Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Những suy nghĩ sau cùng

06/05/201313:12(Xem: 12824)
Chương 10: Những suy nghĩ sau cùng

Chết an lạc, tái sinh hoan hỷ

Chương 10: Những suy nghĩ sau cùng

Thích Nhu Ðiển và Thích Nguyên Tạng

Nguồn: Thích Nguyên Tạng - Thích Nhu Ðiển

Chết là một bắt đầu. Đây là cánh cửa để thoát khỏi màn đêm và là cơ hội tươi mát cho chúng ta, để vui với những cây trái mà chúng ta đã gieo trồng, trong sự phù hợp bởi nguyên nhân và kết quả của nghiệp lực. Trong khi bánh xe của nghiệp xuyên suốt qua tất cả thời gian, thì sức đẩy của nó có thể làm cho xa dần sự càn quét và trực tiếp sau khi chúng ta chết hơn là nó đã kéo dài trong đời sống của chúng ta.

Vì sao vậy? Chúng ta càng sống bao lâu thì tâm thức của chúng ta là một chương trình hoạt động với sự cấu tạo thân thể vật lý của chúng ta và công việc hằng ngày. Điều này rất khó để thay đổi nhiều những sự cấu tạo này một cách trọng yếu. Thế nhưng một khi từ bỏ thân thể vào thời điểm chết thì tâm thức sẽ hoạt động theo ý nó. Rồi thì chỉ một việc duy nhất là kiểm tra sự nhận biết của chúng ta, sẽ là những tập quán mà chúng ta đã trồng vào trong giòng chảy tâm thức của chúng ta.

Chúng ta đã trải qua kinh nghiệm hầu hết như thế nào, khi mà tâm của chúng ta được đong đầy với nhiều niềm vui, bất cứ những gì chúng ta thấy, nghe hay cảm giác mang lại làm cho chúng ta vui. Khi mà tâm thức của chúng ta bị đánh động, mọi vật làm cho chúng ta phẫn nộ. Những điều tác dụng hỗ tương mạnh hơn ngay cả sau khi chết, bởi vì sau đó tất cả sẽ hiện ra căn cứ theo thói quen với hướng của chúng ta và những sự cảm kích có tính cách theo thói quen có khuynh hướng riêng lẻ. Như vậy, nếu chúng ta đã tạo ra con đường của sự sân hận, giận dữ và si mê thì chúng ta sẽ sanh vào nơi chốn hoang phế bởi sự đói khổ, ngu si và hiện tượng của địa ngục. Nếu chúng ta đã từng vui vẻ, an bình và hoan hỷ thì thế giới của chúng ta sẽ làm sáng tỏ như một phần của sự hòa bình và an lạc. Nếu chúng ta vui với phẩm chất của cõi Cực Lạc thì chúng ta sẽ sanh về đó hoặc những cõi Tịnh độ với sự hòa bình và an lạc, và nếu chúng ta ngộ được sự giác ngộ tự nhiên của tâm thức và hoàn toàn ở đó thì tâm thức của chúng ta sẽ nối liền với vũ trụ tuyệt đối, thiên nhiên chơn thật; sự an lạc và những hoan hỷ sau cùng và việc phụng sự cho những người khác sẽ chiếu sáng phía trước dễ dàng như những tia sáng của mặt trời chiếu sáng tự nhiên cho chúng ta.

Một vài người trong chúng ta có thể buồn rầu về những gì đang chờ đợi chúng ta khi chúng ta chết. Thế nhưng đây là thời gian chẳng phải để ngạc nhiên hay buồn tủi. Đây là thời gian để thừa nhận điều mà chúng ta có một cơ hội tốt bằng vàng để nhận biết thật sự cho ngày lớn ấy đối với chúng ta và thay đổi cuộc đời của chúng ta trong phương hướng đứng đắn cho bây giờ và vĩnh viễn cho tự chúng ta và những người khác trong mai hậu.

Ngay cả nếu chúng ta già cả, cho đến hơi thở cuối cùng của chúng ta thì nó cũng chẳng quá trễ để thay đổi cội nguồn của cuộc đời chúng ta. Chúng ta không cần làm một vài việc gì có hiệu quả cao. Chúng ta không cần nghỉ ngơi một chút và vui vẻ với cảm giác của sự hòa bình và vui với điều mà được sanh ra trong chúng ta, với những gì là rộng rãi, chúng ta có thể và phù hợp cho những gì thuộc về truyền thống tinh thần mà chúng ta đang mong đợi.

