Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chết – Thể Dạng Trung Gian – Tái Sinh - Dagpo Rimpoché (Hoang Phong Chuyển Ngữ)

09/01/201113:16(Xem: 4345)
Chết – Thể Dạng Trung Gian – Tái Sinh - Dagpo Rimpoché (Hoang Phong Chuyển Ngữ)


CHẾT – THỂ DẠNG TRUNG GIAN – TÁI SINH
Dagpo Rimpoché
(Hoang Phong chuyển ngữ)

Lời giới thiệu của người dịch:

DagpoRimpocheDagpo Rimpochélà một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu. Khi vừa mới một tuổiDagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIII xác nhận là vị hóa thân (tulku)của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097) một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy củaĐại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135). Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vàochùa từ lúc sáu tuổi, tu học tại các tu viện đại học danh tiếng nhất ở Tây tạng.Ngài rời Tây Tạng vượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó lưu trú tại Pháp từ năm1960.

Bài chuyển ngữdưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lại các buổi thuyết trình của ông tronghai ngày 29 và 30 tháng 6 năm 1985 tại ngôi chùa của Tổng hội Phật giáo Pháptrong công viên Vincennes tại Paris. Thông dịch và ghi chép : Marie-Stelle Boussemart.

Thứbảy 29 tháng 6 năm 1985

Chúngta có hai ngày cùng nhau học hỏi, vậy mỗi người trong chúng ta hãy cố gắng manglại cho mình một chút lợi ích nào đó. Muốn thế chúng ta cần có một động cơ thúcđẩy.

Vậylàm thế nào để tạo cho mình một động cơ cần thiết ?

Trướchết phải nhìn vào cơ sở hỗ trợ cho sự sống này của chính mình để hiểu rằng muốnđược mang thân xác con người phải hội đủ thật nhiều điều kiện quý hiếm. Thật sựra điều này ai cũng biết, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến hoặc chỉ ý thức một cáchmơ hồ. Vậy trước hết chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng đó.

Nếukhông làm gì thì ta cũng sẽ chẳng gặt hái được gì cả. Nếu biết sử dụng "cơsở" sẵn có này [tức sự hiện hữu dưới thể dạng conngười] để cố gắng một cách thiết thực thì sẽ mang lại cho mình nhiều điềulợi ích : sự sống của mình trở nên tốt đẹp hơn, sự tái sinh trong tương lai cũngthuận lợi hơn, và biết đâu có thể đạt được cả sự Giải thoát toàn vẹn.

Nhữngbằng chứng nào cho thấy chắc chắn là ta sẽ đủ khả năng thành công ? Cứ nhìn vàonhững gì ta đã thực hiện được trước đây. Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều từnghọc hỏi hay làm một việc nào đó và đạt đượckết quả. Nếu đã từng gặt hái được kết quả, hôm nay sự cố gắng của ta nhất địnhcũng sẽ mang lại kết quả, hơn thế nữa kết quả mà chúng ta sắp gặt hái sẽ lợi íchhơn nhiều so với những gì trước kia.

Chúngta đang có cơ duyên gặt hái được những lợi ích thiết thực, vì thế cũng nên cố gắngvới tất cả khả năng sẵn có của mình. Biết đâu nhờ vào các khả năng đó ta có thểđạt được thể dạng của một vị Phật ngay trong kiếp sống này, nếu không ít ra ta cũngkhám phá được con đường quán thấy của Đại thừa – có nghĩa là con đường giải thoátkhỏi cõi ta-bà, không còn phải quay lại với những chu kỳ hiện hữu bất tận, ngoàisự mong muốn của mình. Nếu tệ hơn thế nữa trong trường hợp không đủ sức tìm đượccon đường quán thấy của Đại thừa đi nữa, tối thiểu ta cũng thực hiện được một tâmthức tỉnh ngộ trong kiếp sống này. Nếu không cố gắng làm được một cái gì đó thìcuộc sống dưới thể dạng con người của chúng ta quả thật là vô vị.

Vìthế chúng ta cần phải cố gắng, vì nếu cứ để bị trói buộc trong cõi ta-bà, chẳngnhững không bao giờ ta tìm thấy hạnh phúc mà lúc nào cũng phải đương dầu vớikhổ đau. Trong cõi ta-bà, luôn luôn ta phải đối đầu với mọi thứ khó khăn và buồnphiền, nhất là khổ đau vì phải chết, phải sinh, bị bệnh tật và già nua.

Vìthế nên sử dụng ngay các khả năng hiện có để thực hiện mục đích vạch ra trên đây.Tại sao phải bắt tay ngay ? Bởi vì không thể nào biết chắc ta sẽ còn giữ được cácđiều kiện thuận lợi như hiện nay. Trong tương lai nếu muốn hội đủ các điều kiệnthận lợi mà hiện ta đang có quả thật là một chuyện vô cùng bấp bênh.

Vìthế không nên nghĩ rằng kiếp người của ta còn dài mà tha hồ làm những gì muốn đểkhất lại việc tu tập thêm vài năm nữa. Đấy là một cách tính toán kém thậntrọng, ta không thể biết trước những gì sẽ xảy ra, biết đâu ta sẽ chết trước ngàydự trù sẽ tu tập. Thật thế tu tập là việc cấp bách, không nên chần chờ.

Vậy tu tập là thế nào ? Đấy là cách biến cải hành vi của mình. Sự biếncải ấy gồm ba khía cạnh tu tập :

- tu tập dựa vào thân xác

- tu tập dựa vào ngôn từ

- tu tập dựa vào sựsinh hoạt tâm linh

Ba khía cạnh tu tập này nhất thiết phải mang lại một ý nghĩa hay một phẩmtính cao cả nào đó.

Vì thế tu tập không phải chỉ nhắm vàolợi ích của riêng mình mà đúng hơn phải hướng vào tất cả chúng sinh. Một ngườiPhật giáo phải hiểu rằng việc tu tập giúp mình trở thành một vị Phật để đủ khảnăng mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh.

Những người không theo Phật giáocũng nên hiểu rằng muốn giúp đỡ tất cả mọi sinh linh loại bỏ khổ đau và đạtđược hạnh phúc đương nhiên phải cần đến một số khả năng nào đó, vì thế phải cảithiện nội tâm mình để khám phá ra những khả năng ấy.

* * * *

Đến đây chúng ta hãy đi thẳng vàochủ đề được nêu lên, đấy là cái chết,thể dạng trung gian và sự đầu thai.

Tại sao lại đề cập đến ba thể dạng trênđây ? Nếu không tin có đầu thai, đương nhiên chủ đề trên đây hóa thành vô nghĩa,vì thế muốn tiếp tục cuộc bàn thảo ít ra chúng ta cũng phải chấp nhận trongcuộc sống vào một lúc nào đó cái chết xảy đến, và một nơi nào đó sự sinh xảyra, những gì xảy ra giữa hai sự kiện đó ta cứ tạm gọi là một giai đoạn trunggian. Đứng trước các sự kiện trên đây tất nhiên ta phải tỏ ra một thái độ, phảiphản ứng như thế nào cho thích hợp. Đấy là lý do giải thích tại sao ta phải tu tập.

Muốn phản ứng thích nghi, hành động đúnglúc và tạo cho mình một thái độ phù hợp trước các hoàn cảnh ấy tất nhiên phải hiểucái chết xảy ra như thế nào, thể dạng trung gian và sự sinh là gì.

Đấy là lý do giải thích tại sao chủđề trên đây đã được chọn lựa. Lý do thứ hai là Đức Đạt-lai Lạt-ma sắp thuyếttrình và làm lễ thụ pháp tại Thụy sĩ cho những ai muốn tu tập Phật giáo Tan-tra,trong số những người tham dự gồm phần lớn quý vị đang ngồi đây. Những gì tôitrình bày hôm nay là để chuẩn bị cho quý vị theo dõi các buổi thuyết giảng của ĐứcĐạt-lai Lạt-ma được dễ dàng hơn và mang lại nhiều kết quả hơn. Dù rằng chủ đềthảo luận liên quan đến Phật giáo Tan-tra thế nhưng tôi không đi sâu vào chitiết trên một vài khía cạnh nào đó ; trên nguyên tắc một số các chi tiết này chỉđem ra giảng dạy cho những người có căn bản và đã được thụ pháp. Tuy nhiên tôivẫn cố gắng trình bày, được đến đâu hay đến đấy, bởi vì Tan-tra không có gì làbí mật cả, tôi trình bày vì muốn chuẩn bị tối đa cho quý vị.

Tan-tra gồm có nhiều học phái, nhữnggì tôi sắp trình bày là "Anouttarayogatantra" tức là "Tối thượngdu-già Tan-tra", một cấp bậc Tan-tra đặc thù và cao hơn hết. Một cách tổngquát, cái chết, thể dạng trung gian và sự tái sinh xảy ra ngoài ý muốn đối vớicác người bình thường, thế nhưng đối với người tu tập Tan-tra thay vì bị bắt buộchọ có thể chuyển các giai đoạn ấy thành con đường tu tập theo ý muốn của mình.

Nếu đủ khả năng người tu tập có thể đạtđược thể dạng một vị Phật ngay trong kiếp nhân sinh này. Trong trường hợp khôngthực hiện được mục đích trên đây trong lúc còn sống, khi cái chết xảy ra vẫn cóthể chuyển hóa quá trình diễn tiến của nó trở thành con đường tu tập giúp mìnhkhông hóa thành thân xác bardo [thân xác chuyển tiếp chuẩnbị cho sự tái sinh] trong thể dạng trung gian, mà đạt được thể dạng củamột vị Phật ngay sau khi cái chết xảy ra. Trong trường hợp biết tu tập Tan-tranhư trên đây "cái chết" không còn là cái chết theo định nghĩa thôngthường, những biểu hiện của nó đã biến thành con đường tu tập hướng vào thểdạng một vị Phật.

Trong trường hợp không đủ khả năngvượt khỏi giai đoạn trung gian để trở thành thể dạng một vị Phật, ít ra ngườitu tập Tan-tra cũng có thể hướng quá trình đó vào con đường tu tập giúp mình đạtđược thể dạng một vị Phật trong kiếp sống sau. Trong trường hợp này thể dạngtrung gian sẽ trở thành một phương tiện tu tập với đầy đủ ý nghĩa của nó và dùphải tái sinh sau đó người tu tập vẫn giữ được sự liên tục trong kiếp sống mới,có nghĩa là sẽ tái sinh trong những điều kiện thuận lợi giúp mình tiếp tục đitheo con đường Tan-tra, và nhờ đó có thể trở thành một vị Phật trong kiếp táisinh.

Dưới góc nhìn đó tu tập Tan-tra là mộtcách biến cái chết, thể dạng trung gian và sự tái sinh trở thành con đường tutập. Thế nhưng trên phương diện thực hành phải được khai tâm và thụ pháp Tan-tra.Vì thế trong vài tuần nữa, một số quý vị đang hiện diện hôm nay sẽ được thụ phápdưới sự chủ lễ của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại Thụy sĩ. Tuy nhiên, trong khi hành lễthụ pháp nếu nắm vững được ý nghĩa của các nghi thức, nhất là hiểu tại sao phảithụ pháp và sự thụ pháp sẽ mang lại những sức mạnh và khả năng nào, hiểu đượcnhư thế thì việc thu pháp sẽ hiệu quả hơn. Trong khi chờ đợi được Đức Đạt-laiLạt-ma khai tâm tôi, cố gắng giải thích thêm cho quý vị chính là vì lý do đó.

Trước hết là nghi thức tiếp nhận thụpháp Tan-tra. Tiếp theo đó là các nghi thức giúp biến cải cái chết, thể dạng bardotức thể dạng trung gian và sau hếtlà sự tái sinh. Các phương tiện góp phần vào việc biến cải là kinh sách Tan-tra,một cách chính xác hơn là các phép tu tập về giai đoạn tạo tác[sinh, hình thành] vàgiai đoạn hoàn thiện [viên mãn, thể dạng của một vị Phật]. Sau khi đã biếncải, kết quả mang lại là ba thể dạng của Phật, tức là Tam thân Phật.

Nếu muốn biến cải cái chết, thể dạngtrung gian và sự sinh, trước hết phải hiểu được những thứ ấy là gì. Vì thếchúng ta hãy tìm hiểu về ba giai đoạn ấy, trước hết là giai đoạn thứ nhất tứclà cái chết.

CáiChết

Chúngta thử tìm hiểu cái chết xem sao. Thật đáng tiếc khi bắt buộc phải nói đến cáichết vì chủ đề này nhất định không phải là một chủ đề mang lại thích thú, thế nhưngphải thực tế : cái chết là chuyện có thực. Nói về cái chết thật khó nghe, nhưngcứ mặc, phải cố gắng vậy.

Muốnthực hiện sự tu tập trên đây - tức biến cái chết, thể dạng trung gian và sự sinh- để đạt được Tam Thân Phật đòi hỏi phải có một cơ sở hỗ trợ tức là sự hiện hữudưới thể dạng con người.

Thểdạng con người mà chúng ta đang có là một cơ sở tối cần thiết. Muốn thực hiện sựbiến cải phải cần đến sáu yếu tố, trong số sáu yếu tố này có bốn yếu tố mà tathường nghe nói đến : đấy là đất, nước, lửakhí, và hai yếu tốkhác là hệ thống kinh mạchcác giọt [sẽđược giải thích bên dưới]. Ngườita cho biết là chỉ có các sinh linh sống trong cõi hiện hữu của chúng ta, đượccấu tạo bằng sáu yếu tố trên đây mới có thể tu tập để đạt được thể dạng một vịPhật trong một kiếp sống duy nhất. Đấy là thêm một lý do nữa khiến ta ý thức đượcthể dạng con người thật vô cùng quý giá.

Cáichết là sự tách rời giữa tâm thức và thân xác. Trên nguyên tắc thời điểm khitâm thức rời khỏi thân xác chỉ định giây phút cái chết xảy ra. Thế nhưng trênthực tế sự rời bỏ đó xảy ra một cách rất tuần tự, vì thế cần phải tìm hiểu quátrình rời bỏ ấy diễn tiến như thế nào trước khi đưa đến cái chết thật sự.

Muốntheo dõi quá trình trên đây, ta phải nắm vững sự cấu tạo của thân xác. Thân xáckhông phải là một tổng thể thuần nhất mà được kết hợp bằng nhiều thành phần khácnhau, vì thế phải tìm hiểu xem một cá thể thực sự là gì, cái mà ta gọi là "cáitôi" (cái ngã) là gì, cái mà ta thường tự cho là "tôi" thật sự đấylà gì, "ai" được tạo thành bởi thân xác và tâm thức đang hiện hữu này,hoặc "ai" được chỉ định để đại diện cho cơ sở cấu tạo bởi thân xác vàtâm thức. Tóm lại một cá thể gồm thật nhiều thành phần khác nhau và rất phứctạp.

Hai mươi lăm thành phần

Tùy theo kinh sách các bảng liệt kêvà mô tả có hơi khác nhau, thế nhưng nhằm mục đích giản dị hóa vấn đề chúng tacó thể xem một cá thể gồm có hai mươi lăm thành phần thô thiển.

Trướchết chúng ta liệt kê tổng quát hai mươi lăm thành phần cấu tạo thô thiển, sau đósẽ tìm hiểu và theo dõi sự tan biến tuần tự của chúng cho đến khi xảy ra cáichết, có nghĩa là quan sát tiềm năng của chúng tan biến như thế nào.

a) Năm thể dạng thô thiển đầu tiên hay Ngũ uẩn

Cólẽ tất cả quý vị đều hiểu ngũ uẫn là gì, thế nhưng cũng xin một vị trong cử tọavui lòng nhắc lại. Vị nào có tiếng nói thật to càng tốt, giúp mọi người nghe thấy...Tại Pháp ít khi tôi mời được người tham gia khi thuyết giảng, thế nhưng tạinhiều quốc gia khác như nước Ý chẳng hạn, tôi vẫn thường kêu gọi cử tọa thamgia, họ rất tích cực, một số vị kể ra vanh vách các bảng liệt kê chi tiết nêu lêntrong giáo lýcủa Đức Phật. Tôi thường sử dụng phương pháp đối thoại khi thuyếtgiảng : tôi đưa ra câu hỏi, cử tọa trả lời. Tôi nghĩ rằng phương pháp ấy rất tíchcực và linh động.

Vậynăm thứ cấu hợp là gì ?

* Cấu hợp hình tướng,

*Cấu hợp giác cảm,

*Cấu hợp của sự nhận biết,

*Cấu hợp của sự tạo tác duy ý [còn gọi là "tácý" hay "tác trí"],

*Cấu hợp tri thức (consciousness).

- Cấu hợp hình tướng:

Nên ghi nhớ là cấu hợp hình tướng không phải chỉgồm những gì thuộc hình tướng mà còn còn bao gồm âm thanh, mùi, vị và giác cảm.Tuy nhiên phải phân biệt rõ rệt, âm thanh [giọng nói],mùi [mùi của cơthể], vị [cảm giác ở lưỡi], giác cảm [trênda thịt]... là những gì thuộc vào thành phần tạo ra cá thể, các thứ ấy khácvới những gì như mùi, vị, sự va chạm... phát xuất từ nguồn gốc thuộc môi trườngbên ngoài.

- Cấu hợp giác cảm:

Quá dễ không cần giải thích thêm.

- Cấu hợp của sự nhậnbiết:

Cấu hợp này phức tạp hơn. Nên nhớ yếu tố tâm thầncủa sự "nhận biết" là yếu tố giúp tri thức khi tiếp xúc với đối tượngcó thể nắm bắt [nhận ra] được các đặc tính của đốitượng ấy. Vị nào từng nghiên cứu về tâm thức và các loại yếu tố tâm thần sẽ hiểudễ dàng thế nào là một yếu tố tâm thần đối với sự nhận biết [sự diễn đạt bị chi phối bởi tác động của nghiệp]. Đốivới các vị khác có lẽ hơi khó.

- Cấu hợp của sự tạo tácduy ý[tác ý]:

Gồm hai thể loại thành phần khác nhau : một thểloại mang bản chất tâm thần, một thể loại không mang bản chất tâm thần. Đối vớithể loại thứ nhất có thể nêu lên thí dụ của nghiệp tức là hành động "duy ý"[cố tình - volition]giúp tri thức hướng vào đối tượng. Đấy là thành phần năng động của tâm thức(esprit- spirit). Đối với thể loại không mang bản chất tâm thần có thể kể ra sựsống, đấy là thí dụ điển hình và dễ hiểu nhất.

- Cấu hợp tri thức :

Khá dễ hiểu. Cấu hợp này gồm sáu thể dạng : đấylà sáu loại tri thức, từ tri thức thị giác đến tri thức tâm thần [năm tri thức của ngũ giác và một tri thức thuộc tâm thức].

Chúngta tiếp tục liệt kê các thành phần khác trong số hai mươi lăm thành phần :

b)Sau năm thứ cấu hợp trên đây, ta có bốnthành phầnlà : đất, nước, lửa và khí. "Đất" tượng trưng chocác thành phần cứng, "lửa" tượng trưng cho hơi ấm, vân vân...

c)Sáu căn bản hiểu biết, gồmcác căn bản hiểu biết dựa vào ngũ giác : từ thị giác đến tâm thần [căn bản hiểu biết của ngũ giác và của tâm thức]

d)Năm đối tượng: hình tướng, âmthanh, mùi, vị và các cảm nhận do xúc giác.

e) Năm "trí tuệ tiên khởi căn bản": có nghĩa là năm thể loại nhận thức. Có nhiều thứ nhậnthức khác nhau, chẳng hạn như loại nhận thức dựa vào đó các đối tượng hiển hiệnra, nhận thức này gọi là "Trí tuệ như tấm gương lớn" ["Đại viên kính trí"]. [theo Tan-tra thừa trí tuệ gồm năm thể loại khác nhau, thếnhưng Dagpo Rimpoché không trình bày chi tiết vì rất phức tạp. Ngoài ra cũng cầnchú ý là "trí tuệ tiên khởi căn bản" là trí tuệ tự nhiêncủa người bình thường, không phảilà Trí tuệ phát sinh do sự tu tập].

Tómlại năm thành phần thô thiển đầu tiên trong số hai mươi lăm thành phần thôthiển là năm cấu hợp [ngũ uẩn]. Hai mươi lămthành phần thô thiển được phân bố thành năm nhóm, mỗi nhóm dẫn đầu bằng mộttrong số năm cấu hợp. Thí dụ, nhóm thứ nhất gồm có các hiện tượng liên quan vớihình tướng.

Ngườita trình bày các hiện tượng tan biến bằng cách diễn đạt như sau "các hiệntượng liên quan đến cấu hợp hình tướng sắp bị tan biến", có nghĩa là cácthành phần ấy mất dần khả năng và sức mạnh của chúng.

Hiệntượng tan biến diễn tiến như thế nào ? Trước hết nhóm cấu hợp hình tướng gồm cácthành phần thô thiển tan biến, tiếp theo là các nhóm khác tuần tự thay nhau tanbiến. Thế nhưng khi mỗi nhóm tan biến, toàn thể các thành phần tạo ra nhóm đóđồng loạt tan biến cùng một lúc. Mỗi nhóm trong khi tan biến sẽ làm phát sinh nhiềudấu hiệu bên ngoài và mộtdấu hiệu bên trong.

Xinnhắc lại trước hết cần nhớ có tất cả hai mươi lăm thành phần, sau đó là sự tanbiến của chúng tuần tự theo từng nhóm, tất cả các thành phần cấu hợp thay nhaumất dần khả năng và sức mạnh của chúng. Nếu nắm vững các diễn biến trên đây từđầu, sau này sẽ dễ theo dõi hơn.

Phầnthuyết giảng sau đây sẽ được trình bày như thế nào ? Tôi sẽ giải thích chi tiếttừng giai đoạn, sau đó chúng ta tập thiền định, thế nhưng vì đây là lần đầu quývị tập thiền định nên chưa thể nhớ hết các diễn biến nhất là các dấu hiệu bênngoài và bên trong sẽ xảy ra, tuy nhiên quý vị đừng ngại, trước khi thiền địnhtôi sẽ nhắc lại các điểm quan trọng.

1- Sự Tan biến thứnhất : còn gọi là sựtan biến của nhóm cấu hợp hình tướng, tức là sự tan biến của các thành phần liênquan đến hình tướng. Biến cố này gồm có năm thể dạng tan biến sau đây :

-Cấu hợp hình tướng,

-"Trí tuệ tiên khởi căn bản như tấm gương sáng" ["Đại viên kính trí (ardasa-jnana)]

-Thành phần "đất",

-Giác cảm thị giác,

-Các hình tướng thuộc vào sự tiếp nối liên tục của một cá thể.

Tấtcả năm thể dạng cùng theo nhau tan biến một lúc.

Nhưtôi vừa trình bày, cách phát biểu sẽ như sau : "cấu hợp hình tướng sắp bị tanbiến". Và cũng xin nhắc lại khi tôi nói đến sự kiện tan biến hay tan mất đấycó nghĩa là các thành phần mất đi các khả năng của chúng [thí dụ thành phần đất tan biến có nghĩa là khả năng của cácthành phần cứng bị tan biến, nhưng thân xác vẫn còn đấy]. Thế nhưng nhữngkhả năng ấy là gì ?

Thídụ trong lúc này hình tuớng hay thân xác của ta đang bảo tồn được khả năngchuyển tải (chống đỡ) tâm thức hay tri thức. Khi cấu hợp hình tướng tan biến, khảnăng chuyển tải của nó sẽ bị mất đi, hình tướng hay thân xác không còn chuyểntải được tâm thức nữa.

Vậykhi phát biểu cấu hợp hình tướng tan biến, tức có nghĩa đấy là một hiện tượngnhất thiết liên quan đến quá trình đưa đến cái chết. Dấu hiệu phát sinh là tứchi teo ốm, cơ thể trở nên yếu ớt, sức lực kém hẳn đi. Thế nhưng không nên lầmlẫn các dấu hiệu này như những diễn biến bình thường của sự già nua.

Khiquan sát người hấp hối nếu ta thấy tứ chi của người này teo ốm đi, sức lực giảmxuống, tức đấy là các dấu hiệu đó cho thấy cấu hợp hình tướng không còn hội đủkhả năng chuyển tải tâm thức như trước nữa.

Đồngthời "trí tuệ tương tợ như tấm gương" tức "trí tuệ tiên khởi cănbản" cũng tan biến theo. Vậy "trí tuệ giống như tấm gương" là gì? Có nghĩa là trí tuệ phản chiếu [ghi nhận] hìnhảnh của bất cứ một vật thể nào, tương tợ như một tấm gương phản chiếu các vậtthể đặt đối diện với nó. Cũng tương tợ như thế, các đối tượng đủ loại có thể hiểnhiện lên trong tâm thức một cách rõ rệt và tự động qua sự nhận thức. Đấy là cácloại nhận thức mà chúng ta đang có trong lúc này, nhờ các sự nhận thức đó nhiềuđối tượng khác nhau có thể hiển hiện lên trong tâm thức ta một cách đồng loạt.

Khi"trí tuệ như tấm gương" hay "trí tuệ tiên khởi căn bản" tanbiến tức có nghĩa là mất dần khả năng nhận thức [ngườihấp hối không còn nhận biết được gì nữa], các dấu hiệu nào sẽ xảy ra ? Đólà thị giác bị suy yếu, người hấp hối không còn nhận biết được các vật thểchung quanh. Tuy nhiên không có nghĩa là khả năng thị giác hoàn toàn mất hết, đúnghơn chỉ bị suy giảm, hình ảnh nhìn thấy rất lờ mờ và thấp thoáng, chỉ nhìn thấycác vật thể bằng đường viền chung quanh, không còn phân biệt được vật thể này vớivật thể khác, màu sắc cũng nhoè đi không còn nhận biết được một vật thể có màu đenhay màu trắng so, không còn phận biệt được màu của vật thể này có khác với màucủa một một vật thể khác đặt bên cạnh hay không, v.v.

Đồngthời với các dấu hiệu đang xảy ra như trên đây, thành phần "đất" bắtđầu tan biến. Dấu hiệu xác nhận sự tan biến của thành phần "đất" đangxảy ra là tứ chi uể oải, mềm nhũn. Chẳng hạn chúng ta có thể cầm nắm dễ dàng cácvật thể, thế nhưng tay của người hấp hối trong giai đoạn này không còn giữ đượcchức năng đó, hai tay không còn nắm lại được.

Đồngthời cơ thể khô lại, người hấp hối cảm thấy miệng khô và khát nước, toàn thân nhưlún sâu xuống đất. Người hấp hối thường nhờ người thân chung quanh nâng họ đặt lêngối, thế nhưng họ vẫn cảm thấy như đang bị lún xuống giường, lọt xuống đất. Cácdấu hiệu trên đây chứng tỏ thành phần "đất" đang mất hết khả năng chốngđỡ tri thức.

