là đúng"

"Cái gì, Bác Sĩ Moody?" Anh hỏi lại.

"Có thể là anh đã thực sự nhìn thấy hồn ma của Elvis Presley" Tôi nói thật to cho anh nghe.

Cả hai chúng tôi đều cười rộ, và tôi đứng nhìn theo chiếc xe vận tải cồng kềnh của anh, với đèn nhấp nháy, kéo đi vào miền núi lạnh lẽo của Tennessee trong đêm khuya.

-30-

CHIẾC ÁO CHOÀNG BỊ ÁM ẢNH BỞI THẦN HỒN ELVIS



Tác Giả: Raymond A. Moody

Vào Năm 1975 khi Elvis Presley cho cô chiếc áo choàng, Janice McMichael không bao giờ nghĩ nó sẽ là vật lưu niệm. Giờ đây chiếc áo hình như có một đời sống riêng tư, đôi khi cô lo lắng có nên giữ hay không. Tôi (Raymond A. Moody) nói chuyện với Janice tại Hoa Thịnh Đốn vào mùa hè năm 1986. Lúc đó Cô 39 tuổi và là một thiếu phụ tóc vàng duyên dáng đang làm thư ký cho một trường đại học. Trước khi bắt đầu vào đời cô có biết Elvis.

"Tôi có đi theo Elvis trong những năm đầu của thập niên 70. Về phần Anh không có gì quan trọng, về phần tôi có những ngông cuồng cá nhân: Tôi đang thử làm thương mại trong thị trường ca nhạc thời gian này. Tôi là một diễn viên xinh đẹp,tài giỏi, nhưng tôi nhận thấy dù có tài năng cũng khó để có thể biểu diễn kiếm tiền. Tôi người Ohio bỏ nhà năm 21 tuổi đi California tìm việc với ước vọng trá thành một diễn viên. Thật may mắn nên tôi đã được tuyển chọn trong vài màn trình diễn. Tuy nhiên vẫn không đủ sống với nghề này.

Vào đầu năm 1970 một người bạn đã giới thiệu tôi với Elvis Presley Anh thật tử tế dễ mến. Khi tổ chức một bửa tiệc, Anh không yên lòng nếu chưa gặp mặt tất cả mọi người, Anh thường trò chuyện hỏi về quê quán và đời sống cuả từng người. Anh thật là dịu dàng. Tôi không biết phải nói gì thêm nữa về Anh. Tôi không nhớ rõ đã gặp anh bao nhiêu lần; có thể là 5 hay 6 lần. Tôi không bao giờ gặp Anh trong chương trình bình thường. Có thể nói rằng tôi là người tình đặc biệt của Anh, nhưng thực ra không phải thế.

Thời kỳ tôi biết Anh, Anh rất sợ chết. Anh có vẻ không được khoẻ. Nhưng cá tính hiền hòa của Anh vẫn chói sáng. Tôi và Anh nói nhiều đến sự chết chóc. Anh muốn biết ý tưởng của tôi về cái chết. Tôi nhớ đã nghĩ:

"Anh là người giàu có trên thế giới nhưng muốn một thứ, mà tiền không thể mua được. Anh muốn biết về sự chết." Đó cũng là điều tôi quan tâm, vì thế chúng tôi trò chuyện. Lần cuối cùng tôi gặp Anh khoảng vài năm trước khi Anh chết. Tôi không nhớ rõ năm nào, tôi nghĩ là năm 1975. Sau khi gặp Anh tôi ra về. Trời lạnh và mưa. Tôi không mặc áo ấm vì tôi đến bằng máy bay từ miền Nam California ấm áp. Elvis choàng cho tôi chiếc áo khoác mầu nâu nhạt của Anh. Tôi nhận thấy việc tặng đồ đối với Anh gần như tự động. Hầu như Anh không bao giờ để ý đến.

Trước khi quen Elvis tôi rất dè dặt. Khi gặp Anh, tôi nhận thấy nhược điểm này. Anh có lối cư xử làm người ta thấy dễ chịu. Cách ăn nói của Anh cũng vậy. Elvis làm tôi không còn dè dặt, chiếc áo là món quà đặc biệt với tôi, gợi cho tôi nhớ lại lời cổ nhân nói bè bạn có thể cởi áo cho nhau. Tôi mua một cái túi nhựa để treo áo này trong tủ áo. Từ khi có chiếc áo tôi đã đổi chỗ ở ba lần và mỗi lần dãn nhà, chiếc áo đều được tôi đem theo về chỗ ở mới.

Cái chết của Elvis như cả tấn gạch đè nặng lên tôi. Tôi được tin này sau hôm Anh chết. Tôi ở nhà cả ngày hôm đó viết thư và nghe nhạc của Anh. Buổi sáng khi đồng hồ báo thức vừa ngừng reo, tôi mới nghe tin loan báo Anh chết hôm qua. Thật là kỳ dị, trước đây hai ba ngày tôi thoáng có ý nghĩ là tôi đến gặp Elvis. Tôi biết Anh không được khoẻ. Ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi Anh không sống mọi được và tôi nên lại thăm Anh. Đúng là điều kỳ quặc tôi sợ Anh chết hai ngày trước khi Anh chết? Elvis chết làm tôi ngơ ngẩn.

Tôi bị giao động. Thỉnh thoảng đôi tay tôi như run lên. Tôi lo lắng về sức khoẻ của tôi, tôi sợ hãi cái chết suốt trong sáu tháng trời. Elvis hình như bất tử. Anh là người chết đầu tiên mà tôi biết. Bà nội, Bà ngoại tôi vẫn còn sống. Tôi không được biết ông ngoại ông nội tôi vì các cô mất trước khi tôi ra chào đời. Elvis là người thứ nhất tôi biết rõ là chết. Trong khoảng sáu tháng tôi sợ cái chết đến hết hồn.

Trong thời gian này chiếc áo choàng ít được tôi dùng đến. Chỉ một tuần chiếc áo đã hai lần rơi xuống sàn tủ trong lúc tôi đi làm. Chưa bao giờ áo này rơi như vậy thế mà chiếc áo rơi hai lần trong một tuần. Tôi không thể biết rõ thời gian là bao lâu sau khi Elvis chết. Có lẽ chừng một tháng nhưng chắc chắn không quá hai tháng. Lần đầu thấy chiếc áo rơi, tôi có cảm giác sợ sệt. Thành thật mà nói tôi đã tự hỏi có phải Elvis từ bên kia thế giới đang cố làm tôi chú ý đến không. Sau lần thứ hai tôi lấy túi nhựa ra và treo áo vào tủ.

