Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Thiền định trong khi chết

17/12/201016:22(Xem: 13012)
6. Thiền định trong khi chết

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

6
THIỀN ĐỊNH TRONG KHICHẾT

« Kiếp sống này sẽ bịxóa đi rất nhanh / Giống như dùng một chiếc gậy để viết chữ trên mặt nước »Phật

Tiết 8

Cho chúng tôi phát hiệnđược tinh thần đạo đức cực mạnh
Trong lúc tứ đại gồmđất, nước, lửa và khí tan biến dần dần
Sinh lực biến mất, miệngvà mũi trở nên khô và teo lại
Hơi ấm tan đi, hơi thởhổn hển và tiếng khò khè vang lên.

Bảy tiết đầu tiên trênđây của bài thơ đề cập chung cho cả hai xu hướng Phật giáo là Kinh điển(Su-tra) và Mật tông (Tan-tra). Phật giáo Tan-tra hướng vào cách tu tập đặcbiệt đòi hỏi phải tưởng tượng chính ta là một con người đầy từ bi và trí tuệ,mang hình ảnh xác thân của một vị Phật. Tám tiết tiếp theo đây sẽ trình bàyriêng cho ta cách tu tập theo phương pháp Mật-tông, nhất là phương pháp Tối thươngDu-già Tan-tra.

Những điều mô tả về cáichết qua các trạng thái tan rã dần dần của xác thân và tâm thức, cũng như củatứ đại, là do Tối thượng Du-già Tan-tra khám phá. Lúc thụ thai, một quá trìnhthành lập phát sinh từ chỗ thật tinh tế đến chỗ thật thô thiển, ngược lại,trong diễn tiến của cái chết, sự tan rã khởi sự từ chỗ thô thiển nhất đến chỗtinh tế nhất. Các hiện tượng tan biến gồm tứ đại – là đất (các phần cứng củaxác thân), nước (các chất lỏng), lửa (hơi ấm), khí (sinh lực, cử động).

Dù cho ta giữ được hyvọng đi suốt cuộc sống cho đến phút chót hay bị gián đoạn nữa chừng, quá trìnhcủa cái chết đều bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Với một cái chết đột ngột,các giai đoạn đó phát hiện rất nhanh, ta không kịp để ý. Khi cái chết xảy ratheo từng giai đoạn tuần tự, ta có thể nhận biết và lợi dụng ngay các giai đoạnđó. Những dấu hiệu báo trước cái chết, chẳng hạn như sự thay đổi trong cách thởgây cám ứng cho mũi, các giấc mơ khi ngủ và những dấu hiệu trên cơ thể, các dấuhiệu đó có thể phát hiện nhiều năm trước khi chết, tuy thế, đối với một ngườibình thường, các dấu hiệu ấy chỉ xảy ra từ một hay hai năm trước. Những dấuhiệu báo trước cái chết gồm có sự chán ghét môi trường chung quanh, căn nhà củamình, người thân của mình, v.v. Mong muốn được đi nơi khác chẳng hạn. Hay ít racũng không còn tha thiết gì đến những thứ đang có. Đồng thời, ta cũng có thểthay đổi thái độ quen thuộc trước đây, chẳng hạn như tính tình cứng rắn bổngtrở nên dễ thương, hay ngược lại. Sự nồng nhiệt gia tăng hoặc giảm thiểu hẳnđi. Cũng có thể xảy ra những biến dạng trên cơ thể hoặc trong cung cách cư xửcủa ta. Cách ăn nói của ta trở nên thô lỗ hơn, kể cả cố tình thích dùng nhữnglời chửi rủa, hoặc thường xuyên nêu lên cái chết.