Đồngthời khả năng thị giác tan biến. Trước đó thị giác vẫn còn giữ được khả năng nhậnbiết và còn chuyển tải được tri thức thị giác, thế nhưng trong giai đoạn này đangtan biến hết. Thị giác mất khả năng, người hấp hối không còn mở hay nhắm mắt đượcnữa.

Sau cùng các hình tướng thuộc sự tiếpnối liên tục của cá thể cũng đồng lượt tan biến. Dấu hiệu đặc biệt của sự tanbiến này là người hấp hối mất hết vẻ tinh anh, da dẻ giống như xác chết.

Tôi vừa cho biết các hình tướng thuộcdòng tiếp nối liên tục của cá thể tan biến. Vậy vị trí của chúng so với tổng thểhai mươi lăm thành phần thô thiển như thế nào ? Tôi đã trình bày về năm đối tượnglà hình tướng, âm thanh, v.v...., tất cả những thứ ấy đều thuộc vào nhóm thứ nhất[cấu hợp hình tướng].

Những gì tôi vừa mô tả là các dấuhiệu bên ngoài. Khi các dấu hiệu này xảy ra trong giai đoạn tan biến thứ nhấttức sự tan biến của cấu hợp hình tướng, sẽ phát sinh đồng lúc một dấu hiệu bêntrong : người hấp hối có cảm giác nhưtrông thấy một ảo ảnh. Đấy không phải là một cảm nhận của giác quan thị giácmà đúng hơn là một cảm nhận tâm thần. Sự cảm nhận này của người hấp hối tươngtợ như ảo ảnh của nước mà chúng ta nhìn thấy trên mặt cát hay mặt đường nhựakhi tiết trời nóng bức. Vì sức nóng và ánh nắng mặt trời khiến ta có cảm giácnhìn thấy từ xa loang loáng hình như có nước trên mặt đường, thực ra không đúng.Chính đấy là loại ảo giác mà người hấp hối cảm nhận được trong giai đoạn tan biếnthứ nhất vừa mô tả trên đây.

Tôi vừa mô tả các dấu bên ngoài và bêntrong. Tại sao gọi là các dấu hiệu bên ngoài ? Bởi vì đấy là các dấu hiệu mà ngườihấp hối và cả những người chung quanh đều nhận ra được. Đối với dấu hiệu bêntrong chỉ có người hấp hối mới nhận thấy được.

Đốivới một người tu tập Đạo Pháp khi các dấu hiệu bên ngoài phát hiện họ nhận ra ngayvà tự nhủ : "ảo ảnh đang xuất hiện, đấy là dấu hiệu bên trong đầu tiên".Người không tập luyện Tan-tra chỉ nhận thấy như thế nhưng đành chịu, không biếtphải làm gì. Ngược lại, người tu tập Tan-tra khi nhận biết được mình đang tronggiai đoạn này có thể biến ảo ảnh trở thành sự quán thấy tánh không. Điều đó cónghĩa là người tu tập cảm nhận được ảo ảnh và hiểu rằng đấy chỉ là một thứ gì đókhông tự nó hiện hữu, nói cách khác là nó không hiện hữu từ bản chất. Đấy là phépthiền định về tánh không.

Tómlại trong giai đoạn tan biến của cấu hợp hình tướng trên đây, xảy ra năm dấu hiệubên ngoài và một dấu hiệu bên trong.

2- Sự tan biến thứ hai: tức là sự tan biến liên quan đến cáccấu hợp giác cảm. Tương tợ như sự tan biến của các thành phần của cấu hợp hìnhtướng, năm thể dạng tan biến của cấu hợp giác cảm cũng xảy ra đồng loạt :

-Cấu hợp xúc giác,

-"Trí tuệ bình đẳng tiên khởi căn bản" ["Bìnhđẳng tính trí" (Samata-jnana) căn bản]

-Thành phần "nước",

-Giác cảm thính giác,

-Âm thanh thuộc thành phần của sự tiếp nối liên tục của cá thể, [âm thanh bên trong không phải âm thanh phát ra từ môitrường bên ngoài].

Songhành với sự tan biến đồng loạt đó xảy ra năm dấu hiệu bên ngoài và một dấu hiệubên trong.

Trướchết cấu hợp xúc giác tan biến, các giác cảm phát sinh từ xúc giác không còn giữđược hiệu năng ; nói cách khác người hấp hối không còn nhận biết được những thứcảm giác trên thân xác như dễ chịu, trung hòa hay khó chịu. Đó là hậu quả do sựtan biến của cấu hợp giác cảm khiến người hấp hối không còn cảm nhận được ba thứgiác cảm trên đây (thích thú, trung hòa và khó chịu).

Đồngthời "trí tuệ bình đẳng tiên khởi căn bản" cũng tan biến. Dấu hiệu bênngoài của sự tan biến này là gì ? Cũng cần nhắc lại có một thể loại nhận thức giúpnhớlại[nhận biết được] các giác cảm thích thú, khó chịu và trung hòađi kèm các thứ nhận thức tâm thần khác khi xảy ra. Chính khả năng nhận thức [nhớ lạihaynhận biết] ấy bị tan biến. Sự tan biến của "trí tuệ bình đẳng tiênkhởi căn bản" khiến người hấp hối không còn cảm nhận được các giác cảm tâmthần như thích thú, khó chịu hay trung hòa. Tôi cũng xin nhắc lại đây là giaiđoạn các giác cảm thô thiển đang mất hết khả năng [tứcđã tan biến].

Tiếptheo đó thành phần "nước" tan biến. Dấu hiệu bên ngoài là sự hóa khô củatất cả các chất lỏng : máu, nước tiểu, nước dãi... Miệng và lưỡi bị khô, ngườihấp hối than khát nước, nhiều vết thâm đen hiện ra ở răng. Trong khi thành phần"nước" mất hết khả năng, phát hiện dấu hiệu bên ngoài là môi trêncong ngược lên. Người chung quanh có thể nhận ra dấu hiệu này dễ dàng.

Tiếptheo đó giác cảm thính giác tan biến, dấu hiệu bên ngoài là người hấp hối khôngcòn cảm nhận âm thanh được nữa dù là âm thanh phát xuất từ môi trường bên ngoàihay âm thanh nội tâm.

Saucùng và đồng thời âm thanh thường trực thuộc thành phần của sự tiếp nối liên tụccủa cá thể cũng tan biến [âm thanh nội tâm].Trong suốt cuộc sống, thường xuyên có một thứ âm thanh vang lên trong mỗi cáthể. Muốn nhận ra [nghe thấy] âm thanh đó rấtdễ chỉ cần bịt chặt hai tai lại sẽ nghe thấy tiếng "ù – ù" vang rềntrong đầu. Sự kiện chấm dứt của âm thanh "ù – ù" thường xuyên âm vangsuốt trong cuộc sống thường nhật tượng trưng cho một dấu hiệu bên ngoài. Từthời điểm này người hấp hối hoàn toàn không còn nghe thấy gì nữa. Theo truyềnthống Tây tạng, khi có một người sắp qua đời, các người chung quanh giúp ngườihấp hối bằng cách nói với họ, khuyên nhủ họ, nhắc lại cho họ Đạo Pháp, gợi lại cácthành quả tu tập trước đây của họ... Cách giúp đỡ bằng lời nói phải thực thi trướckhi xảy ra giai đoạn tan biến trên đây, vì kể từ thời điểm này người hấp hối khôngcòn nghe thấy gì nữa.

Nếungười chung quanh không đủ khả năng khuyên nhủ về giáo lý cũng nên cố gắng niệmkinh Tan-tra [khi người hấp hối còn nghe được].Cũng cần nhắc thêm chẳng những nên tụngniệm kinh Man-tra cho người sắp chết mà cho cả súc vật hấp hối nữa. Dầu saocũng cần nhớ nếu tụng niệm hay khuyên nhủ cũng phải thực hiện trước giai đoạntan biến trên đây vì sau đó người hấp hối không còn khả năng thính giác nữa.

Ngoàicác dấu hiệu bên ngoài như vừa mô tả, sau đây là dấu hiệu bên trong : người hấp hối có cảm giác nhìn thấy một lànkhói mỏng. Để giúp hình dung cảm giác của người hấp hối ta có thể tưởngtượng hình ảnh một đống củi đang cháy tỏa khói mù mịt trong một gian phòng, khilửa tắt khói tan dần, sau cùng chỉ còn vương lại một làn khói mỏng trên trần. Hìnhảnh làn khói trên trần nhà là dấu hiệu bên trong mà người hấp hối cảm nhậnđược.

3- Sự tan biến thứ ba: là sự tan biến của các hiện tượngliên quan với cấu hợp của sự nhận biết, gồm năm thể dạng tan biến sau đây :

- Cấu hợp của sự nhận biết,

- "Trí tuệ phán đoán tiên khởicăn bản" ["Diệu quan sát trí" (pratyaveksana-jnana),hay trí tuệ suy xét],

- Thành phần "lửa",

- Giác cảm nhận biết mùi,

- Các mùi thuộc thành phần tiếp nốiliên tục của thân xác, [mùi phát sinh từ thân thể].

Tôi cũng xin nhắc lại khi nói đến sựtan biến của cấu hợp giác cảm và cấu hợp nhận biết đấy có nghĩa là các giác cảmvà các sự nhận biết ở thể dạng thô thiển.Thể dạng tinh tếhơn của các yếu tốtâm thần [tức các giác cảm và nhận biết tinh tế]vẫn tồn tại. Cần ghi nhớ sự kiện này vì rất quan trọng. Dấu hiệu bên ngoàithuộc vào giai đoạn này là người hấp hối không còn nhận ra các người thân,không còn nhìn ra cha mẹ mình và những người trước đây từng chung đụng vớimình.

Khi"trí tuệ phán đoán" trước đây giúp ta nhớ được tên cha mẹ, bạn hữu,v.v. tan biến, tức có nghĩa là sức mạnh của "trí tuệ phán đoán tiên khởicăn bản" không còn nữa và người hấp hối không còn nhớ được tên các ngườithân thuộc.

Thànhphần "lửa" tan biến : hơi ấm của cơ thể giảm dần, đồng thời phát hiệndấu hiệu bên ngoài : người hấp hối không còn tiêu hoá được nữa, không hấp thụ đươccác chất cứng và cả các chất lỏng.

Đồngthời khả năng khứu giác tan biến. Dấu hiệu bên ngoài là hơi thở của người hấp hốitrở nên hổn hển, không đều và không hít được không khí hữu hiệu. Hơi thở vào rấtyếu, ngắn và chậm, trái lại hơi thở ra dài hơn so với hơi thở vào. Vào thời điểmnày người hấp hối bắt đầu thở hắt ra phát lên các tiếng thở dốc đặc biệt của ngườisắp chết.

Saucùng là sự tan biến của của mùi thuộc vào thành phần tiếp nối liên tục của cáthể. Người hấp hối từ thời điểm này không còn cảm nhận được gì nữa, cũng khôngnhận biết được mùi. Dấu hiệu bên trong là ngưới hấp hối nhìn thấy các đốm lửa bắn tung toé,hay một đám ruồi nhặng đang bay,hay các con đom đóm bay loạn trong tối.

* * * *

Trước khi chấm dứt buổi giảng sángnay để nghỉ trưa, chúng ta nguyện cầu trường thọ cho Đức Đạt-lai Lạt-ma. Chúngta không nên quên các buổi giảng này được tổ chức là để chuẩn bị cho buổi lễ thụpháp do chính Ngài chủ lễ. Những lời nguyện cầu này tượng trưng lòng thành củachúng ta ước mong Đức Đạt-lai Lạ-ma được trường thọ, và mở rộng hơn là ước mongtất cả các vị Thầy khác nữa đang xả thân vì sự tồn vong của Đạo Pháp được trườngthọ. Tuy nhiên chúng ta không chỉ nguyện cầu cho các vị Thầy quảng bá Đạo Pháp đượctrường thọ mà cho tất cả các sinh linh khác trong vũ trụ xứng đáng như những vịThầy tâm linh đang hy sinh đời mình vì lợi ích của tất cả chúng sinh cũng đều đượctrường thọ. Hơn nữa chúng ta không phải chỉ nguyện cầu cho những vị xứng đáng đượctôn vinh là các vị "Thầy" mà cho tất cả các sinh linh bình dị khác đangâm thầm chăm lo cho sự an vui của tất cả chúng sinh.

Thếnhưng khi tụng niệm quý vị phải nhìn vào giấy, vừa đọc lại vừa suy nghĩ đến lờimình đọc, như thế quả thật khó. Vậy tốt nhất hãy tạo ra trong tâm thức mình nhữngxúc cảm sâu xa và lòng ước mong chân thành trước khi cầm giấy để xướng lên nhữnglời nguyện cầu trên đây. Bài kinh nguyện cầu trường thọ này là một gia tài quýgiá, do hai vị đại sư Kyabdjé Ling Rimpoché và Kyabdjé Trijang Rimpoché trước tác.

[Tất cả mọi người đều tụng niệm]

* * * *

Sángnay chúng ta đã khơi động được niềm hăng say tu tập, thế nhưng sự gián đoạn khinghỉ trưa có thể khiến chúng ta phân tâm. Vậy nếu muốn tránh sự xao lãng để tậptrung tâm thức tìm lại niềm hăng say của buổi sáng, quý vị nào là người Phậtgiáo hãy nghĩ đến bổn phận mình phải cố gắng tu tập để đạt được thể dạng củamột vị Phật hầu phát huy khả năng mang lại an vui cho chúng sinh.

Sángnay chúng ta đề cập đến nhiều thể loại tan biến, mô tả các quá trình tan biến củacác cấu hợp hình tướng, giác cảm và nhận biết. Vậy chúng ta tiếp tục xét đếncác thứ tan biến khác xem sao.

4- Tan biến thứ tư: đó là năm thứ tan biến liên quanđến cấu hợp tác ý [hay tác trí, hay tạo tác duy ý].Sự tan biến này gồm năm thể dạng sau đây :

-Cấu hợp tác ý,

-"Trí tuệ tác ý tiên khởi căn bản" ["Thànhsở tác trí" (krtyanusthana-jnana) còn gọi là trí tuệ của sự tạo tác duy ý],

-Thành phần "khí",

-Giác cảm vị giác,

-Vị thuộc thuộc thành phần tiếp nối liên tục của cá thể.

Cấuhợp của sự tạo tác duy ý khởi sự tan biến, tiếng Tây tạng gọi cấu hợp này là doutché gyi poungpo('du byed kyi phungpo). Ý nghĩa đại cươngcủa chữ Douché là sự sinh hoạt. Dấu hiệu bên ngoài là thân xác trở nên hoàntoàn bất động, không thể cử động được nữa.

Đồngthời "trí tuệ tác ý tiên khởi căn bản" tan biến, có nghĩa là sự tanbiến của khả năng nhận thức giúp ta nhớ lại các hành động còn phải thực thitrong cuộc sống bình thường. Dấu hiệu chứng tỏ khả năng đó bị mất đi là dấu hiệubên ngoài, người hấp hối mất hết ý niệm về những gì phải làm.

Thànhphần "khí" cũng đồng lượt tan biến. Dấu hiệu bên ngoài là hầu hết các"khí" luân chuyển trong cơ thể đều quy tụ lại ở vị trí tim.

Mộtcách chính xác hơn có mười loại "khí" luân chuyển trong cơ thể, tấtcả đều quy tụ lại ở vị trí giữa ngực. Tuy nhiên chúng ta không mô tả chi tiếtsự vận hành đó vì khá phức tạp, chỉ cần nêu lên một biến cố bên ngoài khá quantrọng đấy là hơi thở thô thiển hoàn toàn ngưng bặt [ngườihấp hối hết thở].

Giáccảm về vị tan biến, đây cũng là một dấu hiệu bên ngoài, lưỡi trở nên dầy cộm vàco rút lại, cuống lưỡi trở nên tím ngắt.

Sauhết, vị thuộc thành phần tiếp nối liên tục của cá thể cũng tan biến. Dấu hiệubên ngoài là người hấp hối không còn nhận biết được vị.

Hơnnữa trong khi xảy ra sự tan biến thứ tư, giác cảm liên quan đến thân xác cũngtan biến. Dấu hiệu bên ngoài là người hấp hối mất hết giác cảm trên thân xác,Có vật gì đụng chạm vào thân thể cũng không hay biết, dù sự va chạm gây ra khóchịu hay êm ái cũng không nhận ra.

Dấuhiệu bên trong của giai đoạn tan biến này là gì ? Người sắp chết có cảm giácnhư trông thấy một ngọn lửa của mộtchiếc đèn dầu lay động và bập bùngtrong gió.

Kinhsách dùng cách diễn đạt như sau : một thành phần này "tan biến"(résorption) hay "hòa tan" (dissolution) trong một thành phần khác. Vậythiết nghĩ cũng cần phải hiểu rõ cách diễn đạt ấy có nghĩa là gì. Thí dụ khinói thành phần "đất" tan biến vào thành phần "nước" cónghĩa là thành phần "đất" mất đi khả năng chống đỡ [chuyển tải] tâm thức hay tri thức. Thành phần "đất"không còn đảm đang được vai trò chuyển tải của nó nữa, đồng thời với hiện tượngđó người ta có cảm giác như thành phần "nước" trở nên quan trọng hơn,hàm chứa khả năng lớn hơn, giữ một vai trò quan trọng hơn. Thế nhưng thực rakhả năng của thành phần "nước" không hề gia tăng thêm, tác động củanó chỉ trở nên lộ liễu hơn và dễ nhận thấy hơn [saukhi thành phần "đất" đã bị tan biến].

Chúngta vừa tìm hiểu quá trình tan biến của bốn cấu hợp đầu tiên là hình tướng, giáccảm, sự nhận biết và sự tạo tác duy ý.

5- Sự tan biến thứ năm: đây là sự tan biến liên quan đếncấu hợp tri thức. Sự tan biến này cũng gồm có năm thể dạng như sau :

- Cấu hợp của tri thức,

- "Trí tuệ dharmadatou tiên khởicăn bản", [còn gọi là "Trí tuệ Như laitạng" hay "Pháp giới trí" căn bản]

- Thành phần "không gian",

- Giác cảm tâm thần [sự vận hành của tâm thức],

- Căn bản hiểu biết các pháp [dharma].

Đốivới sự tan biến thứ năm tức là sự tan biến của tri thức, chúng ta không sử dụngcách mô tả sự tan biến đối với bốn thứ cấu hợp trên đây mà bắt buộc phải sử dụngđến một cách tiếp cận khác. Thay vì mô tả sự tan biến của năm hiện tượng liênquan đến cấu hợp của tri thức, chúng ta sẽ mô tả sự tan biến của tám mươi sự nhậnthức gián tiếp hay tám mươi ý niệm, tức là các thể loại nhận thức thuộc loại thôthiển. Chúng ta có thể kể ra đầy đủ tất cả tám mươi khái niệm nhận thức trên đây thế nhưng sẽ quádài dòng. Chỉ cần hiểu là trong giai đoạn này một số lớn các khả năng nhận thứcthô thiển suy yếu trầm trọng.

Trongkhi xảy ra sự tan biến thứ năm, tám mươi ý niệm tan biến trước nhất, và ngườita bảo rằng chúng tan biến vào các "thểdạng bên ngoài" ("apparence" - "appearance") [hiển lộ ra bên ngoài].

Tronggiai đoạn đầu của sự tan biến của tám mươi ý niệm thô thiển, dấu hiệu bên tronglà : người hấp hối nhìn thấy một ngọn đèndầu thế nhưng ngọn lửa thật im không bị lay động [nguyênnghĩa và cũng được ghi chép trong kinh sách Tan-tra là ngọn lửa của một chiếcđèn thắp bằng "bơ" lấy ra từ sữa]. Sau đó khi tất cả các kháiniệm thô thiển hoàn toàn tan biến, người hấp hối có cảm giác như trông thấy mộtthứ ánh sáng màu trắng, tương tợ như trăng rằm.

Khitám mươi ý niệm nhận biết - tức các khái niệm thô thiển - tan biến, "khí"thô thiển trước đây luân chuyển trong cơ thể và giữ vai trò chuyển tải cũng kếttụ lại và tan biến dần.

Saukhi tám mươi ý niệm thô thiển tan biến hết các "biểu hiện bên ngoài" sẽphát lộ.

Thể dạng bên ngoài(apparence) là một sựnhận thức gián tiếp thế nhưng tinh tế hơn tám mươi ý niệm. Trong lúc đó, tứctrong khi các "khí" thô thiển kết tụ lại, giọt trắng từ đỉnh đầu theokinh mạch trung tâm di chuyển xuống phía dưới. Giọt trắng này phát sinh từ tinhdịch của cha, và trong cuộc sống bình thường vị trí của nó ở đỉnh đầu. Đó là mộtgiọt màu trắng thật nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi giọt trắng rờivị trí đỉnh đầu di chuyển xuống phía dưới sẽ tạo ra cho người hấp hối cảm giác nhưnhìn thấy màu trắng.

Nhữnggì trình bày trên đây được mô tả trong kinh sách Tan-tra. Sự mô tả đó dựa vào cáckhái niệm mà chúng ta ít khi được nghe, nhất là đối với khái niệm về các cakra [luân xa]trong cơ thể. Các cakranày chiếm mộtsố vị trí trong hệ kinh mạchcủa cơthể. Trong cuộc sống bình thường giọt trắng nằm vị trí bên trên của cakranơi đỉnh đầu, thế nhưng trong khixảy ra sự tan biến thứ năm, cakranàysẽ mở ra, nhờ đó giọt trắng thoát ra và di chuyển xuống dưới theo kinh trung tâmvà dừng lại phía bên trên của một cakrakhác nơi trung tâm của ngực. Trong lúc giọt trắng di chuyển xuống phía dưới, ngườihấp hối có cảm giác nhìn thấy màu trắng và đấy là một "biểu hiện bên ngoài".

6- Sự tan biến thứ sáu: tức "thể dạng bên ngoài"tan biến trong sự "tăng trưởng"(accroissement - increase, growth). Xin nhắc lại "thể dạng bên ngoài"là một thể loại nhận thức tuy gián tiếp nhưng tinh tế. Thể dạng bên ngoài tanbiến có nghĩa mất hết khiến thể dạng xảy ra sau đó phát lộ rõ rệt hơn.

Dấuhiệu bên trong của sự tan biến này là người hấp hối có cảm giác toàn thể không gian chan hòa một thứ ánh sáng màu đỏđậm, tương tợ như ánh sáng lúc bình minh khi mặt trời chưa hoàn toàn ló dạng,toàn thể bầu trời thật quang đãng, không mây và chan hòa ánh sáng màu đỏ hay đỏcam.

Tạisao trong giai đoạn này người hấp hối lại có cảm giác nhìn thấy không gian chanhòa màu đỏ thật tươi ?

Bởivì nơi vị trí của rốn có một cakrakhácvà trong cuộc sống bình thường tại vị trí này có một giọt màu đỏ nằm bên dưới cakra rốn. Giọt đỏ phát sinh từ mẹ mangbản chất "lửa". Thế nhưng trong gian đoạn tan biến thứ sáu, cakrabí mật và cakra nơi rốn mở ra và giọt đỏ di chuyển ngược lên phía trên và saucùng dừng lại bên dưới của cakranơivị trí ngực. Trong lúc giọt đỏ di chuyển người hấp hối nhìn thấy không gian chanhòa màu đỏ như vửa mô tả.

Ngườikhông tu tập, khi hấp hối sẽ trải qua toàn bộ tất cả các quá trình và các sự cảmnhận đã được mô tả thế nhưng tất cả chỉ vọn vẹn có thế, họ không biết sử dụng cácquá trình cũng như các cảm nhận ấy để biến chúng thành con đường tu tập. Trái lạiđối với những người được tập luyện từ trước, thông suốt một số phương pháp thiềnđịnh, trong khi thể dạng bên ngoài vàsự tăng trưởngphát lộ, họ hiểu ngay đấychỉ là những cảm nhận[nhận thức]hoàn toàn không mang bản thể nội tại, bản chất của chúng không tự tại. Người tutập dựa vào đấy để thiền định về tánh không.

7- Sự tan biến thứ bảy: sự tăng trưởng của thể dạng bênngoài tan biến và mất hết khả năng. Xinnhắc lại sự tăng trưởnglà một thể loại nhận thứctinh tế. Đồng thời pháthiện một thể dạng khác gọi là "gầnthu đạt được" (obtention proche - near achievement). Xin nhắc lại vịtrí của hai giọt đỏ và trắng : giọt đỏ nằm bên dưới và giọt trắng nằm bên trên cakra ở ngực, tâm thức cực tinh tế nằm bêntrong cakranày. Cũng cần nói thêm lànơi cakraở vị trí ngực có sáu nút thắt,ba nằm bên trên và ba nằm bên dưới, ở giữa là tâm thức [xin chú ý theo Tan-tra tâm thức nằm ở vị trí ngực, không nằm "trênđầu" như ta thường tưởng] và "khí" cực tinh tế.

Khithể dạng bên ngoài gia tăng trưởng và mất dần sức mạnh [khả năng hay hiệu lực] của nó, sáu nút thắt sẽ được tháo gỡ giúpcho giọt trắng di chuyển xuống thấp hơn một chút và giọt đỏ di chuyển lên cao hơnmột chút, so với vị trí trước đó của chúng. Hai giọt đỏ và trắng ép chặt tâm thứcvà "khí" cực tinh tế : tương tợ như tâm thức và "khí" thậttinh tế bị khóa chặt trong một cái hộp bởi hai giọt trắng và đỏ. Người hấp hối có cảm giác như rơi vào bóng tốicảm thấy như bất tỉnh, hoàn toàn không còn một cảm nhận nào nữa ; đấylà dấu hiệu bên trong của giai đoạn tan biến này.

8- Giai đoạn tan biếnthứ tám: tâm thức thuộcthể dạng [sự nhận thức] "gần thu đạt được"tan biến vào "ánh sáng trong suốtcủa cái chết". Nói cách khác, thể dạng gần như đạt được [tức một thể loại nhận thức] mất hết khả năng của nó vàđồng thời tạo điều kiện cho ánh sáng trong suốt của cái chết hiển lộ.

Trongthời điểm này "khí" và tâm thức thật tinh tế khởi sự tác động. Ngườihấp hối cảm thấy không gian mở rộng đến vô cực, một thứ không gian hoàn toàntinh khiết và không màu sắc.

Vàogiai đoạn này tức đúng vào khởi điểm phát sinh ánh sáng trong suốt cái chết thật sựxảy ra. Người ta còn gọiđấy là "dharmakayacăn bản" ["phápthân căn bản"].

Trênnguyên tắc một người bình thường lưu lại trong thể dạng này tức giai đoạn ánh sángtrong suốt trong ba ngày liền. Đối với họ, sự cảm nhận không gian vô tận vàtinh khiết trong giai đoạn này chỉ là một sự cảm nhận máy móc [và thụ động]. Ngược lại, một người tu tập có thể chuyểnsự quán thấy ấy trở thành một phép thiền định về tánh không.