Tôi nhớ rõ là vào tháng 11, cái áo thực sự hoạt động. Áo rơi khỏi mắc 3 lần thượng tuần tháng 11, một lần tôi nhìn thấy áo đang rơi, lúc đó tôi đúng cách độ 5 feet. Lần này là ban ngày. Tôi không thể tưởng tượng nổi làm sao cái áo có thể rơi như thế. Thật là kỳ dị.

Không mấy người biết nguyên nhân nào tôi có cái áo kể cả mẹ tôi và em gái tôi. Tôi hiểu là nếu có người biết xuất xứ của chiếc áo thể nào họ cũng đánh cắp, tôi chắc chắn như vậy. Tôi biết có một người khoe trong quán rượu là ông ta có một tập dĩa gốc của Elvis với nhãn hiệu mặt trời. Không đầy một tuần lễ sau, nhà ông bị đột nhập và tập dĩa bị mất trộm. Bạn không thể để cho người ngoài biết bạn có những vật lưu niệm của Elvis, nếu bạn muốn giữ.

Trong túi bên phải của chiếc áo còn sót lại vài mảnh khăn giấy lau mặt và một đồng xu. Tôi bật cười - một đồng xu trong túi áo của một ông triệu phú! Khăn giấy và đồng xu vẫn còn nguyên trong túi. Tôi chưa bao giờ lấy ra.

Tôi bị khủng hoảng tinh thần từ khi Elvis chết nên tôi đã tìm một người đến ở chung. Người này tên Mary, quê ở Oklahoma. Mary đến đây để làm việc cho chánh phủ. Tôi sợ hãi có người xâm nhập vào phòng tôi và thấy tôi có một mình nên tôi đã để Mary ở chung và chia bớt tiền nhà với tôi. Đây là lần duy nhất tôi cảm thấy sợ hãi sự cô đơn khoảng 6 tháng sau khi Elvis chết.

Mary dời tới tháng Giêng. Tháng 11, chiếc áo như biết hoạt động, rơi 3 lần. Ngày 20 tháng 11 tôi tỉnh dậy giữa đêm khuya. Cái đèn ngủ ở ngoài hành lang phía ngoài phòng ngủ chiếu ánh sáng thẳng vào cái tủ đóng chìm trong tường để treo quần áo. Tủ này có hai cánh của kéo, một cánh thì được kéo hết về một phía, phía tủ mở là phía treo chiếc áo. Tôi không biết sao tôi lại thức giấc giữa đêm khuya và nhìn về phía cái tủ. Tôi cố tập trung đôi mắt nhìn vào cái tủ vì tôi không tin cái gì mà tôi đang thấy. Cái tay áo của chiếc áo choàng chuyển động, tay áo co lên rồi duỗi xuống. Đó là tay áo phải. Tôi biết rõ là tay phải theo cách treo của áo. Tôi hoảng vía. Tôi cố cử động mà không nổi. Tôi như bị tê liệt. Tôi không biết là bao lâu. Có thể 10 phút, cũng có thể 30 phút. Thỉnh thoảng cái tay áo co lên từ từ rồi lại buông xuống. Buổi sáng, thức dậy tôi thấy chiếc áo vẫn còn treo trên mắc. Lần này chiếc áo không rơi. Tôi chưa bao giờ thấy chiếc áo chuyển động như lần đó cả.

Tôi cũng chưa bao giờ kể cho Mary biết chuyện về chiếc áo. Vào tháng Hai một người đàn bà đến ở một căn phòng dưới hành lang của chung cư. Tôi có biết bà ta. Tên Bà là Alice. Bà là người rất chú trọng đến siêu linh. Bà ta đã đưa tôi đến dự một cuộc hội về siêu linh tại Hoa Thịnh Đốn. Một hôm, ngồi uống trà với bà tại căn phòng của bà tôi đã kể câu chuyện chiếc áo cho bà nghe nhưng tôi chỉ nói áo này là do một người bạn có tặng tôi. Tôi không nói áo này của ai cả. Bà lên căn phòng tôi và nhìn xung quanh. Bà bảo tôi bà có thể đoán về chiếc áo này. Bà nới áo này của một người đàn ông tinh thần rất cao nhưng chết yểu. Tôi rất ngạc nhiên và nói là bà bà đoán trúng. Bà nói bà nghe thấy nhạc rất hay chung quanh chiếc áo. Tôi thì không nghe thấy gì cả, chắc chắn như vậy, nhưng bà ta nói đúng là nhạc này của người đàn ông chết yểu.

Sau đó một chuyện kỳ lạ nữa lại xảy ra với chiếc áo. Vào cuối tháng Hai, tôi đẩy chiếc áo qua một bên để có thể mắc thêm quần áo. Khi tôi cầm nơi cổ áo tôi thấy cổ áo ướt, cổ áo bị ướt cả. Không có lý cái áo choàng này chung quanh lại bị ướt. Tôi lo sợ. Mary không thích Hoa Thịnh Đốn nên dời đi vào đầu tháng Ba. Tôi lại sống một mình, lại càng thêm lo lắng, tôi sợ cái chết, tôi vẫn sợ chiếc áo.

Ngày 21 tháng Ba, một giấc mộng đến với tôi. Tôi mơ thấy tôi và Elvis đi qua những lùm cây. Đây là đồng quê, một miền rất đẹp. Chung quanh là những dẫy núi cao xanh thẳm. Trời xanh trong tuyệt đẹp. Tôi có thể nhìn thấy các con chim đủ mầu sắc như mầu sắc của các cầu vồng bay lượn chung quanh. Chúng tôi tản bộ trên một con đường nhỏ. Chung quanh chúng tôi đủ mọi loại hoa đẹp muôn mầu sắc đang đua ní. Elvis cầm tay tôi và chúng tôi đi sát bên nhau. Giấc mơ này giống như thật. Khi tôi tỉnh dậy tôi liền ghi lại tất cả. Chúng tôi đi qua một cái cầu đá bắc qua con suối nhỏ. Elvis nói chuyện với tôi. Tôi đã ghi lại tất cả những gì Anh nói. Chúng tôi ngồi trên cầu đá. Anh cầm tay tôi và siết chặt tôi vào lòng Anh. Anh nói:

"Janice à, em có vẻ ngần ngại, phải không em? Em còn nhớ không chúng ta đã cùng nhau trò chuyện nhiều lần về cái chết. Chúng ta có muốn cùng nhau chung sống sau khi chết không. Anh cố gắng nói em biết qua chiếc áo choàng, em yêu dấu nhưng em quá sợ hãi. Việc không thành. Anh muốn nói cho em biết chúng ta sẽ sống cùng nhau sau khi chết. Thôi em đi và sống nhé."

