Dân làng An Bằng, Phú Vang (Thừa Thiên Huế) dành cả khu đất lớn xây những lăng mộ hoành tráng cho cả người chết lẫn người sống. Nơi đây được gọi ví von là 'thành phố tâm linh'.
Làng chài nghèo nơi người dân chủ yếu đánh bắt hải sản gần bờ thuộc thôn An Bằng, xã Vinh An, Phú Vang (Thừa Thiên Huế). An Bằng trở nên nổi tiếng từ những năm 90 bởi khu nghĩa trang của làng được thân nhân từ nước ngoài gửi tiền về xây lăng mộ. |
Người dân An Bằng có một đời sống tâm linh khá sâu sắc. Quan niệm "sống gửi thác về" hay "hiếu nghĩa với tổ tiên, cha mẹ" là một trong những lý do khiến mồ mả được xây dựng hoành tráng. |
Việc xây dựng "nhà" cho người chết diễn ra quanh năm, chỉ trừ những tháng mưa gió. |
Chi phí xây dựng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng/ngôi. Người dân cho biết, các công trình này càng ngày càng to lớn và công phu hơn trước đây. |
Nhờ đó cũng tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở xã Vinh An và các địa phương khác trong huyện. Điển hình là nghề kép (chuyên đắp nổi và khảm sành, thuỷ tinh lên các chi tiết của đình chùa, miếu, nhà thờ ở Huế) làm ăn phát đạt nhất huyện. |
Nghề kép có truyền thống từ lâu đời ở vùng Thuận Hoá, Phú Xuân, Thừa Thiên Huế. Nghề này sống nhờ vào việc làm đẹp cho các công trình xây dựng đền, chùa, miếu, nhà thờ. Đặc biệt, kể từ khi phong trào xây dựng lăng mộ nở rộ, cánh thợ kép càng có thêm nhiều đất dụng võ. |
Anh Trần Bảo, một thợ kép đã có hơn 20 năm kinh nghiệm cho biết, ở đây không lúc nào hết việc để làm. Trong suốt những năm tháng theo nghề, anh Bảo đã nhận thầu gần 300 công trình lăng mộ, nhà thờ họ ở An Bằng và các xã trong vùng. |
Những lăng mộ có giá trị từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng đòi hỏi rất cao về mặt thẩm mỹ, do đó nghề kép đóng vai trò quan trọng nhất để tạo nên sự khác biệt. Ông Hồ Khinh (83 tuổi), người trông coi công trình lăng mộ của gia tộc trị giá 600 triệu đồng cho biết, các tốp thợ kép cạnh tranh nhau rất gay gắt, ai có tay nghề cao, lâu năm kinh nghiệm không bao giờ hết việc làm. |
Một lăng mộ được đầu tư lớn đang trong quá trình làm móng. Theo các thợ xây, chỉ riêng tiền công trả cho thợ đã ngốn hết 300 triệu đồng. Móng của lăng mộ này cao hơn 4 mét tính cả phần âm dưới mặt đất. |
Lăng mộ có thể được xây dựng riêng cho 1 hoặc 2 người, cũng có những gia đình đầu tư xây dựng chung cho cả dòng họ. |
Trong ảnh là lăng mộ dành cho người còn sống. Trên tấm bia này, chỉ có năm sinh của chủ nhân và để trống năm qua đời. Được biết, chủ nhân của nó hiện vẫn đang sống khoẻ mạnh ở nước ngoài. |
Một ông lão nghỉ trưa ở lăng mộ dành cho người chưa qua đời. Theo những thợ xây dựng, gia đình đã chi gần 1,7 tỷ đồng để xây dựng công trình này. |
Dân An Bằng rất tự hào về khi nghĩa trang của làng. Cuộc tranh đua xây dựng lăng mộ diễn ra gay gắt giữa các gia đình, dòng họ. Một người đàn ông trong làng tiết lộ, có lăng mộ đang xây với kinh phí dự trù lên đến hơn 3 tỷ đồng, có cả lăng mộ cũ được phá bỏ để làm lại cho hoành tráng, đẹp đẽ hơn. |
Tuy nhiên, phần lớn người dân nơi đây vẫn còn rất vất vả. Nhiều người nói tếu táo: "Kêu gọi đóng góp xây lăng mộ thì dễ, chứ góp tiền xây nhà cửa thì nhà nào nhà ấy lo". |
Người trong huyện thường dùng các mỹ từ dùng để nói về nghĩa trang An Bằng như "thành phố lăng mộ", "thành phố tâm linh"... vẫn không làm cho nơi đây bớt u ám, lạnh lẽo. Thậm chí nó còn được gọi là "làng người chết nuôi người sống".
Chuyện lạ ở Huế: Thi nhau xây mộ phần bạc tỉ vì quá giàu có Nhờ có nhiều thân nhân đi Mỹ, người dân ở làng An Bằng (Thừa Thiên Huế) trở nên giàu có. Sự giàu có đó thể hiện rõ nhất qua những lăng mộ dòng họ được xây nguy nga với mức tiền tỉ.
Cổng làng An Bằng
Làng An Bằng nằm ven biển, xung quanh được bao phủ bởi những đồi cát trắng xóa. Xưa người An Bằng sống tương đối nghèo khó bằng nghề chài lưới nhưng từ những năm 90, khi kiều bào bắt đầu gửi tiền về thì An Bằng nhanh chóng thay da đổi thịt. Khác với những vùng quê nghèo khó của dải đất miền Trung, An Bằng như một đô thị nhỏ với những ngôi biệt thự kiểu cách, những chiếc ô tô, xe máy đắt tiền.