Khi diễn tiến của cáichết bắt đầu, ta sẽ tuần tự trải qua tám giai đoạn. Bốn giai đoạn đầu là sự tanbiến của tứ đại. Bốn giai đoạn sau liên quan đến sự xâm nhập của tâm thức vàotâm điểm sâu kín nhất của tâm linh, gọi là ánh sáng tâm thức trong suốt. Cácgiai đoạn của cái chết tượng trưng bằng các cấp bậc sâu kín của tâm thức nhưtrên đây vẫn thường xuyên xảy ra trong đời sống hằng ngày. Nhưng thông thườngchúng ta không để ý tới. Tám giai đoạn tuần tự đó xảy ra trong các trường hợpnhư: khi hấp hối, khi ta bắt đầu ngủ, khi giấc mơ chấm dứt, lúc nhảy mũi haybất tỉnh và trong lúc khoái lạc. Thứ tự diễn tiến sẽ đảo ngược khi cái chếthoàn toàn chấm dứt, cũng giống như lúc vừa thức giấc, bắt đầu mơ ngủ, sau khinhảy mũi, lúc vừa hồi tỉnh sau cơn hôn mê hay khoái lạc.

Tám giai đoạn đó đượcxác định bằng một số hình ảnh, mặc dù mắt không nhận thấy được.

Thứ tự theo chiều thăngtiến như sau:
1- ảo ảnh
2- khói
3- đom đóm
4- đóm lửa của một ngọnđèn
5- bầu-trời-tâm-thức cómàu trắng rực rỡ
6- bầu-trời-tâm-thức cómàu đỏ rực rỡ
7- bầu trời-tâm-thức cómàu đen đậm
8- ánh sáng trong suốt

Thứ tự ngược lại nhưsau:
1- ánh sáng trong suốt
2- bầu-trời-tâm-thức cómàu đen đậm
3- bầu-trời-tâm-thức cómàu đỏ rực rỡ
4- bầu-trời-tâm-thức cómàu trắng rực rỡ
5- đóm lửa của một ngọnđèn
6- đom đóm
7- khói
8- ảo ảnh

BỐN GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊNTHEO THỨ TỰ BÌNH THƯỜNG
SỰ TAN BIẾN CỦA TỨ ĐẠI

Thông thường, các thànhphần thô thiển tan biến vào các thành phần tinh tế hơn. Trong lúc các thànhphần thô thiển làm cơ sở nương tựa cho tâm thức tan biến, thì các thành phầntinh tế sẽ hiển hiện rõ hơn. Tất cả gồm tám giai đoạn, bốn giai đoạn đầu nhưsau:

Giai đoạn 1: Thành phầnđất suy thoái và tan biến trong thành phần nước. Thể cứng của xác thân, chẳnghạn như xương cốt, không còn làm nền tảng chống đỡ cho tâm thức được nữa. Cáckhả năng của thể cứng tan biến và chuyển sang thể lỏng của thân xác, chẳng hạnnhư máu và các chất nhờn. Từ lúc này, khả năng của thành phần nước làm nền tảngcho tâm thức phát lộ rõ rệt hơn. Thân xác trở nên gầy ốm và tứ chi lỏng lẻo. Tasẽ mất hết sức lực: sinh lực và vẻ đẹp của xác thân sẽ hao mòn suy giảm mộtcách thảm hại. Mắt tối xầm lại, chỉ thấy mờ mờ. Ta không thể mở mắt hay nhắmmắt được nữa. Có thể ta có cảm giác như đang lún xuống đất hay trong bùn. Cóthể đi đến chỗ ta phải kêu cứu thật lớn: « Kéo tôi lên ! ». Hoặc là ta cố sứcgượng dậy. Lúc đó điều quan trọng là không nên vùng vẫy, hãy trầm tĩnh và giữthái độ đạo đức. Những gì đang hiện ra trong tâm thức chỉ là ảo ảnh.

Giai đoạn 2: Tiếp theolà khả năng của thành phần nước suy thoái và tan biến trong thành phần lửa –tức hơi ấm giúp cơ thể sinh hoạt. Khả năng của thành phần lửa nắm giữ vai tròchống đỡ cho tri thức sẽ gia tăng thêm. Lúc này ta không còn cảm giác thích thúhay đau đớn nữa, cũng không còn nhận ra những cảm giác trung hoà phát xuất từcác giác quan và từ tri thức tâm thần. Miệng, lưỡi và cuống họng trở nên khô vìthiếu nước miếng, nước bọt bám ở răng. Tiếp theo là các chất lỏng khác như nướctiểu, máu, chất lỏng căn bản và mồ hôi bắt đầu khô. Ta không còn nghe đượctiếng động. Tiếng vo ve thường nhật trong tai cũng ngưng bặt. Ta nhận ra trongtâm thức những gì giống như những luồng khói, hay một lớp sương mỏng toả ratrong gian phòng, hoặc giống như khói thoát ra từ một ống lò.

