Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Biết buông bỏ chính là biết sống thật sự

04/08/201007:40(Xem: 5654)
Biết buông bỏ chính là biết sống thật sự
labode_5BIẾT BUÔNG BỎ CHÍNH LÀ BIẾT SỐNG THẬT SỰ
Thích Nguyên Hùng Việt dịch

Là con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ. Do đó, chúng ta thường tránh né nghĩ về- quá trình đi đến- cái chết của chúng ta. Sogyal Rinpoche nói rằng, chúng ta hoặc trốn chạy cái chết, hoặc chúng ta thờ ơ không nghĩ về nó và cho đó là lẽ tự nhiên.

Tuy nhiên, Rinpoche nói, sự chết đối với chúng ta lại là giây phút quan trọng nhất trong đời sống của mình.

Rinpoche (tiếng Tây tạng có nghĩa là:“vật báu” ) là tác giả của cuốn sách “Tạng thư sống chết”. Cuốn sách này đã được bán 1 triệu 500 bản ngay lần xuất bản đầu tiên và gần đây đã được tái bản lần thứ 10.

Rinpoche sẽ có mặt ở Salt Lake vào ngày thứ ba để cống hiến một bài pháp thoại có tên là: “Lời khuyên chân thật trong mọi lúc của cuộc sống”. Buổi nói chuyện sẽ bắt đầu vào lúc 7 giờ tối tại nhà hát lớn Grand số 1575 S. State thuộc phía nam trường đại học Salt Lake, Campus, với giá 20$ 1 vé .

Ông Patrick Gaffney, người cộng sự với Rinpoche gần 30 năm qua và cũng là người nhuận văn cuốn sách đã giải thích: “Điều mà Rinpoche lưu ý là chúng ta xem cái chết như một mất mát và thất bại”. Nhưng theo quan điểm của nhà Phật, Gaffney nói, cái chết không phải là một bi kịch mà là một cơ hội để chuyển hoá. Rinpoche viết trong cuốn sách của mình: “Đối với người nào biết chuẩn bị và thực hành thì cái chết đến với họ không phải là một thất bại mà là một sự thành công, sự trọn vẹn và là giây phút vinh quang nhất của một đời người.

Theo quan điểm của nhà Phật, tầm quan trọng của giây phút tiến gần cái chết là làm thế nào để bản ngã tâm thức và các ảo giác của nó chết dần đi và giác ngộ có thể đạt đến. Một con người mà tâm thức của họ không bao giờ học hỏi và thực hành để hiểu thế nào là bản tâm thì có lẽ sẽ không có cơ hội để giác ngộ, Rinpoche nói như vậy.

Ông còn nói, qua quá trình học hỏi để biết chết ra sao con người cũng biết được cách sống như thế nào.

“Thỉnh thoảng, khi tôi dạy những điều này”, ông viết, “một người nào đó chạy đến bên tôi và nói ‘Tất cả những điều này dường như quá hiển nhiên, tôi thừa biết! Hãy nói cho tôi những điều mới hơn’. Khi đó tôi nói với người ấy rằng : ‘Anh đã thật sự hiểu và nhận thức được bản chất của vô thường chưa? Anh đã thể ngộ nó vào trong từng suy nghĩ, hơi thở và từng giây phút mà đời sống của anh đã thay đổi chưa?

“Hãy tự hỏi bản thân mình hai câu hỏi sau:

1. Vào giây phút tôi đang hấp hối, tôi có luôn nhớ mọi người và mọi thứ và đối xử với tất cả bằng lòng từ hay không?
2. Sự hiểu biết của tôi về cái chết và vô thường có trở nên cấp bách và mảnh liệt đến độ tôi đã dành hết thì giờ cho việc theo đuổi sự giác ngộ chưa?