Anh ôm tôi thật chặt và nói câu từ giã. Rồi Anh mỉm cười, nụ cười thật dịu dàng vốn dĩ của Anh và cởi chiếc áo choàng Anh đang mặc trong giấc mộng và đắp lên mình tôi. Cái áo này làm bằng một loại vải giống như lụa. Áo mầu vàng thật đẹp. Đến đây giấc mộng chấm dứt. Tôi tỉnh dậy và lập tức viết ngay tất cả xuống giấy.

Từ ngày 21 tháng Ba năm 1978, tôi không còn nghĩ đến cái chết nữa. Giấc mộng đã làm tôi khoẻ hơn. Chiếc áo choàng vẫn trong tủ áo. Tôi không còn sợ nó nữa. Tôi sẽ giữ nó mọi mọi. Elvis Presley lúc nào cũng ở trong thâm tâm tôi."

Vì tôi chỉ ở Hoa Thịnh Đốn có hai ngày để dự một cuộc hội nghị về nghề nghiệp, tôi không có đủ thì giờ để đến phòng Janice xem chiếc áo. Tôi cảm ơn cô đã cho tôi chia sẻ chứng nghiệm riêng tư của cô. Tôi chưa bao giờ được nghe những chuyện như thế trước đây.

Tôi cũng nói cho Janice biết chứng nghiệm mà cô nằm trên giường không cục cựa được trong khi nhìn thấy cái áo chuyển động gợi cho tôi trường hợp y khoa rất hiếm gọi là "tê-liệt trong khi ngủ". Hiện tượng này rất là hiếm, người trong trường hợp này là người nhậy cảm đang trong tính trạng lo âu, đang bị đè nén đúng như tình trạng của Janice. Những người bị bệnh này lúc thức dậy rất tỉnh táo; tuy nhiên vẫn thấy bắp thịt như tê liệt và cảm thấy lo âu và sợ sệt. Đôi khi tình trạng này cũng liên hệ đến cái gọi là "thùy miên mộng ảo", những hình ảnh sống động hiện ra trên thế giới như thật. Có lẽ việc xảy ra cho cô đêm đó có thể là một giai đoạn của bệnh "tê-liệt trong khi ngủ" với những hình ảnh sống động của chiếc áo - hậu quả là một giấc mộng trong khi thức. Tôi không có luận giải về chiếc áo rơi, tuy nhiên tôi bình luận là rõ ràng giấc mộng đưa đến quyết định trong việc tiếc thương Elvis mà cô đang trải qua trong thời gian ấy.

Janice là một thiếu phụ trẻ, thông minh, và tự tin.

Chứng nghiệm quả không còn nghi ngờ gì nữa đã khiến Janice thành một người hạnh phúc hơn. Nàng cả quyết là nàng hàm ơn nhiều tình bạn mà Elvis Presley đã dành cho nàng.

-31-

NHỜ ELVIS PRESLEY, TÌM THẤY ĐỨA CON BỎ NHÀ RA ĐI



Tác Giả: Raymond A. Moody

Harold Welch là cảnh sát viên của một thành phố nhỏ tại Georgia có hơn 15 năm. Anh là người to lớn lực lưỡng có vẻ bướng bỉnh. Anh thường nói anh rất hãnh diện được là con trai của một công nhân hãng dệt. Anh là người lịch lãm, ăn nói mềm mỏng khó có thể hình dung nơi anh một chứng nghiệm kỳ lạ về siêu linh. Khi kể lại chuyện kỳ lạ của mình, anh rất trung thực, mô tả các biến chuyển chính xác, không thêm bớt mầu mè và rất ít giải thích. Anh nói chuyện với tôi trong một phòng khách nhỏ, không có cửa sổ của một tòa nhà gạch vừa dùng làm Tòa Thị Sảnh, vừa dùng làm Trạm Cảnh Sát.

"Chuyện xảy ra chắc chắn vào tháng Ba Năm 1982. Thằng con trai út tên Tony của tôi đã gây cho tôi ít nhiều rắc rối. Nó giao du với bọn côn đồ và cả bọn đã bị bắt trong một cửa tiệm dưới phố. Có người tin cho vợ chồng tôi biết nó hút cần sa. Tôi thì chưa bao giờ gặp. Trước mặt các con tôi đã thề là sẽ thẳng tay trừng trị nếu bắt gặp đứa nào phạm tội ma túy và tôi còn muốn pháp luật cứng rắn với nó như với bất cứ ai khác.

Tony là một đứa trẻ chưa bao giờ phạm lỗi lầm nào cả. Nó là một đứa bộ tốt nhưng lại giao du với bọn xấu. Đôi khi nó không về nhà. Có một thời gian, chúng tôi không thể nào kiểm soát nổi nó. Tới đầu tháng Hai Năm 1982, chúng tôi thật sự phải đương đầu với nó. Nó đang học cấp II, Trung Học. Điểm học tập của nó xuống thấp dưới hẳn cái khả năng của nó. Năm đó vợ tôi giải phẫu lưng và nằm điều trị tại bệnh viện 1 tháng, sau đó phải tĩnh dưỡng ở nhà thêm một thời gian nữa. Cứ mỗi tuần trong nhà lại xảy ra một hai lần cãi vã đôi khi hòa lẫn nước mắt về điểm học tập, về sự say sưa và về đám bạn bè của nó. Ngày 3 hay ngày 4 Tháng Hai, nó đi chơi đến 3 giờ sáng mới về và say rượu. Vợ chồng tôi lo sợ đi tìm nó khắp nơi, suốt hai tiếng đồng hồ mà không thấy nó. Khi nó về, tôi nổi nóng, chửi mắng nó thậm tệ, lẽ ra tôi không nên nặng lời như vậy. Bất cứ người cha nào cũng phải làm như tôi thôi.

Bốn năm ngày sau, nó không nói với chúng tôi một lời. Hễ ở nhà là vào phòng riêng nghe nhạc. Tony rất thích Elvis Presley và các nhạc sĩ dân ca. Nó không thích loại kích động nhạc giật gân như phần đông thanh niên thời nay. Lúc nào nó cũng chỉ Elvis. Phòng nó treo đầy những bảng quảng cáo Elvis. Tôi cũng muốn như vậy; thà vậy còn hơn là nghe các băng nhạc cuồng tấu nặng mùi ma túy.

