Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những dự bị cần thiết cho lúc lâm chung

13/07/201123:22(Xem: 4321)
Những dự bị cần thiết cho lúc lâm chung

 

A_Di_Da_Phat_16Dự Bị Về Ngoại Duyên


Cổ thi nói: "Ta thấy người khác chết. Trong lòng nóng xót xa! Chẳng phải xót kẻ mất. Vì sẽ đến phiên ta!" Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ chết nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi. Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận. Như thế mới mong sớm thoát nỗi huyễn khổ của sống chết luân hồi, chứng vào cảnh chân lạc của Niết Bàn thường trú. Lại người đã tu Tịnh Độ, chẳng những chỉ lo riêng vì mình, mà đối với cha mẹ quyến thuộc cùng những thân bằng quen biết, nên phát lòng hiếu thuận từ bi, khuyên cho đồng niệm Phật, và trợ niệm cho khi bịnh nặng, lúc lâm chung. Đó là công hạnh lợi tha, cũng là việc gây phước báo duyên lành cho mình đời sau vậy.


* Nhưng dự bị cho lúc lâm chung có nhiều chi tiết, nay trước tiên xin nói về ngoại duyên. Người tu Tịnh Độ khi còn khoẻ mạnh, phải dự trước tìm kết những đồng bạn, nhứt là kẻ ở gần mình, để trợ niệm cho nhau khi bịnh nặng và lúc lâm chung. Bởi chúng ta phần nhiều nghiệp nặng, tuy đã gắng hết sức mình, song những lúc ấy e khi túc chướng phát hiện, thân lực yếu kém, tâm thức hôn mê, khó giữ vững được chánh niệm. Nếu không nhờ người hộ trợ, tất dễ bị tùy nghiệp lưu chuyển, công tu một đời chẳng cũng uổng lắm ư? Đây là điểm cần yếu thứ nhứt.


* Điểm thứ hai là người niệm Phật khi thấy mình suy yếu, nên đem hậu sự sắp đặt dặn dò trước, để khi lâm chung khỏi bận tâm. Nếu là người xuất gia thì phải đem việc chùa chiền phó chúc đệ tử, chỉ định kẻ thay thế mình điều hành Phật sự. Như người tại gia thì đem tài sản ruộng vườn tương phân cho con cháu, sắp đặt trước mọi duyên. Lại phải dặn trước người quyến thuộc, khi mình đau nặng hoặc lâm chung, không được khóc lóc hoặc lộ nét bi sầu. Nếu có thương thì nên bình tỉnh, vì mình niệm Phật cầu nguyện, hoặc hộ trợ cho sự vãng sanh, đó mới là tình thương chân thật.


Dự Bị Về Tinh Thần


Về ngoại duyên như trên đã nói, người niệm Phật lại còn phải dự bị về tinh thần cho chính mình. Cách dự bị ấy như thế nào? - Trên đường tu, hành giả phải có tinh thần giải thoát, xem từ tiền của ruộng vườn cho đến thân tình quyến thuộc đều là duyên giả tạm, sống tùy cảnh huyễn, chết rũ sạch không. Nếu chẳng hiểu lẽ này, tất nó sẽ ngăn trở sự giải thoát, có khi phải đọa làm loài bàng sanh như chó hoặc rắn để giữ nhà giữ cửa. Đã có nhiều người vì nắm níu tiền của hoặc thân nhơn, mà khi sắp chết phải khó khăn, không yên tâm nhắm mắt được.


