Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhị Đế

28/12/201017:35(Xem: 10224)
Nhị Đế

Đức Đạt Lai LạtMa thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

NHỊĐẾ


MIKE AUSTIN: Xin ngài trình bày về hai loại chân lý: chân lý tuyệt đối và chânlý quy ước. Chúng là gì, và vận hành như thế nào?

ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều này rất quan trọng. Lấy cái bàn này làm thí dụ. Nếu ngườita tìm kiếm đối tượng thể hiện - tự thân cái bàn - thì không thể nào tìm rađược. Nếu người ta chia cái bàn ra từng phần theo ý nghĩa chiều kích vật thểhoặc theo phẩm tính chất lượng, thì không thể nào tìm ra được tính chất tổngthể cái bàn là gì.


Thực vậy, đối với tâm thức chúng ta, có sự phân biệt rõ ràng giữa toàn thể vàtừng phần khi chúng xuất hiện trước chúng ta, dường như cái toàn thể tách biệtvới từng phần - các phần tách biệt với toàn thể.


Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Bây giờ, khi khảo sát theo hướng này,chúng ta sẽ không bao giờ thấy được cái bàn. Dù vậy, sự không tìm thấy nàykhông có nghĩa là cái bàn không hiện hữu. Chúng ta đang sử dụng nó, đúng không?Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm, thì chúng ta không thấy nó.


Thế nên có hai cách thức tồn tại của cái bàn. Một là sự thừa nhận “cái bàn”bằng tâm thức mà không cần phải phân tích, và “cái bàn” chỉ hiện hữu theo quyước. Loại “cái bàn” ấy chỉ được tìm thấy trong dạng tâm thức ấy. Tuy nhiên, nếubạn xem “cái bàn” như là một đối tượng, nếu bạn không hài lòng với chỉ cái vậtthể mà bạn đặt tay lên, mà tìm kiếm để khám phá xem nó thực sự là gì trong cácphần - hoặc phần này là “cái bàn”, hay phần kia là “cái bàn” - thì sẽ không cóbất cứ điều gì có thể tìm thấy được là “cái bàn”. Tại sao có sự không tìm thấycái bàn? Vì “cái bàn” là một cái gì đó mà nếu tìm kiếm bằng phân tích sẽ khôngthể thấy được.


Bây giờ tâm thức khám phá được gì qua việc tìm kiếm “cái bàn” trong những bộphận của nó? Chỉ tìm thấy được sự không tìm thấy cái bàn. Chính tự thân sựkhông tìm thấy này là một tính chất của cái bàn, là tính chất cơ bản, nền tảngcủa nó. Sự không tìm thấy này là bản chất tối hậu của cái bàn. Những gì vi tếhơn không hiện hữu. Do vậy, đây chính là phương thức tuyệt đối hay tối hậu đểthiết lập nên thực thể gọi là “cái bàn”.


Kiểu tồn tại này được tìm thấy trên phương diện đồng nhất “cái bàn” và tínhchất cơ bản, nền tảng của nó. Do vậy, sự không tìm thấy của cái bàn là kiểu tồntại thực sự của cái bàn.


Như vậy, dựa trên một cơ sở, cái bàn có hai bản tính: một được tìm thấy bởi tâmkhông phân tích, và một được tìm thấy bởi tâm phân tích. Rồi dựa trên một cơ sởkhác, có một đối tượng được tìm thấy bởi tâm thức phân biệt thực tại tuyệt đốivà một đối tượng được tìm thấy bởi tâm thức phân biệt theo quy ước. Vì thế nênnói rằng: “Sắc tức thị không, không tức thị sắc.” Hai điều này loại trừ lẫnnhau. Hai sự thực ấy chỉ là một thực thể nhưng chúng loại trừ lẫn nhau.


MIKE AUSTIN: Loại trừ lẫn nhau như thế nào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Về mặt hiện tượng, cái gì là chân lý tuyệt đối thì chẳng phảilà chân lý quy ước và ngược lại.


MIKE AUSTIN: Vậy sẽ là sai lầm khi nói rằng chúng khẳng định lẫn nhau?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cái này không khẳng định cái kia. Dù vậy, nếu bạn dựa vào thựctại tuyệt đối hoặc tánh không của cái bàn như là nền tảng và tìm kiếm xem nó cóthể tìm được không, thì nó sẽ trở thành chân lý quy ước theo nghĩa chính nó lànền tảng đó. Trong mối tương quan với cái bàn, tánh không của nó là một chân lýtuyệt đối, nhưng trong tương quan với thực tại của chính nó, có nghĩa là thựctại của thực tại, thì đó là chân lý quy ước.