Tony biết tất cả về Elvis. Tôi thì không. Lần gần gủi nhất với Elvis là khi tôi được gọi đến để tăng cường an ninh cho cuộc trình diễn của Anh tại một thành phố gần đây. Tôi không bao giờ tìm cách đến gần Anh và cũng chưa gặp Anh bao giờ.

Tony có ý định đến California để đóng phim. Nó đã dành dụm được số tiền trên hai nghìn đồng. Một tuần lễ sau ngày tôi nổi cơn thịnh né, Tony bỏ nhà ra đi không nói một lời. Nó đi biệt tăm.

Tôi đã ở trong nghề cảnh sát 20 năm. Tôi biết các bậc cha mẹ không thể làm gì hơn được gặp trường hợp như Tony của tôi. Vợ tôi đau buồn khóc suốt hai tuần lễ. Còn tôi thì hút thuốc hết điếu này đến điếu khác. Tôi nghiện thuốc lá từ năm 12 tuổi nhưng tôi đã bỏ vì tôi bị sưng phổi trầm trọng và khó thở. Khi Tony bỏ nhà đi, tôi hút trở lại 3 gói một ngày.

Tôi chắc chắn Tony đi California. Tôi cũng biết những đứa trẻ lang thang nơi đó khó mà có cơ hội. Tôi hiểu rằng nếu nó ở đấy lâu, tiền sẽ hết, nó sẽ sa vào chỗ xấu xa. Đứa con trai lớn của tôi tên Harold Jr làm ở Nha Cảnh Sát Atlanta, có nhiều kinh nghiệm tìm những trẻ mất tích. Tôi và Harold Jr quyết định đi Los Angeles để kiếm Tony.

Tony bỏ đi Ngày 11 Tháng Hai. Ngày 3 Tháng Ba tôi và Harold Jr đáp máy bay xuống Los Angeles. Trong thời gian này, Bác Sĩ cho vợ tôi uống thuốc ngủ vì vợ tôi quá lo lắng cho Tony mà mất ngủ. Cứ mỗi lần điện thoại reo là vợ tôi lại khổ sở. Cuối cùng tôi phải ngủ ngoài phòng khách và mang theo cái điện thoại để vợ tôi có thể ngủ. Tôi ngủ trên cái ghế sự pha để trả lời điện thoại cho dễ. Phần lớn là các điện thoại gọi đến cho các đứa khác đang còn ở chung với chúng tôi. Tôi rất mong Tony gọi về.

Vào đêm ngày 1 Tháng Ba, tôi đang ngủ trên sự pha trong phòng khách thì nằm mơ thấy Elvis Presley. Trong giấc mộng, Elvis vào văn phòng tôi. Anh nói Anh biết vài tin tức về Tony. Tôi nhớ Anh nói: "Thưa ông, tôi lo lắng cho Tony, Tony rất ái mộ tôi. Tony đang ở Los Angeles, tôi không thể đến với nó được". Elvis mặc quần áo thường, khoác ngoài cái áo choàng mỏng của cảnh sát. Elvis cho tôi xem cái thẻ. Tôi có treo một tấm bản đồ thành phố trên tường ngay sau bàn giấy, nhưng trong giấc mộng thì lại là tấm bản đồ thành phố Los Angeles. Anh chỉ cho tôi vài con đường nhưng chưa bao giờ tôi tới Los Angeles nên khó mà nhớ được tên các con đường đó. Cố gắng hết sức tôi cũng không thể nhớ tên một con đường nào.

Elvis đành chịu. Anh bắt đầu nói với tôi: "Hãy nhìn, Tony đang ở trong một cái nhà có phòng cho thuê". Rồi Anh chỉ cho tôi quang cảnh. Một đường phố ngắn có một nhà thuốc tây ở góc đường và trước mặt là một tiệm ăn nhỏ. Đột nhiên tôi và Elvis ở ngay trên con đường phố đó và đi bộ xuống, Mọi thứ như mờ mịt, tôi không nhìn rõ mấy. Elvis cố gắng chỉ cho tôi để tôi có thể nhận được. Elvis nắm cánh tay tôi và lay tôi. Anh nói: "Nhìn đây ông, ông phải nhìn kỹ. Rất là quan trọng đấy ông". Anh chỉ tôi một căn nhà có, một căn nhà tồi tệ. Elvis nói: "Ông à, con ông đang ghiền ma túy đấy, ông phải giúp đỡ nó". Tôi có thể nói là Elvis cố gắng chỉ cho tôi cái nhà có. Đó là một căn nhà hai tầng. Tôi thấy một con mèo trên thềm đang cố vào nhà. Hình như con mèo của căn nhà ấy. Con mèo mầu vàng có sọc.

Elvis cố gắng chỉ cho tôi tên con đường nhưng tôi không tài nào nhớ được. Elvis vẫn giống như trong hình. Trong giấc mộng tôi thấy Anh cao chừng khoảng 6 feet và chừng 30 tuổi. Tôi thấy Anh rõ ràng nhưng chung quanh Anh thì mờ ảo. Tôi cố tập trung nhận diện căn nhà nhưng tôi chỉ thấy qua làn sương mù. Tôi cảm ơn Anh vì sự quan tâm của Anh.

Tôi tỉnh dậy, đầu đau và tai ù. Bấy giờ ông có thể nghĩ tôi là người mất trí. nhưng tôi, tỉnh dậy, tôi biết tôi sẽ tìm được Tony. Giấc mộng vẫn ám ảnh tôi cả ngày hôm sau. Điều tôi ngạc nhiên là tấm thẻ cảnh sát. Tôi vẫn biết Anh rất thích giúp đỡ an ninh cảnh sát. Trước kia, chưa bao giờ tôi nằm mơ thấy Elvis. Giấc mộng hầu như thật.

Harold Jr và tôi đáp máy bay xuống Los Angeles ngày 3 Tháng Ba. Chúng tôi bắt tay vào việc ngay. Tôi liên lạc với các nhân viên an ninh cảnh sát địa phương. Họ sẵn sàng cộng tác. Tôi nới chuyện với một chuyên viên về vụ này. Ông ta chỉ cho tôi những địa điểm mà các em thường tụ tập. Chúng tôi đưa hình của Tony, Chúng tôi gặp một số người tại các chỗ này xong không một ai nhớ là đã nhìn thấy Tony.

Harold Jr thuê một chiếc xe hơi. Chúng tôi đến tất cả những nơi do chuyên viên cho biết. Ngày 9 tháng 3 tôi đang lái xe, chợt nhìn thấy một tiệm bán thuốc tây và trước mặt có một quán nhỏ bán bánh mờ thịt nướng y như tôi đã trông thấy trong giấc mộng. Bây giờ chắc Bác Sĩ nghĩ: "ông này mất trí rồi" phải không, Bác Sĩ Moody? Không đâu! khi nhìn thấy tiệm thuốc và quán ăn tôi tự nói: "Đúng là con đường Elvis chỉ cho tôi trong giấc mộng". Lúc này là 2 giờ chiều.

