Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

9. Bạn muốn ngày ấy như thế nào?

09/11/201018:28(Xem: 9494)
9. Bạn muốn ngày ấy như thế nào?

BẠN MUỐN

"NGÀY ẤY" NHƯ THẾ NÀO ?

"Tôi muốn được chết như một người phụ nữ mà tôi đã từng săn sóc, đã qua đời hai tuần trước. Bà là một người bình thường. Nhưng bà có phước chết vào lúc tuổi già mà không bệnh hoạn, đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, có đầy đủ thân quyến và Tăng Ni bên cạnh bà vào giờ phút cuối cùng. Vào ba tuần lễ cuối, bà tỏ ra sáng suốt lạ lùng giống như thể bà là một bậc thầy. Bà cung cấp các nhu cầu cần thiết cho mọi người, một việc mà bà vẫn luôn làm. Cuối cùng bà bày tỏ lòng biết ơn mọi người và bà ra đi..."

Ni sư Ani Lodro

(63 tuổi, Tu viện Samye Ling ở Scotland)

"Tôi muốn chết trong trạng thái yên bình, lúc nào thì không thành vấn đề. Tôi không biết lúc đó như thế nào nhưng bây giờ đây tôi rất an lạc. Hy vọng rằng tôi sẽ an lạc khi cái chết đến với tôi".

Thích Giác Hạnh

(Làng Hồng, Pháp quốc)

"Cháu không muốn chết. Nhưng cháu đoán là mình sẽ sống lâu như cháu mong muốn".

Bé Nandita

(10 tuổi ở Santafe, New Mexico, Hoa Kỳ)

"Tôi muốn hoàn tất mọi việc trước khi ngày ấy đến...". Lee Moore

(24 tuổi ở Kent, bang Ohio, Hoa Kỳ)

"Tôi muốn chết tỉnh thức, vì thế tôi sẽ biết rằng tôi đang chết. Tôi muốn chết trong chánh niệm và tỉnh giác. Tôi không sợ chết".

Thượng tọa Bimal Tishya

(Tu viện Bodhi Carya, bang Calcutta, Ấn Độ)

"Tôi muốn chết trong tỉnh thức".

Chân Hội

(Montreal, Canada)

"Tôi muốn chết một mình. Một nơi nào đó cách biệt và giữa những hàng cây đẹp với những con chó yêu dấu của tôi".

Gretel Ehrlich

(Bang California, Hoa Kỳ)

"Tôi muốn chết trong hạnh phúc".

Harrison Hoblitrelle

(74 tuổi, Massachusetts, Hoa Kỳ)

"Tôi muốn chết một cách tự nhiên, ngay cả lúc tôi bị bệnh. Tôi muốn chết trong cách chết của con người : Máy móc của nền y học hiện đại ngày nay kéo dài mạng sống của con người làm cho họ không thể chết theo thời gian của họ, con người không thể chết với phẩm cách của họ".

Thượng tọa Nakagana

(Chùa Daihizan Fumon, Đức quốc)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 9705)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
04/01/2011(Xem: 5202)
Những gì Ðức Phật đã khám phá ra trong lúc Ngài thiền định hơn 2500 năm về trước càng ngày càng rõ rệt qua những cuộc thí nghiệm và những sự học hỏi được từ thiên nhiên của khoa học.
03/01/2011(Xem: 16115)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
29/12/2010(Xem: 3126)
Chết là một tài sản chung, có sẵn nơi mọi người, không lìa một ai. Ông bà mình cũng đã thấy như thế, rằng từ cao nhất thế gian như một vị vua cũng phải chết và thấp nhất tới người mang nợ tứ phương cũng phải chết.
28/12/2010(Xem: 12573)
Đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 14, Tenzin Gyatso, có thể nói là một trong những tên tuổi lớn trên thế giới mà gần đây luôn được rất nhiều người tôn kính.
21/12/2010(Xem: 3685)
Những vần kệ về Bardo từ Sáu Phương pháp Kỳ diệu để đạt được Giác ngộ mà Không cần Tu tập Ở đây ta sẽ giải thích ý nghĩa sâu xa về sự giải thoát nhờ việc lắng nghe cho người đã tới giờ chết. Trong ba loại bardo, loại thứ nhất là thời gian bardo của sự chết.
19/12/2010(Xem: 8901)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương VI của quyển sách mang tựa đề "Cõi Ta-bà : sống, chết và tái sinh".
17/12/2010(Xem: 21090)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
15/12/2010(Xem: 18468)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
12/12/2010(Xem: 6192)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567