Nếu có cái gì đó là phương thức hiện hữu của chính nó thì thật mâu thuẫn! Dovậy, thực tại của một cái gì đó không phải là thực tại của chính nó. Điều nàylà bởi vì khi thực tại được tìm kiếm, khi bản chất của sự vật được tìm kiếm,thì cũng đều không thể tìm được.


MIKE AUSTIN: Khi tánh không lần đầu tiên trình hiện trong tâm, nó như thế nào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Cho dù thuật ngữ pháp tánh không có ý phủ định chút nào trongđó, nhưng khi điều đó - thể tính hay thực tại của hiện tượng - trình hiện trongtâm, thì nó phải trình hiện qua cội nguồn của sự phủ định. Sự phân biệt này rấtquan trọng.


Tôi sẽ trình bày trong ngữ cảnh về Nhị đế được đề ra trong tác phẩm Căn bảnTrung quán luận tụng của ngài Long Thụ. Phải chăng khi tồn tại trên cơ sở tựtính được tìm ra, nó chẳng được lập thành bởi vì nó không tồn tại, hoặc dù nótồn tại, nó cũng không được tìm thấy bởi vì nó không thể nào có được dưới sựphân tích? Chính là điều thứ nhất. Khi bạn quán sát cách thức sự vật trình hiệntrong tâm thức mình, thấy chúng xuất hiện như thể chúng được tìm thấy bằng sựphân tích. Do vậy, nếu hiện tượng tồn tại như cách chúng trình hiện trong tâmchúng ta, thì khi bạn quán sát chúng, chúng sẽ càng trở nên rõ ràng hơn. Thựctế là chúng không như vậy, mà là một dấu hiệu rằng chúng không tồn tại như cáchchúng trình hiện. Nói tóm tắt, dù chúng trình hiện như chúng tồn tại trên cơ sởtự tính, chúng vẫn không hiện hữu theo phương thức ấy.


Trong tâm bạn ban đầu đã có cảm giác rằng đối tượng không hiện hữu theo cách nóđang trình hiện. Khi bạn quen với suy nghĩ này rồi, cuối cùng bạn sẽ có sựkhẳng định rằng đối tượng không tồn tại chút nào theo cách chúng đang trìnhhiện. Ngay lúc đó, cảm nhận riêng của bạn về sự trình hiện là một kinh nghiệmvề sự trống rỗng, vốn chỉ đơn giản là không có sự tồn tại trên cơ sở tự tính.


Ngay khởi đầu của tiến trình này, đối tượng - cái này vốn là không - có thể vẫntrình hiện. Theo cách dễ hiểu, như khi xem phim, bạn có thể phân biệt hai thờigian khác nhau. Trong cả hai trường hợp, hình ảnh đều xuất hiện qua nhãn thứcbạn. Nhưng trong trường hợp thứ nhất, người ta chỉ quan sát hình ảnh, trong khivới trường hợp thứ hai, bạn luôn có suy tưởng chắc chắn rằng điều này không hềtồn tại như một sự kiện có thực.


Nếu bạn duy trì và phát huy ý tưởng rằng chúng không hiện hữu - nếu bạn tậptrung vào tính phi hiện hữu của nó - thì dần dần sự trình hiện sẽ tự biến mất.Điều này là do nơi điều kiện tiên khởi tức thì của nhãn thức sẽ bắt đầu giảmtrừ đi. Do vậy, khi bạn bắt đầu khẳng định tánh không, đó chỉ đơn thuần là sựphủ định hay vắng bặt của đối tượng phủ định - sự tồn tại trên cơ sở tự tínhđược khẳng định. Ngay cả cho dù ban đầu đối tượng vẫn xuất hiện, thì dần dầnvới sự tập trung vào tánh không, đối tượng sẽ biến mất. Rồi nhờ vào sự quán sáttánh không của đối tượng, nên khi đối tượng tái trình hiện thì bạn sẽ sinh khởiý tưởng là nó không tồn tại theo như vẻ ngoài của nó.


Đây được gọi là trình hiện như huyễn. Đến mức này bạn có thể chế ngự được phiềnnão của mình. Những tâm thức mê lầm này không còn cách nào để hiện hành vìkhông còn sự hỗ trợ của ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính. Dù đối với người sơcơ, còn có những trường hợp khi ý niệm tồn tại trên cơ sở tự tính hoạt động nhưmột trợ thủ cho tâm thức đúng đắn, nói chung, không cần thiết một tâm thức nhưvậy phải có sự giúp sức của sự nhầm lẫn về bản tính của sự hiện hữu.


