Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những điều cần biết sau cõi chết

06/05/201319:38(Xem: 5495)
Những điều cần biết sau cõi chết

Qua Cửa Chuyển Tiếp

Những Điều Cần Biết Sau Cõi Chết

Đoàn Văn Thông

Nguồn:Đoàn Văn Thông


Về Tái sinh làm người cần lưu ý điều này: Thật ra thì; con người khi chết đi, nếu tái sinh trở lại làm người thì đó là là một điều đáng mừng vì khi chết đi tùy theo nghiệp mà tái sinh vào cõi giới nào đó - Theo Phật giáo thì có những cõi giới đáng sợ như cõi Địa ngục, Cõi Ngạ Quỷ, Súc Sanh hay Cõi không mấy hoan nghênh là Cõi A Tu La. Có Cõi lại khó đến như Cõi Trời là Cõi sung sướng tốt lành - Chỉ có cõi Người là trung bình, tuy cõi này kiếp đời cũng nghiệt ngả khổ đau với Sinh, Lão, Bệnh, Tử... nhưng nếu xét tới cảnh làm thân thú vật hay quỷ dữ thì làm người là may mắn hơn rất nhiều - Các Kinh sách cũng thường nhắc tới vấn đề này như sau: "nếu lỡ khi tái sanh không được làm kiếp người mà làm kiếp thú thì không gì khốn khổ cho bằng - Do đó, nếu khi sống không chịu tu tập để tới được cõi giới thanh cao thì một khi đã mất làm thân người thì khó mà trở lại kiếp ấy”

Chết không phải là mất hẳn - Chết chỉ là chuyển đổi cái kiếp thân này sang cái kiếp thân khác mà thôi- Nguyên nhân là do Nghiệp mà khi sống ta tạo ra - Nghiệp ấy hoặc tốt hoặc xấu, hoặc Thiện hoặc ác. Tùy theo Nghiệp xấu tốt mà kiếp đời mới của ta theo luật Nhân quả sẽ sung sướng hay khổ đau, mạnh khỏe hay tật bệnh triền miên... Như vậy Nghiệp là cầu nối làm cho Sinh Mệnh mỗi người tiếp tục từ đời này qua đời khác - Nghiệp phát sinh là chính ta cho không ai khác cả - làm ác tạo ra Nghiệp ác, làm Thiện tạo nên Nghiệp Thiện. Những Nghiệp ấy được tích chứa, lưu giữ bởi A lại Gia thức... Khi ta còn đang sống trên cõi đời thì A lại Gia Thức không ra khỏi thân xác của ta - vì nó luôn luôn có nhiệm vụ ghi chép, giữ lại tất cả hành động của ta từng li từng lí một - Nó giống như nhà quay phim về mọi hành động tốt xấu của đời ta. Tới khi ta nhắm mắt qua đời thì nó mới thoát ra khỏi thân xác ta để làm sứ mệnh đầu thai cho ta.

Khi một người chết đi thì Thần thức thoát ra khỏi thân xác của người ấy - Thần thức là cái mà dân gian thường gọi là Hồn hay Linh hồn. Câu hỏi xưa nay là Thần thức thoát ra như vậy là từ nơi đâu của thân xác? Theo Tử Thư Tây Tạng thì có 9 huyệt đạo trên cơ thể và Thần thức sẽ thoát ra từ một trong 9 huyệt ấy. Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì tùy theo nơi phát xuất mà các vị biết được cõi nào thần thức đi tái sanh.

- Nếu Thần thức thoát ra từ đỉnh đầu của người chết thì họ sẽ tái sinh vào cõi thanh cao.

- Nếu Thần thức thoát ra từ vùng Tim thì sự tái sinh sẽ là Người.

- Nếu Thần thức thoát ra từ phần bụng thì sẽ tái sinh vào cõi xấu như cõi của ngạ quỷ

- Nếu Thần thức thoát ra từ phần chân, đầu gối thì sẽ tái sinh vào cõi Súc sánh thú vật.

- Nếu Thần thức thoát ra từ lồng bàn chân thì sẽ tái sinh vào cõi Địa ngục.

Nơi Thần thức thoát ra từ cơ thể là nơi thường còn chút nóng ấm - Khi chết cơ thể tái và lạnh dần - Nếu điểm nào trên cơ thể còn nóng thì nơi đó Thần thức sẽ rời bỏ xác thân mà chuyển đi làm nhiệm vụ đầu thai.