Đấylà giai đoạn của cái chết thật sự [kết thúc quá trìnhcủa cái chết], đối với một người bình thường nó có thể xảy ra rất ngắnhay kéo dài thêm đôi chút, thế nhưng trung bình không hơn ba ngày. Khi cá thể rakhỏi ánh sáng trong suốt của cái chết, giai đoạn này cũng chấm dứt theo. Đồngthời khởi sự giai đoạn trung gian, người chết trở thành một sinh linh trong thểdạng này.

Tómlại, chúng ta vừa theo dõi các giai đoạn đưa đến cái chết. Muốn lợi dụng cácgiai đoạn đó để tu tập phải ghi nhớ nằm lòng sự diễn biến tuần tự của các giai đoạn.Ngoài ra cũng phải nhớ lại các dấu hiệu bên ngoài và bên trong. Thế nhưng nếukhông thể nhớ hết tất cả các dấu hiệu, tối thiểu cũng phải nhớ được các dấu hiệubên trong và quá trình diễn tiến tuần tự của các thành phần tan biến, chẳng hạnnhóm gồm các thành phần liên quan với cấu hợp hình tướng tan biến vào nhóm gồmcác thành phần liên quan với cấu hợp giác cảm..., tiếp tục như thế cho đến lúc thểdạng "gần thu đạt được" tan biến vào thể dạng ánh sáng trong suốt củacái chết.

Nếuquý vị còn thắc mắc về một điểm nào trong phần vừa trình bày xin cứ nêu lên câuhỏi ?

Một thính giả: Có một điểm tôi không hiểu. Saukhi cấu hợp của sự tạo tác duy ý tan biến, cá thể không còn nhớ được các sinhhoạt chưa được thực hiện, thế nhưng trong các giai đoạn về sau, đặc biệt là khihiển hiện ánh sáng trong suốt của cái chết, lại có thể thiền định về các thể dạngđó bằng cách nhớ lại các lợi ích trong việc tu tập trước đây khi người này cònsống ? Bởi vì người này đã quên hết các sinh hoạt sẽ còn phải thực hiện ?

Rimpoché: Tai sao sự nhớ lại có thể xảy ra ?Bởi vì các sự tan biến đầu tiên liên quan đến các cấp bậc tương đối thô thiển.Khi ta không còn nhớ được những gì còn phải làm chỉ liên quan đến những sinh hoạtthông thường, những sinh hoạt thô thiển.

Một thính giả: Ngài trình bày về các dấu hiệu bênngoài liên quan đến từng hiện tượng tan biến. Thế nhưng có sự khác biệt nào khônggiữa những người có cuộc sống đạo hạnh và kém đạo hạnh ? Trên thực tế người tanhận thấy nhiều người chết trong các tình huống khác hẳn nhau : một số người rađi rất êm ái, một số khác giãy giụa thật thảm thương. Đấy chỉ là những dấu hiệuhoàn toàn vật chất hay liên hệ đến một thể dạng tâm thần ?

Rimpoché: Quá trình của cái chết được trìnhbày là quá trình xảy ra đối với một cái chết "tự nhiên" nếu có thể nóinhư thế, và người ta gọi đấy là một cái chết "êm ái". Tuy nhiên cũngcó những cái chết xảy ra vô cùng tàn nhẫn mang lại sự khiếp sợ. Thế nhưng các sựsợ sệt hay lo âu xảy ra trướccácgiai đoạn thuộc thể dạng bên ngoài, thăng tiến, gần thu đạt được và ánh sángtrong suốt của cái chết. Trả lời như thế có đúng với câu hỏi hay chăng ?

Một thính giả: Vậy đối với các giai đoạn thuộc cáchiện tượng tan biến đầu tiên có gì khác nhau hay không ?

Rimpoché: Khi người hấp hối phát lộ sự sợ hãiquá độ, sự khiếp sợ của họ luôn luôn xảy ra trước các giai đoạn trên đây. Ngườihấp hối có thể trông thấy đủ mọi thứ ảo ảnh khiếp đảm, súc vật kinh khiếp, kẻthù hung dữ, v.v. Thế nhưng những sự quán thấy ấy luôn luôn xảy ra trước quá trìnhmà tôi trình bày, quá trình của cái chết lúc nào cũng diễn tiến bình thường. Tạisao ? Bởi vì các sự sợ hãi thuộc loại cảm nhận vô cùng thô thiển. Các sự cảm nhậnđầu tiên trong quá trình của cái chết như được mô tả dù khá thô thiển thế nhưngvẫn tinh tế hơn sự lo sợ và kinh hoàng [xảy ra trướckhi quá trình của cái chết bắt đầu vận hành].

Một thính giả: Đối với một cái chết đột ngộtchẳng hạn như tai nạn, những gì sẽ xảy ra ?

Rimpoché: Trong trường hợp xảy ra cái chếtđột ngột do tai nạn, mọi sự diễn biến ra rất nhanh, các giai đoạn không toànvẹn.

Một thính giả: Ngài gọi giai đoạn cuối cùngtrước khi xảy ra giai đoạn trung gian (bardo) là giai đoạn ánh sáng trong suốtvà giai đoạn này kéo dài trong ba ngày. Nếu mai táng trước khi chấm dứt thời hạnnày có làm thay đổi gì không ? Nếu có thì quan hệ lắm không ? Vì lẽ ngày nayngười ta thường có xu hướng mai táng ngay sau khi chết. Thông thường người tachôn cất người quá vãng một hay hai ngày sau khi chết, thay vì giữ lại ba ngàynhư trước đây.

Rimpoché: Tốt hơn sau khi xảy ra chết căncứ vào các dấu hiệu bên ngoài nên giữ ba ngày trước khi mai táng nếu có thể.Đối với người bình thường không lợi dụng được các giai đoạn tan biến trong quátrình của cái chết, việc chôn cất sớm có thể không tạo ra sự khác biệt quantrọng nào. Tuy nhiên đây chỉ là ý kiến riêng của tôi mà thôi. Tôi không thấykinh sách đề cập đến sự kiện này, có lẽ vì lý do trong các nước Phật giáo khicó người qua đời việc tổ chức mai táng không giống như trong các nước Tây phương.Vì thế việc mai táng không đặt thành vấn đề trong các quốc gia Phật giáo.

Một thính giả: Tôi muốn biết trong thể dạng hônmê (coma), người chết có trải qua các giai đoạn như được mô tả hay không ?Chẳng hạn như trường hợp bị nghẽn mạch máu não và sau đó không hề hồi tỉnh ?

Rimpoché: Tôi tin là không. Thểdạng hôn mê cũng tương tợ như thể dạng bất tỉnh thật sâu. Các thể dạng được môtả chỉ áp dụng cho cái chết tự nhiên và bình thản. Khi người hấp hối đau đớn mãnh liệt [tainạn, tự tử, v.v...], các giai đoạn đầu tiên không hẳn sẽ xảy ra rõ ràngvà toàn vẹn, thế nhưng người chết bắt buộc phải trải qua các giai đoạn sau cùng(thể dạng bên ngoài, thăng tiến, gần thu đạt được và ánh sáng trong suốt). Muốncho các thể dạng đầu tiên xảy ra rõ ràng và toàn vẹn cần có một tâm thức minhmẫn.

Một thính giả: Tôi muốn nêu lên ba câu hỏi :

1- Trong trường hợpngười hấp hối không mong đợi bất cứ một sự giúp đỡ nào của người khác, vậy tacó thể làm gì được cho người ấy ?

2- Trường hợp ngườihấp hối không phải người Phật giáo, và trong lúc người này còn nghe được và taniệm các câu kinh Man-tra bên tai, có lợi ích gì không ?

3- Sau khi năm cấuhợp đã hoàn toàn tan biến, vậy cái gì sẽ chuyển vào thể dạng trung gian ? Cáigì còn lại [sau khi ngũ uẩn đã tan biến] ?

Rimpoché: Thật đáng khích lệ, đây là các câu hỏi rấtđúng.

1- Khi người hấp hối mất hết khả năng thính giáckhông còn nghe được nữa, dù có niệm kinh Man-tra vào tai họ cũng chẳng lợi íchgì. Dầu sao đi nữa, người ta vẫn có thể tiếp tục giúp đỡ người chết bằng các cáchkhác, chẳng hạn như nghi lễ hoặc gom góp tất cả những gì xứng đáng của mình đểhồi hướng cho người qua vãng. Nếu ta thực hiện được những hành động đạo hạnh đểhồi hướng cho người chết, nhất định sẽ mang lại lợi ích. Thí dụ ta thiền địnhvề tình thương, lòng từ bi, hoặc tánh không và hồi hướng cho người qua đời.Hoặc ta cũng có thể giúp đỡ các người ốm đau, nghèo khó v.v. và hồi hướng nhữngđiều xứng đáng ấy cho người quá vãng.

2- Nếu người hấp hối không phải là người Phậtgiáo, thế nhưng ta cứ niệm kinh Man-tra cho người này khi họ còn nghe được cómang lại lợi ích gì không ? Trên nguyên tắc khi các câu Man-tra được xướnglên và có người nghe đều tạo ra một sức mạnh. Thế nhưng phải hết sức thận trọng,nếu người hấp hối thù ghét Phật giáo và không thích kinh Man-tra, nhất địnhkhông nên tụng niệm cho người này nghe vì có thể tạo ra sự bực tức cho họ. Nếubiết chắc người hấp hối tuy không phải Phật giáo nhưng không thù ghét Phật giáolúc đó mới nên niệm kinh Man-tra bên tai họ nếu không gây ra sự khó chịu chohọ. Dầu sao cũng không nên làm nếu không thể đoan chắc là việc tụng niệm khônglàm họ giận dữ.

3- Câu hỏi thứ ba rất quan trọng : "Saukhi năm cấu hợp đã tan biến sẽ còn lại gì ? Cái gì chuyển sang thể dạngtrung gian ?". Nên hiểu rằng những gì mà chúng ta thảo luận với nhauđược căn cứ vào kinh sách Tan-tra, và cách giải thích của các loại kinh sách nàykhác hơn so với kinh sách Su-tra [kinh sách của Phậtgiáo Nguyên thủy và Đại thừa]. Theo kinh sách Tan-tra, một hành động đượcthực thi dù bằng dưới hình thức nào hoặc qua thân xác, ngôn từ hay tâm thức, tấtcả đều có thể phân loại thành ba cấp bậc khác nhau : thô thiển, tinh tế và thật tinh tế. Trong khi xảy ra các sự tan biếnđầu tiên, các cấp bậc thô thiển tan biến trước ; các cấp bậc tinh tế vẫn tiếp tụclưu lại và chỉ tuần tự tan biến sau đó qua các giai đoạn thuộc các thể dạng bên ngoài, thăng tiếngần thu đạtđược. Tuy nhiên khi xảy ra giai đoạn ánh sáng trong suốt, cấp bậc tinh tếcũng sẽ tan biến, chỉ còn lại cấp bậc vô cùng tinh tế tức tâm thức cực tinh tế[dòng tiếp nối liên tục của tâm thức] là còn tồntại.

Một thính giả: Ngài giải thích về quá trìnhcủa một cái chết bình thường và phép tu tập để đạt được thể dạng một vị Phật. Thếnhưng Tan-tra thừa có đưa ra các kỹ thuật và phương pháp hướng dẫn sự tập luyệnhay không ? Phải tu tập đến cấp bậc nào mới được tập để cảm nhận trực tiếpcác giai đoạn của cái chết ?

Rimpoché: Nên hiểu rằng Tan-tra thừađược hình thành dựa trên các phép tu tập thật tích cực. Kinh sách Su-tra không đưara các phép tập luyện nào tương tợ như thế. Chỉ có Tan-tra chủ trương các phép tậpluyện trên đây, người tu tập có thể bắt đầu lắng vào các giai đoạn của cái chếtkể từ giai đoạn tạo tác, thế nhưngthường bắt đầu từ giai đoạn hoàn thiện.Muốn biết hai giai đoạn này là gì cần phải được khai tâm bằng lễ thụ pháp.

Một thính giả: Tôi muốnhiểu thêm thế nào là thiền định về tánh không.

Rimpoché: Chủ đề quá lớnkhông thể giải thích bằng vài câu. Cách nay vài tuần chủ đề "tánh không vàthiền định về tánh" không đã được thuyết giảng liên tiếp trong hai ngày cuốituần. Rất tiếc bạn không có dịp đến nghe. Vậy bạn có câu hỏi nào khác hơn không ?

Một thính giả: Nếu quá trìnhtan biến không tiến hành một cách bình thường, tình trạng các cấu hợp sẽra sao ? Thí dụ một người nào đó chết vì hỏa hoạn, các cấu hợp của người này sẽnhư thế nào ?

Rimpoché: Trong trường hợpcái chết xảy ra vì tai nạn có nghĩa là một cái chết thô bạo, quá trình diễn tiếncủa các giai đoạn xảy ra rất nhanh, một số các giai đoạn bị thu ngắn hay khôngxảy ra. Đối với các người bình thường [không tu tập]không có gì thay đổi nhiều. Thế nhưng đối với người tu tập cái chết đột ngột khácvới cái chết êm dịu. Người tu tập được chuẩn bị cẩn thận để biến cải các giai đoạntrong quá trình của cái chết thành con đường tu tập thiền định, vì thế nếu chếtbất tử họ sẽ không đủ thì giờ cần thiết để áp dụng sự tu tập của mình. Trường hợpđó thật tai hại vì họ không thể sử dụng quá trình của cái chết để tập trung tâmthức và thiền định. Đấy là sự khác biệt giữa hai trường hợp tu tập và không tutập.

Một thính giả: Trongtrường hợp cái chết xảy ra đột ngột và người chết vẫn còn ý thức được họ sẽ ởvào tình trạng như thế nào ? Thuộc vào giai đoạn nào ? Khi cái chết bấttử xảy ra, người chết không trải qua các giai đoạn bình thường và khi họ vẫn còný thức được, họ sẽ ở vào giai đoạn nào, thuộc cấp bậc nào và thời điểm nào ?

Rimpoché: Trong trường hợpcái chết xảy ra thật thô bạo, chẳng hạn như tai nạn xe cộ, quá trình của cái chếtdiễn tiến nhanh chóng. Người chết cảm nhận được ánh sáng trong suốt của cái chếtnhưng rất ngắn. Sau đó chuyển nhanh sang thể dạng trung gian tức là bardo. Thậtra đối với cái chết bất đắc kỳ tử, cấu hợp hình tướng bị hủy diệt nhanh chóng,cơ sở chống đỡ (chuyển tải) bị mất. Tri thức không thể tồn tại trong tình trạngđó và phải rời khỏi thân xác. Khi nêu lên trường hợp ánh sáng trong suốt của cáichết tồn tại trong ba ngày cũng cần hiểu phải có các điều kiện cần thiết, tứcphải có một cơ sở chuyển tải còn tồn tại, có nghĩa là giọt trắng phát sinh từcha và giọt đỏ phát sinh từ mẹ vẫn còn giữa được các điều kiện cần thiết để tiếptục khóa chặt tâm thức và "khí" cực tinh tế tại vị trí trung tâm củangực trong một thời gian tương ứng với giai đoạn ánh sáng trong suốt.

Một thính giả: Khi muốn giúpđỡ người hấp hối, trên nguyên tắc phải tạo ra các ảnh hưởng tác động vào nghiệpcủa người ấy ? Có cách nào khác giúp đỡ trực tiếp hơn hay không ? Ta làm được gìtrong các trường hợp đó ?

Rimpoché: Làm thế nào đểgiúp một người hấp hối, một chúng sinh sắp chết ? Tất cả tùy thuộc vào từnggiai đoạn. Trong trường hợp người hấp hối còn ý thức, còn nghe được và hiểu được,ta nên dùng cách khuyên nhủ giúp người hấp hối tự tạo ra cho mình một tâm thức đạohạnh, chẳng hạn gợi lên cho họ tình thương yêu chúng sinh, lòng từ bi rộng lớn.Đấy là cách giúp họ ra đi với một tâm thức đạo hạnh. Trường hợp người hấp hối đãmất hết khả năng thính giác không còn nghe được nữa, như tôi vừa trình trước đâychúng ta vẫn có thể giúp họ bằng cách tích lũy đạo hạnh và những điều xứng đángcủa mình để hồi hướng cho họ. Tác động sẽ rất mạnh nếu ta là người thân cận vớihọ, càng thân cận hiệu quả mang lại càng lớn, chẳng hạn người hấp hối là cha,mẹ, hay con cái của mình, sự liên hệ mất thiết đó cũng có thể là mối dây buộcchặt người Thầy và người đệ tử. Trong trường hợp người hấp hối và cả ta cóchung một số tài vật nào đó, và nếu ta đem các vật sở hữu ấy làm điều thiện, đósẽ là cách giúp người chết gián tiếp thực thi bố thí. Đấy là một cách giúp đỡtích cực và hiệu quả cho người quá vãng. Hành động đó sẽ giúp họ tái sinh trongmột hoàn cảnh tốt đẹp hơn, hay ít ra cũng tốt hơn kiếp sống này.

Một thính giả: Những gì sẽxảy ra đối với một người tự tử ?

Rimpoché: Cũng tương tợnhư các trường hợp chết bất đắc kỳ tử khác. Nếu một người nào đó từ trên thápEffel nhảy xuống đất, cái chết của họ sẽ không khác gì với cái chết của mộtngười bị tai nạn lưu thông. Xin hiểu quá trình của cái chết mà tôi trình bàythuộc các trường hợp thông thường xảy ra một cách tuần tự. Nếu một cái chết xảyra nhanh chóng, thô bạo [bất đắc kỳ tử], quátrình các giai đoạn không diễn tiến đúng như đã mô tả, do đó không thể lợi dụngcác giai đoạn vào viêc tu tập. Kể cả trường hợp cái chết xảy ra chậm cũng phảicó một tâm thức minh mẫn để hướng vào việc tu tập. Một người hấp hối mang tâmthức điên rồ không theo dõi được các giai đoạn.

Một thính giả: Tôi muốn biếttại sao lại phải giữ thân xác trong ba ngày khi chỉ còn duy nhất phần tâm thứclưu lại trong thể dạng ánh sáng trong suốt ? Trong giai đoạn này các cảmnhận thô thiển đều tan biến, vì thế tôi nghĩ rằng trong giai đoạn này thân xáckhông còn cần thiết nữa vì không giữ vai trò nào cả ?

Rimpoché : Tại sao lại không ?Trong giai đoạn phát hiện ánh sáng trong suốt, tâm thức vô cùng tinh tế bị ép chặtbởi giọt trắng và giọt đỏ nơi ngực, vì thế chúng vẫn còn lưu lại trong thân xác,tình trạng này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu làm cho quátrình diễn tiến nhanh hơn có nghĩa là bắt tâm thức phải rời bỏ thân xác quá sớm.Hành động này cũng tương tợ như việc giết người hấp hối lần thứ hai. Vì thế nêngiữ người chết trong ba ngày. Tuy nhiên, không nhất thiết giai đoạn ánh sángtrong suốt kéo dài ba ngày đối với tất cả mọi người. Vì thế cần theo dõi các dấuhiệu để biết khi nào tâm thức cực tinh tế rời khỏi thân xác. Một trong các dấuhiệu là chất lỏng chảy ra từ hai lỗ mũi. Dấu hiệu này chứng tỏ tâm thức chắc chắnđã rời khỏi thân xác, hiện tượng này có thể xảy ra sớm hơn ba ngày rất nhiều.

Còn có câu hỏi nàocần nêu lên hay chăng ?

Một thính giả: Quá trình đócó bị thay đổi hay không khi người hấp hối bị mổ để khám nghiệm (autopsie) ngaysau khi chết ?

Rimpoché : Còn tùy trường hợp.Quá trình một cái chết bình thường tất nhiên phải trải qua tất cả các giai đoạnnhư đã được trình bày, thế nhưng trong các nước Tây phương cái "chết"được xác định bằng các tiêu chuẩn như ngưng thở bên ngoài - tức sự ngưng thở thô thiển. Chúng ta đều hiểurằng sau khi cái chết xảy ra cho thân xác, tâm thức vẫn còn lưu lại trong cơ thể.Giải thích như thế có lẽ cũng đủ trả lời cho câu hỏi.

Một thính giả: Thời hạn bangày xảy ra đối với người bình thường. Vậy đối với những người khác thường thìnhư thế nào ?

Rimpoché: Không thể biết đíchxác. Đối với những người tu tập Tan-tra thời hạn này có thể kéo dài lâu hay mautùy từng trường hợp, có thể một tuần, hai tuần hay hơn nữa. Tuy nhiên cũng cóthể ngắn hơn [người tu tập cao thâm có thể chủ độngđược khoảng thời gian này].

Người ta thường thấy những trường hợp xảy với cácvị Đại sư, nhất là các Đại sư Tây tạng. Các vị này chết nhưng vẫn lưu lại trongthể dạng ánh sáng trong một thời gian lâu dài, vài người lưu lại hai tuần, vàingười khác ba tuần. Khi khoảng thời gian họ còn thiền định không có dấu hiệuthoái hóa nào xảy ra, bởi vì tâm thức họ vẫn còn lưu lại trong thân xác. Trongtrường hợp đó thân xác họ vẫn tươi tốt không bốc ra một mùi hôi nào cả. Tuy thếnếu người chết tiếp tục lưu lại trong tình trạng đó quá lâu có thể gây ra phiềntoái cho người thân chung quanh. Người ta kể lại nhiều trường hợp người thân (cácđệ tử và các người hầu cận) phải cầu xin các vị Thầy của họ nên xuất thiền.

Mộtsố quý vị hôm nay trước đây có thể đã từng gặp Serkong Tchenchap Rimpoché [một vị Thầy thường thuyết giảng cho người Âu châu].Thân phụ của vị Thầy này mất ở Tshilhunpo và lưu lại thật lâu trong thể dạng ánhsáng trong suốt, các người thân chung quanh không biết phải xử trí ra sao và cũngkhông dám trực tiếp cầu khẩn người quá vãng xuất thiền, Sau cùng họ đành nhờ đếnphu nhân của vị này giúp họ trong một buổi lễ được tổ chức thật long trọng.

Gầnđây hơn, nhiều vị trong số các vị tham dự hôm nay đã từng biết Kyabdjé LingDordjéchang, vị này thiền định suốt hai tuần sau khi chết.

Trongthời gian thiền định trên đây, mặc dù người tu tập đã chết thế nhưng vẫn giữ tưthế ngồi thiền, đầu thẳng, gương mặt tỉnh táo. Trường hợp của Kyabdjé LingRimpoché còn đặc biệt hơn nữa, dáng dấp trên thân xác có vẻ trẻ hẳn ra. Thế nhưngsau đó người ta thấy nước chảy ra từ mũi và tức thời đầu của vị này gục xuống vàcác dấu hiệu thông thường xuất hiện. Chính đấy là lúc tâm thức và thân xác rờinhau và không còn sự liên hệ nào nữa.

Còncâu hỏi nào thêm ?

Một thính giả: Trong các trường hợp trên đây, cóthể xảy ra hiện tượng hoán chuyển tâm thức hay không ? Nếu người hấp hối chấpnhận ra đi [rời bỏ thể dạng ánh sáng trong suốt]là một vị bồ-tát và nếu họ ước muốn được đầu thai thành một người phụ nữ họ cóthể thực hiện được chăng và hoàn toàn chủ động được hành động ấy hay không ? Cómột sự tiếp nối liên tục nào không ?

Rimpoché : Tôi không hiểu rõ câu hỏi.

Một thính giả: Nếu một người lưu lại như thế [thật lâu trong thể dạng ánh sáng trong suốt] họ có ýthức được [tình trạng đó] hay không ? Có một sựhoán chuyển tâm linh hay một sự tiếp nối tri thức khi họ được yêu cầu rời khỏithân xác, và nếu họ muốn đầu thai tức khắc và chọn lựa được nơi đầu thai họ cócòn giữ nguyên được thể dạng tri thức của mình trước đây để hoán chuyển sang thânxác của một đứa bé trong tương lai hay không ?

Rimpoché: Những gì vừa nêu lên có thể xảyra, thế nhưng không nên dùng chữ hoán chuyển tâm linh vì không đúng nghĩa. Một ngườitu tập cao thâm khi rời khỏi thân xác có thể giữ được trí nhớ và tiếp tục côngtrình tu tập của mình sau này. Các sinh linh đạt được thể dạng A-la-hán (arya) đềunhớ được những gì họ từng thực hiện trước đây và cả mục đích mà họ mà họ đangtheo đuổi.

Ngoạitrừ trường hợp của các vị A-la-hán trên đây, đối với các người bình thường trínhớ giảm xuống và không còn nhớ được các kỷ niệm cũ nữa. Tại sao trí nhớ của nhữngngười không phải là A-la-hán bị thoái hóa nhanh chóng ? Bởi vì có hai thời điểmrất mong manh và tế nhị : một xảy ra trong giai đoạn quá trình của cái chết và mộttrong giai đoạn quá trình của sự sinh [thụ thai].Trong quá trình của cái chết thời điểm đó xảy ra trong giai đoạn gần thu đạt được, đúng vào lúc xảy ra mộtsự bất tỉnh [hôn mê]. Khi tái sinh, trên quá trìnhđảo ngược thời điểm đó cũng xảy ra vào giai đoạn gần thu đạt đượcvà cũng trùng hợp với một sự bất tỉnh [hôn mê].

Vìlý do nào bạn nghĩ đến sự "hoán chuyển tâm linh" ? Ý nghĩa của các chữnày là gì ? Bạn muốn nêu lên hiện tượng nào ?

Một thính giả: Có thể tôi không diễn đạt được minh bạch, thế nhưng tôi nghĩ rằng nếu khôngcòn giữ được một thân xác trước thế nhưng sự tiếp nối tâm thức vẫn còn, vậy phảicó một sự hoán chuyển nào đó từ một cá thể này sang một cá thể khác.

Rimpoché : Nếu bạn hiểu theo ý nghĩa đó thì nàocó vấn đề gì đâu, sự thể chính là như thế, có một sự tiếp nối liên tục giữa tâmthức của người chết và tâm thức của người tái sinh.

Còn ai thắc mắc nữa chăng ?

Một thính giả: Người ta cho tôi biết phép tu tập"Powa" [còn viết là Phowa ph'owa, kinh sáchgốc tiếng Hán gọi là "Chuyển di thần thức"] đòi hỏi không đượcđể nước chảy ra từ một trong hai lỗ mũi, bởi vì như thế có thể khiến mình táisinh vào một cõi thấp hơn. Phép tu tập "powa" nhất thiết chú trọng vàosự rỉ nước ở đỉnh đầu có nghĩa là lỗ Brahma [Phạmthiên], thế nhưng ngài lại bảo rằng nước chảy ra từ lỗ mũi [dấu hiệu của cái chết thật sự]. Điều đó có nghĩa là nếukhông khép kín được chín lỗ hổng [của thân xác]có thể bị tái sinh trong một cõi thấp hơn. Mục đích của phép tu tập "powa"là tránh không để xảy ra các hiện tượng đó.