Giai đoạn 3: Khả năngcủa thành phần lửa suy thoái và tan trong thành phần khí, tức gió hay sinh lựcđiều động các cơ năng như hít vào, thở ra, ợ, khạc, nói, nuốt, duỗi các khớpxương, co tay chân, mở khép miệng, mở khép mi mắt, tiêu hóa, tiểu tiện, đạitiện, có kinh nguyệt và xuất tinh. Hơi ấm của cơ thể suy giảm, hậu quả là khôngcòn tiêu hóa thức ăn được nữa. Nếu lúc sống thiếu đạo đức, hơi ấm sẽ chuyển dầntừ trên xuống dưới, từ đỉnh đầu cho đến tim. Phần trên của cơ thể lạnh trước.Nếu từ trước ta sống trong đạo đức, hơi ấm sẽ chuyển từ gan bàn chân lên đếntim, đồng thời ta cũng mất khả năng ngửi được mùi vị. Ta không còn theo dõiđược những sinh hoạt và ý muốn của những người chung quanh, ngay cả tên tuổicủa cha mẹ, bạn hữu cũng không nhớ ra được. Ta cảm thấy khó thở, hơi thở ra kéodài, trong khi hít vào thì càng lúc càng ngắn. Cổ họng khò khè và hổn hển. Tacó cảm giác như thấy nhiều đom đóm, cũng có thể là thấy khói, hay là tia lửagiống như trong một cái chảo đen dùng rang đậu.

Giai đoạn 4: Khả năngcủa thành phần khí sẽ suy thoái và tan dần trong phần tri thức tinh tế hơn.Lưỡi dầy ra và rút lại, cuống lưỡi trở nên tím xanh. Ta mất hết cảm giác, nếuai chạm vào cơ thể cũng không biết, kể cả các cử động cũng không ý thức được.Hơi thở tuy chấm dứt ở mũi, nhưng thật ra vẫn còn lưu lại qua các cấp bậc hôhấp tinh vi, còn gọi là khí. Hơi thở chấm dứt ở mũi không có nghĩa là quá trìnhcủa cái chết đã đến giai đoạn chót. Trong tận cùng của tâm thức vẫn leo lét mộtđóm lửa giống như một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến (hay chỉ đơn giản là vầnghào quang chập chờn của một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến). Lúc đầu, ánh sángrất leo lét giống như dầu hay sáp sắp hết. Tiếp theo, thành phần khí hàm chứavà chuyên chở các khái niệm tâm thức, cũng bắt đầu tan biến, hình ảnh của ngọnlửa trở nên rõ ràng hơn.

Thông thường, cơ thể conngười gồm có bốn thành phần, nhưng có sự khác biệt về kinh mạch và khí trongcấu trúc của tứ đại, do đó những hình ảnh bên trong phát sinh qua quá trình tanrã của tứ đại có phần khác biệt đối với một số người. Vì vậy có vài điểm khácnhau trên chi tiết qua các lời bình giải về quá trình tan rã trong các kinhsách Tan-tra do Phật truyền lại (hệ thống chính sẽ được dẫn giải trong sáchnày), chẳng hạn như kinh Chakrasamvara[19] , và kinh Kalachakra[20] , hoặc nhưcác kinh điển Tan-tra thuộc dòng xưa nhất của Phật giáo Tây tạng là dòng Ninhmã. Những khác biệt ấy rất nhỏ, hầu hết do nơi thành phần khí và những giọt thểlỏng luân chuyển không giống nhau trong các kinh mạch của cơ thể. Vì những yếutố bên trong có sự khác biệt tùy theo mỗi cá nhân, nên cách thực tập du-giàcũng có phần khác nhau đôi chút. Ngay trường hợp các yếu tố bên trong giống nhưnhau, những triệu chứng của cái chết hiện lên trong tâm thức cũng có thể khácnhau vì những người luyện du-già hướng trọng tâm vào những điểm khác nhau trêncơ thể.