Hầu hết nhà trong làng đều mang dáng dấp của biệt thự tiền tỉ Nhưng một điều kì lạ là nhiều ngôi nhà trong số đó lại cửa đóng then cài, vắng bóng gia chủ. Hỏi người dân ở đây thì chúng tôi mới vỡ lẽ: Các ngôi nhà đó là của những người đi định cư ở nước ngoài, người ta xây xong đóng cửa để đấy chứ chẳng ai ở. Hào phóng hơn nữa, nếu ai muốn ở thì những người định cư tại nước ngoài sẽ... chu cấp tiền bạc, điện nước để nhờ họ giữ nhà giúp.
Những mộ phần ở trong làng nhìn xa cứ ngỡ chốn cung điện Bên cạnh những ngôi biệt thự kiểu cách, là những mộ phần cũng ra dáng nguy nga như cung điện.Từ cổng làng men theo một con đường nhỏ được đổ bê tông phẳng lì, chúng tôi như lạc vào một mê cung với tầng tầng lớp lớp những khu cung điện của những người chết.
Những ngôi mộ nằm san sát nhau đến tận cuối làng. Hiện “thành phố cõi âm” chiếm diện tích trên 40ha, với hơn 3000 ngôi mộ lớn bé. Diện tích trung bình cho mỗi ngôi mộ từ 30 - 400m vuông. Cá biệt có những ngôi mộ tộc rộng cả nghìn mét vuông. Những ngôi mộ được chạm trổ tinh xảo hình rồng phượng, được khảm sành sứ công phu, các cột đá cao gần 6m. Ông Văn Diệm (người gốc làng An Bằng) chia sẻ: “Mấy cái lăng dạng trung trung có giá xây dựng khoảng 50.000 đô (USD) (Khoảng hơn 1 tỉ VNĐ). Nếu chú đi sâu vào bên trong nữa, là những cái lăng lớn, giá khoảng 150.000 đô (khoảng 3,2 tỉ VNĐ). Khách phương xa đến thì phải đi cẩn thận chứ không là bị lạc. Đi cả ngày chưa chắc đã thăm quan hết mấy ngôi mộ mô”. Nghe đến đây chúng tôi thật sự choáng ngợp trước độ chịu chơi của dân làng An Bằng.
Ông Diệm còn kể thêm: “Làng có cái tục xây mộ, xây lăng to từ lâu rồi, những cái xây sau phải to và đẹp hơn cái xây trước. Như rứa mới báo hiếu được với ông bà tổ tiên”. Khi chúng tôi nhắc đến chuyện tiền đâu mà dân làng An Bằng xây mộ to như vậy thì ông Diệm khoe: “Cả làng hơn 95% hộ có người đi Mỹ, có nhà 16 người thì hết 14 người đi Mỹ rồi. Chỉ cần bên ni (này) thông báo có người đã mất thì bên nớ (bên Mỹ) sẽ gửi tiền về để xây.”
Những ngôi mộ trung trung như lời ông Diệm nói cao hơn tòa nhà 2 tầng, được khảm sành sứ toàn bộ lăng với diện tích khoảng 50 - 100m vuông. Có những ngôi mộ chỉ vừa được xây xong 1 - 2 năm thì lại bị đập bỏ để xây mới, to hơn cho “bằng chị bằng em”.
Một trong những cung điện "mộ" hoành tráng nhất làng An Bằng
Nhiều người sống tranh thủ xây lăng trước khi mất Tại “Vương quốc cõi âm” này thì chuyện người đang sống xí trước một phần đất để xây mộ cho mình là chuyện bình thường. Ở An Bằng cũng có một tục, đó là sau khi một người mất, nếu trong vòng 50 ngày không xây được lăng thì phải sau 3 năm mới được phép xây. Bởi vậy nhà nhà thi nhau xây mộ xí đất trước cho bản thân mình và cho cả những người khác trong tộc. Đến nơi, chúng tôi lại thêm ngỡ ngàng trước sự giàu có của con người nơi đây. Nhà cụ Ngà rộng chừng 400m vuông, tất cả các cột trụ đều làm bằng đá nguyên khối, toàn bộ trần nhà đều được ốp bằng gỗ tự nhiên. Theo lời cụ Ngà thì tổng chi phí ngôi nhà này ngót ngét khoảng 4 tỉ đồng. Nhưng ngôi nhà cũng sắp cho người ta ở bởi cụ sẽ đi nước ngoài. “Chừng cuối năm nhà ni cũng cho người ta tiền để họ ở chứ nhà tui cũng đi nước ngoài hết rồi.” Dọc ra cuối làng chúng tôi bắt gặp từng đoàn xe trâu (do đường làng nhỏ) chở vật liệu vào để xây tiếp những ngôi mộ mới. Một phu xe chia sẻ: “Tụi tui đang xây một ngôi mộ mới. Chủ nhà đã đập bỏ mộ cũ mới xây được 2 năm để xây mộ khác to hơn. Mộ cũ còn mới lắm nhưng họ có tiền thuê thì tụi tui làm thôi” Cũng theo các thợ hồ nơi đây thì hiện nay để xây mới một ngôi mộ, chi phí phải không dưới 30.000 đô (Khoảng hơn 900 triệu VNĐ).
Nghề chài lưới nơi đây giờ chỉ còn là câu chuyện của quá khứ Cũng theo những người dân nơi đây thì thanh niên làng này đa phần không phải lao động, và cứ chiều chiều thì lại tập trung ăn nhậu, rượu chè. Những người dân nơi đây có cuộc sống an nhàn, không lo lao động
|