Rimpoché: Tôi chưa hề được nghe nói đếnchuyện nước rỉ ra trên đỉnh đầu. Tuy nhiên tâm thức cực tinh tế có thể thoát ratừ vị trí đó tức từ cakra trên đỉnh đầu,thế nhưng đấy không phải là một sự rỉ nước, hay bất cứ giọt nào thoát ra từ vịtrí đó. Các điều nêu lên trong câu hỏi cho thấy sự lẫn lộn giữa tri thức, dòng tiếp nối của tri thức(hay tâm thức cực tinh tế) và nước.

Một thính giả: Một vị Thầy Tây tạng có nói với tôinếu thực thi đều đặn – tuy nhiên cũng không nên quá thường xuyên vì có thể khiếncuộc sống bị thu ngắn – phép tu tập "powa" sẽ mang lại nhiều hiệu quả,và khi thực hiện thật đúng phương pháp quán tưởng người ta sẽ có cảm giác tươngtợ như một sự rỉ nước trên đỉnh đầu, hiện tượng này là bằng chứng cho biết việcluyện tập "powa" được thực thi đúng cách.

Rimpoché: Nếu thực thi một cách đúng đắn,ta sẽ cảm nhận được hình như có một cảm giác lăn tăn trên đỉnh đầu nhưng khôngphải là một sự rỉ nước.

Có quý vị nào cần hỏi thêm ?

Một thính giả: Có một nhà văn cho biết ở Tây tạngvì mặt đất rất cứng [tất nhiên toàn là đá và băng giá,đất trồng trọt rất hiếm] nên không có củi, người ta chặt xác chết của trẻcon và có khi của người lớn nữa cho thú vật ăn. Có đúng hay không ?

Rimpoché: Vì xứ Tây tạng không có củi và đấtcứng khiến không thể nào chôn cất hay hỏa táng người qua đời, người ta cắt xácchết cho kên kên ăn. Tại sao ? Dầu sao đi nữa, ít nhất theo quan điểm Phật giáogiữa một xác chết và một khúc củi không có sự khác biệt lớn lao, đấy chỉ là mộtvật gì đó. Hơn nữa hành động như vừa đề cập có thể giúp ích cho các chúng sinhkhác. Một số người trước khi chết còn dặn dò cẩn thận : " Khi tôi chết cứ đemxác tôi vứt cho một loại thú nào đó (chẳng hạn như kên kên) giúp chúng tìm thấythức ăn". Đấy là một cách tu tập về lòng rộng lượng [bố thí].

Một thính giả: Làm thế nào biết được nước chảyra từ lỗ mũi để biết chắc là tâm thức đã rời bỏ thân xác ?

Rimpoché: Trên nguyên tắc, nước chảy ra từlỗ mũi có màu đỏ hay màu hồng. Dầu sao đấy là một hiện tượng khá lạ lùng ít khicó dịp nhìn thấy, do đó rất dễ nhận ra.

Một thính giả: Đối với năm cấu hợp [ngũ uẩn], ngài nói sự sống là một sự tạo tác duy ý khôngmang bản chất tâm thần. Có phải ngài muốn nói đến tất cả mọi sự sống ? Kể cả thựcvật, chẳng hạn một hoa hồng hay một gốc cây ?

Rimpoché: Thí dụ đưa ra chỉ có mục đích giúphình dung thế nào là một cấu hợp tạo tác duy ý, thế nhưng bạn lại hiểu đấy là sựsống hoặc khoảng thời gian kéo dài trong cuộc sống của một cá thể, [câu hỏi đặt sai không có nghĩa gì cả].

Một thính giả: Nghe nói ở Ấn độ một số vị Đại sưlúc chết không thở ra khi sắp trút hơi thở cuối cùng, mà đúng hơn họ hít vào. Sựkiện đó có tượng trưng cho một hiện tượng thần bí nào không ?

Rimpoché: Tôi cũng không biết đấy có phải làmột hiện tượng thần bí hay không [đây cũng là một câuhỏi đi lạc vào chi tiết, cách trả lời của Dagpo Rimpoché rất khéo]

Một thính giả: Phải quan niệm như thế nào về việchiến cơ thể khi cái chết xảy ra, lý do là việc này phải thực hiện nhanh chóngsau khi được xác nhận là chết theo các tiêu chuẩn bên ngoài ? Tôi nghĩ rằng đấylà một sự vi phạm đến người hấp hối. Quan điểm của Phật giáo như thế nào trướccác hành động ấy của người Tây phương ?

Rimpoché: Nếu một người nào đó đã tự nguyệnhiến dâng cơ thể của mình, việc thực thi ước nguyện của họ không phải là một sựvi phạm, đấy là một sự tự nguyện và cũng là một hành động can đảm. Trong trườnghợp này họ không thể sử dụng các giai đoạn của cái chết trong mục đích tu tập. Trênthực tế một người tu tập Tan-tra tất phải hiểu rằng không nên để lại di chúc hiếncơ thể của mình, trừ trường hợp đấy là những vị tu tập cao thâm tự nguyện và quyếttâm dâng hiến cơ thể của mình. Hiến cơ thể có thể gây ra trở ngại.

THIỀNĐỊNH

Đếnđây chúng ta hãy thiền định về những gì vừa được trình bày sáng nay. Quý vị chuẩnbị sửa lại thế ngồi cho thoải mái.

Trướchết chúng ta thiền định về các giai đoạn đã được mô tả. Chúng ta không cần chú ýđến các dấu hiệu bên ngoài vì nếu phải tưởng tượng ra tất cả các thứ đó khi mớibắt đầu tập sẽ rất rắc rối. Tạm thời chúng ta cố gắng ghi nhớ các dấu hiệu bêntrong cũng tạm đủ.

Chúngta hãy tưởng tượng cái chết sắp diễn cho chính mình. Trong lồng ngực bốc lên nhữngluồng ánh sáng xanh [màu lam – xanh dương], hoặcxanh đậm, ánh sáng đó tỏa ra khắp hướng trong vũ trụ, tràn ngập không gian vàbao trùm tất cả chúng sinh trong toàn thể vũ trụ. Sau đó tiếp tục tưởng tượng cácluồng ánh sáng xanh đậm tỏa ra từ ngực mình biến toàn thể vũ trụ - trong đó baogồm tất cả chúng sinh - trở thành một bản thể duy nhất là ánh sáng màu xanh.

* * * *

Tấtcả đều hóa thành ánh sáng. Sau đó ta tưởng tượng tất cả ánh sáng gom tụ và thunhỏ lại và ta hấp thụ trở lại vào người tất cả ánh sáng ấy. Chung quanh, tức bênngoài ta chỉ còn lại sự trống không. Ta trở thành người hiện hữu duy nhất.

* * * *

Sauđó ta chú tâm vào nửa phần trên và nửa phần dưới của thân thể mình, tưởng tượnghai phần này cũng biến thành hai vùng ánh sáng xanh, các vùng ánh sáng này thu nhỏlại và rút vào vị trí trung tâm của lồng ngực. Kết quả ta trở thành một bầu ánhsáng màu xanh, [hình tướng tức thân xác của mình biếnmất chỉ còn lại một bầu ánh sáng màu xanh].

* * * *

Hãy tưởng tượng thành phần "đất"tan biến vào thành phần "nước" và hình dung ra dấu hiệu bên trong là mộtthứ ảo ảnhnào đó.

* * * *

Bầu ánh sáng thu nhỏ lại, hình ảnh đótượng trưng cho sự tan biến của thành phần "nước" vào thành phần "lửa".Dấu hiệu bên trong đi kèm với hiện tượng này là sự quán thấy một làn khói mỏng.

* * * *

Bầu ánh sáng tiếp tục thu nhỏ hơn nữa.Thành phần "lửa" tan biến trong thành phần "khí". Ta tưởngtượng ra dấu hiệu bên trong là sự quán thấy các tia lửa bắn tung toé, hay một đànđom đómđang bay loạn trong tối.

* * * *

Thành phần "khí" tan biếnvào tri thức. Dấu hiệu bên trong là ánhsáng lấp loécủa một ngọn đèn dầu.

* * * *

Tám mươi khái niệm về sự nhận biết thôthiển tan biến vào thể dạng bên ngoài. Trước hết ta tưởng tượng ra dấu hiệu bêntrong là ngọn lửa của chiếc đèn dầuvà sau đó khi thể dạng bên ngoàipháthiện, dấu hiện bên trong sẽ là một thứ ánhsáng trắng thật rạng rỡgiống như ánhtrăng vằng vặc.

* * * *

Trong giai đoạn này bầu ánh sángxanh lại tiếp tục thu nhỏ hơn nữa ; kích thước chỉ còn bằng một hạt đậu.

* * * *

Thểdạng bên ngoàitan biến vào sự tăngtrưởngcủa nó. Dấu hiệu bên trong là một thứ ánh sáng màu đỏ. Bầu ánh sáng màu xanh – tượng trưng cho tâm thức củata – càng lúc càng thu nhỏ hơn, kích thước lúc này không to hơn một hột cải.

* * * *

Sựtăng trưởngtan biến trong thể dạng gầnthu đạt được. Đốm sáng trở nên thật nhỏ, kích thước cỡ đầu sợi tóc. Vàogiai đoạn này ta có cảm giác nhìn thấy một màuđen tuyền. Ta tưởng tượng ra một màn đen sẫm bao trùm chung quanh và nhớlại giai đoạn trước đây tức sự tăngtrưởng, giai đoạn đang xảy ra trong hiện tại tức là thể dạng gần thu đạt đượcvà ta sắp cảm nhận đượcánh sáng trong suốt của cái chết trong giai đoạn sắp xảy ra.

* * * *

Đốm sáng bằng đầu sợi tóc tượng trưngcho tâm thức tiếp tục thu nhỏ hơn nữa và sau cùng biến mất hoàn toàn, tất cả chỉcòn lại một không gian trống không thật trong trẻo và tinh khiết, tương tợ như khônggian của một buổi bình minh khi mặt trời và các tia sáng chưa ló dạng, bầu trờithật tinh khiết không một màu sắc nào cả. Ta hãy tưởng tượng đấy là ánh sángtrong suốt của cái chết đang phát hiện và tập trung suy tư để quán thấy tất cả mọihiện tượng chỉ là những thứ do tâm thức diễn đạt, những khái niệm đơn thuần, khôngcó một hiện tượng nào hiện hữu một cách tuyệt đối, tức tự chúng hiện hữu từ bảnchất.

* * * *

Chúng ta vừa thực hiện một phép thiềnđịnh thật ngắn làm thí dụ. Sau này nếu quý vị muốn tiếp tục thiền định sâu xa hơn,trước hết phải nghiên cứu lại kỹ lưỡng những gì vừa được trình bày trong ngày hômnay. Thí dụ trước hết ta nghĩ đến sự tanbiến thứ nhất tức thành phần "đất" tan biến và bị hấp thụ bởi thànhphần "nước", nếu đủ khả năng nên hình dung ra các dấu hiệu bên ngoàiđi kèm với giai đoạn này, nếu không tối thiểu cũng phải nhớ lại dấu hiệu bêntrong. Sau khi tưởng tượng thành phần "đất" tan biến vào thành phần "nước"ta nghĩ đến thành phần "nước" tan biến vào thành phần "lửa"và mỗi lần tan biến sẽ có một dấu hiệu bên trong xảy ra.

Tiếp tục hình dung các giai đoạn tanbiến như trên đây và luôn chú ý đến các dấu hiệu xảy ra kèm theo các giai đoạn,các dấu hiệu vừa mới xảy ra trước đây và các dấu hiệu sắp sửa xảy ra. Trong lúc thiền định phải nghĩ đến cácthời điểm theo đó các dấu hiệu sẽ hiển hiện, phải đủ sức nhớ lại đầy đủ. Trongkhi đang thiền định thật vô cùng quan trọng phải nhận biết được ngay các dấuhiệu khi chúng phát hiện. Nếu chuyên cần luyện tập sau này trong lúc hấp hối khicác dấu hiệu phát hiện ta sẽ đủ khả năng phân biệt từng dấu hiệu một và cả thứtự xuất hiện của chúng.

Các giai đoạn tôi vừa mô tả thuộc vàoquá trình xảy ra đối với cái chết trong các trường hợp bình thường, thế nhưngquá trình đó cũng xảy ra khi ngủ, tức là lúc chợp mắt để ngủ, hoặc vào một thờiđiểm xảy ra một biến cố nhỏ nào đó trong ngày. Thế nhưng trong cuộc sống thườngnhật, trong khi chợp mắt để ngủ hay các giai đoạn của quá trình, quá trình vụt xảyra và diễn biến thật nhanh khiến ta không thể theo dõi kịp.

Tu tập Tan-tra đến một cấp bậc nào đócó thể giúp ta ngay trong cuộc sống thường nhật có thể nhận biết được các giai đoạnấy và sử dụng chúng vào việc tu tập. Thế nhưng muốn thực hiện được các khả năngnày phải thật chuyên cần và hăng say tu tập trong một thời gian lâu dài.

Thế nhưng tu tập như thế để làm gì ?Tại sao phải luyện tập để nhớ lại sự diễn tiến các giai đoạn cái chết trước khicái chết xảy ra ? Bởi vì khi quá trình đó thật sự xảy ra, ta phải đủ khả nănglàm tan biến các thể dạng cảm nhận thô thiển và các "khí" thô thiển.Khi nào các cảm nhận và "khí" thô thiển đã tan biến hết sẽ còn lại tâmthức và "khí" cực kỳ tinh tế, ta sử dụng tâm thức và "khí"cực tinh tế đó để thiền định, kết quả mang lại sẽ vô cùng rộng lớn.

Nếu tập luyện theo các phép thiềnđịnh căn cứ vào các cảm nhận thô thiển hết trăm năm này sang trăm năm khác [nhiều kiếp] tất nhiên cũng sẽ đạt được một số kếtquả nào đó, thế nhưng chỉ cần một ngày thiền định bằng cách sử dụng tâm thức và"khí" cực tinh tế cũng có thể mang lại kết quả lớn lao hơn và tíchcực hơn. Tuy nhiên trong lúc còn sống, tâm thức và "khí" thô thiển luôngây ra tác động thật mạnh khiến người tu tập khó phát hiện được tâm thức và "khí"trong thể dạng cực kỳ tinh tinh tế để tu tập, [giántiếp cho biết là quá trình diễn tiến của cái chết mang lại một thể dạng tâmthức và "khí" cực tinh tế thuận lợi cho việc tu tập Tan-tra].

Nếu ta có thể làm tan biến các "khí"và các cảm nhận thuộc cấp bậc thô thiển giúp tâm thức và "khí" cực tinhtế phát hiện để sử dụng chúng vào thiền định về tánh không ta sẽ nhanhchóng cắt đứt cội rễ buộc ta vào cõi ta-bà, có nghĩa là loại bỏ sự nắm bắt "cáitôi" nội tại, [tức là đạt được sự giải thoátngay trong kiếp sống này].

Các phép tu tập Tan-tra thật hiệuquả và mau lẹ chính vì lý do vừa nêu lên trên đây. Nếu muốn tu tập theo Tan-tratrước hết phải tìm hiểu và học hỏi để hiểu biết Tan-tra là gì, phải biết tiếp cậnTan-tra thật đúng đắn. Không nên theo đuổi những việc nhảm nhí và gọi đấy là tutập Tan-tra. Đối với chủ đề được nêu lên trên đây [chết– trung gian – tái sinh] nên tìm hiểu cẩn thận những gì đã được trìnhbày. Sau đó nếu muốn đi xa hơn trong việc tu tập thiền định Tan-tra [về cái chết] sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt

*******************

Ngày hôm nay tôi giải thích về giaiđoạn thứ nhất liên quan đến cái chết, thế nhưng đấy chỉ là những gì thật sơlược. Còn vô số những điều chưa đề cập đến. Dầu sao đây cũng là lần đầu quý vị tiếpxúc với Tan-tra, vì thế tôi phải đơn giản hóa và trình bày thật tổng quát, tuynhiên cũng phải làm thế nào để giữ được sự mạch lạc. Nếu đi ngay vào chi tiết sẽcó thể mang lại hoang mang và lẫn lộn cho quý vị. Khi nào quý vị hiểu và nhớ hếtphần trình bày trên đây, chúng ta có thể tổ chức các buổi thuyết giảng khác sâuxa hơn về cái chết, kể cả các chủ đề khác về Tan-tra. Ngày mai tôi tiếp tục trìnhbày và giải thích về giai đoạn trung gian gọi là bardovà sau đó là sự tái sinh.

Sáng nay chúng ta cùng nhau nguyện cầutrường thọ cho Đức Đạt-lai Lạt-ma. Trước khi chấm dứt buổi thuyết giảng chiều naychúng ta lại tiếp tục nghi thức nguyện cầu tương tợ như buổi sáng, sau đó chúngta sẽ niệm kinh tán thán hai mươi mốt vị Ta-ra. Trong ngày hôm nay chúng ta pháthuy được lòng hăng say học hỏi Đạo Pháp và đồng thời còn thực hiện được cả việctu tập. Nhất định đấy là những hành động mang lại thật nhiều công quả. Chúng tahãy hồi hướng tất cả những công quả đó cho tất cả chúng sinh hầu giúp họ nhanhchóng thoát khỏi mọi khổ đau và đạt được thể dạng Giác ngộ hoàn hảo của một vịPhật.

Chủ nhật 30 tháng 6 năm 1985

Như tôi đã nói đến trong ngày hômqua, cần nhất quý vị phải luôn nhớ đến cơ sở hỗ trợ mà mình đang có [thân xác của chính mình]. Hiện chúng ta đang đượcthừa hưởng thân xác con người, ta phải hiểu rằng thân xác đó hàm chứa thật nhiềukhả năng, chẳng hạn như tâm thức chúng ta tượng trưng cho một khả năng tuyệt vời.Không nên quên là với cơ sở quý giá đó và lòng quyết tâm chúng ta sẽ thực hiện đượcbất cứ mục tiêu mong cầu nào.

Không phải chỉ cần nghe giảng, tu tậpĐạo Pháp (Dharma) và suy tư một cáchhời hợt về dịp may quý hiếm được làm người là đủ. Phải tâm niệm về các điều đótrong cuộc sống thường nhật, không phải chỉ nghĩ đến là đủ. Phải ý thức một cáchsâu xa nhờ vào cơ sở hỗ trợ ta sẽ thực hiện được bất cứ mục tiêu mong muốn nào,vì thế phải sử dụng mọi phương tiện sẵn có, dồn tất cả sinh lực, sức cố gắngcủa mình để tu tập hầu mang lại hạnh phúc bền vững.

Có rất nhiều phương pháp tu tập khácnhau, thế nhưng phương pháp mà tôi sắp đề nghị với quý vị hôm nay là phương phápbiến cải mọi hành vi thân xác, ngôn từ và tâm thức.

Đấy là cách biến tất cả các hành độnggiữ gìn kỷ cương thân xác, ngôn từ và tâm thần trở thành vô số nguyên nhân manglại hạnh phúc. Nếu chúng ta hội đủ vô số những nguyên nhân ấy, nhất định hậu quảsẽ phát sinh.

Tất nhiên sẽ có người không hoàn toànđồng ý : "Thế nhưng cũng phải lo làm ăn chứ ! Phải tìm kế sinhnhai !". Tất nhiên ta phải làm việc, phải tự cáng đáng và lo cho sự sốngcủa mình. Không ai làm thay những chuyện ấy cho ta được, thế nhưng đâu có gì mâuthuẫn và đối nghịch không thể giải quyết được giữa công ăn việc làm và sự giữ gìnkỷ cương trên thân xác, ngôn từ và tâm thức hầu mang lại hạnh phúc cho mình.

Vậy làm thế nào để biến tất cả mọisinh hoạt thường nhật và kỷ cương đạo đức trở thành nguyên nhân mang lại hạnhphúc ? Có một phương pháp thật tốt, một phương pháp tối thượng, ấy là phươngpháp giúp ta đạt được tâm thức giác ngộ, phát huy Bồ-đề-tâm (Bodhicitta) hầu tạo ra trong tim ta nhữngxúc cảm từ bi, thúc dục ta cố gắng mang lại sự an lành cho tất cả chúng sinh. Nếuta thực hiện được tâm thức đó, tự nhiên tất cả mọi kỷ cương đạo đức và mọi sựsinh hoạt của ta tự động biến thành nguyên nhân mang lại hạnh phúc cho ta. Thậtquan trọng và có thể nói là bắt buộc nữa mỗi chúng ta cần phải tạo ra cho mìnhthể dạng tâm thức giác ngộ đó. Được làm thân con người, chúng ta phải lợi dụngdịp may đó để thực hiện Bồ-đề tâm.

Khi đạt được một tâm thức giác ngộ,tất cả các hành động của ta đều dễ dàng trở thành nguyên nhân mang lại hạnh phúcvà thể dạng một vị Phật, đúng như câu châm ngôn người Pháp thường nói "dễdàng như một chiếc xe lửa khi đã lăn bánh trên đường rầy".

Một Đại sư thông thái người Ấn là TịchThiên (Shantideva, thế kỷ thứ VIII ) giải thích sự kiện ấy như sau : khi đãthực hiện được tâm thức giác ngộ, tất cả mọi sinh hoạt của ta kể cả trong giấcngủ, trong lúc vô tư hoặc đang tản bộ... đều tượng trưng cho những gì xứng đángtrong ta và chúng không ngừng tăng trưởng.

Trước mặt chúng ta trong giảng đườngnày là một pho tượng của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Chúng ta nên nhớ là tất cảchúng sinh muốn trở thành Phật phải đạt được thể dạng tâm thức Giác ngộ tương tợnhư tâm thức của Ngài. Hiện nay chúng ta chưa đạt được thể dạng tâm thức đột khởiđó, thế nhưng chúng ta nên cố gắng thực hiện ngay trong lúc này và tại nơi này,hoặc ít ra cũng cố tình tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức tuy giả tạo nhưngphải gần giống với tâm thức Giác ngộ của Phật. Đấy là một trong các cách chuẩnbị và tạo ra những điều kiện tiên khởi giúp tất cả chúng ta cố gắng học hỏi và tutập với nhau.

Chúng ta cố gắng học hỏi hay tu tậpchính là nhờ có Bồ-đề tâm và tâm thức giác ngộ thúc đẩy. Thế nhưng vẫn chưa đủ chúngta phải cố gắng nhiều hơn thế nữa trong từng hành động hàng ngày. Mỗi sáng saukhi thức dậy, tắm rửa thay quần áo xong ta phải nghĩ ngay đến các động cơ thúcđẩy ta trong ngày hôm nay. Ta nên nghĩ đến một sự kiện thật tuyệt vời, tối hômqua sau khi nằm xuống giường và ngủ một giấc thật dài ta lại may mắn được thứcdậy sáng hôm nay. Chỉ cần nghĩ đến sự kiện thật bình thường và đơn giản như thếcũng đủ mang lại sự hân hoan trong lòng mình. Đây lại thêm một ngày nữa đang mởra trước mặt giúp ta sử dụng nó để mang lại an lành cho tất cả chúng sinh, tạohạnh phúc cho họ và giúp họ vượt thoát khỏi khổ đau. Ta nhất quyết sử dụng ngàyhôm đó để cố gắng đạt được thể dạng của một vị Phật hầu giúp ta đủ khả năng manglại hạnh phúc cho người khác. Dù có quý vị nào không phải là người Phật giáocũng cứ nghĩ rằng nên sử dụng ngày hôm ấy để mang lại một chút an vui cho ngườikhác.

Đến đây chúng ta thử nhìn vào chính chúngta xem sao. Ta sẽ thấy rằng mình không muốn gánh chịu khổ đau dù đấy chỉ là mộtthứ khổ đau thật nhỏ nhoi, và đồng thời ta lại mong cầu lúc nào cũng đạt được hạnhphúc. Nếu đúng thế cũng nên hiểu rằng tất cả chúng sinh trong cõi ta-bà cũng chẳngkhác gì với ta, tất cả đều mong cầu hạnh phúc và tránh khỏi khổ đau. Tuy rằng mongmuốn hạnh phúc, thế nhưng trên thực tế tất cả chúng ta luôn phải đương đầu với đớnđau và khổ nhọc. Ý thức được sự thật đó chính là nguyên nhân thúc dục chúng tatu tập trong mục đích cứu giúp chúng sinh vượt thoát khỏi mọi khổ đau.

Xin trở lại chủ đề học hỏi của chúngta hôm nay là cái chết, thể dạng trung gian và sự tái sinh.

Phật giáo đưa ra một phương pháp tutập giúp biến ba giai đoạn ấy trở thành ba thể dạng gọi là Tam Thân của đấng TốiThắng, tức của một vị Phật. Muốn tu tập theo phương pháp đó phải hiểu rõ ba thểdạng chết, bardo và tái sinh là gì, chúng diễn tiến ra sao.

Đối với Phật giáo nói chung và riêngđối với Tan-tra thừa, khái niệm về Tam Thân được trình bày dưới ba thể dạng sauđây :

-Tam thân căn bản,

-Tam thân trên đường tu tập,

-Tam thân kết quả.

Tấtnhiên là quý vị đã hiểu Tam Thân là gì, đấy là :

-Dharmakaya, hay Pháp Thân,

-Sambhogakaya hay Thụ dụng thân,

- Nirmakaya hay Biến hóa thân.

Mỗi thân có ba cấpbậc : pháp thân căn bản, thụ dụng thân căn bản, biến hóa thân căn bản; pháp thântrên đường tu tập, thụ dụng thân trênđường tu tập, biến hóa thân trênđường tu tập; Pháp Thân kết quả,Thụ dụng thân kết quảBiến hóa Thân kết quả.

Các"thân căn bản" là gì ? Tuy gọi là "thân" thế nhưng chưađúng là thuật ngữ dùng chỉ định cấp bậc "Thân" của chư Phật, "thâncăn bản" chưa phải là Thân Phật. Đối với các loại "thân trên đường tutập" cũng thế, chưa phải là Thân Phật. Cấp bậc "Tam thân kết quả"mới đúng là Tam Thân Phật.

Vậy pháp thân căn bảnhay thânĐạo Pháp căn bảnlà gì ? Chúng ta đã mô tả sơ lược hôm qua [nhưng không gọi tên một cách chính xác], "pháp thân căn bản" chính là "ánh sáng trong suốt của cái chết",có nghĩa là tâm thức và "khí" cực kỳ tinh tế. Đối với một người bìnhthường, các giai đoạn thuộc quá trình của cái chết xảy ra tuần tự, một trongcác giai đoạn đó là ánh sáng trong suốt của cái chết. Các giai đoạn như vừa kể cũngxảy ra khi ta rơi vào giấc ngủ, thế nhưng diễn tiến của quá trình xảy ra quánhanh khiến ta không nhận thấy được. Những người bình thường không thể tạo ra [một cách giả tạo] các giai đoạn trong quá trình củacái chết vì chúng chỉ có thể thực sự xảy ra khi chết, chỉ có những người tu tậpTan-tra mới có thể tạo ra các giai đoạn tương tợ như thế để sử dụng vào việc tutập.

