Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Mỹ và niềm tin vào cõi giới mà linh hồn đến sau khi chết như thế nào?

06/05/201319:36(Xem: 4519)
Người Mỹ và niềm tin vào cõi giới mà linh hồn đến sau khi chết như thế nào?

Qua Cửa Chuyển Tiếp

Người Mỹ Và Niềm Tin Vào Cõi Giới Mà Linh Hồn Đến Sau Khi Chết Như Thế Nào?

Đoàn Văn Thông

Nguồn:Đoàn Văn Thông


Ngày nay một số lớn người Mỹ có thái độ và niềm tin về những gì sẽ xảy đến với bản thân họ sau khi chết có rất nhiều thay đổi sâu xa.

Sau khi một số y bác sĩ trình bày những bài thuyết giảng, những bài báo và cả luận án cũng như nghiên cứu về vấn đề kề cận với cái chết, các nhà báo bất đầu đổ xô đi săn lùng những đề tài vừa kể. Năm 1982, viện Gallup đã mở một cuộc thăm dò rộng rãi khắp nước Mỹ về những hiện tượng của vấn đề cận tử. Kết quả, viện này đã tham khảo được 8 triệu người Mỹ đã có lần Chết đi và Sống lại.

Những hồ sơ ghi chép về những gì mà những người này đã có lần đi vào cõi giới khác mô tả lại được đem phân tích so sánh, đối chiếu rất cẩn thận - Điều lạ lùng kỳ thú là mặc dù ở những tiểu bang khác nhau, không quen biết nhau, nhiều mô tả của những người Mỹ này lại khá tương tự hay trùng khớp nhau về những cảnh trí, sự kiện được xem là ở bên kia cửa Tử. Dưới đây là một số sự kiện được các nhà nghiên cứu hiện tượng Cận Tử ghi lại như sau:

1) Ở phút hấp hối rồi xuôi tay, họ thường có những cảm giác lạ lùng như cảm thấy thanh thản, an vui, nhưng có người lại cảm thấy lo lắng sợ sệt, hoang mang hay ngơ ngác.. .

2) Các giác quan lúc đó (cận tử) tự nhiên như được phát huy nên nghe rõ, nhận thức rõ, cảm giác nóng lạnh hay đau đớn rõ hơn. Về âm thanh họ nghe như có tiếng gió mạnh và thân xác họ như nhẹ đi và tách rời khỏi thân xác. Phần lớn họ đều thấy mình nằm chết bất động, còn họ thì ở trên cao - họ thấy rõ thân xác họ và thấy biết những gì đang xảy ra chung quanh. Lúc đó họ lướt đi dễ dàng như lên cao xuống thấp và có thể xuyên qua tường hay vật rắn - Vào giai đoạn đó họ không cảm thấy nặng nề, không còn dính dấp với xác thân, lúc đó họ chỉ còn liên kết với tâm họ thôi nên cảm thấy nhẹ nhàng một cách kỳ diệu.

3) Lúc này họ biết mình đang ở vào tình huống nào, biết mình đang ở vào hoàn cảnh khác với trước lúc còn sống - Họ cảm thấy mình như bị cuốn hút vào trong một khoảng tối đen mông lung diệu vợi không biết đâu là chiều hướng. Họ thấy mình lướt đi rất nhanh qua một đường hầm hun hút.

4) Kế đến, họ thấy từ xa một điểm sáng, rồi một vừng sáng rực rỡ tỏa ra đồng thời họ cảm thấy một tình thường bao la như hoa trong ánh sáng bao phủ lấy họ - Lúc bấy giờ những hình ảnh của cuộc đời họ bất đầu diễn ra như một cuốn phim của đời mình được chiếu lại.. Về sự kiện ánh sáng thì hình như mọi người đã được hỏi qua đều cảm thấy hân hoan kỳ lạ, họ mô tả đó là loại ánh sáng chưa từng thấy, một thứ ánh sáng toàn vẹn, rực rỡ nhưng lại không làm cho mắt bị lòa, một thứ ánh sáng mà khi được bao phủ họ cảm nhận sự an lạc kỳ diệu vô bờ bến nên lúc ấy họ hoàn toàn hòa vào với ánh sáng ấy..

