Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 15

16/04/201312:17(Xem: 11059)
Chương 15

Tâm Lý và Triết học Phật giáo
áp dụng trong đời sống hàng ngày

Nguyên tác: "Abhidhamma in daily life",
Tác giả: Nina Van Gorkom

Ðại đức Thiện Minh dịch ra Việt ngữ
Kỳ Viên Tự xuất bản, 2001
---o0o---

Chương 15

Chức năng của Na Cảnh và Tâm Tử

-ooOoo-

Cảnh tiếp xúc một trong 5 căn, chúng có thể là cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc. Mỗi cảnh này là sắc pháp. Chúng sanh và diệt nhưng chúng không diệt nhanh bằng danh pháp. Như chúng ta thấy (trong chương 12), sắc pháp tồn tại tương đương 17 sát na tâm. Khi sắc pháp là cảnh trần tiếp xúc một trong các căn, một tiến trình tâm phát sinh trong một thứ tự đặc biệt và thực hiện mỗi chức năng riêng của chúng khi chúng biết cảnh trần đó. Tâm đầu tiên của tiến trình đó là tâm ngũ song thức chúng không phát sanh ngay lập tức. Ðầu tiên là phải có những tâm hộ kiếp: hộ kiếp vừa qua, hộ kiếp rúng động, hộ kiếp dứt dòng. Những tâm hộ kiếp này không biết sắc pháp mà sắc pháp thì tiếp xúc một trong các căn. Tâm khán ngũ môn là tâm tố, hướng đến cảnh và sau đó nó được tiếp nối bởi một trong ngũ song thức, chúng là kết quả của hành động thiện và ác. Tuy nhiên không những có một sát na tâm quả trong một tiến trình, mà còn có nhiều sát na. Tâm ngũ song thức được tiếp nối bởi tâm tiếp thu mà nó là tâm quả và tâm này được tiếp nối bởi tâm quan sát mà nó cũng được gọi là tâm quả. Tâm quan sát được tiếp nối bởi tâm phân đoán mà nó là tâm tố.

Tâm được tiếp nối bởi bảy tâm đổng lực[1], trong trường hợp không phải là vị A la hán thì có tâm thiện và tâm bất thiện. Tất cả những tâm này, bắt đầu với tâm khán ngũ môn biết cảnh mà cảnh thì tiếp xúc với một trong các căn. Ðếm từ tâm hộ kiếp vừa qua, có 15 sát na tâm đã trôi qua khi tâm đổng lực thứ bảy đã diệt. Nếu sắc pháp đã tiếp xúc với một trong các căn và tâm hộ kiếp vừa qua phát sanh cùng một lúc, sắc pháp đó có thể tồn tại thêm 2 sát na tâm, vì khoảng thời gian tồn tại của sắc pháp thì tương đương 17 sát na tâm. Do đó, sau những tâm đổng lực có thể có hơn 2 sát na tâm mà chúng trực tiếp biết cảnh đó. Những tâm này là tâm quả, là tâm na cảnh. Na cảnh theo nghĩa đen là "cảnh đó". Khi tâm na cảnh đã diệt, tiến trình căn môn đã vận hành đầy đũ tiến trình của nó. Tuy nhiên, thường thường không có một tiến trình căn môn đầy đũ. Khi sắc pháp tiếp xúc một trong năm căn thì có nhiều hơn 3 sát na tâm hộ kiếp có trể trôi qua trước khi một tiến trình bắt đầu và do đó, những tiến trình này không thể vận hành đầy đũ. Bởi vì sắc pháp không còn tồn tại lâu hơn 17 sát na tâm, nó diệt trước khi tâm na cảnh phát sanh. Như vậy trong trường hợp trên không có tâm na cảnh [2].

Chỉ trong cõi dục giới nghiệp có thể sau tâm đổng lực dục giới sản sinh tâm quả mà tâm quả là tâm na cảnh, chúng nương gá vào trần cảnh. Ðối với người sanh vào cõi trời phạm thiên sắc giới thì ít có điều kiện cho cảm xúc giác quan, và đối với người sanh vào cõi phạm thiên vô sắc giới thì nơi đó không có cảm xúc giác quan và không có tâm na cảnh.