Hồi bút giả còn làm đạo hầu, trong lúc dâng trà khuya, có nghe một vị Giáo thọ thuật lại câu chuyện, bao hàm ý nghĩa giác tỉnh. Cốt truyện đại khái như sau:


Khi xưa có hai bạn đồng tu, một ông thích ở cảnh non cao, một vị cất am dựa khu rừng bên bờ suối. Thời gian sau, tăng sĩ ở cạnh suối tịch trước, vị sư trên núi hay được xuống viếng thăm. Sau khi tụng kinh cầu nguyện, sư liền ngồi yên nhập định coi bạn mình sanh về cõi nào? Nhưng tìm kiếm quan sát khắp các nơi, từ cõi trời đến địa ngục, ông không thấy người bạn ở đâu cả. Xuất định ra, sư hỏi thị giả của ông bạn: "Hằng ngày thầy mi làm những việc chi?" Đạo đồng đáp: "Bạch, mấy lúc sau này vì thấy bụi mía trước am mập tốt, thầy con thường ra vun phân tỉa lá, săm soi mãi, ra chiều thích thú lắm!" Vị sư nghe nói nhập định lại, quán thấy ông bạn hóa ra làm con sâu trong thân cây mía. Sư liền đốn cây mía ấy, chẻ bắt lấy con sâu ra, thuyết pháp chú nguyện cho nó siêu thoát.


Câu chuyện trên chỉ là truyền khẩu, bút giả chưa tìm thấy trong kinh sách. Nhưng cứ theo lý mà đoán, thì sự kiện ấy vẫn chẳng phải hư huyền. Nơi điển tích nhà Phật cũng có mấy việc tương tợ. Chẳng hạn như: -Chuyện ông sa di vì tham ăn sữa tô lạc, nên khi chết đọa làm con vòi trong bình sữa. - Chuyện vị ưu bà tắc tuy có công giữ giới tu hành, nhưng bởi quá quyến luyến vợ, nên khi chết thần thức hóa sanh làm con vòi trong mũi vợ. Lúc cô vợ thương khóc sì mũi con vòi văng ra, cô cả thẹn đưa chân muốn chà đạp, may nhờ một vị A La Hán can ngăn, nói rõ nguyên do, thuyết pháp siêu độ cho con vòi ấy. - Chuyện vợ một khách thương đường biển, bởi luyến tiếc nhan sắc xinh đẹp của mình, nên lúc chết liền hóa thành con vòi từ trong mũi bò ra đi quanh trên mặt, như Kinh Hiền Ngu đã nói. Cho nên người tu Tịnh Độ hằng ngày phải tỉnh tâm quán xét, dứt trừ lòng tham gốc ái, quyết chí hướng về cõi Phật, để khi lâm chung không bị sức nghiệp ngăn trở cuốn lôi.


* Từ Chiếu đại sư nói: "Người tu Tịnh Độ khi lâm chung thường có ba điều nghi, bốn cửa ải, hay làm chướng ngại cho sự vãng sanh, phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ ba điều nghi là:


1- Nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít, e không được vãng sanh.


2- Nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham sân si chưa dứt, e không được vãng sanh.


3- Nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước, e không được vãng sanh.


Bốn cửa ải là:


1- Hoặc nhân bị bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật không linh.


2- Hoặc nhân tham sống mà giết vật mạng cúng tế.


3- Hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi.


4- Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình."


Đại sư nêu ra thuyết Tam Nghi Tứ Quan ở trên, bậc trí huệ có thể suy nghĩ tìm phương pháp giải quyết. Nay bút giả xin mạn phép nói lược qua cách phá trừ để góp ý, và các bạn đồng tu với sự hiểu biết của mình, có thể suy diễn hiểu rộng thêm ra.


