Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình yêu của mẹ Việt thay đổi số phận con trai bị down

29/04/201721:12(Xem: 5502)
Tình yêu của mẹ Việt thay đổi số phận con trai bị down

Tình yêu của mẹ Việt
thay đổi số phận con trai bị down

Nỗ lực 20 năm của chị Thuỷ đã đưa cậu con bị bệnh tim và down - từng bị các bác sĩ giỏi nhất ở Việt Nam từ chối chữa - trở thành sinh viên Mỹ.

Trong ngôi nhà thấp thoáng dưới vòm cây tại bang Virginia (Mỹ), chị Thu Thủy (59 tuổi) sống cùng Huy Hoàng - cậu con trai bị down - 10 năm nay. Ngôi nhà nhỏ nhưng ngăn nắp, gọn gàng, nhờ Hoàng lau dọn mỗi ngày sau giờ học. Giờ cậu đã là sinh viên năm nhất Đại học George Mason, có thể tự đi lại bằng xe bus, giao tiếp, tự phục vụ bản thân. Mùa hè vừa rồi, Hoàng kiếm được gần 1.000 đôla đầu tiên trong đời. Cậu nhờ mẹ giữ hộ để tới đây nộp tiền vào ở trong ký túc xá. Chị Thủy cầm tiền mà mừng rơi nước mắt.

Thực tại tươi sáng này là điều mà chị Thuỷ hơn 20 năm trước không dám mơ ước. Bởi lúc đó, tất cả bác sĩ giỏi ở Việt Nam đều từ chối chữa cho con trai chị, với những câu nói mà mỗi lần nhắc, là một lần chị đau: Có chữa được tim thì đứa bé bị down cũng chỉ làm khổ chị cả đời,  Mang đứa bé về nuôi, được ngày nào hay ngày đó,  Chị vẫn còn trẻ, nên sinh một đứa con khác...

chi Thuy_con benh down

Chị Thuỷ tranh thủ mọi thời gian rảnh để dạy học cho con.



Năm 1995, chị Thu Thuỷ đang làm ở Ngân hàng Nhà nước, chồng làm ở Bộ Tư pháp. Giữa năm đó, chị sinh con trai Huy Hoàng sau 12 năm cố gắng. Nhà đủ nếp, đủ tẻ, cùng một viễn cảnh tươi sáng sắp mở ra với chị, là được xem xét đề bạt lên cấp vụ, tăng lương và cấp nhà.

"Nhưng ngay khi còn đang nằm trên bàn đẻ, trong tôi như có dòng điện chạy qua, linh cảm cho biết ông trời sẽ không cho ai tất cả. Tôi tự nhủ, chức vụ không được thì thôi, nhà không có cũng chẳng sao, lương đến kỳ sẽ phải lên, chỉ cần con trai khoẻ mạnh là được", chị Thuỷ, năm đó 37 tuổi, chia sẻ.

Cậu bé tuy sinh non một tháng nhưng da trắng, môi đỏ, sau 3 tháng đã bụ lên trông thấy. Dù được chăm bẵm rất kỹ, không hiểu vì lý do gì Hoàng bị viêm phổi. Mỗi lần bé phải nằm viện cả chục ngày, bác sĩ đo phổi mà không phát hiện bất thường ở tim.

Qua bạn bè mách, chị Thủy đưa con đến một ông bác sĩ người Do Thái có phòng khám tại Hà Nội. Sau một thoáng kiểm tra, ông nói: "Phổi hiện không còn tiếng ran, nhưng con chị mắc hai bệnh nghiêm trọng: down syndrome và tim bẩm sinh. Chị có biết down là gì không?". Chị Thủy như chết sững tại chỗ, miệng lắp bắp: "Tôi chỉ biết nó là bệnh chậm phát triển trí tuệ". Theo lời bác sĩ này, con chị sẽ không chết ngay vì bệnh down nhưng khó qua được một tuổi do thông liên thất nếu không được mổ sớm.