Phép tu tập Tan-tra dựa trên nhữngnguyên tắc nào ?

Trước hết nên hiểu rằng thân xác tahàm chứa nhiều kinh mạch dùng để vận chuyển "khí". Trong trường hợp bìnhthường các loại "khí" vận chuyển thường xuyên trong hệ thống kinh mạchhai bên [phải và trái]. Khi nào "khí"vẫn tiếp tục lưu hành thông suốt trong các kinh mạch hai bên, chúng sẽ không dichuyển vào kinh mạch trung tâm. Thật ra kinh mạch trung tâm lúc nào cũng bị khépkín và các "khí" luân chuyển trong cơ thể đều là các loại "khí"thô thiển. "Khí" là các cơ sởchống đỡgiữ vai trò chuyển tảicác khái niệm, các cảm nhậnthô thiển.

Tu tập Tan-tra là cách chận đứng sựluân chuyển của các loại "khí" thô thiển, tức là các cảm nhận thô thiển.Khi sự luân chuyển của các "khí" thô thiển bị chận đứng, kinh mạchtrung tâm sẽ được giải tỏa, "khí" sẽ tràn vào đó. "Khí" dichuyển vào kinh mạch trung tâm là loại "khí" vô cùng tinh tế giúp chotâm thức cực tinh tế có thể vận hành. Đối với những người bình thường, tâm thứcvà "khí" thật tinh tế chỉ phát hiện và vận hành khi nào cái chết xảyra vì chỉ vào lúc đó các loại "khí" và các cảm nhận thô thiển và tinhtế [nhưng chưa phải là cực tinh tế] đã hoàn toànbị hóa giải.

Tu tập Tan-tra là hình dung ra quátrình của cái chết trong mục đích hóa giải các loại "khí" và các cảmnhận thô thiển tạo điều kiện cho "khí" và tâm thức cực tinh tế pháthiện để sử dụng chúng trong việc tu tập. Vì thế, tất nhiên khi mới bắt đầu tu tậpphải cố gắng tạo ra quá trình của cái chết [điều kiệncần thiết]. Lúc mới tập rất khó thành công, thế nhưng dần dần nhờ cốgắng ta sẽ hóa giải được các "khí" và các cảm nhận thô thiển và sửdụng được tâm thức và "khí" thật tinh tế.

Trong cuộc sống thường nhật, nếu tacó thể làm phát hiện được tâm thức và "khí" thật tinh tế để sử dụngtrong việc quán nhận tánh không, và nhất là khi tâm thức trực tiếp nắm bắt đượcbản chất vô ngã [của mọi hiện tượng] khi đóchắc chắn ta sẽ đạt được thể dạng của một vị Phật ngay trong kiếp nhân sinh này.Khi đã thành Phật, đương nhiên ta vượt khỏi cái chết và thể dạng trung gian.

Trong cuộc sống nếu ta đủ khả năng sửdụng tâm thức thật tinh tế, tuy không quán nhận được tánh không một cách trựctiếp đi nữa mà chỉ hiểu được một cách gián tiếp (qua trung gian một hình ảnhtâm thần), chắc chắn đến khi xảy ra quá trình của cái chết ta sẽ quán nhận trựctiếp được tánh không trong giai đoạn ánh sáng trong suốt để trực tiếp trở thànhmột vị Phật không chuyển sang giai đoạn trung gian [tứclà trước khi chuyển sang giai đoạn bardo, vì giai đoạn bardo hay trung gian làgiai đoạn chuẩn bị cho sự tái sinh].

Trong cuộc sống, nếu ta không đủ khảnăng hiểu được thế nào là tánh không dù là gián tiếp đi nữa, ta vẫn có thêm mộtdịp may thứ hai như tôi đã trình bày hôm qua : đấy là cách hoán chuyển cácgiai đoạn của cái chết và thể dạng trung gian trở thành con đường tu tập, giúpta tái sinh trong những điều kiện thuận lợi, mang một cơ sở [thân xác] thích nghi để tiếp tục tu tập Tan-tra trongkiếp sau.

Tâm thức cực tinh tế hàm chứa một sứcmạnh rất lớn, thế nhưng muốn khai thác sức mạnh đó cần phải có một căn bản. Muốntạo cho mình căn bản ấy phải thực hiện hai điều kiện : thứ nhất là sự hiểubiết tánh không, thứ hai là phát huy tâm thức giác ngộ.

Thực ra, nếu biết sử dụng tâm thứcthật tinh tế nhưng thiếu một tâm thức giác ngộ, việc thiền định sẽ không thể tạora nguyên nhân mang lại thể dạng của một vị Phật ; vì thế tâm thức giác ngộthật vô cùng cần thiết. Mặt khác nếu không đủ sức nắm bắt được tánh không, cáchành động và tư duy dù phát hiện từ một tâm thức thật tinh tế cũng sẽ không hộiđủ khả năng tạo ra nguyên nhân đưa đến giải thoát.

Đối với cái chết, quý vị nên nhớ lạinhững gì đã được trình bày ngày hôm qua. Trong mỗi giai đoạn tan biến đều phátsinh nhiều dấu hiệu bên ngoài và một dấuhiệu bên trong. Nếu có quý vị không thể nhớ hết các dấu hiệu bên ngoài ítra cũng phải nhớ được dấu hiệu bên trong.

Khi thiền định về quá trình của cáichết, phải tự nhủ trong tâm thành phần "đất" tan biến vào thành phần "nước",sau đó thành phần "nước" tan biến vào thành phần "lửa". Thídụ khi ta quán tưởng đến đến thành phần "nước" tan biến vào thành phần"lửa" ta phải nhớ ngay dấu hiệu bên trong là gì, và trước đó khi thể dạng"đất" tan biến vào thể dạng "nước" dấu hiện bên trong phátsinh ra sao, và khi thành phần "lửa" tan biến vào thành phần "khí"dấu hiệu bên trong nào sẽ sắp phát sinh. Tiếp tục theo dõi như thế để biết giaiđoạn nào đang xảy ra, giai đoạn nào vừa mới xảy ra trước đó và giai đoạn nào sắpsửa xảy ra. Phải ghi nhớ nằm lòng các dấu hiệu của tất cả các giai đoạn để chuẩnbị cái chết của mình xảy ra sau này.

Trong cuộc sống thường nhật nếu biếtthường xuyên nghĩ đến phép tập luyện như trên đây ta sẽ quen dần và nhớ từngchi tiết, khi cái chết thật sự xảy đến ta sẽ nhớ lại dễ dàng các dấu hiệu và cácgiai đoạn của quá trình cái chết. Nếu không chuẩn bị và tập luyện cho quen, cáichết gần kề làm ta kinh hoàng và không còn làm gì được nữa.

Hôm qua tôi có trình bày về các hiệntượng tan biến đầu tiên : tức là sự tan biến tuần tự của bốn thành phần, hếtthành phần này đến thành phần khác, sau đó là các sự tan biến của thể dạng "bên ngoài", "thăng tiến" và "gần thu đạt được". Chúng ta nhận thấytrong khi các thành phần tan biến các cấp bậc cảm nhận cũng tan biến theo, chẳnghạn như sự tan biến của tám mươi khái niệm nhận biết vào lúc xảy ra thể dạng bên ngoài. Các cảm nhận tan biến cùng lúcvới các thành phần và tám mươi khái niệm nhận biết là các cảm nhận thuộc loại thôthiển. Đấy là những gì mà ta gọi là tình thương, lòng từ bi, sự giận dữ, ganh tị,v.v..., tất cả các thứ ấy đều thuộc vào các khái niệm nhận biết thô thiển.

Các cảm nhận thuộc các thể dạng bên ngoài, sự thăng tiếngần thu đạtđượclà các cảm nhận thuộc loại tinh tế. Thế nhưng dù tất cả đều là tinh tếnhưng vẫn được phân biệt thành nhiều cấp bậc khác nhau. Thí dụ sự tinh tế củathể dạng bên ngoàithô thiển hơn so vớisự tinh thế của thể dạng thăng tiến,tính cách tinh tế tăng thêm nữa đối với thể dạng gần thu đạtđược. Các loại cảm nhận rất phức tạp và gồm nhiều thểloại không thể trình bày hết được vì sẽ đòi hỏi rất nhiều thì giờ.

Tôi chỉ xin xác nhận thêm khi nói đếntâm thức thô thiển và tâm thức tinh tế không nên hiểu theo cách định nghĩa củakinh sách Su-tra, bởi vì kinh sách Tan-tra và Su-tra định nghĩa khác nhau về "tâmthức thô thiển" và "tâm thức tinh tế" :

-Theo kinh sách Su-tra, các cảm nhận do giác cảm là các cảm nhận thô thiển, cáccảm nhận mang tính cách tâm thần là các cảm nhận tinh tế.

- Theo kinh sách Tan-tra thì kháchơn. Người ta phân chia sự nhận thức thành tám mươi khái niệm cảm nhận [nhận thức] thô thiển, trong đó gồm chung cả hai loại cảmnhận : tức cảm nhận do giác cảm và cảm nhận do tâm thần.

Tôicó thể kể ra đây tám mươi thứ cảm nhận đó, thế nhưng sẽ mất nhiều thì giờ vì quáphức tạp. Chỉ cần có một ý niệm thật tổng quát cũng đủ. Tám mươi cảm nhận đượcphân chia thành ba nhóm :

- Ba mươi ba cảm nhận tượng trưnghay tiêu biểu cho thể dạng bên ngoài,

- Bốn mươi cảm nhận tiêu biểu cho sựthăng tiến,

- Bảy cảm nhận tiêu biểu cho thể dạnggần thu đạt được.

Thế nhưng cũng nên nhớ rằng bên ngoài, thăng tiếngần thu đạtđượclà những cảm nhận tinh tế,trong khi đó tám mươi cảm nhận là các cảmnhận thô thiển. Điều đó cũng cho thấy ba mươi bacảm nhậnvà thể dạng bênngoàimà chúng tượng trưng không có cùng bản chất, vì ba mươi ba cảm nhậnthuộc cấp bậc thô thiểnvà thể dạng bênngoài thì tinh tế. Thế nhưng tại saolại gọi ba mươi ba cảm nhận tiêu biểu cho thể dạng cảm nhận bên ngoài? Bởi vì điều đó muốn nêu lên sựkiện nhờ vào ba mươi ba cảm nhận [thô thiển thôngthường] mà người ta hình dung được thế nào là thể dạng bên ngoài [tứclà một thể dạng tinh tế trong quá trình của cái chết]

Chúng ta không thể giải thích chi tiếthơn về các sự cảm nhận và các thể loại cảm nhận. Đến đây phải dừng lại, vì nếu muốnđi xa hơn phải được khai tâm và thụ pháp [có nghĩa làcần có một căn bản vững chắc hơn để hiểu].

Chúng ta vừa trình bày về tám mươithứ khái niệm, đó là các cảm nhận (hay nhận thức) thô thiển, sau đó là các thểdạng bên ngoài, sự thăng tiếngần thu đạtđượctượng trưng cho các cảm nhận tinh tế.

Phần còn lại cần giải thích thêm là ánhsáng trong suốt của cái chết. Đấy chính là tâm thức cực tinh tế. Không có sự cảmnhận hay nhận thức nào tinh tế hơn. Vào giai đoạn khi ánh sáng trong suốt của cáichết phát hiện, tâm thức cực tinh tế và "khí" cực tinh tế cũng pháthiện theo. "Khí" thuộc vào thể loại hình tướng và đồng thời cũng làthể loại hình tướng tinh tế hơn hết.

Hôm qua chúng ta dừng lại sau khi giảithích xong thế nào là ánh sáng trong suốt. Thể dạng ánh sáng đó hiển hiện trongmột khoảng thời gian rất ngắn hay có thể kéo dài hơn, đối với người bình thườngthời gian này thông thường là ba ngày. Ánh sáng trong suốt sẽ tiếp tục hiển hiệnkhi nào tâm thức cực tinh tế còn bị khóa chặt bởi giọt trắng bên trên và giọt đỏbên dưới. Khi giai đoạn của ánh sáng trong suốt chấm dứt hai giọt sẽ tách rờinhau, giọt đỏ di chuyển ngược lên phía trên và thoát ra ngoài bằng bằng hai lỗmũi. Giọt trắng di chuyển xuống phía dưới và thoát ra ngoài từ bên dưới cơ thể[cơ quan sinh dục]. Vào thời điểm chính xác đó [khi hai giọt tách rời nhau] tâm thức cực tinh tế sẽ vĩnhviễn rời khỏi thân xác và tức khắc sau đó cá thể chuyển vào thể dạng trung gianhay bardo [quátrình của giai đoạn chết chấm dứt].

Đến đây chúng ta sẽ chuyển sang phầntrình bày về bardohay thể dạng trunggian. Thế nhưng rất có thể quý vị còn thắc mắc về những gì vừa được trình bày,vậy xin cứ nêu lên các câu hỏi.

Một thính giả: Người ta có cảm giác ra sao tronggiai đoạn ánh sáng trong suốt ?

Rimpoché: Không êm ái cũng không khó chịu [thật ra êm ái hay khó chịu đều thuộc các loại nhận thức thôthiển, sự nhận thức tinh tế thuộc các thể dạng bên ngoài, thăng tiến, gần thuđạt được và ánh sáng trong suốt thuộc thể loại tinh tế do đó vượt lên trên cácthể dạng này], thể dạng ánh sáng trong suốt mang tính cách trung hòa.Cũng như tất cả mọi thứ cảm nhận khác, ánh sáng trong suốt hàm chứa yếu tố cùngkhắp của sự cảm nhận, sự cảm nhận phát sinh vào giai đoạn này mang tính cáchtrung hòa, bởi vỉ các cảm nhận êm ái hay khó chịu đều là các cảm nhận thô thiển.

Một thính giả: Thế nhưng tôi từng được nghe giảithích là các người bình thường khi cảm nhận ánh sáng trong suốt họ không hiểuđấy là sự cảm nhận của tánh không khiến họ sợ hãi, họ cảm thấy hiện tượng đó tươngtợ như một sự hủy diệt khiến họ kinh hãi.

Rimpoché: Sự sợ sệt có thể xảy ra trước đó,không thể thuôc vào giai đoạn ánh sáng trong suốt. Thực ra sự sợ hải không phảilà một thể loại cảm nhận. Người ta có thể lo sợ vì có cảm giác như cái tôi biếnmất, cái tôi không còn nữa ; thế nhưng tôi tin rằng cái sợ đó xảy ra trước khiphát hiện ánh sáng trong suốt, [như vừa được giảithích trên đây, sự sợ hãi là một thể loại cảm nhận thô thiển không còn tồn tạitrong thể dạng cực tinh tế của ánh sáng trong suốt].

Một thính giả: Thưa ngài, ngài có nói là quátrình được trình bày cũng xảy ra khi rơi vào giấc ngủ, thế nhưng quá trình đó [trong giấc ngủ] dừng lại ở cấp bậc nào, bởi vì quátrình đó [theo như tôi hiểu] không đạt được thểdạng ánh sáng trong suốt của cái chết ?

Rimpoché: Trên thực tế đấy không đúng là ánhsáng trong suốt của cái chết mà chỉ là ánh sáng trong suốt của giấc ngủ. Dù saocũng rất ngắn nên không thể nhận biết được.

Một thính giả: Ánh sáng trong suốt có thể pháthiện trong tình trạng khi đang tỉnh hay không ?

Rimpoché: Người ta có thể tạo ra một thứ gìđó một thể dạng nào đó rất gần với ánh sáng trong suốt nhờ vào phép thiền định,ngoài thiền định ra không có kỹ thuật nào khác. Cũng cần xác định thêm ánh sángtrong suốt của giấc ngủ theo định nghĩa chỉ có thể xảy ra khi ta khởi sự ngủ,nhưng không thể xảy ra khi thức.

Một thính giả: Có lúc ngài dùng chữ nhận thức hàm chứa một ý niệm (perceptionsignificative - revealing or significant perception ) [sựnhận thức hàm chứa một ý nghĩa], đôi khi ngài lại nói là khái niệm hàm chứa một ý nghĩa(conception significative - revealing conception) ?

Rimpoché: Đúng ra đấy là hai từ thông dịch.Nguyên gốc tiếng Tây tạng là kun tog(kun rtog). Tog có nghĩa là "nhận thứcgián tiếp" (perception indirecte - indirect perception) vì thế sự nhậnthức đó mang tính cách khái niệmvìphải nhờ vào một hình ảnh tâm thần. Vì lý do đó khi dịch chữ này một cách từchương sẽ là "conception significative". Thế nhưng, tám mươi cảm nhậnbao hàm cả hai thể loại cảm nhận : giác cảm vừa tâm thần, vì thế cũng nên thậntrọng không nên quá chú trọng đến ý nghĩa của chữ "khái niệm"(conception).

Một thính giả: Trên phương diện tổng quát,từ kun togchỉ định một khái niệm, một sự cảm nhận gián tiếp xuyên qua hình ảnh tâm thần. Thế nhưng tám mươi kun togtrong trường hợp này bao gồm cảcác cảm nhận giác cảm tức là những cảm nhận trực tiếp. Vậykun togđược sử dụng trong trường hợpnày mang ý nghĩa bao quát hơn ý nghĩa nguyên thủy của nó ?

Rimpoché : Vừa rồi tôi cónêu lên sự kiện kinh sách Su-tra xem các cảm nhận giác cảm thuộc thể loại thôthiển và các cảm nhận tâm thần thuộc thể loại tinh tế. Thế nhưng kinh sách Tan-trađưa ra các tiêu chuẩn khác hơn, dựa vào "khí" như một cơ sở chuyển tải tâm thức, khí sở dĩ đảmtrách được vai trò chuyển tải là nhờ vào sự linhđộng của nó."Khí" cànglinh động càng thô thiển. Các cảm nhận đi kèm với "khí" [được khí chuyển tải] chuyển động không ngừng, do đóchúng là những sự cảm nhận thô thiển. Đối với các cảm nhận tinh tế, "khí"vẫn ở trong tình trạng linh động nhưng yên tĩnh hơn nhiều. Cách giải thích dựavào chức năng của "khí", tức sự linh động của "khí" chỉ đượcđề cập trong kinh sách Tan-tra. Kinh sách Su-tra không hề nêu lên hiện tượng nàyvà cũng không chấp nhận cách giải thích trên đây của kinh sách Tan-tra.

Tuy rằng có rất nhiều điểm và nhiềucách giải thích giống nhau hoặc tương tợ nhau giữa kinh sách Su-tra và Tan-tra,thế nhưng cũng có nhiều điểm đặc thù cho mỗi loại kinh sách. Hãy nêu lên một thídụ, theo kinh sách Su-tra cội nguồn của ta-bà là sự nắm bắt cái tôi tự tại, thế nhưng theo kinh sách Tan-tra cội rễcủa ta-bà là "khí" sử dụng nhưmột cơ sở hay môt phương tiện chuyển tải sự nắm bắt cái tôi tự tại. Tóm lại Su-tra chỉ nói đến các cảmnhận [các cảm nhận sai lầm về các hiện tượng là cội rễcủa ta-bà], trong khi đó kinh sách Tan-tra vừa sử dụng các cảm nhận và cả"khí" chuyển tải các cảm nhận để chỉ định cội rễ của ta-bà. Kinh sáchTan-tra còn xác định thêm nếu sự nắm bắt cái ngã tự tại có thể xảy ra ấy là nhờvào sự linh động của "khí" giữ vai trò chuyển tải sự cảm nhận [tức là sự cảm nhận sai lầm của sự nắm bắt cái ngã tự tại chỉcó thể xảy ra được là nhờ sự linh động của khí chuyển tải các cảm nhận ấy].Nếu ta tìm cách làm cho "khí" chuyển tải sự nắm bắt cái ngã tự tại trởnên bất động, sự nắm bắt đó sẽ không thể xảy ra được [đấycũng là một trong những kỹ thuật trong phép tu tập Tan-tra].

Có một phương pháp tu tập làm tan biếntất cả các "khí" thô thiển thường xuyên luân chuyển trong cơ thể, đấylà cách gom chúng vào vị trí của ngực. Khi tất cả các loại "khí" thôthiển bị dồn hết vào trung tâm của ngực, chúng sẽ mất hết khả năng tác động. Chỉcòn lại "khí" thật tinh tế vận hành trong cơ thể.

Trong giai đoạn ánh sáng trong suốt,tâm thức và "khí" cực tinh tế bị ép chặt giữa hai giọt đỏ và trắng.Khi hai giọt này tách rời nhau, tâm thức cực tinh tế và "khí" cực tinhtế rời khỏi thân xác người chết và đồng thời cá thể chuyển sang thể dạng trunggian.

Thểdạng trung gian hay bardo

Sinhlinh trong thể dạng trung gian gọi là bardowa[kinh sách Hán ngữ gọi là thân trung hữu], tâm thức cực tinh tế trực tiếp tác tạo ra tâmthức của sinh linh bardowa [sự tiếp nối liên tục củatri thức], "khí" cực tinh tế chỉ góp phần gián tiếp vào sự tạotác tâm thức. Thế nhưng nó lại là nguyên nhân trực tiếp tác tạo ra "thân xác"của sinh linh này.

Khigiai đoạn ánh sáng trong suốt của cái chết chấm dứt, cá thể chuyển sang thể dạngbardo và trở thành sinh linh của bardo gọi là bardowa. Sinh linh này mang thân xác tinh tế tạo ra bởi "khí"tinh tế. Sinh linh bardowa đạt được tâm thức cực tinh tế và thân xác cực tinh tếtrong cùng một lúc.

Trongthể dạng bardo quá trình mô tả trước đây [quá trìnhcủa cái chết] sẽ lập lại, thế nhưng quá trình đó xảy ra theo chiều đảongược. Có nghĩa là quá trình đó khởi sự bằng thể dạng tâm thức của sinh linhbardowa tức là thể dạng gần thu đạt được; tiếp theo đó là thể dạng thăng tiến,thể dạng bên ngoài, tám mươi khái niệm cảm nhận hàm chứa một ýniệm, v.v...

Khitám mươi khái niệm cảm nhận phát hiện, sinh linh bardowa bắt đầu có những sự nhậnbiết thô thiển và đồng thời cũng mang sự sống trong thể dạng của một sinh linhbardowa : nó tự nuôi dưỡng bằng mùi, rất linh động và có khả năng di chuyển. Điểmđặc thù của sinh linh bardowa là thân xác được hình thành một cách đột biến từ "khí"tinh tế. Tức khắc sau khi được hình thành thân xác của sinh linh bardowa hàm chứađầy đủ các khả năng chẳng hạn như sáu loại giác cảm tức sáu giác quan và khả năngdi chuyển không bị một chướng ngại nào ngăn chận, [cáckhả năng này chỉ có thể phát triển từ từ và từng giai đoạn một nơi thân xác mộthài nhi] .

Sinhlinh trong thể dạng bardo còn gọi là "sambhogakayacăn bản" hay "thụ dụng thâncăn bản".

Thểdạng trung gian sẽ kéo dài trong bao lâu ? Không có gì rõ rệt cả. Nếu các điềukiện tái sinh thuận lợi, thời gian sinh linh bardowa lưu lại trong thể dạng trunggian sẽ rất ngắn, trong trường hợp này sau khi vừa ra khỏi ánh sáng trong suốt củacái chết cá thể tức khắc chuyển sang thể dạng bardo và ngay sau đó chuyển sang thểdạng tái sinh [thụ thai]. Thế nhưng nếu các điềukiện thuận lợi không hội đủ, sinh linh bardowa phải lưu lại trong thể dạng trunggian trong bảy ngày, hết bảy ngày lại "chết" thêm một lần nữa để quaytrở về thể dạng sinh linh bardowa như trước. Sự kiện này có thể lập đi lập lạitối đa bảy lần, tức bốn mươi chín ngày tất cả, đấy là thời gian tối đa sinhlinh bardowa có thể lưu lại trong thể dạng trung gian.

Khisinh linh bardowa chết, quá trình của cái chết lập lại như trước và sau khi đã trởlại thể dạng bardo quá trình sẽ diễn tiến đảo ngược lại.

Cóthể xảy ra trường hợp sinh linh bardowa nhìn thấy thân xác mà mình vừa rời khỏitức xác chết của cá thể [thây ma của người đã chết],thế nhưng vì tâm thức đã hoàn toàn rời khỏi thân xác nên sinh linh bardowa khôngcó một phản ứng nào cả đối với thân xác đó.

Ngườita cho rằng thể dạng bardo trải qua từng giai đoạn và mỗi giai đoạn kéo dài bảyngày. Thế nhưng ý nghĩa của "ngày" như thế nào ? Ngày trong thể dạngbardo cũng giống với ngày trong thế giới con người.

Sinhlinh bardowa mang hình dáng ra sao ? Nó mang hình dáng tương tợ với cá thể mà nósắp tái sinh.

Sinhlinh bardowa mang màu sắc như thế nào ? Nếu tái sinh trong các điều kiện khôngtốt lành nó sẽ mang màu đen ; nếu tái sinh trong các điều kiện thuận lợi nó sẽmang màu trắng.

Nhữngngười bình thường không thể nhìn thấy các sinh linh trong thể dạng bardo, thếnhưng giữa các sinh linh bardowa với nhau có thể nhận ra nhau. Một số người nhờ khả năng sáng suốt có thểnhận ra các sinh linh bardowa.

Vìlý do thân xác của các sinh linh bardowa được cấu tạo bằng "khí" và giữvai trò chuyển tải tâm thức, vì thế mỗi khi tâm thức nghĩ đến một nơi nào đótức thời thân xác cũng hiện ra nơi đó. Sinh linh bardowa không cần "ra sức"như chúng ta trong việc di chuyển, thân xác bardowa di chuyển nhanh như tốc độcủa tư tưởng. Vì thế cuộc sống của của sinh linh bardowa không bao giời được êmả, trái lại có thể nói là rất giao động. Sinh linh đó tới lui không ngừng với mụcđích tìm kiếm một nơi thận lợi để tái sinh, [tâm thứcluôn luôn biến động do đó sinh linh bardowa cũng luôn luôn biến động theo].

Nhữnggì tôi vừa trình bày liên quan đến những người bình thường không hề biết tu tập.Vậy những gì xảy ra đối với những người biết lợi dụng thể dạng đó như một phéptu tập ? Thay vì trở thành một sinh linh bardowa trong thể dạng trung gian, ngườitu tập trực tiếp biến thành vị thần linh phù trợ mình. Thay vì chạy ngược chạyxuôi để tìm một hoàn cảnh thích hợp cho việc tái sinh họ biết thiền định và chờđợi khi nào các điều kiện thuận lợi hội đủ tại một nơi nào đó, họ sẽ nhân đấy táisinh không cần bôn ba tìm kiếm, [người luyện tập thiềnđịnh biết giữ cho tâm thức yên lặng].