Để giúp ta vượt qua quátrình các giai đoạn vừa kể, ước vọng của Ban-thiền Lạt-ma trong tiết này lànhắc ta cần biểu lộ một tư thế đạo đức vững mạnh. Chúng ta đây, là những chúngsinh bình thường, gánh chịu ảnh hưởng của sinh tử, đã mang sẵn những xu hướngphát sinh từ những hành vi cả tốt lẫn xấu của chính ta xuyên qua nhiều kiếpsống trước, nhưng quả của những hành vi đó chưa có dịp phát lộ ra hết mà thôi.Mỗi lần ta quyết tâm thực thi một số hành vi mà ta không lường được hậu quả, cónghĩa là ta tự góp phần vào việc duy trì chính ta trong chu kỳ sinh diệt.

Những hành vi có tầm ảnhhưởng lớn lao có thể đẩy ta vào nhiều kiếp sống liên tiếp trong chu kỳ hiệnhữu. Lúc gần chết, một trong các xu hướng, tốt hoặc xấu, sẽ giữ vai trò căn bảnlàm nền móng cho kiếp sống mới. Nhiều nghiệp khác sẽ ảnh hưởng phụ thêm, liênquan đến các phẩm tính của cuộc sống, chẳng hạn như sức khoẻ, tài lợi và tríthông minh. Vì thế, tư tưởng của ta, tình trạng tâm thần của ta lúc gần kề cáichết thật là hệ trọng. Ngay cả trường hợp ta biết tu tập đạo đức suốt trongkiếp sống này, nhưng lúc sắp chết chỉ cần một hành vi ngược lại cũng đủ khơiđộng và nuôi dưỡng những xu hướng nguy hiểm có sẵn trong mỗi người. Giây phútđó hết sức quan trọng. Chẳng hạn như tiếng động gây ra do một người nào đó đặtmột vật gì thật mạnh có thể gây cho người hấp hối khó chịu hay giận dữ. Tráilại một người tuy ít đạo đức hơn, nhưng lúc chết lại chứng tỏ một tâm linh thậttốt, sẽ khơi động xu hướng của nghiệp liên quan đến đạo đức, giúp họ tái sinhtrong một kiếp sống tốt lành. Vì thế, phải thật cảnh giác vào phút lâm chung,phải cố gắng giữ trong tư thế đạo đức. Những người chăm sóc cho kẻ đang chếtcần hiểu rằng tâm linh của người ra đi rất mong manh. Vậy hãy cẩn thận đừngquấy rầy họ bằng cách ăn nói quá lớn tiếng, khóc lóc hay khua động đồ đạc, cầngiữ một môi trường an bình xung quanh người hấp hối.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Để khỏi bị bất ngờkhi quá trình của cái chết xảy ra, ta nên nhớ lại những giai đoạn tan biến củatứ đại chẳng hạn như những dấu hiệu bên ngoài đi kèm theo với quá trình của cáichết, và cần nhớ lại cả những dấu hiệu bên trong, sẽ mô tả trong tiết tiếptheo.

2- Chú ý khi ghi gần kềcái chết, cần khơi động những xu hướng tốt bằng thái độ đạo đức.

3- Những dấu hiệu báotrước cái chết có thể xảy ra từ một đến hai năm trước khi chết. Nhờ vào sự nhắcnhở đó, ta sẽ kịp chuẩn bị, nhưng tốt nhất nên chuẩn bị sớm hơn nữa.

Tiết 9

Chúng tôi xin đạt đượcdạng thể tâm thức trong đó cái chết không hiện hữu
Trong lúc ảo giác của sợhãi và kinh khiếp hiện ra
Nhất là ảo ảnh, khói vàđom đóm xuất hiện.
Đồng thời tột đỉnh củatám mươi ý niệm cũng biến mất.