Gác lại mọi công việc, chị Thủy ẵm con đi trong Nam, ngoài Bắc tìm người mổ tim cho con nhưng đến đâu cũng bị từ chối. Trong lúc mọi cánh cửa đều đóng lại thì chính bác sĩ Do Thái nọ đã động viên chị: "Mỗi đứa trẻ ra đời là một con người. Đã là con người thì nó có quyền được chữa bệnh. Tôi sẽ giúp chị".

Với lời hứa ấy, bác sĩ đã liên hệ với một bệnh viện ở Singapore xem có thể mổ tim cho Hoàng. Vị giáo sư người Singapore đã đồng ý mổ với điều kiện phải sang sớm vì Hoàng đã có dấu hiệu suy tim.

tinh-yeu-cua-me-viet-thay-doi-so-phan-cau-con-bi-down-1


Hy vọng vừa lóe lên lại vụt tắt vì chi phí mổ lên đến 35.000 đôla, trong khi tổng tài sản của vợ chồng chị Thủy có chưa đầy 5.000 đôla. Một lần nữa, ông bác sĩ Do Thái lại xin ekip mổ miễn phí cho cháu, số tiền làm các thủ tục xét nghiệm, viện phí rút xuống còn 15.000 đôla. Vay mượn chưa đủ nhưng hai mẹ con chị Thủy vẫn lên đường.

"Trước khi đi tôi đến gặp một bác sĩ đầu ngành tim mạch ở Việt Nam để tham khảo thêm. Xem hồ sơ của Hoàng, bác sĩ khuyên đừng để họ cho cái gì vào tim bé và đừng mổ. Việc đi Singapore chỉ để an ủi tình cảm người mẹ thôi", chị Thủy thuật lại.

May sao những ngày sang Singapore sức khoẻ của Hoàng rất tốt. Sau khi siêu âm, thử máu lại, bác sĩ yêu cầu làm một xét nghiệm quan trọng và cần thiết cho bất kỳ bệnh nhân mổ tim nào - thử Cathetherisa (cat). Song, nhớ lại lời dặn của bác sĩ ở Việt Nam, chị Thủy băn khoăn không biết có nên làm hay không. Ngày tiếp theo, chị đã tìm đến thư viện đọc các tài liệu về thử cat, bệnh tim, down.

Giờ nhớ lại, chị vẫn thấy ngày đó như một phép màu: "Tôi đọc sách từ sáng tới tối, con bò chơi xung quanh chỉ có chai nước, hộp sữa. Đến giờ tôi vẫn không lý giải nổi lúc đó lấy đâu ra sức mạnh để có thể đọc hiểu bao nhiêu tài liệu với vốn tiếng Anh hạn hẹp của mình".


Tâm trạng của chị Thuỷ khi con phẫu thuật:

Chị Thủy thuật lại đánh giá của giáo sư Lee Chuen Neng - chuyên gia mổ tim hàng đầu Đông Nam Á - về hành trình chữa bệnh của hai mẹ con.



Việc tham vấn ý kiến những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam trước khi lên đường và đọc sách y khoa trước khi quyết định phẫu thuật cho con của chị Thủy đã được giáo sư Lee Chuen Neng - chuyên gia mổ tim hàng đầu Đông Nam Á - đánh giá hiếm có người mẹ nào làm được. Có lẽ những việc chị làm cũng có một phần tác động, giúp ca mổ của Hoàng thành công.

"Chừng ấy tiền mang theo đều dành hết cho con, tôi phải tiết kiệm hết sức. Suốt 18 ngày đi Singapore, tôi chỉ đánh điện về nhà một lần cho chồng, báo con đã mổ thành công, dù biết ở nhà anh ấy còn lo lắng, sốt ruột hơn mình cả trăm nghìn lần", chị kể giọng nghẹn ngào.

Đa phần những đứa trẻ bị down thường không sống qua được vài năm đầu đời, không phải vì hội chứng này mà vì các bệnh đi kèm. May mắn Hoàng được chữa ở thời điểm vàng, sức khỏe từ đó khá tốt. 