Do vậy, một tâm thức nhận ra rằng đối tượng không tồn tại theo cách riêng củanó sẽ rất có ích để ngăn ngừa sự phát triển phiền não, trong khi đó không làmchướng ngại một tâm thức tốt lành.


MIKE AUSTIN: Trong khoảnh khắc nhận thức được tánh không - khi đối tượng biếnmất - cảm giác đó như thế nào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Tôi chỉ nêu ra một ví dụ truyền thống. Chẳng hạn, hình chiếutrong gương của một khuôn mặt là tánh không của cái đang là khuôn mặt, nhưngtánh không của cái đang là khuôn mặt đó thì không có thực; tánh không của nótồn tại trên cơ sở tự tính của đối tượng thì có thực. Khi từ trong sâu thẳm củatâm nhận ra sự vắng bặt dạng tồn tại của đối tượng, thì đến mức đó, các thứckhác không còn được phát huy nữa. Ngay cả ý niệm “đây là tánh không” cũng khôngđược tạo ra. Nếu bạn có ý tưởng “đây là tánh không”, thì tánh không ấy sẽ xalìa ngay. Cũng giống như một đối tượng dưới sự quán sát. Nó sẽ không đạt đếnmức hiện hữu như một đối tượng có thực của sự lĩnh hội bởi tâm thức.


MIKE AUSTIN: Thế là có sự biến mất ý niệm nhị nguyên?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, ngay cả ở đây vẫn còn ý niệm nhị nguyên. Có ý niệm nhịnguyên của trình hiện từ đối tượng quy ước cũng như của trình hiện từ ý niệm vềtánh không.


MIKE AUSTIN: Nếu ngài muốn mô tả chính ý niệm về mặt quy ước, ngài có cho rằngnó trong sáng, rỗng không, sống động và toả chiếu hay không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Điều ấy rất khó mô tả. Để giải thích điều này chính xác thì rấtkhó. Có nhiều dạng trình hiện nhị nguyên khác nhau. Một là trình hiện theo quyước - đối tượng như chúng ta thường thấy. Rồi có trình hiện của tồn tại trên cơsở tự tính; cũng có trình hiện của chủ thể và đối tượng như thể khác biệt nhauvà trình hiện của một hình tượng chung - hình tượng bao trùm mọi đối tượngtrong một nhóm đặc thù. Khi người ta đã quen với tâm trực nhận tánh không - tutập và thậm chí đi xa hơn và vượt lên trên định đẳng trì - và điều đó trở thànhtrực giác; thì đối với tâm thức ấy các dạng trình hiện nhị nguyên đều mất sạch.


MIKE AUSTIN: Không có sự chiếu soi tự nhiên hoặc toả sáng đối với trình hiệntánh không hay sao?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Không, nhưng về phương diện thực hành Tan-tra thừa lại làchuyện khác. Đó không phải là từ quan niệm về tánh không, mà từ ý thức. Nhờ vàosự chuyển hóa các thức thô động hơn mà có nhiều dạng trình hiện khác nhau.Những trình hiện này là kết quả từ tâm thức vi tế hơn cũng như sự liên hệ vớithân được cấu tạo bởi những thành phần trắng, đỏ, v.v...


MIKE AUSTIN: Xin ngài có thể mô tả tâm của một đức Phật?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Những điều gì ngăn trở tâm đạt đến nhất thiết trí được gọi làsở tri chướng. Về mặt sở tri chướng, còn có những tiềm năng được an lập bằng ýniệm tồn tại trên cơ sở tự tính, và nguyên nhân khiến đối tượng hiện ra như thểchúng tồn tại trên cơ sở tự tính hoặc hiện hữu một cách cụ thể. Cho dù hiện hữuhư vọng của đối tượng chủ yếu là sai lầm của chủ thể - thức nhận biết đối tượngấy - nhưng cũng có thể có một số hiện tượng hư vọng của đối tượng là do tựchúng bị nhiễm ô bởi vô minh hoặc những tiềm thể của vô minh. Từ trình hiện này- thuộc đối tượng tồn tại trên cơ sở tự tính - có sự nhiễm ô khiến nhận thức vềnhị đế là hai thực thể khác biệt. Do sự nhiễm ô này, khi hiện tượng sinh khởi,chúng dường như hiện hữu theo cách riêng của chúng, vì thế nên ngăn cản sựtrình hiện thực tại của chúng.


Tương tự, trong khi thực tại của đối tượng trình hiện thì chính đối tượng lạikhông thể hiện ra. Chúng ta đang nói về sự trực nhận. Tuy nhiên, một khi sở trichướng này được loại trừ thì trong lúc nhận biết một đối tượng người ta có thểbiết được bản chất của chúng, và khi nhận biết được bản chất người ta có thểbiết được đối tượng. Khi ấy, tâm thức con người có thể trực nhận tức thời cảđối tượng và bản chất của chúng.