5) Phần lớn mô tả thấy những cảnh trí đẹp đẽ lạ lùng diệu vợi với âm thanh thanh thoát phiêu bồng – Đôi khi hình ảnh có vẻ như xa vắng mông lung hay tối tăm u buồn dễ sợ. Có người thấy dinh thự lâu đài nhà cửa, có người thấy hang đá, hố sâu...

6) Phần lớn thấy là họ không thể vượt qua một lằn ranh giới nào đó mà phần lớn như cánh cửa hay cái cổng lớn.

7) Vấn đề trông thấy người thì ở đây có điểm rất tương đồng là trong số 8 triệu người Mỹ đã từng chết đi sống lại phần đông đều kể là họ đã gặp lại người thân thuộc, bạn bè - nhưng là người thân, bè bạn đã qua đời rồi chớ không gặp người hiện đang còn sống.

8) Những người chết đi rồi tự nhiên sống lại đều kể giống nhau là có một động lực thúc đẩy, chỉ bảo họ nên quay về - Có người gặp lại người cha, mẹ, anh em... đã mất trước đó rất lâu, họ ra dấu bảo hãy mau mau quay về đừng tới đây làm gì và sau đó chính họ trở lại thân xác của họ...

(* Quý vị muốn biết thêm chi tiết về các sự kiên trên xin tìm đọc cuốn: Bí ẩn sau Cõi Chết và cuốn Biên giới Tử Sanh của tác giả Đoàn văn Thông biên soạn) . . .



Kết quả những khám phá và nghiên cứu trên còn mang lại một số điểm như sau:

Những người đã từng Chết đi Sống lại ấy hầu như tất cả đều thay đổi thái độ sống. Nghĩa là trước đó họ sống “rất là tính người, thì nay không hoàn toàn như thế nữa -Trước đó họ hay tham lam, giận dữ, tranh chấp, tự ái... thì nay họ sống có khi như an bần lạc đạo, sống nhiều về nội tâm, hướng về đấng tối cao nhiều hơn - Có người tới nhà thờ làm việc thiện, có người tìm đọc sách Thiền, tập tu Thiền, tìm hiểu thêm về lý thuyết của Phật giáo - Đặc biệt là những giáo lý của Phật giáo Tây Tạng có những lý giải phần lớn trùng khớp với những điều họ đã trải qua trong thời gian cận kề với cái chết.

Đối với những vị Đại sư Tây Tạng thì những sự thấy biết của những người Chết đi sống lại mô tả trên thật ra chỉ là những gì xảy ra ở ngưỡng cửa của Cõi Trung ấm mà thôi chớ chưa thực sự vào sâu sau cõi Chết. Lý do là họ mới tới đó rồi trở về nhập xác chớ nếu vào sâu nữa thì chắc chắn họ đã Chết hẳn không thể trở về lại với thân xác nữa... Một sự kiện làm các vị Lạt Ma lưu ý là qua lời mô lả, kể lại của những người cận kề cái Chết và may mắn sống lại là họ đều trải qua giai đoạn thấy lại rõ ràng toàn cảnh cuộc đời của họ vô cùng chi tiết từ những hành động tốt cũng như xấu - Như vậy là rõ ràng vấn đề tạo Nghiệp rất quan trọng phát sinh từ những hành động việc làm của chính mình trong đời - Những lời kể lại ấy nói lên rằng Những gì ta đã làm, đã gây nên và thấy rõ trong phút lâm chung không thể nào chối cải hay trốn chạy được Nghiệp báo.

Chính nhờ y khoa ngày càng tiến bộ có thể giúp hồi sinh một số người tưởng đã qua đời – Nhưng cũng chính nhờ vậy mà giới Y khoa ngày nay biết thêm một số sự kiện đặc biệt, những tiến trình cùng với hình ảnh màu sắc diễn ra khi con người tiến dần vào cõi Chết qua những mô tả của những người có lần chết đi sống lại.

