Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một con người

20/02/201115:46(Xem: 4682)
Một con người

PHÙ TRỢ NGƯỜI LÂM CHUNG
Đại sư Dagpo Rinpoche
Diệu Hạnh Giao Trinh Việt dịch- Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Thời Đại

PHẦN I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỜI ĐIỂM LÂM CHUNG

Một con người

“Người lâm chung” hay “người ở giai đoạn cuối của cuộc đời”, trong tiếng Tây Tạng là “chi kha mai sems can”. Cụm từ này thật ra có hai ý nghĩa, nhưng thông thường là để nói đến những người bệnh ở giai đoạn cuối, hay là những người đã kiệt quệ với năm tháng tuổi tác, nghĩa là cận kề cái chết. Hôm nay chúng ta sẽ sử dụng ý nghĩa này.

Nói “giai đoạn cuối của cuộc đời” tức là nói đến “sự chết”. Vậy thì chúng ta sẽ nói về sự chết. Đây là một giai đoạn mà không ai tránh được, không một chúng sinh hữu tình nào có thể được miễn. Tuy đây là một hiện tượng không có gì tự nhiên cho bằng và được chứng minh trên tất cả mọi chúng sinh không ngoại lệ, nhưng tùy theo nền văn hóa hay truyền thống, người ta phân tích hiện tượng ấy dưới những góc độ khác nhau. Ở đây, dĩ nhiên chúng ta sẽ cố gắng lược qua những kết luận mà Phật giáo đã đạt được.

Phật giáo phân tích cái gọi là “sự chết” như thế nào?

Để biết “sự chết” là gì, chúng ta phải bắt đầu từ khái niệm cái gì là một cá nhân, một con người, hữu tình. Kỳ thật, “chúng ta” là cái gì?

Một cá nhân là một hiện tượng phức hợp, được cấu tạo bởi – nếu dùng chữ thông thường – một thân và một tâm. Rõ ràng, hẳn quý vị cũng đồng ý với tôi rằng mỗi người chúng ta đều có một thân thể và một bản tâm. Và bởi vì, trong một khoảng thời gian nào đó, một hợp thể như thế hiện hữu, nên chúng ta hiện hữu như một cá nhân. Hãy ghi nhận rằng cả thân lẫn tâm đều hiển bày qua nhiều tầng lớp từ thô nặng đến vi tế. Điều mà chúng ta trực tiếp nhận biết được chỉ là mức độ thô nặng nhất của thân tâm, đó là tầng lớp duy nhất mà ta có thể nhìn thấy hay nhận biết được. Nhưng theo Phật giáo thì thân tâm chúng ta có những tầng lớp vi tế hơn nhiều mà nhãn quan hay nhận thức thông thường không thể nắm bắt.

Khi chúng ta quan sát thân và tâm ở tầng lớp thô nặng của chúng một cách tinh tế hơn, chúng ta sẽ phát hiện, tùy theo góc độ nhìn của mình, có 20 hay 24 thành phần. Tôi sẽ không liệt kê hết ra đây vì như thế quý vị sẽ chán lắm, nhưng để quý vị có một ý niệm, trong số các thành phần ấy ta có thể phân biệt năm uẩn, bốn đại, năm diệu trí (tức là năm loại ý thức), năm căn và năm trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc). Hãy cẩn thận, trong bối cảnh này ta đang nói đến cái sắc, cái thanh v.v... thuộc về dòng tương tục của một con người, ở bên trong họ, chứ không nói đến các sắc, các thanh v.v... ở ngoài họ. Đừng quên là chúng ta đang nói đến những thành phần cấu tạo của một con người.

Trong suốt một quãng thời gian, 24 thành phần ấy – giản dị hơn là thân và tâm ở bình diện thô – còn ở trong một trạng thái lành lặn đủ để có thể cộng đồng sinh hoạt, nghĩa là khi những thành phần vật chất (thân xác) còn có thể làm chỗ y cứ, tức là chỗ dựa cho tâm. Với thời gian, những thành phần vật chất ấy sẽ có lúc cũ kỹ, hư hoại. Theo thuật ngữ Phật giáo thì cái thân xác thô đang phải trải qua một sự tan rã, một sự phân hóa. Xin đừng hiểu lầm! Ở giai đoạn này cái thân xác thô không hề biến mất. Tuy vẫn còn sống, nhưng nó đang suy thoái, đang yếu mòn đến nỗi mất đi khả năng làm chỗ y cứ cho tâm thức. Kết quả là tâm thức, ở bình diện thô của nó, cũng không hoạt động được nữa. Sự đứt quãng trên bình diện thô của thân và tâm khiến bình diện vi tế của chúng được hiển lộ, nhưng rồi cũng suy tàn một cách nhanh chóng.