Khi tứ đại tan biến, đủloại ảo ảnh hiện ra. Đôi khi mắt và tai vẫn còn hoạt động, nhưng hình ảnh và âmthanh bất thường đã xuất hiện. Hình ảnh đủ loại nổi lên trong tri thức. Chẳnghạn những người đau đớn kiệt quệ vì bịnh tật có thể thấy hỏa hoạn làm cho khiếpđảm. Có người lại thấy cảnh tượng dễ chịu, lạ lùng và cảm thấy thư giãn. Sựkhác biệt là do các xu hướng phát sinh từ những hành động đạo đức hay lầm lỗitrong kiếp sống hiện tại hay các kiếp sống về trước. Những xu hướng đó cũng báotrước kiếp sống tái sinh thuộc loại nào và phẩm lượng nào, cũng giống như sắctrời trước khi mặt trời mọc báo trước thời tiết trong ngày.

Trong khi tứ đại tanbiến tuần tự, hết thành phần này đến thành phần khác, các dấu hiệu bên trongcũng xuất hiện. Sự tan biến của thành phần đất trong nước tạo ra hình ảnh giốngnhư ảo giác trong sa mạc. Sự tan biến của nước trong lửa tạo ra những cụm khóitrong lò hoặc là một lớp sương mỏng lan tràn trong một gian phòng. Sự tan biếncủa lửa trong khí sẽ tạo ra đom đóm hoặc những tia lửa trong đáy một cái chảomàu đen để rang đậu (sự tan biến của khí sẽ trình bày trong chương sau).

Các dấu hiệu đó – như ảoảnh, khói, đom đóm, ngọn lửa và kể cả bốn hiện trạng sẽ mô tả sau này – hiện ravới người chết tuần tự từng giai đoạn một. Đối với những nạn nhân chết độtngột, hoặc vì tai nạn hoặc vì khí giới, những dấu hiệu kể trên xuất hiện khôngtoàn vẹn.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Hãy hiểu rằng hàngtriệu ảo ảnh, trong đó có một số rất hãi hùng và đáng ngại, sẽ hiện ra khichết, chúng phát sinh từ nghiệp. Đừng để cho chúng làm ta phân tâm.

2- Hãy ghi nhớ nằm lòngba hình ảnh đầu trong số tám hình ảnh: ảo ảnh trong sa mạc, các cụm khói tronglò hay khói mỏng trong gian phòng, đom đóm hoặc các tia lửa trong chiếc chảođen rang đậu.

Tiết 10

Xin cho chúng tôi giữđược tâm thức và nội quan vững mạnh
Trong khi sinh khí bắtđầu tan dần trong tâm thức
Trong khi luồng hơi thởbên ngoài chấm dứt và những biểu hiện thô thiển đối nghịch cũng bắt đầu tanbiến
Đồng thời hình ảnh giốngnhư đóm lửa của một ngọn đèn dầu hiện ra.

Tri thức có thể định nghĩanhư luồng ánh sáng hàm chứa sự hiểu biết. Nó chiếu rọi vì bản chất của nó là sựtrong sáng. Tri thức đó chiếu rạng và làm hiển hiện môi trường xung quanh giốngnhư một ngọn đèn xóa bỏ bóng tối làm cho mọi vật hiện rõ. Tri thức cảm nhậnđược các vật thể theo phong cách mà nó đã quen thuộc từ trước, tuy rằng nókhông nhận biết được rành mạch các vật thể đó.

Tri thức được cấu tạobằng những đoạn nhỏ của khoảnh khắc thời gian, nhưng không phải bằng các tếbào, bằng các nguyên tử hay những hạt căn bản của vật chất. Chính vì thế mà bảnchất của tri thức và vật chất hoàn toàn khác biệt từ căn bản, và những nguyênnhân thực thể của chúng cũng khác biệt. Những thành phần vật chất hàm chứanhững thành phần vật chất khác làm nguyên nhân thực thể cho chúng (ta gọi nhưvậy vì nguyên nhân thực thể ấy tạo ra thành phần vật chất, tức là thực thể cănbản của hậu quả), nhất định phải có một mối tương quan căn bản giữa nguyên nhâncủa thực thể và hậu quả của thực thể.

