- Lời mở đầu
- Mọi người nên chuẩn bị cho chính mình
- Khi chết, không mang theo được bất cứ gì
- Cần biết trước cái chết sẽ đến
- Tâm tư nguyện vọng của người sắp lìa đời
- Nổi đau về thể xác của người sắp lìa đời
- Tâm tư tình cảm của người sắp lìa đời
- Cần tôn trọng ước nguyện của người sắp mất
- Nhận thức của ta sẽ thay đổi khi kề cận người sắp qua đời
- Ðiều nên tránh khi ở cạnh bên người sắp mất
- Sự bơ vơ đơn độc của người sắp qua đời
- Người sắp lìa đời với đức tin của họ
- Cầu siêu cho hương linh là điều cần thiết
- Những giai đoạn và diễn biến của sự chết
- Sự tan rã của tứ đại
- Người chết thường thấy lại bạn bè người thân đã qua đời trước đó như thế nào?
- Người mới qua đời có biết là họ đã chết rồi không
- Sáu cõi (lục đạo)
- Người vừa mới qua đời có thật là đã chết hẳn chưa?
- Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm
- Những hình ảnh xuất hiện ở giai đoạn trung ấm
- Ðầu thai khó khăn hay dễ dàng? Lâu hay mau?
- Khi chết, sinh mệnh kiếp đời trước sẽ chuyển qua sinh mệnh kiếp đời kế tiếp
- Sau khi chết, sự chuyển kiếp ra sao?
- Sự liên hệ giữa linh hồn và thể xác qua sợi dây liên kết
- Người Mỹ và niềm tin vào cõi giới mà linh hồn đến sau khi chết như thế nào?
- Những điều cần biết sau cõi chết
- Làm sao tránh được quả báo xấu xa về sau?
- Người trong gia đình nên làm gì khi người thân sắp mất
- Thân xác người mới mất nên giữ bao lâu
- Khi mất, thân xác nên chôn hay thiêu?
- Khi chết không mang theo được gì – khi chết, ta ra ði với 2 bàn tay trắng...
- Tài liệu tham khảo
Qua Cửa Chuyển Tiếp
Người Trong Gia Đình Nên Làm Gì Khi Người Thân Sắp Mất
Nguồn:Đoàn Văn Thông
Nhiều kinh sách tôn giáo xưa nay đã từng khuyên người thân trong gia đình mỗi khi có người thân sắp qua đời thì nên có thái độ, hành động và việc làm đúng hợp với hoàn cảnh lúc đó - có vậy mới mong người sắp mất ra đi một cách thanh thản, không u buồn nuối tiếc, khổ đau...
Sau đây là một số điều cần làm:
1) Điều quan trọng nhất và cũng là khó nhất, đó là khi người thân sắp hay mới qua đời thì thân nhân không nên khóc lóc, kêu gào, vật vã - Vì người sắp chết sẽ rất khổ đau ray rứt khó ra đi. Còn khi người mới xuôi tay nhắm mắt, bề ngoài thấy là họ đã mất, dù cho tim ngừng đập; Nhưng thật sự là họ vẫn còn nghe, biết những gì xảy ra chung quanh họ. Do đó thân nhân nên cố gắng tránh khóc lóc, kể lễ làm đau lòng người sắp mất.
2) Không nên đụng chạm, tắm rửa, thay quần áo hay di chuyển thân xác người mới mất trong khoảng thời gian 12 tiếng đồng hồ kể từ khi người ấy mất.
3) Trong khoảng thời gian 12 tiếng kể từ khi mất, người thân nên đọc kinh cầu nguyện (nếu là Thiên Chúa giáo) hay tụng kinh siêu độ (nếu là Phật giáo) liên tục cho vong linh hay linh hồn người mất được ra đi một cách thanh thoát, an lạc, tự nhiên... dĩ nhiên là trong thời gian đó nên giữ yên lặng; chỉ có tiếng kinh thôi - cố tránh không có tiếng than khóc đau thương - Khi đọc kinh hay tụng kinh âm điệu cũng không nên ai oán bi thương.