Đại sư Sogyal Rinpoche đã từng đối thoại với những y bác sĩ Tây phương về vần đề này rằng: "Làm sao mà bạn là vị Bác sĩ tài ba và giàu kinh nghiệm thực sự nếu bạn không được hổ trợ thêm một số kiến thức về sự thật của cái chết như thế nào. Nếu không có được may mắn đó thì làm sao bạn có thể giúp đở người sắp chết về mặt tâm linh?

Ngày nay trên thế giới, nhiều y bác sĩ đã mạnh dạn đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu những gì liên quan tới sự Chết và có gì đằng sau cõi chết . . .

Trong hai bộ sách Tử Thư Ai Cập và Tử Thư Tây Tạng, thì nội dung có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên về chi tiết vẫn có những điểm hơi khác biệt. Đối với Tử Thư Tây Tạng thì chi li và ứng hợp với nhiều điểm mà những người chết đi sống lại mô tả thường rất ăn khớp. Đối với nhà khoa học, các y bác sĩ hiện nay khi nghiên cứu tìm hiểu về Cận tử, họ tận dụng kinh sách Tây Tạng nhiều hơn - nhất là Bộ Tử Thư.

Ngày xưa, các vị Lại Ma Tây Tạng, nhất là các vị Đại sư hay Đạt Lai Lạt Ma sống ẩn dặt tại quê hương họ nên thế giới ít biết về những vấn đề sâu xa thuộc lãnh vực Tâm tinh - Nhưng ngày nay, qua biến cố Trung quốc tự chiếm đóng Tây Tạng cả trăm nghìn người Tây Tạng đã sống lưu vong, trong đó có cả vị Đạt Lai Lạt Ma và một số lớn các vị Ðại đức, đạo sư... Nhờ đó mà nhiều người, kể cả các học giả, các nhà khoa học Âu Mỹ có dịp tiếp cận và thu thập kiến thức về thế giới tâm linh, qua đó còn có cả Sự Chết - Một vấn nạn mà Con người thường phân vân trăn trở và lo sợ.

Nhiều vấn đề thắc mắc về sinh tử cũng nhờ đó mà được các Đại sư giải thích rõ ràng. Ví dụ như vấn đề sống chết, trong khi chết, sau khi chết. Ngoài ra còn vô số các thắc mắc liên quan tới sự chết ví dụ như những thắc mắc về tự tử, về sự hư thai, về vấn đề hiến tặng xác thân, về bảo quản cơ thể .. đã được Đạo sư Dilgo Khyentse Rinpoche giải thích rất tường tận:

- Về người Tự vẫn thì việc làm đó là một sai trái mà ngay cả Thiên Chúa giáo cũng tuyệt đối ngăn cấm. Khi một người tự tử thì Thần thức của người đó cũng không có thời gian chuẩn bị, sự bất ngờ mà không thể cưỡng lại được nên Thần thức hay Thân Trung ấm khi đó vụt thoát ra khỏi thân xác - Lúc chết vì tự sát, tâm thức người ấy rối ren, vụt tốc do tự ái, nóng giận, không kềm nổi lý trí - vì thế họ đi vào cõi chết trong u tối lầm lạc nên Thần thức buộc phải đi theo Nghiệp Xấu của mình - Đó là lúc rất nguy hiểm vì không có thời gian suy nghĩ kiểm soát chuẩn bị đề phòng... nên dễ bị các vong linh xấu dẫn dắt vào cõi xấu xa của lục đạo. Hơn nữa, Tự vẫn là do mình quyết định lấy thân phận chớ chưa hẳn là người ấy đã tới giai đoạn phải lìa đời - Như vậy thì vong linh họ chưa được sấp xếp quy định nên mãi cứ lang thang vất vướng vô cùng tai hại...

- Về vấn đề hư thai: Khi một người đàn bà có thai và thai bị hư - Dĩ nhiên là Thai nhi đã chết. Theo Đạo sư Dilgo Khyentse Rinpoche thì dù là cái trứng thụ tinh mới tượng hình phôi thai nhưng nó cũng đã có Thần thức tiềm ẩn bên trong. Vậy mà đứa bé đã chết trước khi được sinh ra nên Thần thức của bé lại phải chuyển qua một kiếp đời khác. Trong trường hợp này, người mang thai cháu bé phải hết lòng cầu nguyện cho bé chuyển di trong an lạc, nên làm việc từ thiện, tạo cồng đức giúp mình và bé được an lành mới mong hy vọng có bé khác sinh ra bình thường.