Song, như bao đứa trẻ bị down khác, Hoàng không tập trung và nhanh quên. Việc dạy bé học rất khó khăn vì phải mất rất nhiều thời gian dỗ bé ngồi vào bàn. Trẻ bị down còn bị lưỡi dài và đầy nên nói không rõ âm. Chị Thủy luôn dặn bất cứ ai chơi cùng Hoàng thấy bé thè lưỡi ra phải đập nhẹ cho rụt lại. Dần Hoàng bắt đầu ghép được chữ cái và đánh vần. Sau 6 tháng nhận biết hết được chữ cái và đọc ghép các âm.

"Mỗi tối trước lúc ngủ tôi hát ru giúp con thuộc các bài hát. Tuổi lên 4, con đã thuộc được trên 50 bài hát thiếu nhi, thơ và một số bài hát dài của người lớn", người mẹ kể.

tinh-yeu-cua-me-viet-thay-doi-so-phan-cau-con-bi-down-2

Huy Hoàng tốt nghiệp cấp ba.

Cuộc đời lại một lần nữa thử thách chị Thủy. Năm con trai lên 8 tuổi thì chồng qua đời. Gánh nặng chăm con trĩu lên đôi vai chị. Ngày đi làm, đêm về chị dạy học cho con. Người mẹ được mách ở nước Mỹ xa xôi có môi trường học tập rất tốt cho trẻ bị down. Không tiền, không quyền, chị chỉ còn biết phấn đấu nhiều hơn trong sự nghiệp. Năm 2006, chị được Ngân hàng Nhà nước cử sang Mỹ công tác định kỳ và được phép mang theo hai con.

Tại đây Hoàng được nhận vào học trường công. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hoàng như con chim sổ lồng. Người quen nào gặp lại cũng nói cậu bé "ngời lên hạnh phúc".

Giọng phấn chấn, chị kể: "Ngày trước mỗi lần đi học là mẹ phải đánh vật với con. Đi học về, con toàn đùn ra quần, dạy con vào nếp rất khó. Sang đây một vài tuần, Hoàng thích đi học, mọi tật xấu rất nhanh chóng đã đi vào nề nếp tích cực".

Hầu hết mọi đứa trẻ sang Mỹ, thường chỉ sau 6 tháng là quên dần tiếng Việt. Ngay khi nhận thấy con có chút thay đổi, chị Thủy đã cố gắng duy trì nói tiếng mẹ đẻ cho Hoàng tại nhà và đọc sách tiếng Việt nhiều hơn.

"Con hay bị bối rối khi nói cả hai thứ tiếng. Nhiều chữ tiếng Anh con không hiểu, việc giải thích bằng tiếng Anh sẽ dễ hơn, nhưng nếu vậy con sẽ phụ thuộc. Tôi chọn giải pháp giải thích bằng cả hai thứ tiếng. Nhờ vậy dần dần con đã thành thạo hai ngôn ngữ", chị nói.

Video: Hạnh phúc của người mẹ khi con bị down được sống như một người bình thường


Hoàng có niềm đam mê với nhiều môn thể thao. Dù không dám tin nhưng thực tế, cậu đã tự biết bơi. Chị Thủy kể, ngày mới sang Mỹ chị bận làm, con gái mắc học, không ai đưa Hoàng đi bơi. Tan học là thằng bé ra bể nhìn mọi người.

Một hôm cuối tuần, chị đưa Hoàng xuống bể bơi và rất ngỡ ngàng thấy con biết bơi, biết lặn. Hóa ra cậu cứ ngồi nhìn mọi người bơi ngày này qua ngày khác và tự thành thạo mà không cần ai dạy.

"Hoàng biết bơi tự do và bơi ngửa. Gần đây con học thêm bơi bướm và bơi ếch. Nhìn con bơi trong làn nước xanh, trong tôi không khỏi xúc động vì những cố gắng của con để tự khẳng định mình", chị tâm sự.

Sau hai nhiệm kỳ công tác ở Mỹ, chị Thuỷ nghỉ hưu và chuyển sang làm cố vấn cho Ngân hàng Thế giới. Hoàng giờ đây là sinh viên tại một trường đại học trong bang. Ngoài giờ lên lớp, Hoàng còn đi làm thêm. Chị không ngại để con làm đa dạng, từ hầu bàn, phục vụ phòng, xếp bát, gập quần áo ở siêu thị... Chị cũng tự hào đưa con đến mọi bữa tiệc mình tham gia.