4) Cần nhớ rằng: trong thời gian 49 ngày kể từ khi mất, vong linh hay linh hồn (theo Phật giáo thì giai đoạn này là Thân Trung ấm) người mới mất ấy còn trong tình trạng hoang mang, mơ hồ, phân vân trước những cõi giới không biết vào đâu - thời gian này cần thân nhân hổ trợ bằng lời cầu nguvên - cầu hồn, cầu siêu... nhất là bằng sự bố thí giúp người, ăn chay hay in ấn kinh sách phổ biến hoặc nhờ nhà thờ, chùa làm lễ cầu nguyện cho linh hồn người mới mất được siêu thoát. Những việc làm vừa kể rất quan trọng và rất có hiệu quả vì giai đoạn 49 ngày là giai đoạn rất đáng quan tâm, rất đáng lo cho người mới qua đời - thân nhân cần phải nhớ điều đó để giúp người thân mới mất được ra đi trong an lạc tốt lành. Hãy chú tâm vào những điều vừa kể hơn là chú tâm vào nghi lễ phiền toái linh đình, đám cho to, giỗ cúng cho lớn mời cha, thầy tới cho đông, thết đãi, xe cộ xênh xang chỉ là bề mặt và cho người sống có hư danh - còn người chết thì vong linh, dật dờ, lênh đênh, vô định... mà việc ta làm lúc này là để giúp người mất chớ đâu cho người đang sống?
5) Người sắp mất ra đi với tâm trạng lo buồn, đau khổ. Vì họ còn rất nhiều việc chưa hoàn tất, nhiều ước nguyện chưa thành, còn nhiều tình cảm quyến luyến - Do đó phút lâm chung, người thân phải hiểu rõ điều đó, cố động viên họ, làm cho họ an tâm tuyệt đối đừng khơi dậy những nổi đau mà họ đã hay đang trải qua lúc còn sống, tránh nhắc lại những thứ ấy - Hãy bảo rằng: "..cứ yên tâm, mọi việc đều ổn thỏa, gia đình sẽ lo chu đáo, không có gì phải lo cả..". Có người lúc lâm chung, họ luôn nhớ lại những gì xảy ra nhất là quá khứ - có người nhớ là họ còn nợ ai số tiền chưa trả chẳng hạn - họ muốn ra đi được thanh thản.. nếu thân nhân nghe họ phàn nàn lo âu điều đó thì nếu có thể tìm cách nói làm sao để họ an vui. Nếu có thể nên thanh toán nợ nếu đủ sức thì đó quả là một việc phúc đức đáng làm. Nói tóm lại Ta hãy cố tạo sự thuận lợi an ổn cho người sắp ra đi, để họ khỏi bận tân, nuối tiếc, dùng dằng... nếu là người bệnh sắp mất, thân nhân hãy chờ lúc họ tỉnh táo hãy hỏi họ cặn kẻ những gì họ mong muốn, những gì họ căn dặn và hứa sẽ làm cho họ yên lòng - Dĩ nhiên lời hứa phải thành thật không gian dối dù sau đó vì quá sức mình không chu toàn được... Làm được vậy là giúp người sắp mất thanh thản ra đi một cách nhẹ nhàng - Nhờ đó mà vong linh sẽ sáng suốt, không bận tâm, không u buồn nên khỏi phải đi vào đường lầm mêcủa Lục đạo.
6) Trước mặt người sấp mất hãy làm những điều tốt lành như những người trong gia đình mấy lâu xung khắc gây gổ, tránh mặt nhau thì khi đó hãy đứng bên nhau hoà đồng vui vẻ để người sắp mất vui lòng. Tránh gây gỗ tranh cải nhau. Người sắp lìa đời nằm đó nhưng tai nghe rõ hết, ngay cả khi họ nhắm mắt xuôi tay, thần trí họ vẫn còn hoạt động - Phải nhớ kỹ điều đó.