(Tuy nhiên cũng có nhiều người bị sẩy thai liên tiếp nhiều lần - như vậy có nghĩa là vong linh nào đó nhập vào gia đình này không hợp ý về vấn đề gì đó - như vợ Chồng hay tranh cải đánh đập nhau, đời sống của cha mẹ tương lai của vong linh mới nhập vào sống bê tha cờ bạc rượu chè, gian ác... Nhưng cũng có khi là công đức kiếp trước của hài nhi quá nghiệt ngả xấu xa, tối tăm mê mờ..khiến bị khó khăn trở ngại gian nan trong giai đoạn chuyển kiếp - Vì thế mà vấn đề bố thí tu tập của người mẹ bị sẩy thai rất quan trọng - sẽ hổ trợ giúp đỡ công đức cho tâm thức hài nhi sáng suốt, giác ngộ thoát được sự lệch lạc trắc trở lần đầu thai kế tiếp).

- Về vấn đề ngày nay khoa học tiến bộ đã khiến các nhà khoa học nghĩ tới việc đông lạnh thân xác người mới chết vì bệnh để chờ đợi tương lai ngành y khoa tiến bộ hơn có thể làm cho sống lại nhờ loại thuốc hay phương cách nào đó. Theo Đạo sư Dilgo Khyentse Rinpoche thì khi một người trút hơi thở cuối cùng thì Thần thức sẽ rời khỏi thânxác để thực hiện vai trò đầu thai chuyển kiếp. Vì thế không có vấn đề Thần thức chờ đợi thân xác được cứu chữa. Điều tai hại lớn lao nguy hiểm hơn nữa là trước khi người ấy chết mà được hứa hẹn là được bảo quản nhờ đông lạnh chờ đợi cứu chữa thì khi người ấy chết, tâm thức họ sẽ đầy hy vọng vào sự sống lại qua cái thân xác cũ ấy. Do đó mà càng bám víu vào cái xác lạnh vô hồn làm cho sự tái sinh vào kiếp đời khác bị ngăn cản, chặn đứng - quả không có gì tai hại cho bằng - Vong linh họ sẽ lang thang vật vờ, phiêu diêu vất vướng tình trạng họ sẽ vô cùng đau thương vì họ đã rơi vào cõi giới giá băng ghê rợn mà họ không biết.

Về vấn đề hiến tặng thân xác - Ví dụ như có người hứa là sẽ hiến thân xác họ sau khi qua đời hầu giúp các công trình nghiên cứu y khoa hay sau khi chết có thể dùng cơ phận của cơ thể họ cứu giúp những người không may bị bệnh như gan, thận, mắt, phổi, tim... Theo Ðạo sư Dilgo Rinpoche thì đây là một nghĩa cử vô cùng cao cả, một công đức không thể nghĩ bàn. Nếu người bệnh, người sắp chết có hy sinh ấy, ước nguyện cúng hiến ấy thì khi người ấy mất, tâm thức họ đã biết rõ việc ấy rồi nên không tạo sự bất ngờ, hốt hoảng, lo lắng cho họ - dù bệnh viện có tận dụng phần thân xác họ bao nhiêu đi nữa thì Thần thức vẫn không bị ảnh hưởng mà còn mang thêm công đức, nghiệp tốt của người chết để hổ trợ vào tiến trình tái sanh qua một kiếp đời mới khác an lành hơn.

