Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðại Thủ Ấn (Mahamudra)

18/01/201111:36(Xem: 18195)
Ðại Thủ Ấn (Mahamudra)

 

Đại Thủ Ấn (Mahamudra)
Ouang Tchuk Dorjé - Dịch giả: Thích Trí Siêu

Thành kính tri ơn Cha Mẹ và Thầy Tổ,
Thích Trí Siêu

daithuan_thichtrisieu

Lời giới thiệu

Nói đến tu Thiền, một số trong chúng ta vẫn còn bì bõm trong hoang mang. Nay tu theo "Thiền biết vọng" của Tào Động (Soto), mai tu theo "Thiền công án" của Lâm Tế (Rinzai). Nếu tu theo biết vọng thì vọng là gì? Khi hết vọng thì cái gì xảy ra? Phải làm gì tiếp theo? Có nhiều người ngồi thiền, lâu lâu vọng niệm tự ngưng, tâm thần sáng suốt rỗng lặng, nhưng rồi không biết làm gì tiếp; sau khi xả thiền thấy vấn đề sinh tử phiền não vẫn còn. Dần dà chán nản, quay sang tu Thiền công án. Nhưng thử hỏi ngày nay ai là người có thể cho ta một câu công án phù hợp với căn cơ và khả năng của ta? Nếu công án không hợp thì làm sao khởi nghi tình? Vả lại, dù cho ngẫu nhiên phát khởi nghi tình đi nữa, thì ai là người có khả năng ra tay đúng lúc tháo đinh nhổ chốt cho ta "đại ngộ"? Một vấn đề khác cần được nêu ra, đó là ngày nay, chúng ta Phật tử, có còn hoàn toàn hết lòng tin tưởng nơi sự hướng đạo của chư Tăng không?

Dù tu theo pháp môn nào đi nữa, chúng ta vẫn cần một sự chuẩn bị tâm linh. Riêng Phật Giáo Tây Tạng nhấn mạnh đến hai điều, đó là gieo tạo căn lành (mérites) và nhiệt tâm kính trọng tin tưởng nơi vị Thầy (dévotion au Guru). Nếu đầy đủ hai điều trên thì sự tiến tu đạo nghiệp mới mau thành tựu, như diều gặp gió vậy.

Giáo pháp của đức Phật tuy vô lượng vô biên nhưng cũng không ngoài chữa hai bệnh: chấp ngã và chấp pháp. Đi sâu một bước, hành giả có thể đặt câu hỏi: Ai chấp ngã? Ta chấp hay tâm chấp? Mà ta là ai? Tâm là gì chứ?

Tùy căn cơ và nghiệp duyên của mỗi người, chúng ta có thể lựa chọn tu tập trên hai phương diện: pháp tướng và pháp tánh. Pháp tướng bao gồm các trường phái: Câu Xá (Kosa), Duy Thức (Vijnanavada), Trung Quán (Madhyami-ka)..., chuyên về giảng giải phân tách Kinh tạng, dùng luận lý để hiểu rõ pháp giới và tiến gần đến chân lý. Pháp tánh tông thì ngược lại, nhấn mạnh về vấn đề tu tập thiền quán để chứng ngộ bản tâm và pháp giới, gồm các trường phái: Thiền (Chan, Zen), Du Già (Yoga), Mật tông (Tantrayana)...

Ta có thể sắp các trường phái thuộc pháp tướng vào Hiển giáo và pháp tánh vào Mật giáo, vì nó được "biệt truyền" không đi qua văn tự Kinh điển. Mật tông Tây Tạng cũng vậy, hành giả phải tự thân tu tập thiền quán để đạt giác ngộ và giải thoát. Có một số thành kiến sai lầm về Mật giáo, cho đó là một tông phái chuyên môn tu luyện bùa chú, phù phép trừ ma ếm quỷ. Sở dĩ được gọi là Mật giáo vì đa số những pháp môn đều được truyền khẩu (transmission orale) và đệ tử là người đã được lựa chọn, chấp nhận cũng như đã được vị Thầy đích thân truyền trao giáo pháp (initiation). Những người ngoài cuộc, chưa được trực tiếp thọ giáo thì dù có thông hiểu cũng khó có thể tu tập thành tựu được, vì nó tùy thuộc sự giao ước (samaya) của người đệ tử và sự gia hộ thiêng liêng của các bậc Thầy Tổ trong tông phái. Sự kiện này không có gì đáng phải bình luận, vì mỗi tông phái đều có truyền thống riêng biệt và những tinh túy thâm sâu mà chúng ta, những người tầm đạo, cần có một tâm học hỏi cầu tiến biết nhìn khách quan và rút tỉa điều hay lẽ phải áp dụng vào sự tu hành bản thân.