Thế nên nhất thiết trí - từ quan niệm nhận biết đối tượng quy ước - là tâm thứcnhận ra được sự đa dạng của mọi hiện tượng. Từ quan niệm cái biết của thức vềbản chất của đối tượng, nó là tâm thức nhận biết phương diện thức hiện hữu củacác đối tượng, có nghĩa là tánh không. Nhưng đó chỉ là một tâm thức mà biếtđược cả hai phương diện. Đây là khía cạnh đặc biệt về nhất thiết trí của đứcPhật.


MIKE AUSTIN: Tại sao nhất thiết trí tùy thuộc vào sự giải trừ câu sanh phiềnnão thông qua tâm từ?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Động cơ để mong cầu nhất thiết trí là để cứu giúp người khác.Để làm được như vậy, chúng ta phải biết cách cứu giúp người khác. Thế nên,không được để cho bất cứ điều gì ngăn trở. Những sự nhiễm ô làm chướng ngại trikiến về những địa vị tu chứng khác nhau, những điều quan tâm, v.v... của hànhgiả, đều là trở ngại chính của một vị Bồ Tát. Dù trong bất cứ trường hợp nàothì sở tri chướng cũng không bao giờ có ích cho vị Bồ Tát. Trong khi đó, nhữngtrở ngại cho sự giải thoát, tức là những phiền não, đôi khi lại có ích trongviệc lợi lạc cho kẻ khác (như khi người lãnh đạo có nhiều con cái để giúp choông ta trong việc cai trị).


Việc sử dụng nhận thức về tánh không như sự đối trị sở tri chướng phụ thuộc rấtnhiều vào nguyện lực. Ngay cả sự nhận biết về tánh không trong tiến trình tươngtục của một vị Thanh văn hay Độc giác cũng không khác với sự nhận biết trongtiến trình tương tục của một Bồ Tát Đại sĩ, nhưng vị Bồ Tát có khả năng đối trịđược sở tri chướng là nhờ vào nguyện lực và cũng nhờ vào công đức lớn lao.


Không có cách nào để sự tích tập trí tuệ dẫn đến thành tựu vị mà không có sựtích tập công đức. Giống như khi bạn muốn đỡ một cây xà nhà, bạn cần phải dựnglên hai cây cột. Dù bạn không cần cây cột này để dựng lên cây cột kia, nhưng đểđỡ cây xà lên thì nhất thiết phải dùng đến cả hai cây cột. Cũng vậy, để chonhận thức về tánh không trở thành Pháp thân Phật, nhất thiết phải có đủ nhữngnguyên nhân thiết yếu để phát sinh một Sắc thân.


MIKE AUSTIN: Làm thế nào để phương tiện từ bi và trí tuệ tánh không được hoàntoàn đồng nhất với nhau?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Trong Viên mãn thừa, có sự mô tả về trí tuệ và phương pháp kếthợp. Ví dụ, trước khi hành giả đi vào tu tập định lực đẳng trì về tánh không,hành giả phải phát nguyện tu tập đạt đến giác ngộ vì tâm nguyện muốn cứu vớtmọi chúng sinh. Thế nên tu tập định lực đẳng trì sẽ được kết hợp với nguyện lựclà tâm từ bi. Cũng vậy, khi hành giả tu tập hạnh từ bi - như bố thí, trìgiới.v.v... - thì những điều này phải được kết hợp với động lực của tâm trựcnhận tánh không. Thế nên trong phương pháp này, có sự hợp nhất của trí tuệ vàphương tiện, phương diện này ảnh hưởng đến phương diện kia.


Trong Man-tra thừa, có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí tuệ trong tâm thức,và còn là khía cạnh sâu thẳm hơn về sự hợp nhất trong Vô thượng Du-già Tan-tra.


MIKE AUSTIN: Trong tâm chư Phật, tính diệu lạc được hợp nhất với điều này nhưthế nào?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Vâng, có cảm nhận về diệu lạc. Trong tâm niệm của chư Phật, mọihiện tượng đều là trình hiện thanh tịnh, và là trình hiện diệu lạc.


MIKE AUSTIN: Từ nhận thức riêng của một vị Phật, liệu hiện nay đau khổ có tồntại trong ngài hay không?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có, nhưng không phải từ nhận thức riêng của đức Phật, mà là dosự hiện hữu của đau khổ ở những người chịu đựng khổ đau.


MIKE AUSTIN: Trình hiện tồn tại trên cơ sở tự tính có diễn ra trong đức Phậtkhông?