Tôi quay sang nói với Harold Jr: "Con à, chúng ta sẽ tìm thấy Tony tại chỗ này." Harold Jr chắc nghĩ rằng ông già này bí mật. Tôi dừng xe sát lề đường ngay trước cửa hiệu thuốc. Tôi sang phía phải con đường và đi xuống chừng nửa quãng tôi nhìn thấy ba căn nhà 2 tầng có. Con đường này trông rất quen thuộc. Bây giờ tôi không biết nói với ông thế nào nhưng đúng là con đường mà tôi và Elvis cùng đi trong giấc mộng.

Tôi không biết trong giấc mộng Elvis chỉ cho tôi căn nhà nào. Tôi nhớ phần rõ nhất là cái cửa chính và mấy bậc thềm. Tôi lại gần nhìn kỹ hơn thì thấy một căn nhà có cửa và bậc thềm giống như trong mộng. Tôi liền đi tới nhà này và gõ cửa. Một bà già chống gậy ra mở. Tôi nhận thấy cửa trước có kính và phần trên có màn trắng giống như tê mỏng che bên trong cửa kính. Những màn này được ngăn ra giống như những màn tôi nhìn thấy trong giấc mộng.

Tim tôi đập mạnh như muốn ra khỏi lồng ngực khi bà cô mở cửa. Bà cô nhìn tôi. Hình như bà cô sợ hãi. Có lẽ bà cô tưởng tôi là người điên chăng. Bà cô hỏi: "Cái gì! Tôi có thể giúp gì cho ông?" Tôi hỏi: "Thưa Cô, Tony Welch có ở đây không?" Bà cô trả lời:

"Có".

Tôi nói với Bà tôi là cha y, y đã bỏ nhà đi. Tôi phải gặp ngay y. Bà cô chỉ cho tôi phòng của Tony trên lầu trông ra cầu thang. Đến đây Harold Jr ngơ ngác như trong sương mù. Tôi không nói cho Harold Jr biết giấc mộng. Harold Jr có vẻ bối rối và theo chân tôi lên cầu thang.

Khi tôi lên đến phòng Tony, tôi gõ của. Tôi nghe thấy y nói "Xin cứ vào". Tôi mở của bước và o. Thằng nhỏ đang nằm dài trên giường đọc tạp chí. Tôi nhìn thẳng vào mặt y và mỉm cười. Mặt y trắng bệch như tấm vải trải giường. Nó nói "Thưa Ba, Ba làm sao mà tìm được con thế?" Nó òa khóc và nhảy đến tôi.

Tôi đứng đấy ôm choàng thằng nhỏ lối một phút. Tôi cũng khóc. Nó nói: "Thưa Ba, con muốn trở về nhà."

Chúng tôi xếp đồ dùng cho nó. Tôi trả tiền nhà cho bà cô. Khi chúng tôi sắp sửa bước ra tôi hỏi bà cô: "Thưa cô, cô có nuôi mèo không?" Bà cô trả lời "Không, tôi không nuôi mèo." Tôi hỏi bà cô cô có thấy một con mèo vàng có sọc ở lối xóm không. Tôi muốn biết về con mèo mà tôi trông thấy trong giấc mộng. Tôi chắc chắn con mèo đó ở đâu đây. Bà cô trả lời bà cô không thấy con mèo nào như vậy. Bà cô không hỏi tôi tại sao tôi muốn biết. Nhưng theo hành động của tôi và lối nhìn của Harold Jr chắc bà cô tưởng chúng tôi thuộc loại điên khùng.

Trên xe về khách sạn, Harold Jr và Tony không hỏi tôi sao tôi lại biết. Tôi không bao giờ kể cho chúng hay. Thực ra tôi cũng cảm thấy khó nói với các con tôi là Elvis chỉ đường cho tôi trong giấc mộng. Tôi giữ kín trong lòng. Harold cho rằng tôi tìm được là do tin tức của một cảnh sát viên thuộc Nha Cảnh Sát Los Angeles, và tôi cũng không muốn phổ biến nguyên do tôi đã thành công. Tôi không nói về Elvis, những gì Anh đã đến với tôi.

Đêm đó tại khách sạn, tôi và Tony suy nghĩ về sự may mắn. Tony nói: "Thưa Ba, có một điều rất ngộ, con đã nằm mơ thấy Elvis hai lần. Trong cả hai giấc mộng Elvis bảo con là Ba sẽ đến đón con về. Anh cũng nói Anh lo lắng cho con và Anh sẽ giải quyết được."

Tôi bằt đầu khóc khi nghe thấy vậy, nhưng tôi vẫn chưa nói cho con tôi về giấc mộng. Tôi vẫn chưa nói đến Anh, nhưng tôi đã thấy thần kinh căng thẳng. Tôi sẽ nói về Anh một ngày gần đây.

Quả là đúng như trong giấc mộng Elvis nói Tony ghiền ma túy. Chúng tôi đã cố gắng cho Tony bỏ ma túy. Tony đã vượt qua, và rất khoẻ mạnh. Mọi việc đều tốt đẹp.

Tôi không hiểu sao tôi lại nằm mộng như vậy. Trước đây cũng như sau đó không bao giờ có những giấc mơ như thế nữa. Tôi đâu phải là người không biết suy nghĩ. Tôi phải đứng trên cương vị việc là m. Tôi chưa bao giờ dính dáng tới những chuyện siêu linh. Vài năm trước đây. tại một thành phố gần đây, có một vụ giết người rất sôi nổi. Đủ loại giấy tờ. Họ đã mang các nhà siêu linh đến để giúp đỡ. Tôi tự nghĩ đó chỉ là lường gạt.

Bây giờ tôi không biết nghĩ sao. Với tôi hình như Elvis Presley lo âu cho con tôi nên Anh đã đến bằng giấc mộng để giúp đỡ tôi. Tôi không biết nghĩ gì hơn nữa."

Câu chuyện của Harold Welch là một câu chuyện khó khăn trở ngại nhất mà tôi gặp phải. Nếu những dữ kiện mà ông nhớ lại đúng như ông trình bầy, câu chuyện như thách đố sự giải thích tầm thường. Harold là một người thành thực đáng tin cẩn, có lý trí, không phải loại người có khuynh hướng ngông cuồng.

