Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một thế giới khác thường

06/05/201314:00(Xem: 8650)
Một thế giới khác thường

Chết Trong An Bình - Loving And Dying

Một thế giới khác thường

Tỳ Kheo Visuddhacara- Thích Tâm Quang dịch

Nguồn: Tỳ Kheo Visuddhacara - Thích Tâm Quang dịch



Ðọc báo và tạp chí có thể cho chúng ta nhiều cái đáng suy ngẫm. Bên cạnh những cáo phó, có những chuyện ác liệt nhắc tới khổ đau trên khắp thế giới, dẫu cho chúng ta có thể chết lặng đi vì nó. Có những vụ giết người, trộm cướp, hiếp dâm và chiến tranh, những vụ xung đột tôn giáo, sắc tộc, xã hội và chính trị, ô nhiễm, bệnh tật, chết đói, nghèo túng, tra tấn, áp bức, khủng bố, tai nạn, tự tử và những thiên tai như động đất, hỏa hoạn, lụt lội và bão tố. Quả là một bản liệt kê dài và đáng buồn cứ tiếp tục.

Ðồng thời bên cạnh những tin tức có những bức tranh và quảng cáo trình bày những người hạnh phúc đang hưởng thụ cuộc sống như thể không quan tâm gì đến thế giới. Họ cười và chụp hình đằng sau các xe sang trọng, những lâu đài đồ xộ, những căn phòng khách sạn lộng lẫy, những chai rượu, thuốc lá, nước hoa, mỹ phẩm, đồ trang phục trình bày quyến rũ, và đồ trang sức lộng lẫy. Họ đắm mình trong những tiệc tùng, cuộc thi sắc đẹp và biểu diễn thời trang với những người kiểu mẫu đẹp và sành điệu diễu hành trên lối đi của bục trình diễn. Sự tương phản đặc biệt thật mỉa mai, khi bạn nhìn thấy một cuộc biểu diễn thời trang lớn bên cạnh một bức tranh não lòng của những trẻ em Phi Châu đáng thương chỉ còn da bọc xương gần chết đói.

Người ta nói chúng ta là người văn minh ghê tởm bạo lực và sự gây đau đớn điên rồ cho người khác. Tuy nhiên chúng ta có những trận đấu tranh tài vô địch quyền Anh của hai võ sĩ khỏe mạnh, vì món tiền lớn, cố hết sức giã vào đầu nhau giữa những tiếng la hét tán thưởng rầm rộ của người xem, không phải là không giống thời dã mãn của người La Mã khi những đấu sĩ đánh nhau với sư tử hay với nhau để giải trí cho những khán giả khát máu. Chúng ta có những người đấu bò, điên lên, hành hạ và giết con bò chỉ để mua vui. Và mọi người, hay ít nhất những khán giả đông nghẹt tại đấu trường, dường như nghĩ rằng đó cũng là trò vui.

Hút thuốc và uống rượu đã gây thiệt hại rất lớn cho sức khỏe của con người, tuy nhiên các hãng thuốc lá và làm rượu vẫn cứ cung cấp bằng mọi cách, thậm chí thông qua các võ đài thể thao, những sản phẩm chết người của họ. Hút thuốc được mô tả một cách lố bịch là "gặp gỡ sự dịu hiền" và uống rượu ngang bằng với thành công và uy tín giữa nhiều việc khác! Cái gọi là các nước phát triển bán hạ giá thuốc lá và những sản phẩm có hại khác cho các nước Thế Giới thứ ba, trong khi kiềm chế sự tiêu thụ các sản phẩm ấy trong dân chúng của họ. Trong sự tham lam quá quắt của cải của họ, các hãng xưởng sẵn sàng làm bất cứ cái gì, dường như không có một chút băn khoăn nào về tất cả những gì họ nói hay làm trong việc cung cấp các sản phẩm như vậy. Các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí và tạp chí, chấp nhận và phát hành quảng cáo vì tham lam số tiền lớn mà họ mang đến, không thể tự tha trách nhiệm của mình. Họ có nhân quyền cơ bản để thi hành lương tâm xã hội bằng cách từ chối những quảng cáo có hại nhưng họ chọn cách không làm thế.