1. Phá mối nghi túc nghiệp nặng, công tu ít: - Phật A Di Đà từng có lời thệ nguyện: "Chúng sanh nào chí tâm muốn về Cực Lạc, niệm danh hiệu Ngài cho đến mười niệm, nếu không được vãng sanh, Ngài thề không thành Phật." Phật không khi nào nói dối, vậy hành giả phải tin nơi đức Từ Tôn. Mười niệm là thời gian công phu tu hành rất ít mà còn được vãng sanh, huống chi ta niệm nhiều hơn số đó. Lại dù kẻ nghiệp nặng đến đâu, như phạm trai phá giới, tạo đủ nghiệp ác, nếu chí tâm sám hối nương về Phật A Di Đà, Ngài đều tiếp dẫn. Kinh Quán Vô Lượng Thọ đã chẳng nói kẻ tạo tội nặng ngũ nghịch thập ác, khi lâm chung chí tâm niệm mười niệm đều được vãng sanh đó ư? Trong truyện Vãng Sanh, như Trương Thiện Hòa, Hùng Tuấn, Duy Cung, trọn đời giết trâu bò, phá giới, làm ác, khi lâm chung tướng địa ngục hiện, sợ hãi niệm Phật, liền thấy Phật đến rước. Cho đến loài chim sáo, két niệm Phật , còn được vãng sanh, huống chi ta chưa phải là tệ đến mức đó?


2. Phá mối nghi bản nguyện chưa trả, tham sân si chưa dứt: - Bản nguyện của hành giả đại khái có hai: đạo và đời. Về đạo, có người nguyện cất chùa bố thí hay nguyện tụng số kinh chú bao nhiêu, làm chưa tròn đã đến giờ chết. Phải nghĩ rằng: chỉ tín tâm niệm Phật, khi được vãng sanh sẽ làm vô lượng vô biên công đức, còn bản nguyện chỉ là việc nhỏ, làm xong hay chưa không mấy quan hệ, và chẳng có hại chi cả. Về đời, hoặc có người vì nhiệm vụ gia đình chưa tròn, như cha mẹ suy già không ai săn sóc, vợ con thơ dại thiếu chỗ tựa nương, hoặc có kẻ thiếu nợ người chưa kịp trả, tâm nguyện chưa vẹn nên lòng chẳng yên. Phải nghĩ rằng: lúc ta sắp chết, dù có lo hay không cũng chẳng làm sao được. Chi bằng chuyên tâm niệm Phật, khi đã được vãng sanh Tây Phương chứng đạo quả, thì tất cả bản nguyện trái duyên đều có thể trả xong, tất cả kẻ oán người thân đều có thể cứu độ.


Lại Kinh Na Tiên nói: "Ví như hột cát nhẹ, bỏ xuống nước liền chìm. Trái lại tảng đá dù nặng to, nếu được thuyền chở, có thể đem từ chỗ này sang chỗ khác. Người niệm Phật cũng thế, nghiệp tuy nhẹ nếu không được Phật cứu độ, tất bị luân hồi, tội chướng dù nặng bao nhiêu, được Phật tiếp dẫn sẽ sanh về Cực Lạc." Theo đoạn kinh đây, ta thấy môn Niệm Phật là pháp có thể đới nghiệp vãng sanh, vì nhờ tha lực. Tảng đá lớn ví cho sức nghiệp nặng to, thuyền chở ví cho nguyện lực của Phật. Vậy người tu đừng nghĩ rằng mình còn tham, sân, si, e không được vãng sanh. Thí dụ trên có thể phá luôn điểm nghi về nghiệp nặng ở điều thứ nhứt.


3. Phá mối nghi niệm Phật, e Phật không đến rước: - Người niệm Phật tùy theo công đức mình, khi lâm chung thấy Phật, hoặc Bồ Tát, hay Thánh chúng đến rước. Có khi không thấy chi, mà nhờ sức nguyện của mình và Phật lực thầm nhiếp thọ, thần thức tự bay về Tây Phương. Đây là bởi công hạnh của mình có cao thấp, sâu cạn. Chỉ cần yếu lúc ấy ta phải chí tâm niệm Phật, đừng nghĩ chi sai khác. Nếu nghi ngờ sẽ tự sanh ra chướng ngại. Tóm lại, khi lâm chung dù thấy tướng tốt hay không cũng đừng quản đến, chỉ hết lòng niệm Phật cho đến giây phút cuối cùng mà thôi.