Chính giấc mộng là động lực tâm lý quan trọng. Theo cách mà Harold mô tả Elvis trong giấc mộng, Elvis xuất hiện lo âu cho Tony cũng như Harold trong lúc nằm mộng là một sĩ quan cảnh sát lo âu cho nghề nghiệp của mình. Sự khó khăn do Evis ám chỉ trong giấc mộng là làm sao báo cho Tony biết sự trở ngại của Harold trong việc liên lạc với con.

Tuy nhiên, điều huyền bí là chốn xảy ra trong giấc mộng đã biến thành sự thực ăn sâu vào trí nhớ của Harold. Giống như Harold, tôi cũng khó biết phải nghĩ gì!

-32-

HILDA WEAVER, NHÀ TÂM LÝ HỌC THẤY THẦN HỒN ELVIS PRESLEY



Tác Giả: Raymond A. Moody

Hilda Weaver là một nữ Bác Sĩ Tâm Lý Điều Dưỡng 30 tuổi, còn độc thân. Trong thị xã, Cô được mọi tầng lớp dân chúng và các đồng nghiệp quý trọng. Cô đã từng nói cô thuộc loại người "bảo thủ" và không mấy để ý đến các hiện tượng siêu nhiên cho đến khi cô đã tự mình chứng nghiệm. Khi Elvis chết được gần 3 tháng, lúc đó cô 28 tuổi Elvis đến thăm cô, thuyết phục cô.

Sau đây là lời cô thuật lại:

"Khi tôi khoảng 10 hay 12 tuổi tôi có gặp Elvis một lần. Tôi nói "gặp" chứ đúng ra lúc ấy Anh đi bên cạnh tôi. Anh nhìn vào mặt tôi và nói: "Chào Em Cưng". Tôi nhớ tôi thật là cảm động. Một em bộ nít như tôi mà tự nhiên được một người đàn ông có cả nửa số phụ nữ trên thế giới ái mộ âu yếm nói chuyện. Ôi thật là cảm động biết chừng nào! Lẽ đương nhiên tôi nghĩ ngay đến việc lấy Anh. (Thật tức cười) Thật là một ý tưởng ngộ nghĩnh! Tôi nhớ mãi tới mấy tháng sau đó và đúng ra cả năm sau không chừng. Có lẽ tôi đã hơi lập dị. Tôi nghĩ "Khi tôi lớn Elvis có thể cưới tôi, Anh có thể mang tôi theo Anh và chúng tôi sẽ sống bên nhau hạnh phúc suốt đời. (Thật tức cười) Cuộc hành trình thú vị biết bao! Chuyện này đã làm cho tôi khúc khích cười thầm cho đến cả đến bây giờ mỗi lần tôi nhớ lại.

Tôi chỉ gặp Elvis một lần duy nhất đó. Thực thà mà nói, trước khi xảy ra việc trên tôi cũng chưa hẳn là người thực sự ái mộ Anh. Tôi chỉ mới xem 1, 2 cuốn phim Anh đóng. Tôi có vài dĩa hát của Anh - như Ông (Raymond A. Moody) thấy - chừng nửa tá tập nhạc của Anh. Tôi không bị Elvis ám ảnh như những người con gái đồng lứa tuổi. Tôi thuộc loại người đứng đắn, chỉ biết có học; Ông có thể hỏi bạn hữu của tôi. Họ sẽ cho Ông biết là tôi đứng đắn hay không. Đời tôi chỉ có học đường và sách vở.

Thế cho nên tôi vô cùng kinh ngạc khi Elvis đến thăm tôi. Bây giờ Ông thấy việc này như từ trên trời rơi xuống, tuyệt đối không có liên quan gì đến ma quỷ hay thần giao cách cảm. Không, bao giờ tôi cũng có thành kiến thiển cận về trí óc của con người. Tôi nghĩ rằng những chuyện như vậy là do tưởng tượng hay kỷ thị ám thị mà thôi. Đó là lý do khiến không bao giờ tôi kể lại chuyện đó cho các bạn đồng nghiệp nghe cũng như tôi không bao giờ muốn nói cả. Mọi người sẽ coi tôi giống như tôi coi các người khác - các bệnh nhân của tôi đã từng kể cho tôi nghe những loại chứng nghiệm tương tự như vậy.

Rồi việc xảy đến làm tôi cứng họng. Vào buổi chiều tôi đang làm việc trong phòng, tôi viết bài cho một tờ báo chuyên môn. Bài đó cuối cùng đã được đăng. Tốt hơn tôi không cho ông biết bài gì và tờ báo nào bái vì nếu mọi người tìm ra, họ sẽ sợ hãi và chống đối. Họ sẽ không ngạc nhiên khi biết điều gì xảy đến khi tôi đang viết bài này.

Bấy giờ, tôi đang trong phòng làm việc, ngày 17 Tháng 11 Năm 1977. Tôi biết đúng là ngày đó vì sau khi Elvis Presley ra về tôi lấy bút xanh ghi ngày vào cuốn lịch để bàn với chữ "EP (Elvis Presley) bất ngờ đến thăm" Hiện nay tôi vẫn còn giữ cuốn lịch đó.

Cắm cúi viết trong phòng làm việc, ngẩng lên tôi chợt thấy Elvis Presley đang ngồi trước mặt tôi trên chiếc ghế bành da mà bệnh nhân của tôi thường ngồi. Thật là sửng sốt biết làm gì đây trong trường hợp này. Tôi nhận ra Anh và cảm thấy bầu không khí chung quanh tràn ngặp yêu thương, hình như Anh có ý nghĩ không mấy tốt đẹp về tôi. Thật là ngạc nhiên. Tôi nhớ lại lúc đó tôi là người hạnh phúc nhất trên đời. Là một nhà tâm lý giỏi, khôn ngoan, không gì ràng buộc lại giàu có và sống trên mảnh đất đẹp nhất của trái đất.

Bởi vậy tôi có thể nói rằng Elvis nhận thấy có cái gì không ổn trong đời sống của tôi, cái đó mà chính tôi cũng không biết nên Anh đang thử giúp đỡ tôi. Chúng tôi đến với nhau, tuy đột ngột nhưng đầy nhiệt tình. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy lúc đó tôi thật vụng về. Thông thường với các bệnh nhân mới tới, tôi hay hỏi câu: "Tôi có thể giúp đỡ gì cho ông (hay bà) đây?" Nhưng khi đối diện với gương mặt đôn hậu, hào phóng của Elvis presley, tôi lại hỏi: "Anh có thể giúp đỡ gì cho tôi đây?"