Tùytheo nghiệp tích lũy, nếu có quá nhiều nghiệp tiêu cực ta có thể gặp nhiều chuyệnkhiếp đảm hiển hiện trong giai đoạn bardo, bởi vì mọi thứ thể dạng bên ngoàicòn có thể hiển hiện. Nếu tíchlũy được nhiều nghiệp tích cực thể dạng bardo sẽ không đến nỗi kinh khiếp nhưthế. Dù sao đi nữa tất cả mọi hiển hiện trong thể dạng trung gian chỉ đơn thuầnlà các tạo tác tâm thần. Nếu là người tu tập thuần thục sẽ đủ sức thiền định vềtánh không trước những sự hiển hiện ấy tức quán nhận thấy chúng không hiện hữumột cách nội tại và tuyệt đối, chúng chỉ đơn thuần là những khái niệm, những tạotác tâm thần không hơn không kém.

Tấtcả chúng sinh khi chết có phải bắt buộc trải qua thể dạng trung gian như trên đâyhay không ? Không nhất thiết vì còn tùy thuộc vào thể loại tái sinh của mình. Cáccá thể sẽ tái sinh trong cõi vô hình tướng không trải qua thể dạng bardo. Bardochỉ xảy ra đối với các sinh linh tái sinh trong các cõi tham dục và hình tướng.

Khiánh sáng trong suốt của cái chết chấm dứt, các sinh linh tái sinh trong cõi vôhình tướng tức khắc hiển hiện trở lại dưới thể dạng các thần linh trong thế giớivô hình tướng, đó là nhờ vào sức mạnh của samadhi[định]tức sức tập trung, bởi vì điểm đặc thù của các sinh linh trong thế giới vô hìnhtướng là lắng ngay vào thể dạng samadhi.Họ không trải qua quá trình diễn biến thông thường, không chuyển sang các thể dạnggần thu đạt được, thăng tiếnv.v...

Hãylấy thí dụ cái chết xay ra cho một sinh linh nào đó, sinh linh này chuyển vàogiai đoạn trung gian, vì tác động của nghiệp tiêu cực quá mạnh khiến sinh linhbardowa mang hình tướng một con thú và trên nguyên tắc sẽ tái sinh thành mộtcon thú. Vậy sinh linh này còn có thể biến cải hoàn cảnh của mình trong thểdạng trung gian để thay đổi phần số của mình hay không ? Có thể trả lời là có, một sự chuyển hướng cóthể xảy ra được.

Quý vị có câu hỏi nào nêu lên hay chăng ?

Một thính giả: Tôi muốn hỏi ngài về vấn đề vừađược nêu lên, tức chuyển hướng sự tái sinh trong giai đoạn trung gian. Sựchuyển hướng đó nhờ vào đâu ? Có thể nhờ vào sự tụng niệm của người còn sống vàcác bài kinh tụng niệm nào đó hay không ?

Rimpoché: Trên thực tế sự chuyển hướng cóthể thực hiện được trong giai đoạn bardo. Thí dụ một sinh linh mang quá nhiềunghiệp tiêu cực trên nguyên tắc sẽ phải tái sinh vào các cõi địa ngục. Thếnhưng nếu có một người thân thiết với sinh linh bardowa hồi hướng tất cả nhữnggì đạo hạnh và xứng đáng của họ cho sinh linh bardowa có thể giúp sinh linh nàychuyển hướng được sự tái sinh của mình.

Một thính giả: Tôi muốn biết các "khí"tinh tế và thô thiển có đúng là thuộc vào cấu hợp hình tướng hay không hay làmột cấu hợp khác ?

Rimpoché : Đúng như thế. Theo Tan-tra thừa cácloại "khí" thuộc cấu hợp hình tướng trong các cấp bậc tinh tế.

Một thính giả: Các sinh linh bardowa có thể nhậnra nhau và trao đổi [liên lạc, giao thiệp] vớinhau hay không ?

Rimpoché : Các sinh linh có thể nhận ra nhauvì trên nguyên tắc các sinh linh cùng một thể loại có thể nhận ra nhau. Họ cóthể trao đổi [đàm thoại] với nhau hay không thậtkhó trả lời, vì chính tôi chưa bao giờ trao đổi với một sinh linh bardowa [câu này có thể hiểu ngầm là Dagpo Rimpoché từng tiếp xúc vớicác sinh linh bardowa, thế nhưng giữa hai bên không có sự trao đổi nào xảy ra(?)], kinh sách cũng không đề cập đến trường hợp đặc biệt này. Rất có thểhọ có trao đổi với nhau, thế nhưng nhất định không phải bằng tiếng nói [tất nhiên là như thế vì tiếng nói hoàn toàn là các khái niệmquy ước và thuộc thể loại thô thiển]. Bằng phương tiện nào ? Thật khôngthể biết rõ.

Một thínhgiả: Ngài giải thích thế nào về nguồngốc của cõi hình tướng ?

Rimpoché: Người ta cho biết có nhiều cõi hiệnhữu, trong đó có cõi hình tướng. Cõi hình tướng phát sinh bởi sức mạnh của các nghiệptương tợ nhau, tích lũy bởi các chúng sinh sẽ cùng sống chung với nhau trong mộtsố điều kiện hiện hữu nào đó. Bởi vì bạn nêu lên câu hỏi liên quan đến nguyên nhântạo ra cõi hình tướng nên phảitrả lời nguyên nhânấy là các nghiệphướng một số các sự tái sinh nào đó chung vào một cõi với các điều kiện phù hợpvới các nghiệp ấy. Nói một cách khác các nghiệp tương tợ nhau làm phát sinh ramột cõi chung phù hợp với các sinh linh mang các nghiệp ấy. Các loại nghiệp hướngvào sự tái sinh trong cõi hình tướng không nhất thiết bắt buộc phải liên hệ mậtthiết với các sinh linh hiện đang sống trong cõi ấy nhưng đúng hơn là tùy thuộcvào nghiệp ghi khắc trên dòng tiếp nối của bất cứ một sinh linh nào sẽ tái sinhtrong trong cõi hình tướng, [các sinh linh đang sốngtrong cõi hình tướng là kết quả phát sinh từ nghiệp của họ trong quá khứ, cácsinh linh này không đương nhiên và tự động tái sinh trở lại trong cõi hình tướngmà có thể tái sinh trong một cõi cao hơn hay thấp hơn. Trái lại các sinh linh sốngtrong các cõi khác tùy vào nghiệp mà họ đang hoặc sẽ tạo ra cho họ sẽ có thể phảitái sinh vào cõi hình tướng].

Một thính giả: Làm thế nào một sinh linh bardowabiết được mình sẽ tái sinh trong các điều kiện sẽ thích hợp với mình để chọn lựa,chẳng hạn như thể dạng súc vật, hay bất cứ một thể dạng nào khác ?

Rimpoché: Không thể dùng các thuật ngữ như "biếtđược" hay "thích hợp" vì không đúng nghĩa. Sinh linh bardowa khôngthể chọn lựa sự tái sinh theo ý muốn của mình mà đúng hơn bị lôi cuốn bởi sức mạnh của nghiệp. Xung năngcủa nghiệp kích động và xui khiến các sinh linh bardowa tìm đến cha mẹ tươnglai của mình.

Một thính giả: Như thế nhất định không có sự chọnlựa ? Một sinh linh bardowa không có khả năng chọn lựa ? Thế nhưng tại sao cácvị tulku lại có thể chọn lựa ?

Rimpoché : Bất cứ một nguyên tắc nào cũng cóngoại lệ, có những trường hợp đặc biệt xảy ra. Đây cũng là một dịp nhắc nhở chúngta phải cảnh giác. Bạn nêu lên trường hợp các vị tulku[hóa thân], thế nhưng khôngphải vị tulkunào cũng có quyền lựachọn sự tái sinh của mình trong tương lai. Tất cả còn tùy thuộc vào trình độ tutập của họ. Muốn chủ động hoàn toàn sự tái sinh của mình phải đạt được sự tự doquyết định sẽ tái sinh hay không. Khi nào chưa đạt được sự tự do chọn lựa đó tachỉ có thể nguyện cầu hay thệ nguyện hy vọng thực hiện được sở nguyện của mình,[thí dụ người bồ tát thệ nguyện tái sinh vào cõi luânhồi để giúp đỡ chúng sinh, hay một người tu hành cầu mong thoát khỏi thế giớita bà].

Một thính giả: Một cách tổng quát có phải ngườita thường tái sinh vào một nơi gần với nơi mình sinh sống trong kiếp trước haykhông ? Có thể xảy ra trường hợp tái sinh trong một "nước" khác haykhông ?

Rimpoché: Không có gì trói buộc, có thể táisinh rất gần nhưng cũng có thể rất xa.

Một thính giả: Thế nhưng vì ảnh hưởng phát sinhtừ các cảm nhận quen thuộc trong quá khứ cho nên...

Rimpoché : Tùy thuộc vào nghiệp tích lũytrong quá khứ thì đúng hơn.

Một thính giả: Đối với một người bình thường, khiđã nhập vào giai đoạn bardo họ còn có thể tu tập được không, hoặc ít ra cũng cóthể tìm lại các vị Thầy [trong kiếp trước] củamình và biết được Đạo Pháp trong kiếp tái sinh ? Một người bình thường có thể tutập trong giai đoạn bardo giúp họ cải thiện sự quán thấy của họ trong kiếp táisinh hay không ?

Rimpoché: Còn tùy thuộc vào việc tu tậptrong kiếp trước. Nếu một cá thể chuyên cần tu tập khi còn sống, đến khi chuyểnvào thể dạng bardo thói quen tu tập trước đây của họ sẽ hiển hiện trở lại trongtâm thức. Thí dụ trước đây cá thể ấy từng thiền định về lòng từ bi, tình thươngvà lòng tin tưởng, thói quen sẽ phát hiện trở lại với cá thể ấy khi xảy ra thểdạng trung gian và nhất định sẽ mang lại kết quả tốt cho họ. Thế nhưng chỉ cónhững người tu tập Tan-tra cao thâm hoặc những người đã đạt được sự hiểu biết tánhkhông mới có thể thiền định hoặc tu tập trong thể dạng trung gian để mang lại cácđiều kiện thuận lợi cho sự tái sinh của mình.

Một thính giả: Tôi rất ái ngại khi nghĩ đến cáccá thể phải tái sinh dưới thể dạng súc vật. Đấy có phải là một sự trừng phạthay không ? Có cơ duyên biến cải nào đốivới các chúng sinh dưới thể dạng súc vật hay không ? Có chúng sinh nào xả thânvì chúng để giúp đỡ chúng biến cải và vượt lên các cấp bậc cao hơn hay không ?

Rimpoché: Tái sinh dưới thể dạng súc vật khôngphải là một sự trừng phạt, dù bất cứ dưới hình thức nào ! Đấy chỉ là hậu quảcủa một số nghiệp nào đó đưa đến sự tái sinh cá biệt như thế. [đây là một câu giải thích rất đúng, ra rất hay và đồng thờicũng rất quan trọng. Tái sinh trong một thể dạng "thấp hơn" (trongtrường hợp của giới súc vật chẳng hạn) không phải là một sự trừng phạt, sựtrừng phạt hay cõi thấp kém chỉ là sự diễn đạt của tâm thức con người, khôngphải là cách "hình dung" hay "mô tả" hiện thực một cáchkhách quan]. Vì thế một con thú sau khichết, nghiệp tác động (karma introducteur) có thể hướng nó vào một sự tái sinhthuận lợi hơn, chẳng hạn như thể dạng con người. Một con vật do đó cũng có thểtái sinh làm người, [về điểm này cũng cần giải thíchthêm là con người không hẳn thuộc vào một cấp bậc "đứng lên trên" cấpbậc súc vật, mà chỉ có nghĩa là con người gánh chịu những khổ đau "phứctạp hơn" dưới những "hình thức khác hơn" so với súc vật, và đồngthời con người hàm chứa một số khả năng mà kinh sách gọi là "quý giá"vì nhờ đó con người biết tu tập. Thế nhưng con người cũng biết sử dụng nhữngkhả năng "quý giá" đó để gây ra đủ mọi thứ tội ác như sát nhân, xungđột, chiến tranh, biết chế tạo bom đạn... để quay trở lại cõi súc sinh. Xin đưara một thí dụ điển hình, tái sinh làm một con chim trên cành chưa hẳn là"khổ hơn" một người điện loạn la hét, chân tay bị cột vào giườngtrong một nhà thương tâm thần. Đấy chỉ là hai trường hợp liên quan đến hai thứnghiệp khác nhau không thể so sánh được].

Phầnthứ hai của câu hỏi : "Thế có ai cứu giúp và âu lo cho sự an vui của súc vậthay không ?" Xin trả lời là có, rất nhiều sinh linh xả thân trong chiều hướngđó và sự giúp đỡ của họ mang lại nhiều kết quả tích cực. Thế nhưng trên nguyêntắc một cá thể phải tự cố gắng để biến cải tình trạng của mình. Cầu nguyện, hồihướng công đức có thể giúp ích phần nào cho súc vật, thế nhưng chính chúng nắmgiữ tất cả các yếu tố cần thiết để tự biến cải. Sự cải thiện đó không thể chờ đợitừ bên ngoài [tiếc thay hầu hết các súc vật không đủkhả năng để ý thức hành động của mình, tóm lại chúng không có được "cơsở" quý giá của con người]. Dù sao đi nữa phải chờ cho nghiệp manglại sự tái sinh dưới thể dạng súc vật chấm dứt, [súcvật có thể tích lũy nhiều nghiệp tích cực từ trước, thế nhưng các nghiệp này lạibị các nghiệp tiêu cực lấn át khiến chúng phải tái sinh dưới thể dạng súc vật,khi nào các nghiệp tiêu cực chấm dứt tác động của chúng, các nghiệp tích cực từtrước có thể giúp cho một con thú tái sinh trong một cõi khác].

Một thính giả: Hai thành phần cấu tạo là giọt trắngvà giọt đỏ phát sinh từ cha và mẹ có tiếp tục hiện hữu trong thân xác của sinhlinh bardowa hay không, khi mà thân xác đó được cấu tạo một cách tự nhiên khôngcần đến cha mẹ ?

Rimpoché: Không, bởi vì giọt đỏ đã thoát rabằng lỗ mũi và giọt trắng qua cơ quan sinh dục.

Một thính giả: Có sự giao tiếp nào giữa người chếtvà người còn sống trong những ngày đầu sau khi cái chết có xảy ra hay không ? Cóthật là người chết đau khổ rất nhiều vì không giao tiếp được với chúng ta ? Khiquây quần bên cạnh người chết có gây bực bội cho họ hay ngược lại có thể mang lạisự trấn an cho họ ?

Rimpoché: Câu hỏi không được chính xác lắm,còn tùy vào giai đoạn nào trong quá trình của cái chết. Chúng ta đang đề cập đếngiai đoạn của sinh linh bardowa, có nghĩa là một sinh linh đã chết thật sự và đangở trong giai đoạn trung gian, không còn trong giai đoạn diễn biến của cái chết củathể xác bên ngoài. Vậy sinh linh bardowa có còn nhận ra thân thuộc của mình trướckia hay không ? Sinh linh bardowa có đau khổ vì không thể giao tiếp với ngườithân hay không ? Trên nguyên tắc là không, sinh linh bardowa cũng không nhận racác người thân thuộc trước đây kể cả cha mẹ sinh ra mình. Điểm này đã được nhắcđến khi trình bày về thời điểm sinh linh bardowa rời bỏ thân xác, thân xác là nhữnggì gần gủi nhất với nó trước đây thế nhưng nó vẫn không nhận ra. Sinh linhbardowa có thể nhìn thấy xác chết của mình nhưng không ý thức được "đấy làtôi", hay "đấy là thân xác của tôi". Nó không còn giữ một mối liênhệ nào nữa với thân xác mà nó vừa rời bỏ vĩnh viễn. Đấy là lý do giải thích tạisao sinh linh bardowa không còn nhận biết được cha mẹ mình trước đây. Bạn tưởngtượng ra sinh linh bardowa đang đau khổ, v.v. thế nhưng đấy chỉ là các diễn đạtmang tính cách "đại chúng", dựa vào truyền thuyết dân gian, không xuấtphát từ các kinh sách triết học.

Một thính giả: Các sinh linh quá quyến luyến vớinơi sinh sống trong kiếp trước của mình có tái sinh trở lại những nơi quen thuộctrước đây hay không ?

Rimpoché: Một lần nữa tôi phải nói là khôngthể biết chắc. Có thể thế thôi, không phải là một chuyển đương nhiên.

Một thính giả: Các giọt trắng và đỏ sau khi thoátra khỏi thân xác sẽ ra sao ?

Rimpoché: Nhất định sẽ bị khô queo... Giọt đỏvà giọt trắng chỉ là hình tướng thuộc loại thô thiển.

Một thính giả: Thế nhưng thể dạng bên ngoàithuộc thành phần của thân xác tinh tế...

Rimpoché: Không nên lầm lẫn giữa các kháiniệm với nhau. Thể dạng bên ngoài, sựthăng tiếngần thu đạt đượclà những cảmnhận, những ý nghĩ. Quả đúng tôicó nói là khi cảm nhận được thể dạng bên ngoài, cá thể có cảm giác nhìn thấy ánhsáng màu trắng và khi xảy ra sự thăng tiến thì nhìn thấy ánh sáng màu đỏ. Thếnhưng không nên lầm lẫn giữa sự cảm nhận và nguyên nhân mang lại sự quán thấy.Giọt đỏ và giọt trắng là những hình tướng vật chất.

Một thính giả: Ngài có nói đến các "khí"là các phưong tiện chuyển tải tâm thức hay các cơ sở chống đỡ cho tâm thức tinhtế. Vậy giữa vai trò chuyển tải tâm thức hay chống đỡ tâm thức và "khí"sự liên hệ ra sao ? Sự tương liên giữa chúng như thế nào ?

Rimpoché: Đối với "khí" hay cácloại "khí", người ta tạm gọi chúng là các cơ sở chống đỡ hay các phươngtiện chuyển tải tâm thức hay các sự cảm nhận. Vậy cách phát biểu như thế có ýnghĩa như thế nào ? Khi phát biểu "khí" là cơ sở chống đỡ cho tâm thứckhông nên quên đấy là cách diễn đạt theo kinh sách Tan-tra. Kinh sách Su-tra khôngđề cập đến các vấn đề này. Thế nhưng kinh sách Su-tra và cả Tan-tra đều chấp nhậnlà phải có tâm thức mới có thể sinh ra cảm nhận, phải có sự phối hợp giữa haiphẩm tính là sự minh bạch và tính cách linh động. Nếu tâm thức không hàm chứa tínhcách minh bạch, các đối tượng cảm nhận sẽ không thể phản chiếu và hiển hiện lênđược ; nếu tâm thức không mang yếu tố linh động sẽ không có khả năng hướng vàocác đối tượng.

Muốnhình dung sự tương quan giữa tâm thức và "khí", người ta thường đưara thí dụ về hai người khác nhau, một người có đôi mắt thật tinh tường nhưng cụthai chân không di chuyển được, một người có đôi chân cứng cáp nhưng lại mù. Nếucả hai hợp tác với nhau sẽ có thể tạo ra hành động. Sự tương quan giữa tâm thứcvà "khí" cũng tương tợ như thế. Tâm thức có thể xem như người có thịgiác tốt thế nhưng không di chuyển được. Trong khi đó "khí" mang yếutố linh động giống như người có đôi chân khoẻ nhưng lại mù. Nhờ vào "khí"tâm thức có khả năng di chuyển hướng vào các đối tượng. Chính vì thế người ta gọi "khí" là một phương tiệnhay cơ sở chuyển tải tâm thức. Tương tợ như lưng ngựa chuyển tải người kỵ mã. Trảlời trên đây có đúng với câu hỏi hay chăng ?

Một thính giả : Rất đúng.

Một thính giả: Các giọt giữ một vai trò quantrong khi xảy ra cái chết, thế nhưng trong cuôc sống thường nhật thì sao ?Trong cuộc sống nếu não bộ bị chấn thương, các giọt có thể bị mất hay không ?Trường hợp đó có thể xảy ra hay không và hậu quả ra sao ?

Rimpoché: Tôi nghĩ rằng nếu não bộ bị chấnthương vì tai nạn, nơi vị trí của giọt trắng trên đỉnh đầu bị thương tích, giọttrắng sẽ chuyển đến một vị tri khác trên thân thể. Tuy nhiên trường hợp này khôngthấy kinh sách nói đến, [đây chỉ là một cách hỏi vàtrả lời lạc vào chi tiết đưa đến chỗ bế tắc, phải phân biệt giữa những gì mangtính cách tượng trưng và những gì "sờ mó" được]. Tôi tạm đềnghị cách trả lời trên đây vì nhiều người cho rằng không biết được đích xác vịtrí của các giọt, các chất liệu ấy có thể phân tán trong cơ thể. Chúng chỉ hộitụ lại trong các vị trí nhất định nào đó vào các thời điểm nhất định. Người tacó thể hình dung trong cuộc sống thường nhật và trong một số trường hợp nào đó mộtthứ năng lượng đặc biệt hội tụ trên đỉnh đầu, thế nhưng đấy không phải là chấtliệu của giọt trắng.

Một thính giả: Ngài mô tả về sự suy yếu tuần tự vàtoàn bộ của bốn thành phần khi xảy ra cái chết. Thế nhưng trong cuộc sống cũngcó thể xảy ra những sự suy yếu không toàn vẹn [bệnhtật và tuổi tác], có thể sử dụng các sự suy yếu ấy để tu tập hay chăng ?

Rimpoché: Còn tùy theo cách hiểu câu hỏi củabạn. Tôi thấy có hai cách hiểu khác nhau. Nếu muốn nói đấy là quá trình của giấcngủ hay của sự giao hợp tính dục quá trình tan biến sẽ tương tợ như sự sự suy yếu khả năng của bốnthành phần thân xác khi xảy ra quá trình của cái chết, thế nhưng không thể lợidụng các quá trình ấy để tu tập vì chúng xảy ra quá nhanh.

Cáchhiểu thứ hai là khả năng của các thành phần bị yếu đi vì bệnh tật, trường hợp nàychỉ là những thể dạng suy nhược tạm thời phát sinh từ sự mất thăng bằng của cácthành phần, vì thế không thể sử dụng vào việc tu tập. Thiết nghĩ cũng nên minhchứng rõ ràng hơn, sự suy yếu của các thành phần vì bệnh tật không thể sử dụngvào việc tu tập theo cách đã được trình bày trong ngày hôm qua, thế nhưng nhất địnhcó thể lợi dụng tình trạng đó để hướng vào các cách tu tập khác. Trong khi ốm đauta không thể thiền định về sự tan biến tuần tự của các thành phần, thế nhưng cóthể lợi dụng tình trạng đó để tập luyện kiên nhẫn, hoặc suy tư về vô thường,luật nhân quả..., đó cũng là cách củng cố thêm sự tin tưởng nơi Đạo Pháp. Ta cũngcó thể xem đó như một cơ hội để nghĩ đến các chúng sinh khác cũng đang bị đau yếunhư mình để phát động lòng từ bi. Sự đau khổ của mình sẽ giúp mình nghĩ đến sự đaukhổ của người khác và khơi động lòng từ tâm hy sinh nhận chịu mọi khó khăn thaycho tất cả chúng sinh.

Một thính giả: Tôi có đọc thấy trong các sách viếtvề phép tu tập Powa [còn viết là Phowa hay P'howa, Việtdịch là Chuyển di Thần thức]liên quan đến các lỗ dùng cho tri thức [thần thức]thoát ra khỏi thân xác, dù là tái sinh trong các điều kiện thuận lợi hay không.Một người tu tập Tan-tra hoặc bất cứ một người nào khác đạt được một cấp bậc tâmlinh cao có thể chủ động được quá trình của cái chết và hóa giải các nghiệptiêu cực tích lũy trên dòng tri thức hay không ?

Rimpoché: Còn tùy theo trường hợp. Nếu người ấy đã đạt được sự hiểu biết tánh khôngnhất định sẽ hóa giải được các nghiệp tiêu cực của mình vào lúc phát hiện ánh sángtrong suốt của cái chết nhờ vào sự hiểu biết tánh không. Hiểu biết tánh không làđiều kiện tiên quyết để thực hiện được việc đó. Tại sao lại như thế ? Vào giai đoạn phát hiện của ánh sáng trong suốt,chính tâm thức cực tinh tế sẽ quán thấy được tánh không và tâm thức đó thật cườnglực. Nó có thể hóa giải dễ dàng các chướng ngại tức các vết hằn của nghiệp tiêucực.

Một thính giả: Sự kiện biết rành rọt được toàn bộquá trình của cái chết có làm thay đổi được nghiệp hay chăng ? Không cần biết đếnnhững gì xảy ra [trong quá trình đó] có thay đổigì không ? Chỉ đơn thuần ý thức được quá trình đó trong khi chết có làm thay đổigì hay chăng ?

Rimpoché: Trong khi các giai đoạn của cáichết diễn tiến, nếu chỉ biết tức chỉ đủ khả năng nhận biết sự diễn tiến của cácgiai đoạn sẽ chẳng giúp ích được gì cả. Nhận biết được các giai đoạn phải được đikèm với sự suy tư và thiền định. Cần nhất là trong khi các giai đoạn của quá trìnhcủa cái chết diễn tiến phải thiền định về tánh không và tâm thức giác ngộ. Khicác cảm nhận thô thiển còn tồn tại nên phát lộ một tâm thức đạo hạnh (chẳng hạnnhư thiền định về tánh không, tình thương, lòng từ bi). Các cảm nhận đạo hạnh dùsẽ tan biến sau đó thế nhưng chúng sẽ tạo được ảnh hưởng tốt và tích cực đối vớicác cảm nhận tính tế phát hiện tiếp theo sau.

Sựsinh

Đếnđây chúng ta cùng nhau tìm hiểu thế nào là sự sinh.

Muốnxảy ra sự sinh cần phải hội đủ một số điều kiện cần thiết. Cha mẹ trong tươnglai không bị một vài thứ bệnh tật nào đó, họ đang giao hợp và sinh linh bardowaphải di chuyển đến nơi này.

Tiếntrình của sự sinh được giải thích bằng hai cách khác nhau. Một số kinh sách chobiết sinh linh trong giai đoạn bardo nhìn thấy cha mẹ đang giao hợp, một sốkinh sách khác cho biết các sinh linh chỉ thấy các cơ quan sinh dục của cha mẹ.Dù sao đi nữa điều đáng chú ý là sinh linh bardowa bị thu hút khi nhìn thấy chamẹ tương lai của mình. Thế nhưng khi sự bám víu thúc đẩy sinh linh bardowa đếngần hơn thì không nhìn thấy gì nữa, liền phát lộ sự giận dữ, dưới tác động củasự giận dữ cái chết xảy ra cho sinh linh bardowa.

