Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA

01/07/201607:30(Xem: 6743)
Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA

Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA

image

Moshe Kai Cavalin có hai bằng đại học, nhưng lại chưa đủ tuổi đi bầu cử. Cậu sắp có bằng lái máy bay, nhưng chưa đủ tuổi lấy bằng lái ôtô.
image
Cavalin, người không thích bị gọi là thiên tài.
Theo AP, đó là chân dung đầy tương phản của Cavalin, 17 tuổi, người San Gabriel, California, Mỹ. Cậu có bằng đại học từ năm 11 tuổi, 4 năm sau, cậu lấy tiếp bằng cử nhân toán học ở đại học California, Los Angeles.
image
Năm nay, cậu bắt đầu học trực tuyến lớp thạc sĩ về an ninh mạng của đại học Brandei. Tuy nhiên, Cavalin quyết định hoãn lại việc học, để giúp Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển công nghệ giám sát máy bay nói chung và máy bay không người lái nói riêng.
nasa drone transitions
Cậu cũng vừa xuất bản cuốn sách thứ hai, dựa trên trải nghiệm bị bắt nạt hồi đi học, và những câu chuyện người khác kể lại. Cavalin dự định sẽ lấy bằng phi công cuối năm nay. 
image
Trong nhà cậu ở Los Angeles, là một bộ sưu tập giải thưởng và danh hiệu các giải đấu võ thuật của Cavalin.
Tuy nhiên, cậu khẳng định, mình cũng giống mọi thiếu niên khác. Lớn lên trong một gia đình có mẹ là người Đài Loan, bố người Brazil, Cavalin được tự do làm điều mình thích sau giờ học ở trường.
“Trường hợp của tôi không có gì đặc biệt. Chẳng qua là sự kết hợp giữa giáo dục gia đình, động lực và cảm hứng”, Cavalin nói, sau khi vào làm việc trong Trung tâm nghiên cứu bay Armstrong của NASA ở Edwards, California.
“Tôi không hay so sánh bản thân với người khác. Tôi chỉ luôn cố gắng hết sức mình”.
image
Bố mẹ Cavalin kể lại, con trai thông minh từ nhỏ. Lúc 4 tháng tuổi, cậu nói ra từ đầu tiên trong cuộc đời, bằng cách chỉ vào một máy bay phản lực trên trời và đọc tên hãng bằng tiếng Trung Hoa. Năm 7 tuổi, Cavalin hoàn thành môn học lượng giác cuối cùng trong chương trình tự học ở nhà, và mẹ chuyển cậu vào học ở cao đẳng cộng đồng.
“Tôi cho rằng, mọi người đều nghĩ rằng thằng bé là một thiên tài bẩm sinh”, Daniel Judge, giáo sư toán học, người dạy Cavalin hai năm ở cao đẳng East Los Angeles cho biết. “Nhưng thực ra, đó là một học trò rất chăm chỉ, người nỗ lực nhất mà tôi từng dạy”.

Năm đầu tiên ở cao đẳng, cậu ước mơ trở thành một nhà thiên văn học. Khi  bắt đầu học vật lý cao cấp, hứng thú này giảm dần, rồi chuyển sang mật mã học. Cậu lại theo đuổi khoa học máy tính.
image
Việc này thú vị hơn nhiều, Cavalin nói. Cậu rất bất ngờ, khi NASA gọi tới mời làm việc, sau khi từng từ chối cậu vì chưa đủ tuổi. Ricardo Arteaga, cấp trên kiêm người hướng dẫn Cavalin tại NASA cho biết, cậu là người hoàn hảo cho dự án kết hợp toán học, khoa học máy tính và công nghệ bay.
“Tôi cần một người biết viết phần mềm, am hiểu về thuật toán toán học”, Arteaga nói.
“Đồng thời, tôi cũng cần một phi công biết điều khiển máy bay Cessna”.
image
Giải thưởng võ thuật trưng bày tại nhà riêng của Cavalin
Tại văn phòng làm việc, Cavalin là một nhân viên ít nói, nhưng luôn toát lên vẻ hài hước tinh tế, Arteaga nhận xét. Họ bàn luận và cười đùa về nhiều vấn đề khoa học. Công việc thường ngày của Cavalin ở NASA là điều hành mô phỏng va chạm của máy bay và máy bay mô hình, tìm cách đưa chúng đến mục tiêu đã định an toàn.
“Cậu ấy thực sự rất giỏi toán”, Arteaga nói. “Chúng tôi đang cố khơi gợi tài năng này ở cậu ấy”.
car driving inflatable person
Sau khi lấy bằng thạc sĩ, Cavalin hy vọng sẽ học tiếp thạc sĩ kinh doanh ở Học viện Công nghệ Massachusetts. Sau đó, cậu sẽ mở công ty an ninh mạng riêng. Còn bây giờ, Cavalin đang đếm từng ngày chờ sinh nhật 18 tuổi để lấy bằng lái theo luật California. Cậu nóng lòng muốn tự lái xe đi làm, vì đến giờ, đồng nghiệp vẫn chở cậu đi làm mỗi ngày.
Về chuyện yêu đương như bao thiếu niên khác, Cavalin nửa đùa nửa thật nói rằng, sẽ tìm bạn gái khi nào học xong tiến sĩ.