Chẳng hạn, đất sét lànguyên nhân thực thể của cái bình bằng đất. Nguyên nhân thực thể của tâm thứcnhất định sẽ tạo ra một thành phần sáng và thông minh – tức một phần nhỏ thuộcquá khứ của tâm thức. Bất cứ một khoảnh khắc tri thức nào cũng đòi hỏi phải cómột khoảnh khắc tri thức khác xảy ra trước đó làm nguyên nhân thực thể. Điềunày có nghĩa là tâm thức hàm chứa một sự tiếp nối liên tục không khởi thủy.Cũng giống như thế, chu kỳ nhận biết trở lại quá khứ cần phải dựa vào suy luận.Chỉ cần nhớ lại một kỷ niệm chính xác trong kiếp trước cũng đủ. Không bắt buộcai cũng phải nhớ. Sự vắng mặt các kiếp sống trước và các kiếp sống tương laichưa bao giờ nhận thấy trực tiếp được.

Tuy nhiên đã có nhữngtrường hợp nhớ lại các kiếp sống trước đã được xác nhận rõ rệt. Mặc dù thân xáclệ thuộc một số điều kiện nào đó để tăng trưởng hay thoái hóa, nó vẫn mang mộtsự sống, khi sự sống chấm dứt, nó sẽ hư thối nhanh chóng và hóa thành thây ma.Mặc dù trước đây nó mang vẻ đẹp nào đi nữa, hấp dẫn cách mấy đi nữa, nó cũngtrở thành một thây ma. Nếu ta tìm hiểu sức mạnh của sự sống làm cho thân xáckhông bị hư thối, ta sẽ nhận ra đó chính là tâm thức. Tâm thức thâm nhập vàothịt da tránh cho nó khỏi bị hư thối. Chuỗi tiếp nối liên tục của tâm thức(continuum) là những gì lưu lại trong kiếp sống về sau.

Nếu có sự khác biệt giữabản chất của tâm thức và vật chất thì đương nhiên phải có sự khác biệt giữa hainguyên nhân thực thể tạo ra chúng. Nhưng không phải vì vậy mà chúng không thểtương tác với nhau, chúng tác động với nhau bằng nhiều cách. Vật chất có thểtạo điều kiện hiện hữu cho tâm thức, chẳng hạn như trường hợp phần vật chấttinh tế bên trong tròng mắt tạo ra điều kiện tương liên với tri thức thị giác,cũng như phần thân xác của ta làm cơ sở chống đỡ hay nền tảng cho phần trithức.

Cũng thế, tâm thức tạohình thể cho vật chất, bởi vì chính các hành vi, tức là nghiệp của ta, do tâmthức thúc đẩy tạo ra cấu trúc của môi trường xung quanh. Ảnh hưởng tích tụ từvô số nghiệp của thật nhiều người kết hợp lại sẽ tạo ra hệ thống thế giới màchúng ta đang sinh sống. Theo Tối thượng Du-già Tan-tra, tâm thức chuyển động,thúc đẩy bởi một làn gió vật chất thực sự. Mặc dù dưới những hình thức tinh tếnhất, khí lực không hề được cấu tạo bằng những hạt vật chất. Sự phối hợp giữatâm thức và khí chặt chẽ đến đỗi chúng trở thành một thực thể không phân biệtđược, một người đạt được giác ngộ sẽ mang một thân xác hàm chứa khí lực tinh tếdưới thể dạng của nguyên nhân thực thể, một loại thân xác vượt ra ngoài nhữnghạt căn bản vật chất, giống như trường hợp của Ứng thân Phật[21] nơiThanh tịnh độ [22].

Nếu ta đem áp dụng giáolý về nguyên nhân thực thể và các điều kiện tương hợp để giải thích thụ thai,ta sẽ thấy chất liệu của mẹ và của cha – tức trứng và tinh trùng – tác động nhưnhững nguyên nhân thực thể đối với thân xác đứa bé và những điều kiện tương tạođối với tâm thức. Khoảnh khắc sau cùng của tri thức đứa bé trong kiếp sốngtrước tác động như một nguyên nhân thực thể lúc thụ thai, đồng thời cũng tácđộng như một điều kiện tương kết với thân xác. Trên bình diện sơ khởi, thân xác– kể cả dưới dạng bào thai – đươc xem là cơ sở vật chất cho tri thức nương tựa.Vì thế, khí chuyên chở tri thức, giống như con ngựa chuyên chở người kỵ mã.Thân xác là một thực thể vật chất chống đỡ cho tri thức. Dù rằng tâm thức cóthể tách rời thân xác vật chất, giống như trường hợp khi chuyển từ kiếp sốngnày sang kiếp sống khác, nhưng tâm thức không bao giờ có thể hoàn toàn tách rờikhỏi cấp bậc tinh tế nhất của thành phần khí.

