Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyện Tái Sinh Ở Vụ Bản, Hòa Bình

06/12/201006:17(Xem: 3132)
Chuyện Tái Sinh Ở Vụ Bản, Hòa Bình


CHUYỆN TÁI SINH Ở VỤ BẢN HÒA BÌNH
hay là CÂU CHUYỆN KỲ BÍ VỀ LINH HỒN "SỐNG LẠI"

Kiên Trung

Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

Bài 1: Linh hồn sống lại

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987, đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.

Có kiếp luân hồi?

chuyentaisinh-vuban-01-contentCon mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. Anh nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con, thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!

Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi, anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất, cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002.

(hình bên: Cháu Bình)

Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện, cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? "Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn", cháu Bình trả lời.

Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây, cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân, và lẽ nào…

Thời gian tiếp theo, cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt, thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”.

Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.

Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo "thích thì ngồi lên xe tao chở đi". Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”.

Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thị trấn và cho Bình đi cùng. Khi đến chợ, Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân. Sau khi thấy cửa đóng then cài, mẹ con lại ra về.

chuyentaisinh-vuban-02-contentMặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể. Từ đó, cô Đông mới hoài nghi thực sự.

Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận, nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “Cô vào trong bản Cọi xem sao, nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”.

(Hình bên: Chị Dư (ngoài cùng bên trái) cùng cháu BÌnh và vợ chồng anh Tân)

Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình, ông thầy cũng nói điều tương tự.

Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến "lộn" về trong bản Cọi, anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật? Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.

Hành trình tìm lại con

Một ngày sau, anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến bản Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan - Dự. Vốn chưa biết nhau, nhưng khi đến nhà, anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên.

Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi? Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa.

Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng, biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.

chuyentaisinh-vuban-03-contentSau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình, anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình.

Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.

Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục, nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm.

Anh Tân hỏi: “Cháu đang tìm gì?” - “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói, anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi, để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình.

Sau bữa cơm, anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về, nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường: (Hình trên: Cháu Bình tình cảm với anh Tân, chị Thuận)

- Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.

- Thế cháu hay nằm thế nào?

- Con nằm thế này này (nói rồi Bình nằm sấp xuống giường).

Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa, vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi, bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá.

Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giềng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không...

Kiên Trung (VietNamNet)

(còn nữa)

Xem bài liên quan:

Một Trường Hợp Tái Sinh ở Vụ Bản tỉnh Hoà Bình, Thích Tâm Hiệp

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2015(Xem: 8350)
Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
12/11/2015(Xem: 13313)
Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: Nếu cuộc sống dài như hơi thở, Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
01/10/2015(Xem: 5772)
Video clip: Lễ tang mẫu thân TT. Thích Nhật Từ
06/09/2015(Xem: 8136)
Hai ngày vừa qua, chuyện về bức ảnh chụp cậu bé Aylan 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, do nhà báo Nilufer Demir chụp, đã có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu (ảnh 2). Người nữ phóng viên này nói ngay khi ấy cô đã thẩn thờ như chôn chân tại chỗ và với bản năng nghề nghiệp cô cầm máy ảnh giơ lên, để chỉ một vài động tác đơn giản cô đã đưa nó đi xa, làm xao động trái tim hàng triệu con người. “Chẳng biết làm gì, ngoài việc chụp ảnh thằng bé. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất tôi có thể biểu lộ tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan”- Cô đã trả lời phỏng vấn ngày 4-9 như thế.
10/06/2015(Xem: 5993)
kiếp sống sẽ nối tiếp ? Không thể tính, không thể đếm. Làm thế nào để cái bánh xe sinh tử ngừng quay ? Ai là người có quyền năng như vậy ? Và tại sao lại phải ngừng quay ? Chết ở đây, sống lại chỗ kia cũng thú vị đấy chứ ! Tại sao lại sợ tái sinh ? Tại sao phải nhàm chán luân hồi ?!
06/06/2015(Xem: 11205)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
03/05/2015(Xem: 8686)
Cái suy nghĩ chính xác của chúng ta, là để tạo ra cái bề ngoài cho đời sống mà thôi. Và nó luôn được biểu thị bằng một đường thẳng. Có nghĩa là nó có khởi đầu và có kết thúc, một cách hữu hạn như có sống có chết vậy…
16/04/2015(Xem: 7815)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
31/03/2015(Xem: 9464)
Chỉ với tờ giấy khai sinh đã nhòe mực và vốn tiếng Việt bập bõm, suốt 7 năm qua, ông René lặn lội khắp các cơ quan, báo chí ở TP. Hồ Chí Minh và Vũng Tàu để tìm mẹ. Mỗi năm, ông dành dụm để bay sang Việt Nam vài tháng và chỉ mải miết với mục đích của mình mà không phút giây nào thảnh thơi. Ông René sinh năm 1948 tại Phước Lễ, nay là thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ông là kết quả của mối tình giữa y tá Bùi Thị Năm và một quân nhân Pháp.
13/02/2015(Xem: 7739)
Di hài nguyên vẹn trong tư thế ngồi thiền của một nhà sư tịch diệt cách nay 200 năm vừa được tìm thấy ở Mông Cổ. Tờ báo Siberian Times bằng tiếng Anh của Nga phát hành ngày 02 tháng 2 năm 2015, đã đưa tin này trước nhất, và sau đó các hãng thông tấn, truyền hình và báo chí khắp nơi trên thế giới tiếp tục loan báo và đã gây ra một tiếng vang không nhỏ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567