Và khi hai bình diện thô và tế đều vô hiệu thì cá nhân này chỉ còn có thể hoạt động ở bình diện cực vi tế. Chỉ lúc ấy và như thế, họ mới kinh nghiệm sự chết. Nói tóm lại, theo Phật giáo, cái chết của một cá nhân trùng hợp với sự xuất hiện trong họ bình diện cực vi tế của tâm thức, tức là “ánh tịnh quang của sự chết”.

Nếu có ai thích tìm hiểu về tiến trình của sự chết, với những chu kỳ tuần tự tan rã để kết thúc bằng sự hiển lộ của một tâm thức cực vi tế trong một cá nhân, tôi khuyên quý vị hãy tìm đến những trước tác có liên quan đến đề mục này. Hiện nay đã có bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tôi nghĩ là còn có trong nhiều ngôn ngữ khác, bởi vì chúng ta không thể đi sâu hơn [vào chủ đề này] tại pháp hội hôm nay. Đó không phải là đề tài chính của chúng ta. Hơn nữa, đề tài này rất chuyên môn và có thể rất tẻ nhạt, khó hiểu đối với một số người. Hiện nay, việc tìm những cuốn sách nói về tiến trình của sự chết không khó khăn gì, quý vị có thể tự tìm đọc lấy. Nhưng xin cho tôi nói lên một nhận xét. Có nhiều cách để đọc một cuốn sách. Ta có thể đọc lướt qua một tác phẩm và hoàn toàn đứng ngoài nội dung tác phẩm ấy. Trong trường hợp này, ngoài sự thâu thập một vài hiểu biết trên lãnh vực thuần túy kiến thức, đọc như thế chả có ích lợi gì nhiều.

Vì đề tài được thảo luận, ít ra là theo nhãn quan Phật giáo – ta có thể có những quan điểm khác nhau trên đề tài này – nên dù ta đọc sách chỉ để tự tìm hiểu, tốt hơn hết là nên tự đặt mình vào vai trò chính và cảm thấy trực tiếp liên quan đến những dòng chữ đang đọc. Thí dụ, trong tiến trình của sự chết có giai đoạn nói đến sắc uẩn. Đó là một danh từ chuyên môn chỉ cho thân xác, thân xác của ta. Thay vì đọc “sắc uẩn” và dừng lại ở cái thuật ngữ khái quát ấy, thì nếu ta tự bảo rằng đây không phải là một khái niệm, hay là một cái gì thuần túy trừu tượng mà chính là sắc uẩn của tôi, là thân xác của tôi, và đây là một trong những thành phần cấu tạo ra tôi, và hiện thời mục đích của tôi là tìm hiểu xem cái gì sẽ xảy ra cho nó... Đọc như thế có lợi hơn nhiều, tốt hơn nhiều. Nếu chúng ta tham dự như thế thì những hiện tượng trừu tượng kia sẽ trở nên cụ thể hơn vì có dính líu đến chúng ta.

Một thí dụ khác. Trong chu kỳ tan rã thứ nhất, theo lý thuyết thì giữa những thành phần có liên quan tới sắc uẩn thì “đại viên cảnh trí” cũng đồng thời suy tàn. Trong trường hợp của chúng ta, cụm từ đó có nghĩa là những gì nhãn căn của ta có thể nhận thấy được. Thay vì đứng như một người ngoại cuộc và đọc những dòng chữ nằm cạnh nhau mà không tìm hiểu ý nghĩa của chúng, tốt hơn là chúng ta nên ý thức được câu ấy nói về nhãn thức của chúng ta, về khả năng nhận biết những đồ vật có một hình dạng (sắc tướng), và khả năng ấy đang bị tiêu mòn đi trong giai đoạn này của tiến trình sự chết.

Đồng thời, ta nói đến sự tan rã của địa đại. Hãy cố hiểu rằng câu này không nhằm chỉ đến các yếu tố vật chất có tính cách cứng rắn nói chung, mà chỉ đến tất cả những gì do địa đại cấu thành trong ta.

Cũng thế, khi nói về khả năng nhận biết qua nhãn căn hay là về các sắc tướng thì không phải tất cả các sắc tướng [nói chung] đều tan rã trong giai đoạn thứ nhất, mà là sắc tướng của chính đương sự, tức là của ta, là cái gì ở bên trong dòng tương tục của thể chất ta.

Nếu chúng ta đọc những điều chỉ dẫn này mà cảm thấy được sự liên quan của chúng đến chính mình, và hiểu được rằng chính mình là người đang được nói đến, rằng những câu viết trong sách là những sự việc mà một ngày nào đó mình phải trải qua, thì những hiểu biết mà chúng ta thâu thập được sẽ không chỉ là trên lãnh vực tri thức khô khan nữa.