Tôi không nghĩ rằng khílực ở dạng thật tinh tế, hay là năng lực, có thể xếp vào một trong bốn thànhphần của tứ đại – đất, nước, lửa và khí – vì nó nằm ra ngoài những hạt vậtchất. Khí lực thật tinh tế, thể hiện dưới dạng thể chuyển động của tâm thứctinh tế. Nó có cùng một thực thể với tâm thức. Rất khó phân tích khí lực và tâmthức tinh tế bằng các dụng cụ khoa học. Tuy nhiên, có thể khám phá một cáchkhoa học biểu hiện của khí lực và tâm thức tinh tế trong trường hợp đã chết hẳntheo tiêu chuẩn y khoa, trước khi phần tri thức của thân xác tan biến, trongkhi thân xác chưa hoàn toàn hư thối. Một số nhà khoa học đến bệnh viện củachúng tôi, nhưng không có ai chết trong lúc họ thiết đặt máy móc, và khi cóngười tu học cao qua đời thì máy móc của họ lại chưa kịp chuẩn bị.

Khi khí hay năng lựcchống đỡ các cấp bậc khác nhau của tri thức trở nên quá yếu và hoàn toàn tanbiến trong tri thức, những mức độ tâm thức càng lúc càng tinh tế hơn sẽ phátsinh. Khởi đầu của giai đoạn bốn, trong khi khí làm cơ sở cho một số thể dạngbắt đầu tan biến, thì hình ảnh của một ngọn đèn dầu hay một ngọn nến hiện ra,lúc đầu leo lét sau đó trở nên vững vàng hơn. Chính lúc này hơi thở bắt đầungưng. Thông thường, các chuyên gia cho rằng thời điểm đó dánh dấu sự chấm dứtcủa quá trình cái chết, nhưng thật ra cái chết chỉ xảy ra rất lâu về sau. Tronggiai đoạn vừa kể, các cấp bậc biểu hiện sơ khai nhất của chủ thể và của đốitượng trở nên cách biệt và tách rời nhau thành những thực thể riêng biệt, vàtất cả đều tan biến hết. Mắt không còn nhận ra những dạng thể nhìn thấy được,mũi không còn nhận ra mùi, lưỡi không nhận biết được vị, thân xác hoàn toàn trởnên vô cảm đối với những vật thể cọ xát và đụng chạm. Bản thể sáng ngời vàthông suốt của tâm thức hiện lên một cách thật tinh khiết.

Khi chết, nếu ta có đủkhả năng cảnh giác để nhận biết các giai đoạn tan biến, giữ vững nội tâm để cốgắng thực thi phần đạo đức đã học hỏi, việc tu tập sẽ rất hiệu quả. Ít nhất nócũng ảnh hưởng được kiếp sống tương lai của ta.

TÓM LƯỢC NHỮNG LỜIKHUYÊN

1- Mặc dù tâm thức vàvật chất có hai nguyên nhân thực thể khác nhau, nhưng vẫn có thể tương tác bằngnhiều cách.

2- Sau ba dấu hiệu bêntrong là: ảo ảnh, khói và đom đóm phát sinh, dấu hiệu thứ tư giống như một ngọnlửa đèn dầu xuất hiện, leo lét lúc đầu và trở nên vững vàng sau đó.

3- Mặc dù vào thời điểmấy hơi thở bên ngoài, tức ở mũi, chấm dứt và không còn ý thức được các phản ứngcủa giác quan đối với môi trường xung quanh nữa, người chết vẫn chưa phải làchết. Cần nhất đừng lay động thân xác, hãy chờ cho đến khi chết hẳn.