Đúng ra tu tập Mật giáo cần phải có sự đích truyền (lung, dbang), nếu không thì không thể tiến xa được. Nhưng nếu giữ đúng như vậy thì nó sẽ mai một và những người thiếu duyên sẽ không có cơ hội biết đến. Do đó tôi đành mạo muội phiên dịch tập sách này, trước hết giới thiệu thiền Đại Thủ Ấn, sau là nói lên rằng tu thiền cần phải có sự hướng dẫn của một vị Thầy (Guru, Lama) với những phương thức rõ ràng.

Tu tập về Đại Thủ Ấn có hai phương pháp:

1) Theo sáu phép Du Già của Naropa,
2) Thiền Chỉ Quán (Shiné-lhaktong).

Phương pháp thứ nhất rất phức tạp và nguy hiểm, hoàn toàn thuộc Mật giáo, phương pháp thứ hai, được trình bày ở đây, có nhiều điểm tương đồng với các pháp môn thiền quán của Thiên Thai, Tứ Niệm Xứ và nhất là Thiền tông Trung Hoa. Tác giả tập Đại Thủ Ấn này là ngài Ouang Tchuk Dorjé Karmapa, tổ thứ 9 của phái Kagyupa (phái áo vải), một trong bốn phái chính của Tây Tạng.

Đây là một tài liệu quý giá nhưng giản dị, không dùng thi văn, kệ ngôn diễn tả nửa úp nửa mở mà nó trình bày thứ lớp mạch lạc các tiến trình tu tập khảo sát nội tâm, để cuối cùng giúp hành giả nhận ra bản tánh của tâm tức Đại Thủ Ấn (Mahamudra).

Tôi xin cảm tạ Lama Shérab Dorjé viện trưởng tu viện Kagyu Ling và nhà xuất bản Yiga Tcheudzinn đã đồng ý cho tôi dịch tập sách này, cùng ghi tạc công đức của Ganden Rinpoché và Guendune Rinpoché đã giúp đỡ rất nhiều về tinh thần và giáo lý cho tôi. Riêng về bản dịch, vì du tăng không đủ phương tiện, tài liệu và khả năng nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, mong bạn đọc hội ý quên lời để đôi bên lưỡng lợi, và các bậc cao minh hoan hỷ lượng thứ chỉ giáo cho.

Xin hồi hướng công đức này cầu cho tất cả chúng sanh ý thức được sự vô thường, đau khổ của cuộc đời và đồng pháp tâm cầu giác ngộ giải thoát.

Hàn Thảo Lộ, tháng ba năm 1989.
Thích Trí Siêu


Ghi chú: Những chữ thẳng là nguyên văn của ngài Karmapa đệ IX. Những chữ nghiêng là lời bình giảng của Bérou Khyentsé Rinpoché. Những chú thích ở cuối trang là do dịch giả thêm vào để giúp đọc giả hiểu rõ hơn.


Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/10/2010(Xem: 5143)
Chiến tranh đi liền với sát sanh. Chiến tranh đồng nghĩa với tội ác. Sát sanh là nhân, chiến tranh là quả và ngược lại. Hai yếu tố này hỗ trợ cho nhau để tạo nên chia lìa, đau đớn, khủng hoảng, tan tóc, đau thương cho cuộc đời. Khi nào còn chiến tranh, nghĩa là con người còn phải gánh chịu đau khổ, giết hại, thù hằn, đấu tố. Chiến tranh sẽ không bao giờ chấm dứt nếu con người còn tâm địa giết hại thú vật không thương tiếc, giẫm lên mạng sống của muôn vật, không biết quý trọng mạng sống của đồng loại! Nhân trả lời một nghi vấn của một Phật tử: “Tổng thống Bush có phạm tội sát sanh hay không khi đem quân đi đánh Afghanistan hay không?” Người viết xin trình bày sơ bộ các cách phán đoán tội của một người phạm tội sát sanh cũng như các cấp độ của sát sanh và vài vấn đề liên hệ đến chiến tranh để bổ sung cho câu trả lời trên.
13/10/2010(Xem: 3444)
Gần đây, trên thế giới nhất là tại Mỹ, dư luận bị kích động vì vài người y sĩ công khai tham gia hành động "trợ tử" (Euthanasia), và chấp nhận trách nhiệm, tự ý đưa tay vào còng của cảnh sát, hầu như thách đố pháp luật. Dư luận quần chúng rất phân tán, kẻ chê vô lương, người thì yểm trợ và đặc biệt là các tôn giáo lớn trong nước đều lên tiếng xác định lập trường. Câu hỏi ta tự đặt ra để tìm hiểu là lập trường của đạo Phật trong một vấn đề nặng về đạo đức, triết lý như vấn đề trợ tử, đã được đức Phật ngày xưa và kinh điển của Ngài để lại minh định như thế nào.
11/10/2010(Xem: 6564)
Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.
07/10/2010(Xem: 4782)
Các lý thuyết tôn giáo cũng như các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra những lý giải khác nhau về nguồn gốc xuất hiện của con người trên trái đất này. Phải chăng con người là sản phẩm do Thượng Đế tạo dựng hay chỉ là một giống vượn người trải qua một chuổi quá trình tiến hoá lâu dài rồi biến thành người theo thuyết tiến hoá của Darwin? Trước vấn đề này, Phật giáo vốn tin tưởng vào thuyết tái sanh, luân hồi, cho rằng tất cả các loài chúng sanh luôn quanh quẩn trong vòng luân hồi sinh tử (samsâra), và được tái sinh qua bốn cách thế khác nhau: noãn sinh - andaja, tức là sự sanh ra từ trứng; thai sinh - jatâbuja, tức là sanh ra từ bào thai của người mẹ; thấp sinh - samsedja, tức là sanh ra từ sự ẩm thấp hay từ rịn rỉ của các thành tố, đất, nước v.v... ; và hóa sinh - oppâtika, tức là do hóa hiện mà sanh ra, không phải trải qua các giai đoạn phôi thai; những con người đầu tiên là những chúng sanh thuộc loại hoá sinh này.
06/10/2010(Xem: 9920)
Thưa thớt vài chục nóc nhà xong thôn Tân Mỹ (Thừa Thiên Huế) lại có cả trăm ngôi mộ được xây dựng công phu, hoành tráng như một thành phố ma với chi phí lên tới vài ba tỷ đồng cho một ngôi.
03/10/2010(Xem: 7139)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
01/10/2010(Xem: 8372)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
29/09/2010(Xem: 4916)
Mỗi con người chúng ta đều có ba thân, đó là thân Tiền ấm, thân Trung ấm và thân Hậu ấm. Thân Tiền ấm là thân hiện đời chúng ta đang có, là thân vật chất...
24/09/2010(Xem: 5577)
Luân hồi là một thể tài rất sinh động và rất được quan tâm đối với con người. Chết rồi sẽ đi về đâu? Tại sao sinh, rồi tái sinh? Có cõi âm hay không? v.v... Đó là những dấu hỏi lơ lửng trong tâm của phần lớn của nhân loại. Các nền tín ngưỡng và tôn giáo trên thế giới đều có những quan niệm khác nhau về luân hồi. Riêng đối với Phật giáo, luân hồi không phải là một giáo lý đặc thù, cũng không phải là một vấn đề triết học cơ bản, nhưng nó là một sự thật hiển nhiên đối với những con người còn bị trầm luân trong sanh tử khổ đau...
28/08/2010(Xem: 4529)
Trăm năm ngó xuống đời hư ảo - Phút chốc nhìn lên ngộ lẽ trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567