Nếu chúng ta còn trẻ, điều tốt nhất để tiến tới là cố gắng cho tương lai của chúng ta ngay từ bây giờ. Bởi vì chúng ta chẳng được phép trễ hơn. Tất cả đều hạ cánh nơi cánh cửa của thế giới tiếp đó, khi thở ra mà không hít vào lại. Tuổi trẻ chẳng thể bảo đảm đối với điều sau cùng kia.

Tất cả những người cầu nguyện và thiền định trong quyển sách này là công cụ để gieo trồng chất lượng tinh thần. Sự quy hướng về là để điểm sáng năng lượng của sự nhận biết tốt đẹp. Lòng từ bi là sự mở cửa quả tim của chúng ta đến với tất cả tình yêu thương. Sự cầu nguyện biểu thị cho những tư tưởng thiện lương và những cảm giác. Rộng về sự lý giải là cái nhìn về tất cả mọi vật và mọi người như là cội nguồn và sự hiện hữu của hòa bình và an lạc. Những lễ nghi của tôn giáo là hình thức để sáng tạo một nền văn hóa tốt đẹp trong đời sống của chúng ta. Quán tưởng chư Phật và những cảnh Tịnh độ là để chuyển hóa của hình ảnh thuộc về của chúng ta và những tư tưởng đi vào sự nhận biết việc gia trì tốt đẹp hơn. Những kinh nghiệm về những sự gia trì của sự chúc phúc ấy của đấng giác ngộ là sự giới thiệu cho chúng ta đến với sự hòa bình an lạc khi tái sanh. Đón nhận những sự cầu nguyện, những sự Thiền định và những sự hy hiến thân thiện bởi những người khác, là một nguồn hô hấp và phước đức.

Nơi quê hương tôi xuất thân là Tây Tạng, có nhiều người đã trải qua thời gian trong nhiều năm sống đời sống độc cư và thực tập cho chính họ cũng như cho những người khác trong các hang động. Cách sống với hình thức này và sự hiến thân ấy rất là tuyệt vời. Thế nhưng đấy chẳng phải là điều bắt buộc. Nếu chúng ta thực tập chơn thật cho ngay trong 10 hay 20 phút hằng ngày; dẫu sao đi nữa sự cầu nguyện trước đức Phật Vô Lượng Quang hay thể hiện một vài sự thiền tập khác, thì sự hành trì của chúng ta sẽ là sự biểu hiện cụ thể cho tất cả về chất lượng tinh thần đã đề cập bên trên. Tiếp đến, nếu chúng ta nhớ lại những điều gì mà chúng ta đã cảm nhận được suốt trong khi chúng ta thực tập, cứ thế và cứ thế xuyên suốt trong ngày, điều ấy là sức đẩy sẽ giúp ta hoàn thành tốt đẹp cho cả đời sống hoàn hảo của chúng ta. Một ngày nào đó chúng ta sẽ tìm được điều mà thái độ của tâm được chuyển biến. Chúng ta chẳng cần một sự ngụy tạo về cảm giác của sự an lạc, hoan hỷ và sự hiện diện của bậc gia trì nữa, chúng sẽ là những gì mà chúng ta trở thành và sự chết cũng như tái sanh sẽ chảy suốt không gián đoạn của bánh xe quay về sự hòa bình và an lạc bởi năng lực của tự chính tâm thức của chúng ta.

Chỉ trong một vài phút thiền tọa chơn chính ấy mà làm thế nào để sản xuất ra những thành quả to lớn như vậy? Đồng giống với với lý do như thế, Ngài Shantideva dạy rằng:“Nếu các bạn phát tâm Bồ đề, ngay từ trong lúc ấy, ngay cả như bạn rơi vào hôn trầm hay hỗn loạn, thì năng lực của phước đức sẽ càng ngày càng tăng thêm chẳng dừng nghỉ, được đong đầy bởi không gian dài rộng hơn”. Điều quan trọng là việc thực hành của chúng ta phải nỗ lực hơn, so với thời gian dài sau đó nữa. Cũng như vậy nếu chúng ta khởi đầu bởi việc thiền tập của chúng ta với thành ý, thì sức mạnh của tinh thần kia sẽ làm sống lại liên tục, sức mạnh kia sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong từng bước thời gian khi chúng ta thực tập thiền quán.