Chân dung khoa học gia 17 tuổi của NASA

Moshe Kai Cavalin có hai bằng đại học, nhưng lại chưa đủ tuổi đi bầu cử. Cậu sắp có bằng lái máy bay, nhưng chưa đủ tuổi lấy bằng lái ôtô.

chan-dung-khoa-hoc-gia-17-tuoi-cua-nasa

Cavalin, người không thích bị gọi là thiên tài. Ảnh: AP

Theo AP, đó là chân dung đầy tương phản của Cavalin, 17 tuổi, người San Gabriel, California, Mỹ. Cậu có bằng đại học từ năm 11 tuổi, 4 năm sau, cậu lấy tiếp bằng cử nhân toán học ở đại học California, Los Angeles.

Năm nay, cậu bắt đầu học trực tuyến lớp thạc sĩ về an ninh mạng của đại học Brandei. Tuy nhiên, Cavalin quyết định hoãn lại việc học, để giúp Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát triển công nghệ giám sát máy bay nói chung và máy bay không người lái nói riêng.

Cậu cũng vừa xuất bản cuốn sách thứ hai, dựa trên trải nghiệm bị bắt nạt hồi đi học, và những câu chuyện người khác kể lại. Cavalin dự định sẽ lấy bằng phi công cuối năm nay. Trong nhà cậu ở Los Angeles, là một bộ sưu tập giải thưởng và danh hiệu các giải đấu võ thuật của Cavalin.

Tuy nhiên, cậu khẳng định, mình cũng giống mọi thiếu niên khác. Lớn lên trong một gia đình có mẹ là người Đài Loan, bố người Brazil, Cavalin được tự do làm điều mình thích sau giờ học ở trường.

"Trường hợp của tôi không có gì đặc biệt. Chẳng qua là sự kết hợp giữa giáo dục gia đình, động lực và cảm hứng", Cavalin nói, sau khi vào làm việc trong Trung tâm nghiên cứu bay Armstrong của NASA ở Edwards, California.

"Tôi không hay so sánh bản thân với người khác. Tôi chỉ luôn cố gắng hết sức mình".

Bố mẹ Cavalin kể lại, con trai thông minh từ nhỏ. Lúc 4 tháng tuổi, cậu nói ra từ đầu tiên trong cuộc đời, bằng cách chỉ vào một máy bay phản lực trên trời và đọc tên hãng bằng tiếng Trung Quốc. Năm 7 tuổi, Cavalin hoàn thành môn học lượng giác cuối cùng trong chương trình tự học ở nhà, và mẹ chuyển cậu vào học ở cao đẳng cộng đồng.

"Tôi cho rằng, mọi người đều nghĩ rằng thằng bé là một thiên tài bẩm sinh", Daniel Judge, giáo sư toán học, người dạy Cavalin hai năm ở cao đẳng East Los Angeles cho biết. "Nhưng thực ra, đó là một học trò rất chăm chỉ, người nỗ lực nhất mà tôi từng dạy".

Năm đầu tiên ở cao đẳng, cậu ước mơ trở thành một nhà thiên văn học. Khi  bắt đầu học vật lý cao cấp, hứng thú này giảm dần, rồi chuyển sang mật mã học. Cậu lại theo đuổi khoa học máy tính.

Việc này thú vị hơn nhiều, Cavalin nói. Cậu rất bất ngờ, khi NASA gọi tới mời làm việc, sau khi từng từ chối cậu vì chưa đủ tuổi. Ricardo Arteaga, cấp trên kiêm người hướng dẫn Cavalin tại NASA cho biết, cậu là người hoàn hảo cho dự án kết hợp toán học, khoa học máy tính và công nghệ bay.