7) Tránh khuyên răn người sắp mất tin theo một tôn giáo nào đó khác với tôn giáo mà họ đã theo – làm như vậy tạo nên hoang mang tâm thức họ khi đang đứng ở ngưỡng cửa của sự chết khiến họ không biết bước vào cõi giới nào lúc đó. Chỉ ngoại trừ người sắp mất tự nguyện hay đề nghị mà thôi. Việc rước lễ, đọc kinh hay tụng kinh cũng nên theo ý muốn của người sắp mất, đừng ép uổng họ. Có người tới lúc cận kề sự chết họ mới mở tâm khai ngộ - vì thế lúc ấy họ tin điều gì, mong ước gì là nên để họ tự ý, không nên tự mình đưa họ vào hoàn cảnh hay niềm tin mà họ không muốn.
8) Những bà con bè bạn tới thăm muốn gặp thì nhớ nhắc nhở họ đừng tỏ vẻ lo sợ về cái chết sắp đến đừng nói lời tiếc thương u buồn mà tỏ ra tự nhiên xem cái chết là điều bình thường vì ai cũng trải qua cả - Đừng làm cho họ sợ, chán nản, lo lắng...
9) Vấn đề dùng thuốc an thần: chỉ nên dùng khi bệnh nhân đang ở tình trạng đau bệnh nhưng chưa đi vào giai đoạn hấp hối. Dùng thuốc an thần để giúp giảm cơn đau đớn cho người bệnh những lúc đó mà thôi- Tuy nhiên, khi họ đi vào giai đoạn sắp thở hơi cuối cùng thì tốt nhất là không nên. Bác sĩ Paul Perry, bác sĩ Melvin Morse cho biết rằng, hiện nay tại các bệnh viện, nhất là ở các nước Âu Mỹ 90 phần trăm bệnh nhân quá đời đều đã dùng nhiều thuốc an thần - Nhất là khi thấy người đang hấp hối tỏ vẻ lo sợ, kêu hay nói hoặc mô tả những hình ảnh mà họ đã thấy lúc đó thì các y bác sĩ cho là họ đang bị mê sảng nên trấn an bằng cách cho họ uống thuốc an thần - Họ không biết lúc ấy người sắp mất đang ở biên giới của tử sinh nơi giới hạn của cõi giới họ đang sống (thế gian) với cõi giới khác - mà cõi giới khác thì có biết bao hình ảnh kỳ bí lạ lùng có khi đáng sợ mà người sắp lìa đời thấy được trong khi những người đang sống (y, bác sĩ, thân nhân người hấp hối không thể thấy...
Bác sĩ Melvin Morse cho hay là có lần một em bé tên John 11 tuổi đang kề cận với cái chết trong bệnh viện mà ông có nhiệm vụ theo dõi bệnh trạng. Em này bị bướu giác tính ở hạch Bạch huyết Lymphoma - Vì trường hợp của bé John đặc biệt, không thể dùng thuốc an thần - Do đó theo bác sĩ Melvin Morse, em bé này đã ra đi thật an bình - Trước khi thở hơi cuối cùng, bé mở mắt nói với người thân đang vây quanh giường: "Ba má và các anh chị hãy cầu nguyện cho con - Chúa đang ở trong phòng, trước mặt con đó! " Nói xong bé nhắm mắt và mất một các an bình tự tại. Theo bác sĩ Melvin, người chuyên nghiên cứu những gì bên kia cõi chết thì trường hợp đặc biệt của bé John đã xảy ra trước mắt của nhiều y tá và bác sĩ trong bệnh viện. Bé ra đi một cách thanh thản tự nhiên - điều mà tất cả mọi người có mặt hôm đó hiếm khi thấy - Thắc mắc nêu ra lúc bấy giờ đã được bác sĩ Melvin Morse trả lời dứt khoát rằng: "..đó là do bé John lúc cận kề cái chết, may mắn đã không dùng thuốc an thần!”. Theo các Lạt Ma Tây Tạng thì giờ phút hấp hối rất quan trọng, nếu trí óc thần trí u lối, mê mờ, hoang mang vô định thì rất dễ lạc vào cõi giới tối tăm khốn khổ - Dùng thuốc an thần lúc hấp hối chính là khiến thần trí người đó mê mờ như kẻ mộng du, say rượu. Giây phút ra đi, tâm trí cần phải an bình, sáng suốt mới nhận thức được đâu là nơi đáng tới, nơi không nên vào. Vì theo Phật giáo, khi chết bất cứ ai cũng phải vào một trong 6 cõi giới gọi là Lục đạo - chỉ ngoại trừ những bậc tu hành đắc đạo, thanh cao là không bị đưa vào đó theo nghiệp báo của họ gây ra khi còn sống mà thôi.