Đối những người bị xử tội bằng bất cứ hình thức nào như xử chém, thắt cổ, xử bắn, ngồi ghế điện, tiêm thuốc độc vân vân thì tâm trạng của họ trước giây phút lìa đời vô cùng khủng khiếp, tâm thức họ kinh hãi, xót xa, đau khổ ngập tràn... Vì thế trước và trong khi chết họ sẽ hoang mang ngơ ngác không biết vào đâu dễ bị các vong linh xấu xa lôi kéo vào Cõi tối tăm khốn khổ - Hơn nữa vào giây phút bị giết dù họ có linh mục hay nhà sư làm lễ đi nữa, họ cũng khó mà tiếp nhận được lời cầu nguyện lúc tinh thần đang bấn loạn ấy - Vì thế thân nhân người chết ấy phải thiết lập bàn thờ cầu nguyện tiếp lại nhà hay tại chùa, nhà thờ để hổ trợ cho hương linh người chết.

Đối với những người bị chết bất ngờ như tai nạn, té ngả, bị xe, bị ám sát, bị đạn... thì đó là điều mà họ không nghĩ tới, không ngờ tới. Vì thế dù đã chết nhưng họ vẫn nghĩ là mình chưa chết nên thường cứ về nhà như lúc còn sống - Tuy nhiên vì chỉ là cái “vong linh” vô hình vô ảnh nên không ai thấy họ, nghe họ, biết họ còn sống cả - Tình trạng ấy khiến họ đau khổ vô cùng - Chỉ khi thấy bàn thờ có hình ảnh họ và gia đình thờ cúng khóc lạy họ thì họ mới cảm nhận mình đã qua đời nhưng vẫn hoang mang, mơ hồ chưa rõ. Do đó thân nhân phải lo đọc kinh, tụng kinh hộ niệm, làm lễ cầu hồn cầu siêu giúp hồn người chết ấy mau siêu thoát - Việc làm này rất cần kíp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2016(Xem: 12217)
Lễ tang ông Nguyễn Thuyên - pháp danh Nguyên Thọ. Sinh năm: 1932 - tại Thừa Thiên Huế. Từ trần lúc 17h00, ngày 30.09.2013(26.08.Quý Tỵ) Hưởng thọ: 82 tuổi. Chủ sám: Hòa thượng Thích Phước Trí - trụ trì chùa Pháp Vân, Lê Thúc Hoạch, Phường Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. ----------------------------------------------------------------------- CUỘC SỐNG "Lịch giảng dạy, tu tập của Thầy tại thiền đường Tàng Kinh Các - Chùa Phước Duyên, Huế vào mỗi tuần: 2h chiều thứ bảy cho lớp Nữ Phật tử Thanh Tuệ và sáng 7h chủ nhật lớp Chánh Niệm, vào buổi chiều 2h Lớp Chánh Tâm. Xin quý nam nữ cư sĩ duy trì giờ học theo lịch pháp thoại của Thầy thường xuyên và nếu quý vị Phật tử nào ở xa có thể ghi danh,thời gian...để trực tiếp đến các lớp học vào cuối tuần với đại chúng. Qua nhiều triều đại. Thiền Sư Vạn Hạnh và Lý Thái Tổ trở nên mốc son tỏa sáng, hai vị đã tự biết nuôi nhau, lắng nghe nhau, bảo hộ cho nhau thì tiếng nói kia, hồi kinh kia mới hòa nhập vào nhau, biến thành
28/03/2016(Xem: 7646)
Lời Đức Phật dạy rất mực thâm sâu. Kinh nào cũng cần nghiền ngẫm, cần tu học với từng lời dạy một. Trong đó có nhiều kinh liên hệ tới sự chết. Nơi đây, bài viết này sẽ dịch hai kinh: Ud 7.10 và SN 44.9. Cả hai kinh đều dẫn tới nhiều suy nghĩ cho người học Phật. Kinh Ud 7.10 kể chuyện 500 phụ nữ trong nội cung vua Udena bị chết cháy. Chư tăng hỏi Đức Phật rằng, 500 nữ cư sĩ đó sanh về đâu. Đức Phật nói rằng, tất cả 500 nữ cư sĩ đó đều đắc quả thánh khi lìa đời trong trận hỏa hoạn, có bà đắc quả thánh Nhập Lưu (Tu Đà Hoàn), có bà đắc quả Nhất Lai (Tư Đà Hàm), có bà đắc quả Bất Lai (A Na Hàm).
23/12/2015(Xem: 9070)