"Tôi cần một người biết viết phần mềm, am hiểu về thuật toán toán học", Arteaga nói. "Đồng thời, tôi cũng cần một phi công biết điều khiển máy bay Cessna".

chan-dung-khoa-hoc-gia-17-tuoi-cua-nasa-1

Giải thưởng võ thuật trưng bày tại nhà riêng của Cavalin. Ảnh: AP



Tại văn phòng làm việc, Cavalin là một nhân viên ít nói, nhưng luôn toát lên vẻ hài hước tinh tế, Arteaga nhận xét. Họ bàn luận và cười đùa về nhiều vấn đề khoa học. Công việc thường ngày của Cavalin ở NASA là điều hành mô phỏng va chạm của máy bay và máy bay mô hình, tìm cách đưa chúng đến mục tiêu đã định an toàn.

"Cậu ấy thực sự rất giỏi toán", Arteaga nói. "Chúng tôi đang cố khơi gợi tài năng này ở cậu ấy".

Sau khi lấy bằng thạc sĩ, Cavalin hy vọng sẽ học tiếp thạc sĩ kinh doanh ở Học viện Công nghệ Massachusetts. Sau đó, cậu sẽ mở công ty an ninh mạng riêng. Còn bây giờ, Cavalin đang đếm từng ngày chờ sinh nhật 18 tuổi để lấy bằng lái theo luật California. Cậu nóng lòng muốn tự lái xe đi làm, vì đến giờ, đồng nghiệp vẫn chở cậu đi làm mỗi ngày.

Về chuyện yêu đương như bao thiếu niên khác, Cavalin nửa đùa nửa thật nói rằng, sẽ tìm bạn gái khi nào học xong tiến sĩ.

Hồng Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2010(Xem: 6891)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
08/12/2010(Xem: 10565)
Mỗi giây phút trong cuộc sống đều tượng trưng cho một giá trị vô biên. Thế nhưng chúng ta lại cứ để cho thời gian trôi đi như những hạt cát vàng lọt qua kẻ hở của bàn tay
06/12/2010(Xem: 4413)
Do quan niệm linh hồn theo nhiều cách khác nhau nên người ta vẫn bàn cãi về có hay không có linh hồn. Thường thì linh hồn được hiểu là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất, với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
06/12/2010(Xem: 3652)
Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cứ nằng nặc nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là người đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.
01/12/2010(Xem: 4433)
Hộ niệm là niệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
18/11/2010(Xem: 6872)
THIỀN ĐỊNH: HÃY NGẮM NHÌN MỌI SỰ– bản ngã, hành động, đối tượng; bằng hữu, kẻ thù, người không quen biết, những người là đối tượng của sự tham luyến của bạn, sự sân hận, và sự vô minh; mọi hiện tượng mang lại kết quả – với sự tỉnh giác về thực tại: tất cả những điều này đều phù du, và có thể ngừng dứt bất kỳ lúc nào. Tất cả những hiện tượng này không chỉ biến đổi trong từng giây phút do bởi những nguyên nhân và điều kiện (duyên), nhưng chúng có thể kết thúc bất cứ lúc nào.
09/11/2010(Xem: 19833)
Qua sự huân tập và ảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
31/10/2010(Xem: 9762)
Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.
29/10/2010(Xem: 7428)
Kính lễ Tam Bảo. Kính lễ các luận sư Jamyang Khyentse Rinpoche, Dilgo Khyentse Rinpoche và Sogyal Rinpoche đã giải thích giáo lý trung ấm. Trước hết nhắc lại có sáu trung ấm hay bạt đô: trung ấm trong mộng, trung ấm trong đại định, trung ấm tự nhiên của đời sống; trung ấm đau đớn của cái chết; trung ấm pháp tính (thời gian của Ánh sáng căn bản xuất hiện ngay sau khi chết); và trung ấm tái sinh. Sở dĩ có trung ấm là vì tâm vô minh bất giác: bất giác lúc sống, bất giác lúc chết, bất giác lúc gặp ánh sáng chân lý, bất giác lúc tìm tái sinh. Để hiểu bạt đô tái sinh, có lẽ nên nói thêm về tính chất của tâm.
28/10/2010(Xem: 5449)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của Lạt-ma Dagpo Rimpoché tại ngôi chùa Tây tạngKadam Tcheuling tọa lạc tại Aix-En-Provence miền nam nước Pháp, vào ngày 23tháng 3, năm 2003. Thôngdịch viên : Marie-Stelle Boussemart. Ghi chép : Laurence Harlé, MichelLanglois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]