Nhìn vào một tạp chí hàng không bóng loáng, bức ảnh ông chủ tịch già một hãng bia ở Thái Lan đã khiến tôi lưu ý. Mặc com lê và với mớ tóc hoa râm, ông ta hãnh diện trình bày, trong phòng họp sang trọng của ông, một dẫy chai bia sản xuất bởi hãng của ông. Ngay đàng sau ông là một cái bàn thờ với hình ảnh Ðức Phật chiếu sáng lấp lánh. Ta có thể nhìn thấy bàn thờ đã được bầy ở giữa phòng một cách rất ấn tượng. Vì chúng ta đều biết Ðức Phật dạy về sự cấm rượu, giới thứ năm mà tất cả người Phật tử tán thành nói rằng: "Tôi nguyện giữ giới không uống rượu hay dùng ma túy, vì nó là nguyên nhân làm mất sự lưu tâm". Cho nên người giữ giới khó có thể thỏa hiệp với sự sản xuất và phân phối rượu hàng loạt, được coi như một cách sống sai lầm trong Ðạo Phật, với hình ảnh của Ðức Phật, được trình bày một cách trang trọng trong phòng.

Sulak Sivaraksa, một nhà hoạt động và phê bình xã hội Thái, viết trong cuốn sách của ông, "Những hạt giống của Hòa Bình": "Sự thật đáng buồn là Thái Lan có khoảng 250,000 nhà sư nhưng gái mãi dâm nhiều gấp đôi. Ðiều này phát ngôn cho một hệ thống không hữu hiệu và phải thẩm xét lại từ cội nguồn. Nếu chúng ta có thể quay về nguồn gốc tốt đẹp của truyền thống Á Châu, chúng ta có thể tạo ra một kiểu sống lành mạnh và hữu hiệu". Kể ra hai thí dụ sau cùng, chúng tôi không có ý chỉ trích Thái Lan, mà chỉ là nhấn mạnh vào cái dị thường. Thật ra, dị thường hiện hữu ở khắp nơi. Giống như ở Thai Lan, những việc đó cũng thấy ở Phật Giáo Miến Ðiện, Phật Giáo Sri Lankha, xứ sở của chúng tôi và ở bất kỳ một xứ nào khác. Không ai có độc quyền.

Vâng, chúng ta có thể tiếp tục dài dài với bản liệt kê những mâu thuẫn trên thế giới mà chúng ta sống, chúng ta tin chỉ điều này cũng đủ để thấy vấn đề. Vâng, phải chăng hồ như chúng ta không phải là một xã hội có một trạng thái tâm lý bị chia rẽ hay loạn tinh thần? giống như một Bác Sĩ Jekyll và ông Hyde. Chúng ta biết cái gì là bất thiện, tuy nhiên chúng ta tha thứ và thậm chí còn khuyến khích sự tăng trưởng của nó. Rõ ràng, dù muốn dù không chúng ta bị vương mắc vào đấy, và chúng ta lao vào theo ngọn thủy triều. Ðược lập trình và bị tác động bởi những người có thế lực trong phương diện truyền thông quảng cáo đại chúng, chúng ta đáp ứng điều khiển và thông điệp của họ. Mua cái này, mua cái kia. Ăn cái này, ăn cái nọ. Mặc cái này, mặc cái kia. Làm cái này, đừng làm cái đó. Cái này thô kệch và cái đó có tính chất đàn bà. Cái này đúng mốt và cái kia không. Ðây là lối sống tuyệt vời; đó là xã hội giàu sang đi đây đi đó bằng máy bay phản lực, một thế giới vui nhộn và tiêu khiển tuyệt vời.