Thuở xưa vào triều đại nhà Lương ở Trung Hoa có Thiền sư Chí Công là một bậc Đại đức cao tăng. Không sử sách nào ghi lại song thân của Thiền sư là ai. Người ta thường kể với nhau rằng: Một hôm nọ, có người phụ nữ nghe tiếng khóc của một hài nhi trên cành cây cao. Cô ta trèo lên, thấy một hài nhi nằm trong tổ chim ưng, bèn đem hài nhi về nuôi. Tuy thân thể hài nhi này hoàn toàn giống như người nhưng những móng tay, móng chân giống như móng chim ưng. Khi trưởng thành, xuất gia tu đạo, chứng được ngũ nhãn lục thông. Không biết cha mẹ Ngài là ai, chỉ biết Ngài sinh trong tổ chim ưng nên mọi người đều phỏng đoán Ngài được sinh ra từ trứng chim ưng vậy.
12/11/2015(Xem: 13987)
Những năm trước, nhân đọc một bài pháp thoại, một vị Thiền sư hỏi những người đệ tử của mình, cuộc sống dài bao lâu? Có người bảo 100 năm, 75 năm, 50 năm, 25 năm, v.v... Nhưng câu trả lời của vị Thiền sư đó là: “Cuộc sống chỉ dài như một hơi thở”, vì nếu một hơi thở vào, mà không ra hoặc ngược lại, tức khắc chúng ta từ giã cuộc đời này. Tự nhiên, khi ngắm hoa Quỳnh nở rồi tàn trong một đêm trăng tròn Mười Sáu, chợt nhớ bài pháp thoại năm nao, tâm cảnh hữu tình mà sáng tác một bài thơ: Nếu cuộc sống dài như hơi thở, Ta làm gì giữa hơi thở trong ta?
01/10/2015(Xem: 7622)
Video clip: Lễ tang mẫu thân TT. Thích Nhật Từ
06/09/2015(Xem: 8824)
Hai ngày vừa qua, chuyện về bức ảnh chụp cậu bé Aylan 3 tuổi người Syria trôi dạt vào bờ biển Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, do nhà báo Nilufer Demir chụp, đã có tốc độ lan tỏa nhanh chóng trên toàn cầu (ảnh 2). Người nữ phóng viên này nói ngay khi ấy cô đã thẩn thờ như chôn chân tại chỗ và với bản năng nghề nghiệp cô cầm máy ảnh giơ lên, để chỉ một vài động tác đơn giản cô đã đưa nó đi xa, làm xao động trái tim hàng triệu con người. “Chẳng biết làm gì, ngoài việc chụp ảnh thằng bé. Tôi nghĩ đấy là cách duy nhất tôi có thể biểu lộ tiếng thét từ thi thể bất động của Aylan”- Cô đã trả lời phỏng vấn ngày 4-9 như thế.
10/06/2015(Xem: 6449)
kiếp sống sẽ nối tiếp ? Không thể tính, không thể đếm. Làm thế nào để cái bánh xe sinh tử ngừng quay ? Ai là người có quyền năng như vậy ? Và tại sao lại phải ngừng quay ? Chết ở đây, sống lại chỗ kia cũng thú vị đấy chứ ! Tại sao lại sợ tái sinh ? Tại sao phải nhàm chán luân hồi ?!
06/06/2015(Xem: 12274)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
03/05/2015(Xem: 9323)
Cái suy nghĩ chính xác của chúng ta, là để tạo ra cái bề ngoài cho đời sống mà thôi. Và nó luôn được biểu thị bằng một đường thẳng. Có nghĩa là nó có khởi đầu và có kết thúc, một cách hữu hạn như có sống có chết vậy…
16/04/2015(Xem: 9570)
Một trong những bộ sách đặc biệt của Tây Tạng là bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death) viết về đời sống sau khi chết. Cuốn sách đã được nhiều người nghiên cứu và phiên dịch nhưng vì nó quá hàm súc, khó hiểu nên một số học giả đã rút tỉa vài đoạn trong đó, khai triển rộng ra để an ủi những người đang đau khổ vì cảnh tử biệt. Phần dưới đây trích trong cuốn "To Those Who Mourn" của Giám mục Charles Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]