Cáchgiải thích thứ ha i được ghi chép trongcác sách do đại sư Asanga [Vô Trước, khoảng thế kỷthứ VI] trước tác. Theo vị đại sư uyên bác này sinh linh bardowa khôngnhìn thấy cha mẹ mà chỉ nhìn thấy tinh trùng và noãn cầu. Sinh linh bardowa ngỡrằng nhìn thấy cha mẹ mình thế nhưng cuối cùng chỉ nhìn thấy các tế bào. Do đósự giận dữ phát sinh khiến xảy ra cái chết cho mình. Sinh linh bardowa chết vàtrải qua quá trình thông thường của cái chết kể cả giai đoạn gần thu đạt đượcvà ánh sáng trong suốt. Sau đó tâm thức cực tinh tế rời bỏ thân xác sinh linh bardowa và thâmnhập vào hai tế bào của cha và mẹ đang kết hợp. Cá thể tái sinh bắt đầu giaiđoạn thứ nhất trong quá trình đảo ngược, tức là thể dạng gần thu đạt được. Tiếptheo đó xảy ra các giai đoạn khác là sự thăng tiến, thể dạng bên ngoài, támmươi sự cảm nhận thô thiển, v.v.

Dầusao trên căn bản cách giải thích của Phật giáo cũng không khác với cách giảithích của khoa học hiện đại. Sau đó năm giai đoạn sẽ xảy ra cho cá thể vừa đượcsinh [nên hiểu Phật giáo định nghĩa sinh là lúc thụthai tức là lúc tinh trùng phối hợp với noãn cầu, không phải là lúc lọt lòng mẹ].Giai đoạn đầu tiên chỉ gồm có hai tế bào của cha và mẹ và cá thể trong giai đoạn này thuộc thể lỏng, dần dần sauđó mới trở nên cứng cáp hơn.

Tronglúc thụ thai và vào đúng thời điểm khi tâm thức thật tinh tế thâm nhập vào haitế bào của cha và mẹ vừa kết hợp sẽ xảy ra thể dạng gần thu đạt được, đấy cũnglà thời điểm cá thể được hình thành. Người ta gọi thân xác vừa được hình thành là"thân xác biểu lộ căn bản" hay "nirmanakaya căn bản" [ứng thân, ứng hóa thân, hay hóa thân căn bản]

Kháiniệm về "tam thân căn bản" không quá phức tạp, gồm có : dharmakaya căn bản[pháp thân căn bản] tức là tâm thức thuộc vào giaiđoạn ánh sáng trong suốt của cái chết, sambhogakayacăn bản[báo thân hay thụ dụng thân căn bản]tức là sinh linh bardowa và nirmanakayacăn bản[hóa thân căn bản] là cá thể vừađược hình thành.

Saukhi "tam thân căn bản" được hình thành sẽ chuyển qua giai đoạn "tamthân trên con đường" [tu tập], khởi sựbằng pháp thân trên con đường. Trong cuộc sống thường nhật ta suy tư và ôn tập các giai đoạn của quá trìnhcái chết và nhờ đó đến khi cái chết xảy đến ta có thể thiền định dễ dàng để hóagiải các loại "khí" thô thiển, hút chúng vào giữa ngực và làm hiển lộánh sáng trong suốt. Vào thời điểm đó tâm thức cực tinh tế bắt đầu sinh hoạt, vàkhi nó quán nhận được tánh không sẽ trở thành dharmakaya trên con đường[pháp thântrên con đường tu tập].

Trongtrường hợp ta đủ khả năng thiền định trong giai đoạn pháp thân trên con đườngtất nhiên ta sẽ cầu mong được tiếp tục thiềnđịnh thêm trong giai đoạn báo thân trêncon đường, trên nguyên tắc thân này thuộc giai đoạn bardo tức giai đoạntrung gian, thế nhưng không có nghĩa là chuyển sang giai đoạn bardo, đấy là cáchthiền định giúp báo thân trên con đườnghoá thành một thân khác thật tinh tế gọi là sambhogakaya[báo thân]. Tất nhiên muốn thựchiện được sự hiển lộ một thân xác thật tinh tế dưới thể dạng báo thânphải có trình độ tu tập thậtcao thâm về Tan-tra.

Muốnthiền định về báo thân trên con đườngcần nhớ lại những gì vừa được trình bày sáng nay, có nghĩa là phải phóng hiệnra bên ngoài thân xác thô thiển để từ đó hóa thành một thân xác khác tinh tế hơn gọi làthể dạng sambhogakaya [báo thân].

Saugiai đoạn trên đây, nếu nghĩ rằng hiện hữu dưới thể dạng báo thân chẳng có íchlợi gì nhiều vì không thể giúp ích cho chúng sinh và quyết tâm tự nguyện chọn mộtthân xác thô thiển, sự tái sinh sẽ xảy ra. Sự hội nhập vào thân xác thô thiển tạora dharmakaya trên con đường[pháp thân trên con đường] .

Sựthiền định qua ba giai đoạn tam thân trêncon đườnggiúp hình thành một sự diễn tiến "giả tạo" vì do quyếttâm mà có, sự diễn tiến này bắt đầu từ giai đoạn tạo tác [sinh]. Thế nhưng sự diễn tiến trên đây không manglại sự thực hiện đích thực[thể dạng của một vị Phật] trong giai đoạn hoàn thiện[viên mãn].

Saucùng là giai đoạn của "Tam Thân kếtquả". Khái niệm về Tam thân kếtquảkhá dễ hiểu, gồm có : Dharmakaya [Pháp thân],Nirmanakaya [Ứng thân] và Sambhogakaya [Báo thân] của chư Phật. Pháp Thân kết quảPhápThân Phật. Pháp thân kết quảhay PhápThân Phậtlà gì ? Làm thế nào đểnhận biết được Pháp Thân kết quảcủachư Phật ? Có quý vị nào giải thích giúp hay chăng ?... Thật ra nếu muốn dịch mộtcách thật chính xác phải gọi đấy là "PhápThân vào lúc thực hiện được kết quả". Vậy có vị nào hiểu được "Pháp Thân vào lúc thực hiện được kết quả"là gì hay không ? Pháp thân ấy được cấu tạo như thế nào ?

Thânấy được cấu tạo bởi pháp thân trên con đường, nói cách khác đấy là sự tiếp nốikhông gián đoạn của tâm thức cực tinh tế nắm vững được tánh không. Xin quý vịnhớ lại là sự tiếp nối liên tục của pháp thân vào lúc đang trên con đường [tu tập] là tâm thức cực tinh tế, hiểu biết được tánhkhông. Lúc tâm thức cực tinh tế hiểu biết tánh không ấy đạt được thể dạng một vịPhật thì gọi đấy là gì ? Những cách gọi nào được sử dụng để chỉ định thể dạng ấycủa một vị Phật ?

Câutrả lời thật đơn giản : đấy chính là tâmthức, sự quán thấy toàn năng, haysự hiểu biết của một vị Phật. Tâm thứcấy của một vị Phật gọi là là Pháp Thânvào lúc đạt được kết quả [viên mãn]. Đối vớiBáo Thân[Sambhogakaya] và Ứng Thân[Nirmanakaya] có lẽ quý vị cũnghiểu đấy là gì [Báo Thân còn gọi là Thụ dụng thân làThân Phật hiển hiện trong các cõi Tịnh độ, Ứng Thân còn gọi là Ứng Hóa Thân làThân Phật hiển hiện trên địa cầu với mục đích cứu độ chúng sinh]. Mục đíchlà thực hiện được Tam Thân vào lúc đạtđược kết quả. Vậy muốn thực hiện mục đích đó cần phải trải qua giai đoạn tam thân trên con đườnggồm hai giaiđoạn : giai đoạn thứ nhất tượng trưng cho việc thiền định trong giai đoạn tạo tácđể thực hiện tam thân trên con đường, sau đó tiếp tụcthiền định trong giai đoạn hoàn thiện[viên mãn] để đạt được Tam Thân kết quả.

Trongquá trình diễn tiến trên đây, thật ra ta thiền định về tam thân trên con đườngchỉ dưới một thể dạng tương tợ không phải tam thân đích thựctrên con đường. Muốn đủ khả năng thiền định như trên đây để làm hiểnhiện hình ảnh tương tợ với tam thân trêncon đườngcần phải tập luyện từ trước, tức trước đây đã từng luyện tập thiềnđịnh để quán thấy tam thân, và cũng đã từng luyện tập thiền định về các giai đoạntạo tác [sinh] và hoàn thiện [viên mãn]. Thế nhưng muốn tu tập về cácgiai đoạn tạo táchoàn thiện phải được thụ pháp Tan-tra trongcác cấp bậc cao.

Muốnđược thụ pháp Tan-tra có hai cách : nếu có khuynh hướng hay căn cơ thích nghi đểtiếp nhận Tan-tra có thể thụ pháp ngay, nếu căn cơ chưa đủ để thích nghi sẽ đượcban phép trong khi chờ đợi.

Trởlại nhóm người thứ nhất tức những người có căn cơ thích nghi, trường hợp này cũngđược phân chia thành hai cấp bậc khác nhau : một số có căn cơ thật thích nghi,một số khác kém hơn.

Muốncó căn cơ thích nghi cần hội đủ những điều kiện đặc biệt sau đây :

1- phải hiểu biết tánh không, bởi vì đối với Tan-traphát hiện được tâm thức cực tinh tế chính là để hiểu biết tánh không một cách cựcmạnh.

2- phải thực hiện được tâm thức giác ngộ.

Cũngnên hiểu rằng không có một sự khác biệt nào đối với khái niệm tánh không giữakinh điển Su-tra và Tan-tra. Hai loại kinh điển Su-tra và Tan-tra mô tả tánh khônggiống như nhau, hoàn toàn không có sự khácbiệt nào trên lãnh vực đối tượngtức tánhkhông, thế nhưng có sự khác biệt trênlãnh vực chủ thể [sự nhận biết tánh không].

Đốivới kinh sách Su-tra, có thể sử dụng trí tuệ thông thường để đạt được sự hiểubiết tánh không, và trí tuệ ấy đạt được tánh không sẽ được xem là tinh tế. Thếnhưng kinh sách Tan-tra lại xem thể dạng trí tuệ ấy thuộc loại thô thiển. Bởi vìđối với kinh sách Tan-tra còn có nhiều thể dạng cảm nhận khác tinh tế hơn, chẳnghạn như dạng thể bên ngoài. Đối vớikinh sách Tan-tra muốn hiểu được tánh không cần phải có một tâm thức thật cườnglực : tâm thức đó gọi là tâm thức cực tinh tế. Tóm lại sự khác biệt giữa Su-travà Tan-tra thuộc vào lãnh vực chủ thể. Kinh sách Su-tra không quan tâm đến chủthể, trái lại kinh sách Tan-tra giải thích về chủ thể thật tường tận.

Vậyquý vị nhận thấy mình có hội đủ căn cơ thích nghi để thụ pháp Tan-tra hay chưa? Trong trường hợp chưa hoàn toàn chắc chắn và nếu nghĩ rằng mình chưa hiểuđược tánh không, chưa thực hiện được tâm thức giác ngộ, thế nhưng quý vị vẫn cứmong muốn được khai tâm và thụ pháp, trong trường hợp đó tối thiểu cũng phảihội đủ các điều kiện sau đây :

1- hiểu được tánh không bằng sự suy luận,

2- cố tình tạo ra cho mình một tâm thức giác ngộdù chỉ giả tạo,

3- cố gắng phát huy lòng mong muốn thoát khỏicõi ta-bà dù quyết tâm còn hời hợt.

Khiđã hội đủ ba điều kiện đó, ta cũng có thể được thụ pháp một cách bình thường.Trước khi xin thụ pháp phải cần chuẩn bị và thực hiện được một số phẩm tính nàođó. Càng chuẩn bị cẩn thận càng có nhiều cơ duyên được thụ pháp. Ngược lại nếusự chuẩn bị không được nghiêm túc, hoặc không được thực thi đúng đắn, việc thụpháp sẽ có phẩm chất thấp và không mang lại kết quả như mong muốn.

Ngoàira còn một tiêu chuẩn bắt buộc khác nữa, điều này thật hiển nhiên, đấy là sựtin tưởng nơi kinh sách Tan-tra, quả quyết tin rằng nhờ kinh sách Tan-tra mìnhsẽ đạt được một mục đích thật rõ rệt nào đó [thành mộtvị bồ-tát hay một vị Phật].

Chuẩnbị cho cái chết

Đếnđây chúng ta đạt được một tầm nhìn khá bao quát về cái chết, thế nào là thể dạngtrung gian và sự sinh. Vậy đến lúc cái chết xảy đến cho mình thì phải làm gì ?Hoặc nếu có người thân thuộc hấp hối ta phải phản ứng như ra sao ?

Khicái chết xảy đến ta phải phản ứng ra sao ? Đối với một người tu tập Tan-tra sẽ khôngcó chuyện gì khó khăn, đương nhiên người này sẽ hiểu phải xử trí ra sao. Thế nhưngđối với trường hợp một người chưa bao giờ tu tập Tan-tra, họ phải biết tạo racho mình một thể dạng tâm thức đạo hạnh và lợi ích. Khi chết phải có một tâm thứcgiác ngộ. Nếu không đủ sức thực hiện được như vừa kể, ít nhất cũng nên cầu khẩnTam Bảo, hoặc nghĩ đến vị Thầy mình, phát lộ lòng tin tưởng, đặt trọn lòng tinvào Tam Bảo, sự giúp sức của Thầy mình, hoặc phát lộ lòng từ bi, lòng thương yêutất cả chúng sinh... Cốt là lúc chết phải có những suy nghĩ tích cực hiển hiện trongtâm thức.

Tấtnhiên không phải chờ đến phút cuối cùng mới cố gắng tìm cách phát lộ những suytư trên đây. Muốn thực hiện được những suy tư đó vào lúc hấp hối, ta phải tậpcho quen từ trước. Muốn được chết với một thể dạng tâm thức đạo hạnh cần phảitập luyện lâu dài. Có nhiều phép tập luyện : chẳng hạn như phát lộ tâm thức giácngộ, lòng từ bi, tình thương, lòng tin tưởng,v.v. Phải chọn một trong các phẩmtính ấy để thường xuyên thiền định và suy tư tập hằng ngày để quen dần với nó.

Chếtvới tâm thức tràn đầy ý nghĩ tốt đẹp và đạo hạnh là một điều kiện tiên quyết.Ngoài ra cũng cần chú ý trong cuộc sống của mình có những người thân thuộc mà mìnhquyến luyến, những đồ vật mà mình yêu quý, những thứ ấy có thể tạo ra cho mìnhsự bám víu và tiếc nuối, tốt hơn hết khi hấp hối các người ấy nên lánh xa, và cácđồ vật ấy nên cho mang đi chỗ khác.

Thậtvậy, suốt hai ngày tôi chỉ nói toàn những chuyện không được vui. Quả thật đángtiếc, thế nhưng đấy lại là đề tài đã được thông báo từ trước, chúng ta không thểtránh né được. Tuy thế đấy cũng chỉ là những gì thật tự nhiên, vì một ngày nào đóchúng ta đều phải chết. Nếu cái chết là một sự bắt buộc thì đấy cũng đúng là mộtsự thực, vậy tốt nhất chúng ta cứ nhìn nó trước mặt để chuẩn bị chờ đợi nó.

Cóthể chúng ta có một gian nhà, của cải, những đồ vật yêu quý. Vậy tốt hơn hết nênthanh toán những thứ ấy trước khi chết. Hãy chia cho cha mẹ, con cái, người thân.Tự tay mình phân chia cho họ hay ít ra mình cũng nên để lại di chúc.

Cốgắng tránh lo buồn vì của cải vào phút lâm chung. Không nên chết mà còn thắc mắctài sản sẽ về tay ai, ai thay ta để hưởng, hoặc hối tiếc không nghĩ đến việc thanhtoán từ trước. Phải loại bỏ những mối lo lắng ấy khi ta còn khoẻ mạnh. Nếu bị sựhối tiếc dày vò trong phút lâm chung ta sẽ tái sinh trong những hoàn cảnh thậtbất lợi.

Tómlại trước hết phải thanh toán của cải và những gì thuộc sở hữu của ta có thể tạora cho ta sự bám víu. Đối với những người thân yêu mà ta quyến luyến, nên khuyênhọ không nên ở bên cạnh trong lúc ta sắp chết.

Thậtvậy, những người mà ta yêu mến không nên quây quần bên cạnh khi ta ra đi. Tôi cóthể đưa ra một thí dụ điển hình, khi mẹ của Đức Đạt-lai Lạt-ma mất ởDharamsala. Lúc ấy đúng ra là lúc Đức Đạt-lai Lạt-ma thường lưu ngụ tại Dharamsala,thế nhưng vào năm đó Ngài rời khỏi Dharamsala trước khi mẹ mất. Ngài đến viếngBồ-đề Đạo-tràng (Bodhgaya). Trước khi lên đường Ngài biết rõ mẹ sắp mất và đãchuẩn bị tất cả cho mẹ. Ngài dặn dò và khuyên những người chung quanh phải làmgì khi mẹ qua đời. Không những Ngài ra đi mà còn dắt theo người em út. Tại saoNgài lại làm như thế ? Bởi vì Ngài biết mẹ rất yêu quý người con út trong gia đình.

Trướcnhất nếu biết người hấp hối quyến luyến những ai nên khuyên họ lánh xa. Sau đónếu biết người hấp hối trước đây từng tu tập Đạo Pháp nên tìm một người giỏi vềĐạo Pháp nhắc nhở giáo lý cho người hấp hối. Khi nào người hấp hối vẫn còn ngheđược cứ tiếp tục nhắc nhở họ chớ nên bám víu và hướng sự suy nghĩ của họ vào nhữngđiều đạo hạnh nào đó.

Tuynhiên còn tùy vào tánh tình của người chết, nếu người này không thích ngườichung quanh lo toan cho họ tốt hơn nên giữ yên lặng. Trong trường hợp này tốt nhấtđừng nói một lời nào, hoặc nếu tin chắc là những lời khuyên nhủ của mình về mộtchủ đề nào đó sẽ mang lại lợi ích cho người hấp hối cũng nên nói thật ngắn và rõràng, chỉ chọn những gì cốt yếu.

Theotruyền thống tại nhiều nước Phật giáo, người ta thường dùng đến "ảnh tượngphù trợ", nước thiêng hay một viên thuốc..., gọi chung là tchine tène. Người ta thường đặt một viênthuốc vào miệng, cho người hấp hối uống nước, hoặc đặt ảnh tượng của Phật trongtầm mắt họ...

Khôngbao giờ nên quên là người hấp hối cần sự yên tĩnh tuyệt đối. Người chung quanhphải giữ bình tĩnh không bị giao động. Phải tránh không được làm bất cứ gì phậtý khiến người hấp hối khó chịu hoặc tạo ra những xúc cảm bấn loạn cho họ. Ngườihấp hối cần được ra đi thanh thản. Tóm lại nên cố gắng giúp người hấp hối khônghối tiếc bất cứ một điều gì hay một đồ vật nào.

Nếungười hấp hối theo một tôn giáo khác không phải là Phật giáo, nên tạo ra một khungcảnh thích hợp với tôn giáo của họ. Chẳng hạn như đối với một người Thiên chúagiáo nên nhắc lại cho họ một vài điều trong giáo lý Thiên chúa giáo và cho họnhìn thấy chiếc thánh giá, v.v.

Đốivới một người không theo một tôn giáo nào cả, cũng nên tạo ra một khung cảnh anbình và êm ả, giúp họ không bị giao động để họ tìm thấy một cái chết an bình vàtoại nguyện. Đấy là tất cả những gì mà chúng ta có thể làm.

Đốivới một người tu tập Phật giáo, đương nhiên trước cái chết phản ứng tự nhiêncủa người này là tạo ra cho mình một tâm thức đạo hạnh, biết suy tư về giácngộ, phát động lòng từ bi..., và nhất là họ sẽ hiểu không nên chần chờ. Dù là mộtngười Phật giáo nhưng nếu không quen chuẩn bị cho mình như vừa trình bày, quảthật là một điều đáng tiếc, khi cái chết gần kề họ sẽ không còn đủ trầm tĩnh đểtu tập được nữa.

Một thính giả: Tôi xin được nêu lên nhiều câu hỏikhác nhau. Thứ nhất : trong giai đoạn trung gian bardo, sinh linh bardowa chếtvì nguyên nhân nào ? Không lẽ lại chết chỉ vì giận dữ ? Vậy cái chết thật sự cóxảy ra cho sinh linh bardowa hay không ? Theo tôi hiểu cái chết chỉ xảy ra trênlãnh vực tâm thần, bệnh tật có xảy ra cho người bardowa hay không ?

Rimpoché: Khi người ta nói đến cái chết củamột sinh linh bardowa đấy chỉ là một cách phát biểu bằng các ngôn từ dễ hiểu màthôi. Đúng ra phải nói là thân xác của sinh linh bardowa bị phân tán. Tương tợnhư ta thổi vào một tấm gương, hơi nước đọng lại trên mặt kính và tan biến dần.Sự phân tán của thân xác sinh linh bardowa cũng tương tợ như thế. Nguyên nhân gâyra sự tan biến thân xác của sinh linh bardowa là sự giận dữ.

Một thính giả: Có phải luôn luôn xảy ra đúng nhưthế hay chăng ?

Rimpoché : Đúng như thế đối với những người không tu tập, và đấy cũng là trường hợpmà chúng ta đề cập trong phần trình bày trên đây.

Một thính giả: Tôi không hiểu rõ khi ngài nói làquá trình của cái chết đối với sinh linh bardowa cũng giống như quá trình của cáichết đối với con người. Vì theo như tôi hiểu trong cơ thể con người có hai giọtvà hai giọt đó như ngài nói không còn nữa đối với sinh linh bardowa.

Rimpoché: Những gì tương tợ trong quá trìnhcái chết của sinh linh bardowa và quá trình cái chết của con người là sự tan biếntuần tự của bốn thành phần, tức là thànhphần này tan biến vào thành phần kia, ngoài ra bốn giai đoạn sau đây cũng xảyra trong quá trình cái chết của sinh linh bardowa : sự tan biến của tám mươi cảm nhận thô thiển, của thể dạng bên ngoài, sự thăngtiến, gần thu đạt đượcvà sau đóxảy ra thể dạng ánh sáng trong suốtcủacái chết. Bốn thành phần đều hiện hữu đối sinh linh bardowa, thế nhưng các thànhphần này không thô thiển trái lại thật vô cùng tinh tế, khác hẳn đối với trườnghợp thân xác con người.

Một thính giả: Hình hài của sinh linh bardowa cógiống với hình hài thân xác trước đây của cá thể hay giống với với bất cứ hìnhhài thuộc bất cứ một kiếp nào trước đó ?

Rimpoché: Sinh linh bardowa không mang hìnhhài thân xác kiếp trước mà mang hình hài của cá thể mà nó sẽ đầu thai.

Một thính giả: Có gì khác biệt trong trường hợpchết vì tại nạn, tức một cái chết xảy ra đột ngột ?

Rimpoché: Sự khác biệt là cái chết do tai nạnquá trình diễn tiến thật nhanh, các giai đoạn tan biết xảy ra chớp nhoáng. Thayvì trải qua một quá trình tuần tự, cá thể tức khắc chuyển sang giai đoạn bardo.Đấy là những gì khác biệt.

Một thính giả: Sự giận dữ của sinh linh bardowaxảy ra như thế nào ?

Rimpoché : Cách giải thích sau đây có thể ápdụng cho con người cũng như súc vật và tất cả những sinh linh được sinh ra từcha mẹ. Nếu thể dạng tái sinh tương lai mang nữ tính, sự bám víu hướng vào ngườicha, nếu sự tái sinh là nam tính sự bám víu hướng vào người mẹ. Sinh linh bardowabị thu hút bởi giới tính của cha hay của mẹ, thế nhưng khi đến gần thì không nhìnthấy [cha hay mẹ hay các cơ quan sinh dục của họ]khiến cho sinh linh bardowa nổi giận, [có thể DagpoRimpoché cố ý không muốn trình bày điểm này trong phần thuyết giảng, thế nhưngvì bị hỏi dồn nên ngài đành phải giảng. Sự nổi giận của sinh linh bardowa liênquan đến bản năng tính dục có nghĩa là bị thu hút bởi người khác phái, sự thấtvọng do bản năng tác động rất mạnh gây ra cái "chết" cho sinh linhbardowa].

Người thông dịch: Xin nhắc lại câu hỏi trước đây của một thính giả là trong giai đoạn ánhsáng trong suốt của cái chết, tâm thức thật tinh tế bị khóa chặt bởi hai giọt, ánhsáng trong suốt của cái chết phát sinh và tồn tại cho đến khi nào tâm thức cựctinh tế vẫn còn bị ép chặt bởi hai giọt. Trong trường hợp của sinh linhbardowa, hai giọt không còn nữa, vậy những gì xảy ra ?

Rimpoché: Khi tôi trình bày về các giọt làcó ý nói đến trường hợp của những cá thể thô thiển như chúng ta, tức cấu tạo bằngthịt, xương và máu, v.v... Đối với sinh linh bardowa, mọi sự đều khác vì thân xácsinh linh này thật tinh tế, được cấu tạo bằng khí tinh tế để giữ vai trò chuyểntải tâm thức. Dưới thể dạng thân xác ấy sinh linh bardowa có tám mươi cảm nhậnthô thiển và có thể di chuyển trong không gian, do dó khi "chết" sinhlinh này trải qua các giai đoạn như sau : trước hết các thành phần tan biến,sau đó là tám mươi cảm nhận hiểu biết thô thiển tan biến, thể dạng bên ngoàitan biến, v.v... Lúc quá trình này chấm dứt tất cả các cấp bậc thô thiển củasinh linh bardowa đều được hóa giải, chỉ còn lại tâm thức thật tinh tế. Đấy là giai đoạn ánh sáng trong suốt của cái chếtcủa sinh linh bardowa, trong giai đoạn này chỉ còn lại duy nhất tâm thức cựctinh tế.

Trướcđây tôi có trình bày về sự kiện hai giọt khép chặt tâm thức cực tinh tế đối vớinhững người bình thường. Ngoài ra chúng ta cũng có nói thêm là khi nào tâm thứccòn bị hai giọt giam giữ, cá thể vẫn còn lưu lại trong ánh sáng trong suốt, thờigian này có thể kéo dài ba ngày hoặc hơn nữa, hoặc cũng có thể ngắn hơn. Thế nhưngđối với sinh linh bardowa giai đoạn này xảy ra thật ngắn.

Một thính giả: Xin ngài giảng thêm cho chúng tôivề trường hợp tự tử ?