Anh mỉm cười, hớn hí, và chắc chắn rất hài lòng. Nhìn gần trông Anh rất trẻ chỉ trạc tuổi tôi vào lúc đó. Anh có vẻ sung sướng.

Đến lúc này thì khả năng phê phán của tôi chợt đến và tôi ngưng ngay sự phân tích. Tôi nghĩ điều này: "Có thể xảy ra? Có thực điều này thật đang xảy ra sao?" Dù vậy khả năng phê phán của tôi chưa lén xén. Tôi vẫn dùng khả năng này từ hồi nào đến giờ rất hiệu quả. Nói đúng ra tôi biết có hơi lợi dụng. Thật điên rồ khi dùng khả năng phán xét để ngờ vực sự thực mà tôi đang nhìn thấy trước mắt. Tôi thực đang nhìn thấy mà. Tôi thấy Elvis Presley, Anh mặc bộ đồ mầu xanh với các tua rũ xuống trông hấp dẫn nhưng tôi không chú ý mấy về y phục. Điều tôi muốn nhấn mạnh là tôi đang nhìn thấy Anh, hơn nữa là đang cùng Anh hòa hợp, đang cùng Anh tác động, và đang có với Anh một sự thân ái, một tình bằng hữu. Tôi cảm thấy tôi như một học sinh, một em gái, một người bạn, tất cả trong cùng một lúc.

Anh bắt đầu trò chuyện với tôi, Anh nói "Missy, Cô có hài lòng với cuộc sống của Cô không?" Khi tôi còn nhỏ, một số người thân trong gia đình gọi tôi là Missy, nhưng từ nhiều năm qua, từ khi tôi ra khỏi trường Đại Học, không còn ai gọi tôi bằng cái tên này nữa. Câu hỏi này giáng vào tôi theo tục ngữ như cả một tấn gạch nặng. Câu hỏi như vào thẳng tim tôi, tôi trả lời: "Anh là nhà tâm lý giỏi hơn tôi, tuy chẳng bao giờ Anh đến trường." Vừa nói xong, tôi cảm thấy bối rối và hổ thẹn vì mới gặp Anh lại hạ Anh. Nhưng Anh mỉm cười và câu trả lời của Anh làm bầu không khí đang lúng túng trở thành ấm cúng và thuận hòa ngay. Anh nói: "Tôi đã theo học một nhà trường tốt nhất ". Theo cách Anh nói, tôi nhận là Anh có lý. Sau cùng Anh đã chết để về nơi Thiên Cảnh! Cái gì đã làm tôi nghĩ tôi là người tài giỏi, phải chăng mảnh giấy treo trên tường kia? Tôi hiểu rằng cấp bằng Tiến Sĩ của tôi không còn nghĩa lý. Tôi không thể núp sau văn bằng đó nữa. Trước đây đối với bất cứ ai ngồi tại cái ghế này, thì tôi là Tiến Sĩ, xử dụng văn bằng này để đối phó. Nhưng giờ đây với một người đã chết và người nay đang hỏi tôi điều gì đó trong lòng tôi mà chính tôi không biết.

Tôi trả lời Elvis: "Hài lòng với cuộc sống của tôi à? Ồ! Anh biết rõ về tôi, chính tôi không biết điều đó, tôi không biết đối phó phải không Anh?" Anh yên lặng làm thinh và hiền từ nhìn thẳng vào mật tôi.

Tôi bắt đầu thổn thức. Anh hiểu ngay và nói: "Hilda à, Cô phải mở rộng bối cảnh mà Cô đang làm trong đời sống của Cô". Rồi chúng tôi trò chuyện một lúc hết chuyện riêng tư lại đến những chuyện vớ vẩn mà từ trước tới nay tôi chưa hề hé môi cho ai biết cả. Sau khi chấm dứt câu chuyện tôi hiểu tầm đa hiệu của tư tưởng và trí tuệ con người nếu biết áp dụng, tôi sẽ đem lợi ích đến cho nhiều người khác; tôi phải hiểu tư tưởng và trí tuệ trong tôi và biết khai thác triệt để tối đa.

Khi tất cả mọi vấn đề đã ăn sâu vào tâm khảm tôi là lúc Anh phải ra đi, tôi biết là tôi không bao giờ gặp lại Anh nữa vì tôi đang sống ở trần gian. Và tôi cũng chuẩn bị kỹ càng để tiễn Anh đi, điều mà tôi không làm trong khi Anh còn sống - đó là tự mình cái mở nhiều hơn nữa cho chính mình cũng như cho những người khác. Mặt khác tôi hãy còn chưa bộc lộ được hết lòng thương yêu của tôi đối với Anh, và tôi không thể để Anh ra đi một mình. Đến lúc này tôi nhớ đến một chuyện làm tôi bối rối. Vài ngay sau khi Elvis chết, tôi đọc trên một tờ báo có tin hai phụ nữ trẻ đến chia buồn, đang đứng quanh nhà Elvis, bị xe đụng chết. Tôi xúc động nhiều vì cái chết của hai người đàn bà còn quá trẻ. Khi Elvis từ giã, tôi đem chuyện này nói với Anh và tôi cũng lo lắng phản ứng của Anh hay được Anh có buồn rầu không. Anh trả lời: "Tôi cũng rất buồn về chuyện này. Tôi có mặt ở đó để chào họ và sống với họ khi họ về Thiên Cảnh". Sau đó tôi hết lo lắng, thêm lần nữa Elvis đã làm cho tôi cảm động với sự hiền từ của Anh. Tôi liền cúi đầu, chắp hai tay như cầu nguyện.

Khi tôi ngẩng đầu lên thì Anh không còn nữa. Từ đó tôi không bao giờ nhìn thấy Anh và cũng chẳng bao giờ nằm mơ thấy Anh cả.