Chị Thuỷ tâm sự, Hoàng là một đứa con rất tinh tế và giàu tình cảm. Cậu quan tâm và chăm sóc mẹ rất chu đáo. "Hoàng có thói quen trước mỗi bữa ăn luôn thưởng thức một miếng nhỏ, rồi khen mẹ và hỏi cách nấu. Có hôm thằng bé thốt lên: 'Mẹ có bí quyết gì mà ngon thế'. Tôi nói, bí quyết là tình yêu của mẹ đã thổi vào đấy. Một hôm, sau bữa ăn, thằng bé lại gần ôm tôi và nói:'Mommy! You are a good mother, you are very beautiful and smart. I love you'", chị Thuỷ hạnh phúc khoe.

Giờ đây, đứa con từng bị phán là "gánh nặng cho gia đình và xã hội" và bị từ chối chữa bệnh của chị Thuỷ - tuy không thể bằng những đứa trẻ bình thường - nhưng thành thạo hai ngôn ngữ, hòa đồng và rất quan tâm mọi người. Tương lai xa, một ngày nào đó không còn mẹ, Hoàng vẫn có thể tự mình sống tốt. Với người mẹ này, chỉ cần thế là đủ.

"Người ta nói 'Những đứa trẻ bị down là món quà của Chúa'. Càng ngẫm tôi càng thấy đúng. Trước tiên, con giúp tôi vượt lên chính mình, hoàn thiện bản thân, sống nhẫn nại và giàu tình yêu. Sau nữa, con đúng là món quà thánh thiện, ngây ngô và đáng yêu, có thể khiến người xung quanh mỉm cười không vướng bận", người mẹ vĩ đại này bộc bạch.





Một số thành tích Hoàng đã đạt được: Hoàng đã giành được hai huy chương vàng trong các lần tham dự thế vận hội bơi lội cho người khiếm khuyết. Hai lần được cử tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo toàn nước Mỹ và còn tham gia rất nhiều cuộc thi khác. Cậu thích các môn thể thao, biết hai thứ tiếng, đặc biệt khiêu vũ rất giỏi.




Phan Dương

http://vnexpress.net/






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 7131)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 7687)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 6230)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4073)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 7421)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 7221)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 9152)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
18/11/2012(Xem: 9086)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoát và giác ngộ tối hậu...
03/10/2012(Xem: 4384)
Hỏi:Lý thuyết về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học, hay được chấp nhận bằng đức tin? Đáp:Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp. Họ cho rằng nghiệp là số mệnh hay tiền định. Nếu một người bị xe đụng hay buôn bán lỗ, người ta nói: “Họ xui quá, đó là nghiệp của họ .”Đó không phải là ý niệm về nghiệp trong Phật giáo. Thật ra, câu nói này mang ý niệm về ý Trời nhiều hơn, điều mà chúng ta không hiểu và cũng không kiểm soát được. Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta
25/09/2012(Xem: 9172)
Cách tốt nhất để giúp cho người hấp hối là lời nói và hành động của mình phải được thúc đẩy bởi lòng từ bi. Nếu có thể thì cung thỉnh các bậc thầy đức hạnh đến làm pháp chuyển di tâm thức (transference of consciousness at the time of death) cho người hấp hối. Pháp này tiếng Tây Tạng gọi là Phowa, được xem là một pháp tu đặc biệt giá trị và hiệu quả nhất để giúp cho người hấp hối. Các vị quán tưởng hình ảnh đức Phật đang trụ trên đỉnh đầu người hấp hối. Quán tưởng những tia sáng chiếu rọi vào người hấp hối giúp thanh lọc tâm của họ, và quán thấy họ tan thành ánh sáng, hòa nhập vào hào quang của chư Phật. Việc chuyển di tâm thức có thành công hay không là còn tùy thuộc vào sức mạnh tâm linh (định tâm) của người đang thực hiện nghi thức này
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567