Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu

28/12/201017:26(Xem: 9342)
Lời Giới Thiệu

 

Đức Đạt Lai LạtMa thứ 14 & Mike Austin
VẦNG SÁNG TỪ PHƯƠNG ĐÔNG

Thích Nhuận Châu dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Nhà xuất bản Lao Động

LỜIGIỚI THIỆU


Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những têntuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính. Sự tônkính này không hẳn chỉ vì ngài là người đã nhận được giải Nobel Hòa bình donhững nỗ lực không mệt mỏi trong việc tìm kiếm một tiếng nói chung cho nền hòabình thế giới, mà còn là vì những bài thuyết giảng rộng rãi của ngài luôn đềcập đến những chủ đề mà hầu hết mọi con người của thế giới hiện đại đều phảiquan tâm đến.

Trong số những người ngưỡng mộ ngài qua các bài thuyết giảng, không chỉ giớihạn có những tín đồ Phật giáo, mà còn có sự hiện diện của hầu hết những tôngiáo khác, bởi những gì ngài giảng dạy không đơn thuần là những trích dẫn từkinh điển mà thực sự là những kinh nghiệm tu chứng mà bản thân ngài đã có đượcngay trong cuộc sống của thời hiện đại này. Vì thế, bất cứ ai cũng đều có thểnhận được lợi ích lớn lao từ những bài giảng của ngài.


Mặt khác, không chỉ những ai quan tâm đến các vấn đề về tinh thần hoặc tâm linhmới cần đến lời dạy của ngài. Điều thú vị đã xảy ra trong hơn một thập kỷ qualà có rất nhiều nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và phát hiện những điểmtương đồng giữa tri thức khoa học của phương Tây với trí tuệ trực giác củaphương Đông mà ngài là một trong những điển hình rõ nét nhất. Các nhà khoa họcđã vô cùng ngạc nhiên khi những kết quả nghiên cứu của họ cho thấy việc tu tậpthiền định chẳng hạn, không chỉ mang ý nghĩa rèn luyện tâm linh, mà thực sựluôn mang lại những lợi ích lớn lao hết sức cụ thể cho sự phát triển thể chất,duy trì sức khỏe của con người. Họ cũng hết sức bất ngờ khi nhận ra rằng nhữngchỉ dẫn cho sự tu tập của một tu sĩ không chỉ hoàn toàn dựa vào đức tin, màthực sự là dựa trên những cơ sở khoa học vô cùng chính xác và hợp lý, nhờ đóluôn tạo ra được những điều kiện tối ưu để sự hành trì có thể đạt đến kết quảkhả quan nhất!


Lạ thay, tất cả những điều kỳ diệu đó lại không có được nhờ vào những kết quả nghiêncứu, phân tích luôn cần đến sự hỗ trợ bởi máy móc, thiết bị tối tân của phươngTây, mà chỉ là hoàn toàn dựa vào năng lực trí tuệ trực giác, vào sự thực chứngqua kinh nghiệm cá nhân, đã được đức Phật khám phá và chỉ bày cho nhân loại từhơn 25 thế kỷ trước đây, và cho đến nay thì đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 chính làmột trong những người tiếp nối được truyền thống cực kỳ quý giá đó. Những bàithuyết giảng của ngài trong nhiều năm qua đã thực sự mang lại những hiểu biếtchân chánh và thiết thực về Phật giáo cho nhân loại thời hiện đại, đặc biệt làtrong đó có rất nhiều người phương Tây trước đây chỉ quen tiếp nhận mọi trithức thông qua cánh cửa khoa học.


Mặc dù là người Tây Tạng, nhưng hầu hết những bài thuyết giảng của ngài đềuđược thực hiện bằng tiếng Anh, bởi lẽ đơn giản đây là ngôn ngữ hiện đang phổbiến nhất trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tiếng Anh mà ngài sử dụng lại khônghoàn toàn giống với thứ tiếng Anh mà ta thường gặp ở các học giả phương Tây, màlà một thứ tiếng Anh rất đặc biệt, rất dễ hiểu nhưng vẫn không kém phần sâusắc. Những đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ mà ngài thường dùng khi thuyết giảnglà đơn giản, gãy gọn, trong sáng nhưng lại rất hàm súc và phong phú. Chính nhờcó những đặc điểm này, những vấn đề mà ngài đề cập đến luôn dễ dàng được đôngđảo thính giả tiếp nhận, và người nghe luôn có một cảm giác gần gũi, cảm thôngvà chia sẻ như thể đang được trao đổi về những vấn đề của chính bản thân mình!