Trên đây là chứng nghiệm của tôi. Không có thông điệp vũ trụ, không có sự thực uyên thâm, không có giấy tờ ghi lại. Tất cả đều riêng tư - rất đầm ấm và riêng tư. Từ đó tôi trở nên sung mãn nghị lực. Tôi thương tất cả mọi người. Ông biết không dù đời có sao đi nữa thì tất cả chúng ta vẫn cần hợp quần. Chúng tôi còn có rất nhiều thứ mà không có trong sách vở. Không một người bệnh nào hay một đồng nghiệp nào của tôi biết tôi có kinh nghiệm này với Elvis Presley. Mà cũng không ai có thể biết được - vì là rất riêng tư như ông đã biết. Cái mà tôi hy vọng là họ nhìn thấy hậu quả nơi tôi. Hậu quả đã giúp tôi cởi mở, đã làm cho tôi có lại cuộc đời hoạt động. Việc này đã làm cho tôi có được các điều tốt đẹp đó. Sau khi Hilda mô tả chứng nghiệm của Cô, Tôi và Cô đã có một cuộc bàn luận khá lâu. Tôi bầy tỏ ý kiến riêng của tôi. Một số đặc tính đến với Cô rất phù hợp, chứng nghiệm đã thức tỉnh tư tưởng thầm kín của Cô, và thật là rõ ràng Cô cần có một số tình cảm thiết yếu mà từ lâu Cô không để ý tới. Đầu tiên, phần Cô, Cô đã không bộc lộ thương tiếc Elvis Presley. Đáng lẽ Cô cần bộc lộ tình cảm ngay từ khi Elvis chứng tỏ trìu mến với Cô lúc Cô còn nhỏ. Chứng nghiệm với Elvis tại Văn Phòng của Cô có thể giải thích là sự biểu lộ lòng thương tiếc của Cô với Elvis.

Thứ nữa là Cô bầy tỏ lòng tiếc thương và sự bối rối về thảm kịch của hai người đàn bà trẻ bị xe đụng chết tại Graceland. Sự xuất hiện của Elvis tại văn phòng đã an ủi Cô phần nào.

Điều thứ ba Cô nhận xét là Cô giữ tâm tư thầm kín về mọi mặt của cuộc đời. Được biết với các nhà tâm linh học, một người chối bỏ trạng huống của chính mình, giữ tâm tư thầm kín, thì trạng huống đó ít nhiều cũng vẫn còn giữ trong tư tưởng của người ấy. Trạng huống đó có thể biến thành những giấc mơ như thật, cũng có thể là những hình thái của các sự khó khăn hoặc là những khuôn mẫu trong việc giao tế thí dụ như đàn ông cứng rắn lạnh lùng cưới phụ nữ sôi nổi nhậy cảm như để bổ khuyết cho nhau khiến cho đời sống được điều hòa. Tôi nghĩ có lẽ Hilda đã nén tinh thần đau xót nổi dậy trong ảo ảnh của Elvis, người đã khen ngợi Cô nên hậu quả là làm Cô thức tỉnh cái quan niệm thiển cận của mình.

Cuối cùng trước cái ngày định mệnh ấy, Hilda lúc nào cũng sống với sự suy nghĩ khắc khổ. Cô đã từ bỏ các lạc thú bình thường của cuộc đời, Cô rất ít khi vui. Ở mức độ nào đó Cô phải khao khát thú vui. Mặt khác Elvis Presley là một người nổi tiếng về ăn chơi, mê phim ảnh, trượt tuyết, cưỡi ngõạ và những trò chơi giả tưởng. Với một số người, Elvis Presley là hình ảnh của một người yêu đời. Thật là hợp lý,hình ảnh của Elvis nổi lên từ đầu óc khép kín của Hilda, để bầy tỏ cho Cô biết Cô cần có thú vui cho cuộc đời. Và như thế Cô bắt đầu cho phép mình được hưởng các thú vui sau khi trò chuyện với Elvis.

Hilda ngồi bình tĩnh, mỉm cười hoan lạc trong khi tôi tóm tắt lại những sự giải thích có thể có được. Khi tôi nói xong, tôi nhận thấy - gần như tự động - Hilda thở ra một hơi dài nhẹ nhỏm. Từ từ rồi mọi sự như qua đi, Hình như Cô đang đắm mình trong tình trạng nghỉ ngơi thoải mái và nhìn thẳng và mắt tôi. Tôi có cảm nghĩ Cô đang xâm nhập tôi. Như thể Cô đang đặt Cô trong hoàn cảnh của tôi. Rồi Cô trở lại bình thường và nhận xét câu trả lời của tôi về câu chuyện. Lời phê phán của Cô thật là khôn ngoan, hiểu biết và lanh lợi, tôi xin ghi nguyên văn:

"Raymond, Ông đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu các chứng nghiệm bất thường của một số người, nhưng chính Ông thì chưa có. Đó là một thất bại. Hãy xem tôi. Tôi không bao giờ lưu ý đến việc đó mà nó lại đến với tôi. Hình như Ông xem có vẻ thèm thuồng và giận tôi. Ông cần phải tìm kiếm chính nơi Ông để tìm được nguồn cội. Ông sợ hãi đề cập đến những chuyện đó theo qui ước thông thường vì nghĩ rằng chuyện đó không thể xảy ra được. Ông cần phải cởi mở những phần khác của tư tưởng ông. Ông sẽ vui hơn khi làm như vậy."

Tôi ngạc nhiên và cảm động về nhận xét của Cô. Rõ ràng là Cô đã hòa nhập vào lời nói và sắc diện của tôi mà chính tôi cũng không để ý đến. Dù gì khi Cô nhận xét về cảm nghĩ day dứt hay khao khát của tôi trong cuộc phỏng vấn với Cô là đúng.

Cuộc đàm thoại với Hilda cũng làm cho tôi lưu ý đến cái giới hạn trong phương pháp giải thích vấn đề siêu linh nếu đơn thuần dựa trên tính chất tâm lý của người có chứng nghiệm.Cũng có thể rằng trong một vài trường hợp chứng tỏ trạng huống của chứng nghiệm đã đưa đến sự đối nghịch không giải quyết được trong tư tưởng của người chứng nghiệm. Trong một vài trạng huống đem tâm lý mà giải thích của một chứng nghiệm bất thường có thể bắt nguồn từ những đối nghịch bất thường của tư tưởng người giải thích. Vì vậy nên nếu chối bỏ chứng nghiệm của một ngườì khác vì cho rằng nó phản ảnh những bối rối về tâm linh, dường như người đó bắt buộc cũng chối bỏ dự định của mình để giải thích chứng nghiệm nếu sự giải thích ấy phản ảnh bối rối tâm linh của chính mình.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5347)
Dolly là tên con cừu được sao bản * (cloning) năm 1996 tại Anh quốc bởi khoa học gia Ian Wilmut, và Eve là tên móc nôi của cô bé nặng hơn 3kg mới được sao bản bởi nhà hóa học Brigitte Boisselier và ra khỏi lòng mẹ vào lúc 11 giờ 55 phút sáng 26/12/2002 bằng phẫu thuật.
08/04/2013(Xem: 7208)
Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu "Tử Niệm" này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại. Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì.
08/04/2013(Xem: 7620)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 9914)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 7570)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4493)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 8144)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 8164)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 10313)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
18/11/2012(Xem: 9992)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]