4- Khi chết giữ cho tâmthức và nội tâm thật tỉnh thức sẽ giúp ta nhận biết giai đoạn nào của chu kỳbên trong đang hoàn tất, điều đó sẽ giúp ta phát động những xu hướng thật mạnhnhắm vào một kiếp tái sinh tốt lành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2011(Xem: 8148)
Đã sanh ra đời thì ai chẳng có một lần chết, thế nhưng mấy ai chịu khó chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho mình hoặc cho thân nhân mình, hầu khi lâm sự có đủ bình tĩnh lo hậu sự viên mãn cho thân nhân hay có thể tự mình đón nhận cái chết nhẹ nhàng an lạc. Tác giả, thời trung niên tuy thường gia tâm học hỏi Phật Pháp, nhưng đối với vấn đề sống chết có phần lơ là, mãi đến khi tuổi đã gần bảy mươi mới tìm hiểu cẩn thận và khám phá những sơ sót thời trẻ, nên tạm ghi sơ lược vài nét chánh cho thân hữu bận rộn tạm có chút khái niệm để sẵn sàng ứng phó khi cần thiết.
17/03/2011(Xem: 5436)
1. Quan niệm về tái sanh 2. Đâu là nguồn gốc tường tận của sự sống? 3. Do đâu chúng ta tin có sự tái sanh? 4. Nghiệp báo và tái sanh biện minh những chi? 5. Triều lưu diễn tiến của sự tái sanh. 6. Hình thức của sanh tử . 7. Sự tái sanh xuất hiện cách nào? 8. Cái gì đi tái sanh?
17/03/2011(Xem: 3779)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
02/03/2011(Xem: 11572)
Đối với người chết, không có gì quý báu hơn là tình cảm chân thật thành kính dành cho họ, và những lời nhắn nhủ khi họ đã trở nên bơ vơ một mình.
21/02/2011(Xem: 10584)
Người viết cũng tin tưởng là tất cả chúng ta đều có thể thực hiện việc phóng sinh mỗi ngày trong cuộc sống. Và điều đó có thể mang lại những kết quả rất kỳ diệu...
20/02/2011(Xem: 8399)
Phật giáo luôn xem vấn đề sống chết là điều quan trọng nhất cần phải được nhận hiểu một cách thấu đáo. Đây là điểm tương đồng giữa tất cả các tông phái khác nhau trong Phật giáo.
12/02/2011(Xem: 14583)
Hàng năm mỗi khi Đông tàn xuân đến, Phật tử khắp nơi lại nhớ ngày thành đạo của đức Thích Tôn. Đối với Phật tử Việt Nam chúng ta nhất là những người theo truyền thống đại thừa, danh từ Phật hay “Bụt” đã trở thành một khái niệm vừa thiêng liêng vừa gần gũi. Danh từ Bụt xuất hiện rất sớm trên đất nước ta (tức Giao Châu, khi còn Bắc thuộc). Vào đầu thế kỷ Tây lịch, những nhà sư Ấn Độ theo tàu buôn sang Trung Quốc truyền đạo, đã ghé lại đất Giao Châu. Trong thời gian chờ gió yên biển lặng để tiếp tục hành trình, các nhà sư và các thương gia Ấn Độ đã truyền cho dân chúng Việt nam nhiều khái niệm căn bản của đạo Phật như nhân quả tội phúc, quy y, cúng dường, bố thí.
28/01/2011(Xem: 4544)
Tất cả mọi hiện tượng đều tương liên với nhau và biến đổi, không có một sự gián đoạnhay ngưng nghỉ nào, không có gì bớt đi cũng không có gì thêm vào, chỉ có nguyênnhân này sinh ra hậu quả kia, rồi hậu quả kia lại tạo ra nguyên nhân khác. Đó là cáinhìn của Phật giáo đối với tất cả các hiện tượng trong vũ trụ cũng như đối vớisự sống và cái chết của từng cá thể.
18/01/2011(Xem: 20509)
Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation).
09/01/2011(Xem: 5027)
agpo Rimpochélà một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổiDagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (tulku)của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy củaĐại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vàochùa từ lúc sáu tuổi, tu học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng.Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó lưu trú tại Pháp từ năm1960.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]