* Phá chung bốn cửa ải: - nhân bịnh khổ hủy báng Phật - tham sống sát sanh cúng tế - cầu lành bịnh uống ruợu, hoặc dùng thuốc có chất huyết tanh - vì ái luyến nên tâm niệm ràng buộc với gia đình.


Người niệm Phật mà bị tai nạn bịnh khổ, đó là do nhờ công đức tu hành, nên chuyển quả nặng thành quả nhẹ, chuyển hậu báo thành hiện báo, trả cho hết để được sanh về Tây Phương. Nếu trở lại nghi ngờ hủy báng, là người kém tin hiểu, phụ ơn Phật, tự gây tội chướng cho mình. Trong sự tích Tịnh Độ có thuật chuyện ông Ngô Mao cùng rất nhiều Phật tử khác, nhờ dồn nghiệp mà sớm được vãng sanh. Vậy khi gặp cảnh này, người niệm Phật nên ý thức để hiểu rõ.


Lại thân này giả tạm, tùy theo tội nghiệp mà kiếp sống có vui khổ lâu mau. Nếu giết sanh mạng để nuôi dưỡng sanh mạng, hoặc cúng tế, thì tội khổ càng thêm nặng, phải triệt để nương theo Phật và tin chắc lý nhân quả.


Khi đau yếu chỉ cầu Phật, không nên cầu phù phép tà sư, hoặc nghe lời kẻ chưa hiểu đạo, trở lại ăn mặn, uống rượu, hay dùng thuốc bằng chất máu huyết tanh hôi. Thân này nhơ nhớp, được về cõi Phật sớm chừng nào hay chừng ấy, như bỏ chiếc áo hôi rách mặc sắc phục đẹp thơm, đáng chi phải bận lòng?


Đến như mối hại về ái luyến khi lâm chung, thì như đoạn trên đã nói. Phải nghĩ: trong gia đình từ cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái, đều do đời trước có nợ nần ân oán, nên mới tạm hội ngộ nhau. Khi nhân duyên đã hết thì mỗi người đi mỗi ngả. Nếu có lòng thương, tốt hơn ta nên gát bỏ tình trần cầu sanh Tây Phương, để độ tất cả kẻ oan thân. Khi cái chết sắp đến, dù có quyến luyến cũng không thể đem theo, không làm chi được, bởi chính sắc thân của ta còn phải tan về cát bụi. Nếu ái luyến thì đã không được vãng sanh, lại bị khổ luân hồi vô cùng vô tận.


Những điểm về Tam Nghi Tứ Quan trên đây, hành giả phải suy nghiệm ghi nhớ kỹ, để dự bị trước cho tinh thần được yên ổn trong lúc lâm chung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 35632)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8677)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
11/11/2014(Xem: 9210)
Tôi có quen một cặp vợ chồng trẻ thường lui tới ngôi chùa Bảo Vương để học Pháp tụng kinh mỗi sáng chủ nhật. Minh Sinh, người chồng, gọi tôi là 'anh' trong khi Phương Thảo, người vợ, gọi tôi bằng 'chú'. Khoảng nửa năm trước mẹ của Thảo, 82 tuổi, ngả bệnh đang nằm trong bệnh viện Clayton với tình trạng đã hôn mê kiệt quệ, thoi thóp chỉ chờ ngày 'ra đi'. Thảo-Sinh đã mời Sư Ông (mà tôi gọi là sư phụ) đến tụng kinh cho bà cụ. Hôm đó là một ngày làm việc nên chỉ có sư phụ cùng với anh Bảo Minh Đạo (đã hưu trí) có thể đi được. Đã hẹn trước nên anh Minh Đạo - trên đường hướng về Clayton đã ghé ngang city đón tôi trước nơi làm việc trên đường Flinders để đi luôn cho đủ bộ, có 'duy na' có 'duyệt chúng', có 'tả phù hữu bật' để phò trợ cho sư phụ trong việc hành lễ.
11/11/2014(Xem: 5904)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 18821)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 7320)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 7306)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7656)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 12508)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 16795)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]