Xin thứ lỗi cho tôi nếu tôi có vẻ giống một người chỉ trích, một trò thể thao xấu, một nhà sư giận dữ đứng trên bục diễn giả ngoài trời cao giọng tuyên bố rằng ngày tận thế gần kề và đe dọa một xã hội suy đồi bằng lửa địa ngục. Nhưng bạn có thể đồng ý với tôi rằng có lẽ đó không phải là một ý kiến xấu, nếu thỉnh thoảng, chúng ta lùi lại một phút và nhìn vào tình hình thế giới, trạng thái tâm chúng ta và tình trạng cuộc đời chúng ta. Một số trí tuệ có thể nẩy sinh từ sự suy ngẫm đó. Chúng ta có thể đánh giá lại lập trường của chúng ta và hướng đi mà chúng ta muốn theo. Chúng ta theo đám đông hay chúng ta bỏ hàng ngũ? Và giả dụ tôi xin mượn một vần thơ của Robert Frost: Hai con đường rẽ ra hai ngả trong rừng rậm và tôi – tôi đi con đường ít người qua lại.Và việc đó đã làm cho sự thể thay đổi hoàn toàn. Vâng, khi hai con đường rẽ hai ngả trong đường đời, bạn đi con đường nào? Conđường ít người đi – con đường của chánh niệm và trí tuệ, con đường của tình thương và từ bi? Xin hãy nghĩ về việc này, vì nó có thể làm sự thể hoàn toàn thay đổi.

Nơi đất và nước
Lửa và gió không tìm được duyên hợp,
Dòng thủy triều đang tắt dần
Vòng luân hồi không còn xoáy tít nữa
Tâm và vật sẽ ngừng không còn gì lại nữa