10) Tại các bệnh viện thường có dụng cụ giật điện giúp hồi sinh cho người bị kích ngất. Cũng theo bác sĩ Melvin Morse thì vấn đề sử dụng loại giật điện giúp hồi sinh này cần phải cẩn thận - nên dùng như trường hợp đứng tim chẳng hạn. Còn trường hợp chết vì ung thư hay bệnh không thể chữa khỏi thì không dùng là hơn. Nếu vì lý do thân nhân yêu cầu thì cũng nên hạn chế. Có khi vì muốn thấy mặt lần cuối hay nghe lời trăn trối sau cùng mà phải dùng tới dụng cụ giật điện giúp người mới chết hồi sinh chốc lát thì quả là sai lầm. Sai lầm thứ nhất là làm người sắp qua đời phải chịu đau đớn khủng khiếp - nếu chỉ vài phút hồi sinh rồi mất thì tâm trí người ấy đâu còn minh mẫn an bình nữa? Sai lầm thứ hai: người ra đi phải đúng giờ giấc, không dùng dằng hay bị níu kẻo - giờ phút quan trọng đã tới mà lại làm họ "trễ chuyến đi" cũng như gây hoang mang nghiệt ngả tâm hồn thì quả thật là vô cùng tai hại... Chết trong khi được cầu nguyện là điều vạn hạnh. Những bậc tu chứng thường cho rằng: một người đang chú tâm cầu nguyện, đọc kinh, tụng kinh mà tự nhiên bị chết thì tâm linh người ấy đã được trong sáng, đã đi vào trong lời cầu nguyện nên họ chết trong an lạc. Các bậc thầy kinh nghiệm về tu tập cho biết rằng: lúc sắp qua đời nếu người sấp mất ấy cầu nguyện được tái sinh làm người với mục đích giúp đỡ kẻ khác - họ chú tâm cầu nguyện mãi như thế cho tới khi nhắm mắt xuôi tay thì phần lớn người ấy sẽ tái sinh vào một kiếp người đầy hạnh phúc an vui. Do đó khi còn sống, hằng ngày ta cũng nên tâm niệm như thế, ngay cả khi đang đi, nằm, ngồi hay làm việc - Tập quen như thế rồi thì khi sắp lâm chung ta sẽ quen với tâm niệm tốt lành ấy.
Nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng khuyên thân nhân người chết để ý điều này: Nếu người qua đời để lại một số của cải hoặc người đó mất đi thân nhân sẽ hưởng một số tiền nào đó như đền bù vì tai nạn, bảo hiểm, chết trận vân vân - Thân nhân không nên tiêu dùng hết số tiền đó mà nên trích ra một ích cho hội từ thiện hay đích thân đi làm việc thiện, cứu giúp người nghèo vừa giúp lòng tâm mình bớt áy náy vừa làm vui lòng vong linh người đã khuất.
Người Việt Nam cũng vậy, lúc có người thân mất phần lớn họ không nhận tiền phúng điếu (chỉ ngoại trừ gia đình người qua đời quá nghèo túng không mua nổi áo quan hay chi phí lễ tang ma... thì nhận nhưng cũng giới hạn).