Thật ra thân nhân không cần tò mò biết điều này vì chẳng ích lợi gì - Hơn nữa nhiều người vì muốn biết người chết sẽ tái sanh vào cõi nào nên đã mày mò tìm hơi ấm còn lại trên xác thân người chết để xác định. Làm như thế rất tai hại vì có thể làm cho Thần thức bất ngờ bị động nên thoát ra từ những vị trí bất lợi khiến cho sự tái sánh lệch lạc có khi tốt thành ra xấu. Theo lời căn dặn của các bậc chân tu thì sau khi chết khoảng 10 tiếng đồng hồ, đừng ai đụng chạm vào thân xác của người chết cả giữ được như thế là giúp cho Thần thức từ thân xác người ấy thoát ra khỏi một cách tự nhiên. Nếu muốn, ta chỉ cần biết qua những việc làm hành động của người lúc còn sống thế nào: ác đức hay hiền lương mà ta có thể biết là họ sẽ tái sánh vào cõi xấu hay tốt. Sách Kinh cổ xưa đã ghi rằng:" Muốn biết quá khứ hành động ra sao thì hãy nhìn cuộc đời hiện tại – Còn muốn biết tương lai ta ra sao thì cũng hãy nhìn những gì ta làm trong hiện tại.."

“ Ta có Bạn và Kẻ Thù. Những ai làm lợi cho ta thì gọi là bạn. Những ai làm hại ta thì gọi là Kẻ Thù. Gọi và đánh giá như vậy có cái hại là ta cứ bị vướng mắc vào người mà ta gọi là bạn. Họ thể nào ta vẫn cứ thương - Còn kẻ mà ta gọi là kẻ Thù thì làm tốt mấy cũng bị ta ghét - Đó chính là do ta bị cái chấp ngả ở ngay trong tâm ta chi phối ta .. “

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2014(Xem: 35678)
"Thọ Mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo "Chu Công gia lễ" tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc, nhưng không rập khuôn theo Trung Quốc. Mặc dầu gia lễ từ triều Lê đến nay có nhiều chỗ đã lỗi thời nhưng khi đã trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn còn áp dụng phổ biến, nhất là tang lễ. Tác giả của "Thọ Mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân hiệu Thọ Mai (1690-1760), người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đậu tiến sỹ năm 1721 (năm thứ hai triều Bảo Thái), làm quan đến Hàn lâm Thị chế.
12/11/2014(Xem: 8690)
Sống tròn 100 tuổi, bà chưa một lần tắm gội, chưa một lần uống thuốc, đi viện, cũng không ăn cơm, nhưng cơ thể vẫn thơm tho, khỏe mạnh, minh mẫn tới tận ngày mất. Cuộc đời gắn với chữ “không” cùng những khả năng kỳ lạ, không lời giải trong việc trị bệnh, tiên đoán thời thế bằng kiến thức tâm linh khiến bà trở thành một nhân vật huyền thoại, được môn đệ từ khắp nơi thờ phụng.
11/11/2014(Xem: 9225)
Tôi có quen một cặp vợ chồng trẻ thường lui tới ngôi chùa Bảo Vương để học Pháp tụng kinh mỗi sáng chủ nhật. Minh Sinh, người chồng, gọi tôi là 'anh' trong khi Phương Thảo, người vợ, gọi tôi bằng 'chú'. Khoảng nửa năm trước mẹ của Thảo, 82 tuổi, ngả bệnh đang nằm trong bệnh viện Clayton với tình trạng đã hôn mê kiệt quệ, thoi thóp chỉ chờ ngày 'ra đi'. Thảo-Sinh đã mời Sư Ông (mà tôi gọi là sư phụ) đến tụng kinh cho bà cụ. Hôm đó là một ngày làm việc nên chỉ có sư phụ cùng với anh Bảo Minh Đạo (đã hưu trí) có thể đi được. Đã hẹn trước nên anh Minh Đạo - trên đường hướng về Clayton đã ghé ngang city đón tôi trước nơi làm việc trên đường Flinders để đi luôn cho đủ bộ, có 'duy na' có 'duyệt chúng', có 'tả phù hữu bật' để phò trợ cho sư phụ trong việc hành lễ.
11/11/2014(Xem: 5919)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 18843)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 7333)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 7321)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7669)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 12530)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 16833)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]