Vì chúng ta sẽ nói nhiều đến năm uẩn, nên tuy không đi vào chi tiết, tôi cũng sẽ đề cập đến đôi nét, tuy phần đông quý vị hẳn đã từng nghe qua nhiều lần [về thuật ngữ này].

Khi dùng từ ngữ thông thường, Phật giáo nói rằng mỗi cá nhân là kết cấu của một thân và một tâm, nhưng khi cần dùng thuật ngữ chính xác hơn thì Phật giáo lại nói rằng mỗi cá nhân được định nghĩa như một cái gì được nhận biết, hay được gọi tên, trên căn bản năm uẩn đã kết cấu thành cá nhân ấy.

Đầu tiên trong năm uẩn là sắc uẩn. Quý vị đừng khựng lại bởi ngôn từ. Nói về một hữu tình thì sắc uẩn nghĩa là “thân”, thân thể của chúng ta. Vậy tại sao lại dùng từ ngữ tối nghĩa như thế? Dùng chữ “sắc” là vì cái mà chúng ta nhận thức được của một hiện tượng, là cái sắc tướng mà hiện tượng này hiển bày. Còn chữ “uẩn”, lợi ích của nó ở chỗ nó nhấn mạnh rằng khi nói đến “thân” thì ta không nói đến một cá thể nguyên khối mà phải là một sự hòa hợp do nhiều thành phần kết hợp tạo thành. Chữ “uẩn” cho chúng ta thấy ngay khía cạnh phức hợp, khía cạnh số nhiều của một hiện tượng, dẫu cho đó là sắc uẩn hay bốn uẩn còn lại, tức là các uẩn chủ yếu liên quan đến tâm: thọ, tưởng và thức uẩn thuộc về tâm thần, nhưng hành uẩn thì khác. Nó bao hàm hai loại hiện tượng, một loại thuộc về tâm thần và loại kia thì không; thí dụ: đời sống của cá nhân ấy, bản chất vô thường của họ v.v...

Thứ hai là thọ uẩn, tức là cảm thọ của chúng ta vốn chia làm ba loại: lạc, khổ và vô ký, hay dễ chịu, khó chịu và không dễ cũng không khó chịu, trung dung.

Thứ ba là tưởng uẩn. Tác dụng của uẩn này trong tâm ta là giúp ta nhận định các sự vật, và phân biệt chúng với vật khác. Khi chúng ta nhìn một vật gì (nhãn căn tiếp xúc với nhãn trần) thì cái làm cho ta phân biệt được vật màu trắng với vật màu xanh chính là cái tâm sở này. Tưởng uẩn nhận ra vật này trắng khác với vật kia xanh hay đen v.v...

Thứ tư là hành uẩn. Dù uẩn này có hai loại, nhưng khía cạnh chính yếu của nó là nghiệp – tức là tư tâm sở. Đây cũng là một tâm sở của chúng ta, và là một tâm sở vô cùng quan trọng. Nó có công năng giúp cho nhận thức của chúng ta chuyển động, và giúp cho những thành phần khác của tâm xoay qua hay hướng đến một đối tượng nhận thức nào đó.

Cuối cùng, thức uẩn bao gồm tất cả thức có thể trình hiện trong ta, tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý thức.

Nhưng giản dị nhất là thay vì dùng chữ uẩn, chúng ta vẫn có thể dùng các chữ thân và tâm để nói về thành phần cấu tạo của một cá nhân.

Nói đến tiến trình của sự chết, một khi đã liệt kê các thành phần cấu tạo thành một cá nhân, họp lại thành 5 nhóm mà tôi vừa đề cập, chúng ta sẽ nói đến một nhóm khác, và liên kết mỗi nhóm với một loại uẩn. Các nhóm này cũng tan rã đồng thời với uẩn kia.

Bốn nhóm đầu được cấu tạo bởi 5 thành phần, trong khi thức uẩn thì sự cấu kết có phần hơi khác biệt. Quan sát như thế rồi, có khi chúng ta nói rằng nếu 20 hay 24 thành phần còn hội tụ với nhau thì sự sống còn tồn tại. Con số có thể sai khác tùy theo góc độ quan sát, nhưng trong cả hai trường hợp, nền tảng của sự phân tích là năm uẩn, cộng thêm với vài thành phần khác để tạo thành những hợp thể [của sự sống].

Hãy ghi nhận rằng, miễn là các thành phần còn tập hợp với nhau để thành một tổng thể thì sự sống được duy trì. Khi các thành phần trở nên kiệt quệ đến mức phải phân tán thì sự chết xuất hiện.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 20201)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 14504)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10555)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8212)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11306)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6112)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3969)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 19005)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 26303)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14194)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]