Đại đức Thích Nhuận Châu là người đã từng chuyển dịch khá nhiều bài giảng củađức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14 từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Tập sách mỏng này nằmtrong số những công trình phiên dịch gần đây nhất của thầy, với nội dung đề cậpđến những vấn đề nhạy cảm và có khoảng cách khá lớn giữa hai nền văn hóa ĐôngTây. Mặc dù vậy, điều hết sức thú vị là chính qua những đối thoại được ghi lạitrong tập sách này giữa đức Đạt-lai Lạt-ma và một học giả phương Tây, MikeAustin, độc giả có thể dễ dàng nhận ra là những khoảng cách lớn ấy đã được thuhẹp đến mức gần như tương đồng và bổ sung cho nhau.


Tôi rất vui mừng được giới thiệu cùng quý vị độc giả tập sách này - được trình bày song ngữ Anh-Việt - như một cầu nối giữa tri thứckhoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cholà một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷnày.


Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-laiLạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin. Nhan đề tiếng Việt của sách và tiêu đềcủa một số chương là do chúng tôi tự đặt để giúp độc giả tiện theo dõi nội dungtừng phần. Tuy nhiên, để tránh sự ngộ nhận, chúng tôi đã không đặt thêm cáctiêu đề tiếng Anh tương ứng.


Mặc dù nội dung tập sách có phần hơi nặng về lý luận, có lẽ vì người chủ độngđặt vấn đề là một học giả phương Tây, nhưng tôi tin là những ai quan tâm đến sựrèn luyện tinh thần và một đời sống tâm linh vẫn có thể tìm thấy trong tập sáchnày rất nhiều chỉ dẫn vô cùng hữu ích. Mặt khác, hy vọng là cách trình bày đốichiếu song ngữ Anh-Việt ở đây sẽ rất có lợi cho những ai đang muốn làm quen vớicách diễn đạt những khái niệm Phật giáo bằng Anh ngữ.


Trong suốt quá trình hình thành tập sách, chúng tôi đã cố gắng hết sức để cóthể hạn chế tối đa mọi sai sót. Tuy nhiên, do sự giới hạn về năng lực và trìnhđộ, có lẽ cũng không sao tránh được ít nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi rất mongnhận được sự góp ý từ quý vị độc giả gần xa, cũng như luôn hy vọng sẽ được cácbậc cao minh trưởng thượng mở lòng chỉ giáo.


Trân trọng,


NGUYỄN MINH TIẾN



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 35614)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8674)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
11/11/2014(Xem: 9208)
Tôi có quen một cặp vợ chồng trẻ thường lui tới ngôi chùa Bảo Vương để học Pháp tụng kinh mỗi sáng chủ nhật. Minh Sinh, người chồng, gọi tôi là 'anh' trong khi Phương Thảo, người vợ, gọi tôi bằng 'chú'. Khoảng nửa năm trước mẹ của Thảo, 82 tuổi, ngả bệnh đang nằm trong bệnh viện Clayton với tình trạng đã hôn mê kiệt quệ, thoi thóp chỉ chờ ngày 'ra đi'. Thảo-Sinh đã mời Sư Ông (mà tôi gọi là sư phụ) đến tụng kinh cho bà cụ. Hôm đó là một ngày làm việc nên chỉ có sư phụ cùng với anh Bảo Minh Đạo (đã hưu trí) có thể đi được. Đã hẹn trước nên anh Minh Đạo - trên đường hướng về Clayton đã ghé ngang city đón tôi trước nơi làm việc trên đường Flinders để đi luôn cho đủ bộ, có 'duy na' có 'duyệt chúng', có 'tả phù hữu bật' để phò trợ cho sư phụ trong việc hành lễ.
11/11/2014(Xem: 5904)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 18794)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 7310)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 7300)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7651)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 12507)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 16777)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]