Ðức Phật




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/11/2014(Xem: 8487)
Tôi có quen một cặp vợ chồng trẻ thường lui tới ngôi chùa Bảo Vương để học Pháp tụng kinh mỗi sáng chủ nhật. Minh Sinh, người chồng, gọi tôi là 'anh' trong khi Phương Thảo, người vợ, gọi tôi bằng 'chú'. Khoảng nửa năm trước mẹ của Thảo, 82 tuổi, ngả bệnh đang nằm trong bệnh viện Clayton với tình trạng đã hôn mê kiệt quệ, thoi thóp chỉ chờ ngày 'ra đi'. Thảo-Sinh đã mời Sư Ông (mà tôi gọi là sư phụ) đến tụng kinh cho bà cụ. Hôm đó là một ngày làm việc nên chỉ có sư phụ cùng với anh Bảo Minh Đạo (đã hưu trí) có thể đi được. Đã hẹn trước nên anh Minh Đạo - trên đường hướng về Clayton đã ghé ngang city đón tôi trước nơi làm việc trên đường Flinders để đi luôn cho đủ bộ, có 'duy na' có 'duyệt chúng', có 'tả phù hữu bật' để phò trợ cho sư phụ trong việc hành lễ.
11/11/2014(Xem: 5390)
Chú ngựa Bronwen tiến lại gần, quỳ xuống và hôn lên má bà bà Sheila Marsh, 77 tuổi, đang nằm trên giường bệnh, khi cả hai vĩnh biệt nhau. Vài tiếng sau cuộc gặp, bà Marsh qua đời.
10/11/2014(Xem: 17596)
Oa oa tiếng khóc trẻ thơ Lần tìm dấu vết sững sờ hoảng kinh Thùng rác chứa bé sơ sinh Cuống nhau chưa cắt đoạn tình đành sao ?
10/11/2014(Xem: 6807)
Hai anh em trai dính liền bụng nhưng họ vẫn có thể lấy vợ và sinh được 21 người con. Cuộc hôn nhân và cuộc sống của họ đã trở thành chủ đề bàn tán cho đến tận bây giờ
06/11/2014(Xem: 6843)
Brittany Maynard đã qua đời ngày hôm qua tại thành phố Portland, bang Oregon miền tây bắc nước Mỹ sau khi uống một liều thuốc tự sát trước sinh nhật thứ 30 của cô 3 tuần lễ.
01/11/2014(Xem: 7221)
Em bé đã tử vong trong quá trình rặn đẻ, người mẹ hỏi xin được ôm con lần cuối và 2 tiếng sau, bỗng có một tiếng ngáp nhẹ. Câu chuyện tưởng như vô cùng khó tin này lại hoàn toàn có thật và đã được 111,7 nghìn lượt like trên toàn thế giới. Chị Kate Ogg, bà mẹ trẻ người Úc tưởng như đã phải nói lời tạm biệt cuối cùng sau khi các bác sỹ cho biết đứa trẻ sinh non của chị đã không thể sống sót – vậy nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
23/10/2014(Xem: 11802)
Thức A-Lại-Da không phải là một linh hồn, giác hồn, thần hồn. Từ xưa nay trên thế giới, chưa có một tôn giáo nào phủ nhận sự hiện hữu vĩnh cửu của một linh hồn như Phật giáo, tức là Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn tồn tại trong bản thân con người. Không phải là linh hồn, là cái gì mà các loài vật và con người biết mưu sinh, đói, lạnh, giận hờn, tham lam, luyến ái, đấu tranh giành quyền sống, v.v... ? Đó là Như Lai Tạng hay Phật tánh. Phật tánh (Như Lai Tạng) có trong chúng sinh, đúng như lời Phật nói: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Sở dĩ chúng sinh bị trôi lăn trong sinh tử luân hồi là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng (Phật tính) mà sinh ra nhiều thứ ngã là năng lực sinh tử, chứ không phải rằng Phật tính (Như Lai Tạng) có sinh, có tử. Đức Phật đã nhấn mạnh vấn đề này: “Không có tự ngã lấy gì sinh tử”. Tức là do bản ngã mà có sinh tử. Năng lượng sinh ra ngã là do vô minh, phiền não bao phủ Như Lai Tạng. Như Lai Tạng được thay bằng thức A-Lại-Da để có thể g
22/10/2014(Xem: 15232)
Kể từ năm 1974, khi tôi còn ở tại Nhật Bản; cho đến nay năm 2014 đang ở tại Đức, đúng ra là 40 năm. Trong 40 năm ấy tôi đã sáng tác và dịch thuật tất cả là 63 tác phẩm. Đó là chưa kể những bản dịch của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 32 thuộc luận tập bộ toàn cũng có trên 3.000 trang đánh máy đã được đăng trên trang nhà Viên Giác, Quảng Đức và Hoa Vô Ưu. Ngoài ra cũng có trên 100 bài viết về đủ thể tài. Từ văn hóa đến giáo dục, từ Tôn giáo đến xã hội, từ tự truyện cho đến tường thuật v.v… kể ra cũng đầy đủ mọi đề tài. Như vậy chia ra cho mỗi năm trong 40 năm ấy, tôi sẽ có con số trung bình là một tác phẩm rưỡi của những tiêu đề trên. Có người hỏi rằng trong 63 tác phẩm ấy, tác phẩm nào Thầy thích nhất? thì đây là một câu hỏi khó trả lời. Vì lẽ nếu không thích, thì tôi đã không tạo ra một đứa con tinh thần cho mình như vậy. Cho nên mỗi quyển sách, mỗi tập truyện nó có một giá trị tinh thần đích thực của nó.
17/10/2014(Xem: 11720)
978-0-9945548-5-7 , To live life fully and die serenely--surely we all share these goals, so inextricably entwined. Yet a spiritual dimension is too often lacking in the attitudes, circumstances, and rites of death in modern society. Kapleau explores the subject of death and dying on a deeply personal level, interweaving the writings of Western religions with insights from his own Zen practice, and offers practical advice for the dying and their families.
06/10/2014(Xem: 6995)
Bhante Kovida trưởng thành trên một hòn đào nhiệt đới ở Jamaica, Trung bộ châu Mỹ, và vốn là dòng dõi người Hoa. Ông đã di cư đến Canada rồi tốt nghiệp đại học về khoa học ở đó. Trong suốt hai năm 1974 và 1975, ông dùng đường bộ để đi từ châu Âu đến Ấn Độ và Népal (ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan, và Pakistan). Tại đây, ông nghiên cứu về lịch sử và Văn hóa Ấn Độ, tập luyện Hatha Yoga và thiền định, tìm hiểu âm nhạc cổ điển Ấn Độ và sau cùng ông đã đến với Phật giáo. Chuyến đi này đã là biến cố có ý nghĩa nhất trong cuộc đời ông vì nó đã thành tựu niềm khao khát mãnh liệt thuở ấu thời về du lịch và phiêu lưu mạo hiểm, và về sự hiểu biết về tâm linh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567