ĐẠT-LAI LẠT-MA: Có, nhưng không phải từ nhận thức riêng của ngài, mà qua cáchtrình hiện đối với một người chưa từ bỏ được sở tri chướng. Sự trình hiện tồntại trên cơ sở tự tính, nói chung là có hiện hữu. Nếu một sự kiện nào đó hiệnhữu và nó lại không hiện hữu đối với đức Phật thì sẽ là một sự mâu thuẫn. Dovậy, bất kỳ sự hiện hữu nào cũng đều có hiện hữu đối với đức Phật, nhưng khôngnhất thiết phải là từ nhận thức riêng của ngài. Chính là thông qua năng lựctrình hiện của nó đối với người khác và chỉ qua đó mà nó thực sự trình hiện.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2016(Xem: 12196)
Lễ tang ông Nguyễn Thuyên - pháp danh Nguyên Thọ. Sinh năm: 1932 - tại Thừa Thiên Huế. Từ trần lúc 17h00, ngày 30.09.2013(26.08.Quý Tỵ) Hưởng thọ: 82 tuổi. Chủ sám: Hòa thượng Thích Phước Trí - trụ trì chùa Pháp Vân, Lê Thúc Hoạch, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. ----------------------------------------------------------------------- CUỘC SỐNG "Lịch giảng dạy, tu tập của Thầy tại thiền đường Tàng Kinh Các - Chùa Phước Duyên, Huế vào mỗi tuần: 2h chiều thứ bảy cho lớp Nữ Phật tử Thanh Tuệ và sáng 7h chủ nhật lớp Chánh Niệm, vào buổi chiều 2h Lớp Chánh Tâm. Xin quý nam nữ cư sĩ duy trì giờ học theo lịch pháp thoại của Thầy thường xuyên và nếu quý vị Phật tử nào ở xa có thể ghi danh,thời gian...để trực tiếp đến các lớp học vào cuối tuần với đại chúng. Qua nhiều triều đại. Thiền Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trở nên mốc son tỏa sáng, hai vị đã tự biết nuôi nhau, lắng nghe nhau, bảo hộ cho nhau thì tiếng nói kia, hồi kinh kia mới hòa nhập vào nhau, biến thành
28/03/2016(Xem: 7622)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật. Kinh Ud 7.10 kể chuyện 500 phụ nữ trong nội cung vua Udena bị chết cháy. Chư tăng hỏi Đức Phật rằng, 500 nữ cư sĩ đó sanh về đâu. Đức Phật nói rằng, tất cả 500 nữ cư sĩ đó đều đắc quả thánh khi lìa đời trong trận hỏa hoạn, có bà đắc quả thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), có bà đắc quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm), có bà đắc quả Bất Lai (A Na Hàm).
23/12/2015(Xem: 9055)
Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
12/11/2015(Xem: 13977)
Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: Nếu cuộc sống dài như hơi thở, Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
01/10/2015(Xem: 7583)
Video clip: Lễ tang mẫu thân TT. Thích Nhật Từ
06/09/2015(Xem: 8797)
Hai ngày vừa qua, chuyện về bức ảnh chụp cậu bé Aylan 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, do nhà báo Nilufer Demir chụp, đã có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu (ảnh 2). Người nữ phóng viên này nói ngay khi ấy cô đã thẩn thờ như chôn chân tại chỗ và với bản năng nghề nghiệp cô cầm máy ảnh giơ lên, để chỉ một vài động tác đơn giản cô đã đưa nó đi xa, làm xao động trái tim hàng triệu con người. “Chẳng biết làm gì, ngoài việc chụp ảnh thằng bé. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất tôi có thể biểu lộ tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan”- Cô đã trả lời phỏng vấn ngày 4-9 như thế.
10/06/2015(Xem: 6437)
kiếp sống sẽ nối tiếp ? Không thể tính, không thể đếm. Làm thế nào để cái bánh xe sinh tử ngừng quay ? Ai là người có quyền năng như vậy ? Và tại sao lại phải ngừng quay ? Chết ở đây, sống lại chỗ kia cũng thú vị đấy chứ ! Tại sao lại sợ tái sinh ? Tại sao phải nhàm chán luân hồi ?!
06/06/2015(Xem: 12210)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
03/05/2015(Xem: 9308)
Cái suy nghĩ chính xác của chúng ta, là để tạo ra cái bề ngoài cho đời sống mà thôi. Và nó luôn được biểu thị bằng một đường thẳng. Có nghĩa là nó có khởi đầu và có kết thúc, một cách hữu hạn như có sống có chết vậy…
16/04/2015(Xem: 9504)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]