Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhận ra cùng lúc tánh của tâm an tịnh và tâm năng khởi

18/01/201111:43(Xem: 12079)
Nhận ra cùng lúc tánh của tâm an tịnh và tâm năng khởi

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Chương III
Thiền Quán

Nhận ra cùng lúc tánh của tâm an tịnh và tâm năng khởi

Khi quán chiếu về tâm an tịnh và tâm dao động (ở những chương trước), ta đã hiểu được sự xuất hiện, cấu tạo của những ý niệm và biết tâm an tịnh với tâm dao động không phải là hai tâm (khác biệt). Khi tâm an tịnh thì nó không dao động, và khi dao động thì nó không an tịnh. Tác nhân và tánh của hai trạng thái trên chính là một tâm rỗng lặng, sáng suốt.

Không phải sự phát hiện của một ý niệm cho ra tánh rỗng sáng, cũng không phải, khi ý niệm này diệt, nó trở về tánh rỗng sáng. Ngay khi đang khởi nó vẫn là tánh rỗng sáng. Thấy được điều này tức là hiểu được tánh thường trụ của tâm.

Khi biết tất cả hình ảnh, cảnh vật không gì khác hơn là những dấy động của tâm, như sóng trên nước, không hiện hữu thực sự, gọi là nhận ra cảnh vật chính là tâm (không khác).

Khi quán chiếu thấy rõ tánh của tâm không đến, không đi, không tồn tại cũng không thể nắm bắt (như vật trong mơ) đây gọi là nhận ra tánh Không (thực) rỗng lặng của tâm.

Tâm mà ta cần nhận ra, đó là "tánh biết", tác nhân ý niệm của các pháp hiện hữu, năng giác và năng khởi, hợp thể của rỗng lặng và sáng suốt, còn gọi là Đại Lạc (grande béatitude) hay Đại Thủ Ấn (Mahamudra) con ấn lớn của Không tánh. Khi nhận ra được nó thì gọi là trí huệ của Đại Thủ Ấn. Hãy an trụ trong tánh biết rỗng sáng này, không xao lãng, mong cầu hay lo lắng. Chính trong giờ phút này, bây giờ và ở đây, ta đang thưởng thức ngắm nhìn Đại Thủ Ấn.

Lúc này Thiền Quán được phối hợp (song tu) với Thiền Định, những kinh nghiệm giác ngộ sẽ xảy đến một cách tự nhiên và đây mới thực sự bắt đầu bước chân trên con đường giải thoát.

Hiện thể của tâm là rỗng lặng, đặc tính của tâm là sáng suốt, cả hai hợp lại chính là bổn tánh của tâm. Có rất nhiều danh từ được dùng để gọi tánh này như: tinh yếu của Đại bổn thức, thường trụ tánh của các pháp, bạch tịnh thức, pháp tánh, Niết Bàn, Phật tánh, Bát Nhã, nhất thiết trí, Không tánh bất diệt, v.v...

Vì các pháp không thể có ngoài tâm nên gọi là Duy Tâm (Cittamatra). Vì không thuộc nhị biên nên gọi là Trung Quán (Madhyamika). Vì nó rất khó hiểu, khó lãnh hội nên gọi là Mật giáo (Tantra). Vì nó phá tan mọi vọng tưởng nên gọi là Kim Cang thừa (Vajrayana). Vì nó nhận ra Phật tánh nên gọi là Pháp thân (Dharmakaya).

Hãy dùng chiếc bè kết bằng tin tưởng và thành kính (đối với vị Thầy) để vượt qua biển sanh tử, luôn luôn cầu nguyện ơn trên gia hộ và không bao giờ nghĩ rằng những gì ta đạt được là đầy đủ rồi tự mãn. Hãy tin chắc rằng những ân huệ hay phước lành đến với ta đều bắt nguồn từ vị Thầy.

Khi tánh sáng suốt thanh tịnh được nhận ra, không còn bị ngăn che, hiển lộ một cách tự nhiên, đó là đạt được Đại Thủ Ấn căn (căn bản). Tiếp tục quán chiếu thực tánh của tâm, gọi là Đại Thủ Ấn đạo (con đường). Chứng đạt (trở về) hoàn toàn bổn tánh một cách chắc chắn, gọi là Đại Thủ Ấn quả. Với tâm an vui tự tại, chúng ta hãy y theo mà tu tập.

Từ nay sự có mặt của ta trở nên đầy ý nghĩa. Ta đã thực sự đặt chân trên con đường giải thoát, xa lìa vĩnh viễn sinh tử. Do đó hãy vui mừng, tiếp tục tinh tấn tu tập.

Sau khi quán chiếu tâm an tịnh và tâm dao động, sau khi được khai thị thấy được thực tánh, nhận ra hình ảnh, cảnh vật chính là tâm (không khác), chợt khởi chợt biến, không tánh (rỗng lặng). Đây gọi là Đại Thủ Ấn, khai lộ dẫn đến Pháp thân. Hãy tinh tấn tu tập cho đến ngày thành tựu đạo quả, không nên ngừng bước nửa đường để nó trở thành một sự hiểu biết trí thức (vô bổ). Đây là điểm thứ tám của Thiền Quán.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 19850)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 13934)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10530)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8172)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11061)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6043)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3926)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 18870)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 26029)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14076)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]