Nếu bạn có thể trả lời ‘có’ cho cả hai câu hỏi này thì bạn đã thực sự hiểu được vô thường”.
“Nếu chúng ta không thực sự hiểu biết được vô thường, Rinpoche nói tiếp, thì chúng ta xem sự thay đổi (vô thường) cũng tương tự như là sự mất mát và khổ đau. Chúng ta đã đổ công sức cố gắng để trở nên được bảo vệ an toàn và càng được an toàn hơn. Và thế rồi đời sống của chúng ta tiếp tục trôi lăn đi, trừ phi một căn bệnh ngặt nghèo hay một tai nạn nào đó bất ngờ ập đến và làm chúng ta choàng tỉnh ra khỏi cơn mê muội đó. Thay vì thế, Ngài nói tiếp, chúng ta nên chấp nhận tất cả những thay đổi dù rất nhỏ trong đời sống của chúng ta – cũng có thể xem những sự thay đổi đó là những cái chết nhỏ – bởi vì sự sống là đi dần đến cái chết (Sanh tử tương tức).

Học cách buông xả chính là chúng ta đã học thế nào là cách sống thực sự, Rinpoche viết : “Và đây là những bi kịch và trớ trêu khi chúng ta cố nắm giữ mọi thứ, bởi vì không những điều đó chúng ta không thể làm được mà còn làm cho chúng ta rất đau khổ khi chúng ta tìm cách để trốn tránh nó”.

Nhà Phật tin tưởng rằng việc hành thiền mỗi ngày có thể giúp con người biết buông xả để hiểu rằng ‘tại sao chúng ta có mặt ở đây và nên hành động như thế nào’ để có thể đạt được nhận thức sáng tỏ vào lúc chết. Trong cuốn sách ‘Tạng thư sống chết’ Rinpoche đã mô tả phương pháp thực hành Phowa, hay sự chuyển hoá tâm thức, mà một người đang hấp hối có thể thực tập được hay nhờ bạn bè, thân nhân của người hấp hối thực tập giúp họ.

“Hàng ngàn người đã có cái chết rất thanh thản nhờ vào sự mầu nhiệm của phương pháp thực tập Phowa này”. Rinphoche đã viết như vậy.

Một bác sĩ chuyên khoa ở vùng Salt Lake, bà Liselot Bergen, cách đây 20 năm đã gặp ngài Sogyal Rinpoche lần đầu tiên ở Amsterdam. Bà đã bỏ ra 7 năm liên tiếp của đời bà sau lần gặp gỡ đó đề nghiên cứu đạo Phật, sau đó chuyển sang nghiên cứu đạo LDS Church – và bây giờ bà đang tiếp cận sự sống và cái chết của cuộc đời mình xuyên qua một lăng kính độc nhất vô nhị là kết hợp niềm tin của hai tôn giáo : đạo Phật và đạo LDS. “Bản tâm, theo nhà Phật, chính là cái mà tôn giáo khác gọi là God (Thượng đế), bà Bergen nói, Ngài Rinphoche nó rằng nhà Phật không hề nói về khái niệm Thượng đế nhưng đã nói về con đường để đi đến đó”.

Bà nói tiếp, con người chúng ta thường đến và tiếp xúc với thế giới và cuộc sống xung quanh ta với một ‘tâm hồn tham lam’ (tham tâm). Một tâm hồn tìm kiếm sự hiểu biết chỉ qua kiến thức, một tâm hồn tìm kiếm sự che chở và làm hài lòng cho chính nó trước tiên. Cái bản ngã ấy, bà Bergen nói, nó không đáng tin cậy, không chân thật và không có tình thương yêu.

Bà nói, chính cái tâm hồn này làm chúng xa rời Thượng đế, tuy nhiên, bằng cách thực hành thiền hằng ngày, chúng ta có thể giữ cho tâm thức của chúng ta yên tĩnh, và sau đó, khi chúng ta đạt đến định tâm, chúng ta sẽ nghe được tiếng nói chân thật từ niềm tâm thức, đó chính là Thượng đế, và đó cũng chính là chân tâm.