Rimpoché: Câu hỏi quá bao quát, bạn muốn biếtthêm về các điểm nào ? Nếu muốn biết thêm về tính cách đột ngột của cái chết tứcmột cái chết bất tử, quá trình cũng giống như trường hợp cái chết xảy ra vì tainạn, chẳng hạn như tai nạn xe cộ. Tuy nhiên cũng có trường hợp tự tử nhưng khôngchết ngay. Nếu cái chết xảy ra tuần tự, toàn thể quá trình như đã được mô tả sẽcó thể diễn tiến trọn vẹn. Tuy nhiên nếu muốn biết chính xác hơn về một chi tiếtnào đó cứ xin cho biết ?

Một thính giả: Tôi muốn biết rõ hơn về các vết hằncủa nghiệp trong các trường hợp đó [tự tử].

Rimpoché: Có nghĩa là bạn muốn biết thêm về hậu quả của hành động tự tử có đúng không? Thông thường người ta cho rằng hành động tự tử là một hành động sai lầm và đángtiếc. Kinh sách cho biết là hậu quả của hành động tự tử sẽ phát sinh sau nămtrăm kiếp, trước khi xảy ra hành động tự tử khác. Ngoài ra không thấy kinh sáchđề cập rõ ràng hơn đến những tác động khác của hành động tự tử [tự tử là một cách tránh né hậu quả của nghiệp mà mình phảigánh chịu, không "trả" hết trong kiếp này sẽ "trả" tiếptrong kiếp sau, tương tợ như một sự khất nợ, hoặc hành động tự tử cũng có thểlà nợ đã hết hay một hình thức chấm dứt của nghiệp (?)]. Có thể kinh sáchcó giải thích về các trường hợp tự tử, thế nhưng tôi không được biết. Dầu sao đấycũng là những trường hợp ngoại lệ và đặc biệt liên quan đến cá nhân của mỗi người.Đối với một người tu tập Tan-tra tự tử là một sai lầm rất lớn, có thể tệ hại hơncả việc giết một vị thần linh.

Thiềnđịnh

Đếnđây chúng ta cùng nhau thiền định một vài phút về các giai đoạn của cái chết.

Chúngta thiền định giống như hôm qua. Ta tưởng tượng từ ngực ta các luồng ánh sángxanh thật đậm tỏa rộng ra khắp hướng, tràn ngập không gian, vũ trụ, bao trùmtất cả chúng sinh. Tất cả vũ trụ và mọi sinh linh tan biến và hội nhập với ánhsáng xanh đậm, sau đó ta tưởng tượng ánh sáng thu trở về và tan biến vào ngựcmình, chỉ còn lại trơ trọi một mình ta. Chung quanh hoàn toàn là cõi trốngkhông. Ta hấp thụ vào ngực mình tất cả vũ trụ.

Đếnđây ta tưởng tượng phần bên trên và phần bên dưới của thân xác ta cũng trở thànhánh sáng xanh. Ánh sáng này thu nhỏ và tậptrung vào giữa ngực, sau cùng chỉ còn lại một bầu hình cầu ánh sáng xanh nằm ởvị trí trung tâm của lồng ngực.

Bầuánh sáng thu nhỏ thêm. Thể dạng "đất" tan biến vào thể dạng "nước",ta nhận ra dấu hiệu bên trong là một ảo ảnh. Giai đoạn tiếp theo là sự tan biếncủa thành phần "nước" vào thành phần "lửa", một dấu hiệu bêntrong khác sắp hiển hiện, ta cố gắng nhớ lại dấu hiệu này là gì.

Khithành phần "nước" tan vào thành phần "lửa", ta sẽ nhận thấydấu hiệu bên trong là một làn khỏi mỏng màu xanh nhạt. Tiếp theo, thành phần "lửa"tan biến vào thành phần "khí" và dấu hiệu bên trong sắp hiển hiện, tacố nhớ lại dấu hiệu này sẽ như thế nào.

Thànhphần "lửa" tan biến trong thành phần "khí", ta nhận thấy dấuhiệu bên trong là những tia lửa bắn toé ra, tương tợ như một đàn đom đóm bay loạntrong tối. Ta lại tưởng tượng đến bầu ánh sáng xanh càng lúc càng teo nhỏ thêm.

Thànhphần "khí" tan biến vào tri thức. Dấu hiệu bên trong là ngọn lửa củamột ngọn đèn dầu.

Đếnđây ta tưởng tượng ra tám mươi cảm nhận thô thiển tan biến vào thể dạng bên ngoài.Dấu hiệu bên trong khi xảy ra sự tan biến của tám mươi cảm nhận là sự quán thấyánh sáng trắng thật rạng rỡ như ánh trăng. Bầu ánh sáng xanh thu nhỏ lại bằngkích thước một hạt đậu.

"Khí"giữ vai trò chuyển tải thể dạng bên ngoài bị hóa giải. Thể dạng bên ngoài tanbiến vào sự thăng tiến. Dấu hiệu bên trong khi sự thăng tiến phát hiện là cảmgiác nhìn thấy màu đỏ hay màu cam, tương tợ như ánh sáng buổi bình minh khi mặttrời chưa kịp ló dạng.

Sauđó, "khí" đi kèm với sự thăng tiến cũng bị hóa giải và giai đoạn gầnthu đạt được phát hiện. Đến đây đốm sángmàu xanh thu nhỏ thêm và trở thành một chấm sáng thật nhỏ cỡ bằng đầu sợi tóc.Dấu hiệu bên trong là cảm giác chìm vào bóng tối thật sâu.

Sauđó ta tưởng tượng chấm sáng biến mất, hoàn toàn tan biến, không còn gì nữa. Sauđó ta ra thoát khỏi màn đen thật đậm và thật sâu và nhận thấy chung quanh chỉcó sự trống không, một sự trống không thật trong trẻo, hoàn toàn tinh khiết. Taliên tưởng đến tất cả mọi hiện tượng không hề hàm chứa bất cứ sự hiện hữu tuyệtđối và nội tại nào.

* * * *

Hômnay ta tập luyện gần giống như hôm qua. Thế nhưng sau khi đã được thụ pháp, quývị vẫn cứ tiếp cứ tục thiền định theo phương pháp đó. Tuy nhiên đối với người đãđược thụ pháp việc thiền định đòi hỏi phải theo đúng các quy tắc rõ rệt hơn.Trong lúc này quý vị chỉ cần ghi nhớ những gì tôi trình bày và cứ theo đó tậpcho quen dần cũng tạm đủ.

Tómlại, nên nhớ là giáo huấn của Đức Phật được phân chia thành hai nhánh là Su-travà Tan-tra. Sự khác biệt không thuộc vào lãnh vực đối tượng [giáo lý] mà chỉ thuộc vào chủ thể tức là người tu tập[thực hành].

Đốivới những người có khả năng thật cao Đức Phật giảng cho họ Tan-tra, đối với nhữngngười khác Ngài giảng Su-tra. Tuy nhiên người ta cũng có thể nêu lên vấn đề trênđây dưới một hình thức khác : đối với cácsinh linh chưa đủ khả năng hoán chuyển sự bám víu trở thành con đường tu tập ĐứcPhật thuyết giảng Su-tra cho họ.

Vậy"đủ khả năng hoán chuyển sự bám víutrở thành con đường tu tập" có nghĩa là gì ? Khi sự bám víu phát hiện,thay vì cứ để cho sự bám víu tác động và khống chế mình ta quyết tâm chủ động,điều khiển và sử dụng nó để chuyển sức mạnh của nó hướng vào việc tu tập. Đấylà ý nghĩa của câu trên đây.

Sựhoán chuyển cá thể dạng bám víu trở thành con đường tu tập gồm có bốn cấp bậc.Một số người chỉ đủ khả năng hoán chuyển các xúc cảm bám víu thứ yếu và thườngbị các sự bám víu mạnh hơn chi phối, một số khác chủ động được các sự bám víu mạnhhơn thế nhưng vẫn bị khống chế bởi những sự bám víu cực mạnh, v.v... Căn cứ vàosự thăng tiến đó người ta phân chia các người tu tập thành bốn nhóm hay bốn cấpbậc.

Vìthế các phép tu tập Tan-tra cũng được phân chia thành bốn cấp bậc để thích nghivới với từng trình độ. Trước hết là Tan-tra sử dụng cho người có khả năng chủ độngđược các xúc cảm bám víu ở cấp bậc thứ yếu, chưa đủ sức khống chế các bám víuquá mạnh. Trong cấp bậc này Đức Phật giảng dạy phương pháp chuyển hoá các sự bámvíu thấp có nghĩa là tương đối yếu trở thành con đường tu tập. Tan-tra trong cấp bậc này gọi là "Tan-tra hành động".

Sự khác biệt giữa Su-tra và Tan-tracòn có thể hình dung trên một khía cạnh khác nữa. Mục đích tu tập của Phật giáoĐại thừa nói chung là đạt được thể dạng của Phật gồm các phẩm tính như : Phật địa[cõi Phật], các phẩm tính sở hữu của Phật , tậpthể [tăng đoàn ?] và sự sinh hoạt của Phật. Riêngđối với Tan-tra việc tu tập là thực hiện thể dạng của Phật bằng cách thiền định về các thể dạng tương tợ với Phậtđịa, với các phẩm tính sở hữu của Phật và sự sinh hoạt của Phật, đấy là những gìđặc thù trong phép tu tập Tan-tra. Tất cả các phương pháp tu tập nào không sử dụngđến phép thiền định trên đây có thể gọi là tu tập Su-tra.

Ngay cả đối với Tan-tra người ta cũngphân biệt thành hai con đường khác nhau : con đường chung và con đường chuyênbiệt. Con đường chung căn cứ trên các phẩm tính như lòng quyết tâm từ bỏ cõita-bà, tâm thức giác ngộ vá các quan điểm triết học về tánh không. Tại sao lạigọi đấy là con đường chung ? Bởi vì đấy là con đường chung với Su-tra. Muốn tutập Tan-tra cũng phải đạt được một căn bản chung với Su-tra, căn bản đó thậtthiết yếu.

Con đường thứ hai là con đường chuyênbiệt. Trước hết phải vượt qua ngưỡng cửa mở vào con đường Tan-tra, đấy là sự thụpháp. Khi nói đến thụ pháp phải thật thận trọng vì chữ này mang nhiều ý nghĩakhác nhau. Có nhiều cấp bậc thụ pháp khác nhau như Đại thụ pháp, thụ pháp tuầntự và thụ pháp suốt đời. "Cửa vào" giúp tu tập Tan-tra gọi là "Đạithụ pháp". Thụ pháp tuần tự chưa được phép tu tập Tan-tra.

Đại thụ pháp là gì ? Trước hết đấy làmột hình thức nghi lễ ban phép giúp tẩy uế ba cửa ngõ là thân xác, ngôn từ và tâmthức, sau đó là truyền ban sức mạnh tức tiềm năng giúp đạt được Tam Thân Phật vàomột ngày nào đó. Đại thụ Pháp gồm nhiều giai đoạn, tuy nhiên trong lúc này chưacần biết chi tiết. Dầu sao ý nghĩa chính yếu của Đại thụ pháp là sự ban phép chongười đệ tử trong mục đích tinh khiết hóa thân xác, ngôn từ và tâm thức, truyềnsang cho người đệ tử tiềm năng và sức mạnh đạt được Thân, Khẩu và Ý của một vịTối Thắng, tức là một vị Phật. Hơn nữa sau khi được thụ pháp mới có quyền và cóđủ khả năng tu tập và thiền định về giai đoạn tạo tác và giai đoạn hoàn thiện.Giai đoạn hoàn thiện tức giai đoạn cuối cùng thuộc phép tu tập của Anouttarayogatantra[Tối thượng du-già Tan-tra], tức Tan-tra trongcấp bậc cao nhất. Cấp bậc "Tan-tra hành động" chưa giảng dạy các phéptu tập về các giai đoạn tạo táchoàn thiện[kếtthúc hay viên mãn, tức thể dạng của một vị Phật].

Hãy lấy một thí dụ trong Đại thụ pháp,chẳng hạn như thụ pháp nước. Phép thụ pháp này tượng trưng bằng một cái bình, đấylà nghi lễ trao nước cho đệ tử, mỗi đệ tử uống một ngụm. Khi uống người đệ tửphải cảm thấy một sự êm đềm và hạnh phúc. Khi người đệ tử cảm thấy hạnh phúc phảihiểu đấy là nhờ vào tánh không. Vào lúc đó nếu đủ khả năng hiểu được tánh khônglà gì người đệ tử sẽ đạt được trí tuệ tối thượng của Đại thụ pháp. Thế nhưng nếukhông đủ sức quán nhận được tánh không, trong khi thực thi nghi lễ như trao nước,uống nước, v.v... cũng cần tự nhắc nhở mình phải thiền định về một số chủ đề nàođó, chẳng hạn như tánh không, v.v... Tuy nhiên hiệu quả thụ pháp không hoàn toànnhư ý muốn.

Kể từ lúc được thụ pháp, người đệ tửphải thực hiện một số quyết tâm nào đó. Nếu nghĩ rằng không đủ sức thực hiên cácquyết tâm đó không nên thụ pháp, vì nếu không tuân thủ việc thụ pháp sẽ khôngmang lại kết quả nào cả.

Khi tiếp nhận sự thụ pháp cũng khôngnên lấy đó làm thỏa mãn hay cho là đã đủ. Phải hiểu rõ ý nghĩa của lòng quyết tâmvà các điều cam kết khi thụ pháp. Nếu không nắm vững ý nghĩa các lời cam kết sẽkhó thực hiện. Dù hiểu rõ các lời cam kết thế nhưng ta cũng có thể tự hỏi thụ pháp sẽ mang lại cho ta những gì thiếtthực ? Thụ pháp giúp ta thiền định về giai đoạn tạo tác, giai đoạn hoàn thiện, đạtđược tam thân trên con đường và sau cùng là Tam Thân kết quả.

Trong hai ngày liên tiếp tôi trìnhbày với quý vị những gì cần thiết để chuẩn bị quý vị tiếp nhận lễ thụ pháp Kalachakra[Thời luận (bánh xe thời gian) tên của một bộ kinh Tan-traquan trọng] sẽ diễn ra vào mùa hè năm nay do chính Đức Đạt-lai Lạt-machủ lễ. Trước đây hai khóa thuyết giảng khác với hai chủ đề "Tâm thức Giácngộ" và "Tánh không" cũng đã được tổ chức nhằm mục đích này. Tómlại chúng ta có tất cả sáu ngày chuẩn bị, thế nhưng đừng quên là sau này còn phảitu tập rất nhiều.

Muốn thụ pháp Kalachakra cần phải cómột động cơ thúc đẩy thật mạnh. Không nên tham dự vì tò mò hoặc vì muốn tìm hiểuvà xem nghi lễ là những thứ bày vẽ mang tính cách lạ thường và kỳ quặc. Cần phảicó lòng quyết tâm. Động cơ thúc đẩy quý vị là gì ? Đấy là lòng quyết tâm đạt đượcthể dạng của một vị Phật. Quý vị nên nhắc nhở mình với bất cứ giá nào phải nhấtquyết thành Phật trong kiếp nhân sinh ngắn ngủi này. Đạt được thể dạng của mộtvị Phật trong một thời gian ngắn ngủi chỉ có thể thực hiện được bằng con đườngKim cương thừa tức là con đường Tan-tra. Thế nhưng muốn tu tập Tan-tra cần phảiđược thụ pháp. Quý vị nên nghĩ đến các điều vừa trình bày trước khi lên đường sangThụy sĩ tham dự lễ thụ pháp. Đấy là một dịp giúp quý vị phát huy lòng đại từ biđối với tất cả chúng sinh.

Tóm lại động cơ thúc đẩy quý vị là tâmthức giác ngộ, lòng mong muốn đạt được thể dạng của một vị Phật vì lợi ích củatất cả chúng sinh. Nếu thực hiện được như thế thật không gì bằng. Nếu không đủkhả năng cũng cố gắng luôn nhắc nhở trong tâm mình những điều ấy.

Được thụ pháp trực tiếp với Đức Đạt-laiLạt-ma là một điều vô cùng may mắn. Thật vậy trong thời đại chúng ta và trên địacầu này không dễ gì tìm được một vị Thầy Tan-tra với tầm cỡ của Đức Đạt-lai Lạt-ma.Nếu được Ngài đích thân thụ pháp cho mình thì còn gì bằng. Dù chưa hoàn toàn đủkhả năng để tiếp nhận toàn bộ hiệu quả của sự thụ pháp thì đấy cũng là một dịp maymắn vô cùng, vì sau này khó tìm được một vị Thầy tốt hơn ở bất cứ nơi nào trên hànhtinh này.

Cũng xin minh chứng khi tôi nói rằngđược Đức Đạt-lai Lạt-ma thụ pháp là một dịp tốt

không hẳn chỉ cónghĩa là Đức Đạt-lai Lạt-ma mang tước vị lớn, nổi tiếng và là một vị Đạt-lai Lạt-ma,Ngài còn là một vị Đại sư vô cùng uyên bác, giữ giới thật nghiêm túc, thấu triệtthật sâu xa cả Su-tra lẫn Tan-tra. Đức Đạt-lai Lạt-ma hội đủ những phẩm tính vôcùng quý giá của một vị Thầy, được thụ pháp với Ngài không còn gì hơn.

Chúng ta sắp chấm dứt, thế nhưng vẫncòn một điểm cần phải nêu lên. Chúng ta vẫn thường nói trên đầu môi các từ"hạnh phúc", "an bình trong thế gian này". Nói lên những điềuấy thật tốt, thế nhưng trước hết phải hiểu rằng khi nào ta chưa tạo được sự anbình và hạnh phúc trong lòng mình, khi đó ta không thể hy vọng hạnh phúc và anbình tự nhiên có thể trải rộng trong thế giới này. Trước hết phải đạt được sựan bình và hạnh phúc nội tâm, đừng chờ đợi những thứ ấy từ bên ngoài đến một cáchngẫu nhiên, không phát xuất từ một nguyên nhân hay một lý do nào rõ rệt.

Hơn nữa ngày nay tình trạng chung trênthế giới ngày càng trở nên tệ hại và trầm trọng thêm, luôn xảy ra biến động. Đấylà dịp thúc đẩy chúng ta cố gắng và quyết tâm mang lại an bình và hạnh phúc nộitâm trong lòng mỗi người chúng ta.

Khi thực hiện được sự an bình và hạnhphúc nội tâm ta mới đủ sức mang lại những gì tốt đẹp cho bối cảnh bên ngoài. Đấylà cách duy nhất giúp mỗi người trong chúng ta góp phần trong việc trải rộng sựbình an và hạnh phúc trong thế gian này.

Chúng ta có nói đến con đường trải rộngvà con đường sâu xa, vậy hai con đường ấy là gì ? Con đường trải rộng là con đườngcủa bodhicitta (bồ tát hạnh) tức tâm thức giác ngộ, con đường sâu xa chính làcon đường của tánh không. Vậy chúng ta hãy tụng niệm bài Kinh về Trí tuệ [tức Bát nhã Tâm kinh] và cầu mong con đường trải rộngvà con đường sâu xa được nhanh chóng viên mãn. Trước mặt chúng ta có một pho tượngPhật, thế nhưng đừng xem đấy là một pho tượng, đấy chính là Đức Phật đang hiệnhữu trước mặt chúng ta, đang lắng nghe chúng ta tụng niệm bài kinh Su-tra.

(Tất cả những người tham dự tụng niệmTâm Kinh)

(Và sau đó tụng niệm kinh Tán thán 21vị Tara [dịch âm là Đa-la, tức các thần linh nữ tính,hóa thân của Bồ-tát Quán Thế Âm mang sứ mạng hỗ trợ và cứu độ chúng sinh])

Suốt trong hai ngày học hỏi vả tu tập,chúng ta tạo được một số phẩm hạnh xứng đáng. Chúng ta nếu là người Phật giáo hãyhồi hướng những công đức đó cũng như tất cả những gì đạo hạnh mà chúng ta gomgóp được trong hai ngày hôm nay và cả trong ba thời gian [quá khứ, hiện tại và tương lai] để cầu mong thực hiệnđược thể dạng của một vị Phật trong mục đích giúp đỡ chúng sinh tìm thấy an lạc.Nếu những ai không phải là người Phật giáo cũng nên hồi hướng những công đức củamình để cầu mong chúng sinh thoát khỏi khổ đau và đạt được hạnh phúc.

Để tỏlòng tôn kính đối với các lời giáo huấn

và cácgiới luật của Đức Phật,

Khôngnên đặt các tư liệu này xuống đất cũng không nên đặt vật gì lên trên

DagpoRimpoché và Viện Guépele (chùa Guépele)

giữbản quyền

Cheminde la Passerelle, 77250 Veneux - Les - Sablons, France

ĐT :(33) 1 6431 14 83

Fax(33) 1 64 70 69 60

http://www.gandenling.org

Ghi chú thêm: chùa có một số tài liệu ghi chép các buổigiảng của ngài Dagpo Rimpoché, thế nhưng không thể mua bằng Internet hay thưtín vì không có người phụ trách. Có thể thỉnh các tài liệu này với giá vốn inphotocopy tại chùa hoặc các nơi khác khi ngài Dagpo Rimpoché đến thuyếtgiảng.

Bures-Sur-Yvette,06.01.11

Hoang Phongchuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2018(Xem: 6659)
Chương trước quan tâm chính yếu với hai chướng ngại đến một sự thực tập chính đáng khi lâm chung – đau khổ tràn ngập và những hiện tướng sai lầm làm sinh khởi tham luyến, thù oán, hay rối rắm. Trong khi tìm cách để tránh hai chướng ngại này, ta cũng cần phát sinh những thái độ đạo đức bằng việc nhớ lại sự thực tập của chúng ta. Khi không còn hy vọng gì được nữa cho kiêp sống này, khi các bác sĩ đã buông tay, khi những nghi lễ tôn giáo không còn hiệu quả nữa, và khi ngay cả những người bạn và người thân của ta từ trong đáy lòng đã không còn hy vọng, thì ta phải làm những gì có ích. Ngay khi ta có chánh niệm, thì ta phải làm bất cứ điều gì ta có thể giữ tâm thức chúng ta trong một cung cách đạo đức.
25/08/2018(Xem: 4912)
Nhập viện cấp cứu, giáo sư Mỹ ‘rời thân xác’ và có trải nghiệm cận tử phi thường, Những trải nghiệm về địa ngục kinh hoàng và thiên đường tuyệt diệu trong giây phút cận kề cái chết đã khiến vị giáo sư người Mỹ, từ một người vô thần đã hoàn toàn bị thuyết phục bởi Đức tin về sự hiện diện của Đấng Toàn năng. Trải nghiệm cận tử đã khiến cuộc đời ông thay đổi mãi mãi… Ngày định mệnh Giáo sư Howard Storm dạy môn Nghệ thuật tại ĐH Northern Kentucky (Mỹ) từng là người rất vô thần. Theo ông, bất cứ thứ gì không thể nhìn thấy, sờ được, hay cảm nhận bằng năm giác quan đều không hề tồn tại. Ông tin chắc rằng thế giới vật chất bề mặt này đã bao hàm tất cả và không gì có thể tồn tại bên ngoài phạm vi của khoa học.
15/08/2018(Xem: 11741)
REBIRTH VIEWS IN THE ŚŪRAṄGAMA SŪTRA (Fifth Edition) Dr. Bhikkhunī Giới Hương Hồng Đức House – 2018 [Xem ấn bản tiếng Việt: Luân Hồi Trong Lăng Kính Lăng Nghiêm]
10/06/2018(Xem: 5238)
TỰ TỬ - CĂN BỆNH THỜI ĐẠI Vừa mới nghe tin nhà thiết kế người Mỹ nổi tiếng là Kate Spade 55 tuổi tự tử bằng cách treo cổ ở New York vào sáng ngày 5-6 vẫn còn chưa hết ngỡ ngàng, thì tiếp theo ngày 6-6 có tin em gái Hoàng hậu Maxima của Hà lan là cô Ines Zarraeguicta 33 tuổi người xứ Argentina cũng vừa tự tử bằng cách thức tương tự, đến ngày 8-6 lại có một nhân vật khác vô cùng nổi tiếng, đầy cá tính mạnh mẽ là đầu bếp Anthony Bourdain 61 tuổi cũng vừa tìm đến cái chết bi thương như vậy. Sự bất quá tam với những tin tức trong mấy ngày qua đã mang lại nhiều nỗi bàng hoàng, tiếc thương và đầy cảm xúc cho thân phận một con người. Không chỉ vậy mà đây còn là những con người thông minh, tài giỏi được cuộc đời ưu đãi với nhiều danh vọng, vật chất dư thừa nhưng vẫn mang trong lòng những nỗi buồn chán, không niềm vui, hạnh phúc phải tìm đến cái chết để tự kết liễu đời mình.
02/05/2018(Xem: 6595)
Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dùthọ mạng dài hay ngắn,nhìn chung có thểphân chia làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn nào cũng nhiều phấn đấu, tranh đua, lo âu vàphiền não. Ngoại trừ thời gian mới lọt lòng Mẹ, đứa béchưa biết suy nghĩ, chưa biết phán đoán. Chỉ cười khóc theo bản năng đòi hỏi của cơ thể, và em bé thườngđược Cha Mẹ đáp ứng đầy đủ.
30/04/2018(Xem: 4893)
Giới Thiệu Cuộc Nghiên Cứuvề Tái Sanh: “Rebirth in Early Buddhism & Current Research” Nguyên Giác, Có nhiều câu hỏi về tái sanh thường được nêu ra đối với các Phật tử. Có tái sanh không? Nếu có, có thể nhớ chuyện kiếp trước không? Cái gì tái sanh? Có thân trung ấm hay không? Nếu có, có thể tu trong thân trung ấm hay không? Bên cạnh kinh điển Phật giáo, các nhà khoa học nói gì về tái sanh, và các nghiên cứu đang tới đâu rồi? Đã có nhiều nhà sư dựa vào Kinh Tạng để trả lời các câu hỏi trên, cũng như nhiều nhà khoa học đã khảo sát về một số trường hợp được hiểu là có tái sanh khi các thiếu niên nhớ lại ba mẹ kiếp trước. Tuy nhiên, nhiều ngờ vực vẫn không ngừng nêu ra, vì cơ duyên để phỏng vấn hay nghiên cứu các trường hợp lạ vẫn rất hiếm, hoặc bất toàn.
15/03/2018(Xem: 14415)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
06/12/2017(Xem: 8453)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
05/12/2017(Xem: 6532)
Cái Chết Không Phải Là Sự Chấm Dứt. Tác giả: Tulku Thondup Rinpoche , TT Thích Nguyên Tạng dịch
21/11/2017(Xem: 9269)
Đọc dịch phẩm”Thiền học về sống và chết” của Thiền Sư Philip Kapleau Do Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển và Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng dịch từ Anh Văn sang Việt ngữ. Thích Chúc Hiếu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567