Chính bản thân tôi chứ chẳng phải người nào khác, chẳng nói nhiều về sự cầu nguyện hoặc thiền quán lâu dài, nhưng một cái gì đó bởi sự tự nhiên và đã dưỡng dục tôi là một sự nung nấu cho đức tin trong sự tồn tại cho đến bây giờ của chất lượng trang nghiêm trong chúng ta và bên ngoài chúng ta nữa. Chúng ta có thể gọi đấy là chất lượng Phật (Phật chất). Đa phần thời giờ tôi sống trong sự kính ngưỡng hãy vui với những gì hiện có. Rồi thì tôi tiến đến điểm phân chia con đường ở bên này hay bên kia của cuộc sống. Riêng tôi thì hy vọng tràn đầy ở những bộ mặt với sự an lạc và sự hoan hỷ và những việc ấy sẽ mang đến hướng dẫn cho tôi để được hạnh phúc hơn ở một quê hương khác, nơi mà tôi sẽ tái sanh, nơi đó chỉ có hòa bình và an lạc.

Tôi nóng lòng mong mỏi rằng các bạn, những người thân thương của tôi, sẽ hài lòng với những lời dạy của đức Phật và những vị đạo sư mà tôi đã phân tích với các bạn trong quyển sách này và rằng các bạn sẽ thưởng thức những sự lợi ích ấy mà tôi đã hoan hỷ hoặc nhiều hơn nữa, tốt hơn ở mức trung bình. Quả thật hồi hộp như thế nào để nghĩ về một ánh sáng quang huy trong tương lai cho nhiều người trong chúng ta cũng được như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4794)
(TPO) Cậu bé Zhang Xinyang, 10 tuổi ở tỉnh Liêu Ninh đã trở thành sinh viên nhỏ tuổi nhất từ trước tới nay ở Trung Quốc thi đỗ đại học. Zhang đã đạt 505 điểm, cao hơn 47 điểm so với điểm chuẩn.
08/04/2013(Xem: 5348)
Dolly là tên con cừu được sao bản * (cloning) năm 1996 tại Anh quốc bởi khoa học gia Ian Wilmut, và Eve là tên móc nôi của cô bé nặng hơn 3kg mới được sao bản bởi nhà hóa học Brigitte Boisselier và ra khỏi lòng mẹ vào lúc 11 giờ 55 phút sáng 26/12/2002 bằng phẫu thuật.
08/04/2013(Xem: 7209)
Thực sự, tôi không biết tác giả tài liệu "Tử Niệm" này là ai. Hơn mười năm trước, rất tình cờ may mắn, tôi nhận được tập tài liệu này do Sư Cô Tâm Thường trao lại. Ngày đó, tôi cũng không quan tâm lắm những gì trong tập tài liệu này mặc dù tôi đã đọc nó vài ba lần để tìm hiểu xem tác giả muốn nói cái gì.
08/04/2013(Xem: 7620)
Vừa mới vui mừng đón Đấng Cứu Thế ra đời được vài ngày thì dư luận thế giới lại xôn xao với một đe dọa trong luật sống thiên nhiên của nhân loại. Đó là việc không cần tuân theo các sắp đặt của Đấng Tạo Hóa mà con người cũng có thể tạo sinh ra con người. Sự việc này được công bố vào ngày thứ Sáu, . . .
06/04/2013(Xem: 9916)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
08/01/2013(Xem: 7573)
... Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi. Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi... Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
23/12/2012(Xem: 4494)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi. Có sanh là có tử, dường như đấy là một đề tài tiêu cực. Tôi nghĩ rằng chữ sanh chỉ tích cực khi nó đi liền với vô sanh, vãng sanh, và độ sanh
12/12/2012(Xem: 8147)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng: do bởi sự nhìn xa thấy rộng của những vị quân vương thời cổ, cùng các vị thừa tướng và các vị học giả cao thâm mà toàn bộ giáo lý của đức Phật, gồm có những giáo lý kinh điển, kinh nghiệm tu tập của cả Ba Thừa và BốnCấp Độ Mật Điển, cùng với những đề tài và các môn học liên hệ khác, đã được thăng hoa, phát triển một cách rộng rãi trên Xứ Tuyết... Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
04/12/2012(Xem: 8164)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
19/11/2012(Xem: 10313)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]