Bergen và tổ chức Arts Organization mà bà giúp đỡ thành lập ra sẽ đưa Ngài Rinpoche đến Utah. Tổ chức này cũng đã thoả thuận với Ngài văn bản hợp đồng xin phép đưa ra những ý tưởng của Ngài in lên trên những chiếc ly uống nước hoặc lên áo sơ mi. Tiền bản quyền tác giả sẽ chuyển đến Rigpa, một mạng lưới quốc tế của các nhóm và trung tâm Phật tử sáng lập. Rigpa là chương trình săn sóc tâm linh, thường tổ chức các hội nghị cho quần chúng, cho các nhân viên tế bần, cho các bác sĩ chuyên khoa… nói về việc chuẩn bị cho cái chết và săn sóc tâm linh khi sắp hấp hối và những tâm hồn đau khổ.
(Theo The Deseret News)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 19818)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
24/07/2013(Xem: 13898)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
28/06/2013(Xem: 10529)
HỎI: Bạn có tin tưởng tái sinh không? ĐÁP: Vâng, tôi tin. Nhưng, phải lâu lắm tôi mới đạt đến điểm này. Tin tưởng tái sinh không đến một cách ngay lập tức. Một số người có thể đến từ một truyền thống tin tưởng ở tái sinh như một phần trong nếp sống văn hóa. Đây là trường hợp trong nhiều quốc gia Á châu, và vì thế, vì người ta đã từng nghe về tái sinh từ khi họ còn là những thiếu niên, sự tin tưởng điều ấy trở thành một cách tự động. Tuy nhiên, những điều ấy đối với chúng ta từ những nền văn hóa Tây phương, nó dường như lạ lùng lúc ban đầu. Chúng ta thường không dễ bị thuyết phục trong vấn đề tái sinh ngay tức thì, với những cầu vồng và âm nhạc phía sau lưng và “Chúa nhân từ ơi! Bây giờ tôi tin!” Nó không thường hoạt động như thế.
23/04/2013(Xem: 8171)
Lần tay tính lại sổ đời, Kiếp người chìm nổi vận thời rủi may... Bạch Vân Nhi
11/04/2013(Xem: 11052)
Một con người với nhiều huyền thoại bao phủ theo từng bước đi, dù ngàn năm trôi qua nhưng dấu ấn vẫn còn đong đầy trong tận cùng tâm thức, hạnh nguyện độ sanh vẫn lớn dần theo nhịp tử sinh, in dấu trên từng hoá độ, kỳ bí trong vô cùng không tận, không ngôn ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn. Một sự lặng thinh phổ cập trên từng đường nét, chỉ có cõi lòng thành kính tri ơn, nhớ ơn, biết ơn, được nhân dân tôn thờ lễ bái
11/04/2013(Xem: 6042)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
10/04/2013(Xem: 3925)
Theo một số sách viết không chủ trương có khoảng thời gian từ khi chết đến lúc tái sinh, nghĩa là sau khi chết tái sinh liền vào một trong sáu cõi. Nhưng theo Kinh sách Tây Tạng lại viết: “Sau khi chết, có trạng thái của “Thân trung ấm”, tức là có người sau khi chết tái sinh liền, có người tái sinh sau 1, 2, 3, 4 . . . ngày cho đến chậm nhất là 49 ngày”.
08/04/2013(Xem: 18861)
Khi nói đến Nhân và Quả tức là bao hàm ý nghĩa rộng lớn của Luân hồi. Luân hồi là sự chuyển biến xoay vần trở lại. Con người chết đi không phải là hoàn toàn mất hẳn. Thân xác sẽ tan rã theo cát bụi nhưng còn một phần vô cùng linh hoạt và vẫn hiện hữu đó là linh hồn. Mọi sự, vật trong vũ trụ, thiên nhiên đều chịu sự tác động của luân hồi, nhân quả. Như nước chẳng hạn, trong thiên nhiên, nuớc bốc thành hơi, hơi nước đọng lại thành mây rơi xuống thành mưa, mưa chảy tràn ra đất, qua sông suối, hồ và chảy ra biển.
08/04/2013(Xem: 26023)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 14075)
Tôi viết tác phẩm này nhằm chia sẻ một số suy nghĩ về cái chết với bất cứ ai quan tâm muốn tìm hiểu về cái chết. Suy nghĩ về cách chúng ta có thể trực diện với cái chết – bằng can đảm và tính thanh thản, có phẩm cách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]