Tóm lại, tâm nối tiếp nhau khi sắc pháp tiếp xúc một trong các căn và trở thành cảnh của tiến trình tâm căn môn mà chúng vận hành trong tiến trình đầy đủ.

Tâm hộ kiếp vừa qua
Tâm hộ kiếp rúng động
Tâm hộ kiếp dứt dòng
Tâm khán ngũ môn
Tâm ngũ song thức
Tâm tiếp thu
Tâm quan sát
Tâm phán đoán
Tâm đổng lực
Tâm thiện hoặc tâm bất thiện
(trong trường hợp không phải là vị A La Hán)
Tâm na cảnh

Tâm na cảnh không chỉ biết một cảnh qua 5 căn mà còn qua ý môn. Trong tiến trình căn môn, tâm na cảnh chỉ có thể phát sanh khi cảnh chưa diệt. Nếu tâm na cảnh phát sanh trong tiến trình căn môn, chúng cũng có thể phát sanh nối tiếp trong tiến trình ý môn. Tâm Na cảnh là tâm quả mà nó có thể biết một cảnh xuyên qua 6 môn. Ví dụ, khi cảnh sắc tiếp xúc nhãn căn và tiến trình vận hành đầy đủ, tâm na cảnh phát sanh trong tiến trình đó biết cảnh qua nhãn môn. Tâm Na cảnh của tiến trình ý môn mà nó tiếp nối tiến trình nhãn môn biết cảnh đó qua ý môn .Nếu chúng phát sanh là quả bất thiện thì cảnh tiếp xúc với căn môn là bất lạc, tất cả tâm quả trong tiến trình đó và tâm Na cảnh cũng như vậy. Tâm na cảnh của tiến trình ý môn nối tiếp theo cũng là quã bất thiện. Khi cảnh tiếp xúc với ý môn là lạc thì tất cả tâm quả của tiến trình đó bao gồm tâm na cảnh cũng dều gọi là quả thiện. Tương tự với tâm na cảnh của tiến trình ý môn theo sau.

Chức năng của tâm na cảnh có thể được thực hiện do bởi 11 loại tâm quả khác nhau: 3 tâm quả vô nhân, vả 8 tâm quả hữu nhân.

Nếu tâm na cảnh là vô nhân thì chức năng của tâm na cảnh do tâm quả vô nhân thực hiện mà chúng được phân loại giống như tâm quan sát. Như chúng ta đọc (trong chương 9), có 3 loại tâm quan sát: Quả bất thiện câu hành thọ xả, quả thiện câu hành thọ xả và quả thiện câu hành thọ hỷ. Như đã đề cập trước đây (trong chương 11), tâm quan sát có thể thực hiện nhiều hơn một chức năng ở nhiều trường hợp khác nhau. Tâm quan sát thực hiện chức năng quan sát (quan sát cảnh) khi nó phát sanh trong một tiến trình căn môn và tiếp nối với tâm tiếp thu. Ngoài chức năng quan sát cảnh, tâm quan sát cũng có thể thực hiện những chức năng tái tục, hộ kiếp và tử (Cuti). Trong những trường hợp trên tâm quan sát không phát sanh trong phạm vi một tiến trình tâm thức. Xa hơn nữa, tâm quan sát có thể thực hiện chức năng na cảnh. Ngoài 3 tâm quả vô nhân chúng có thể thực hiện chức năng na cảnh, có 8 tâm quả hữu nhân hoặc tâm đại quả mà chúng có thể thực hiện chức năng na cảnh. [3]

Tâm luôn luôn sanh diệt, chúng thực hiện những chức năng khác nhau. Chức năng tâm sau cùng trong đời sống là chức năng tâm tử. Khi chúng ta nói từ ngữ thông thường là người chết, tâm tử là tâm sau cùng của kiếp sống đó, Tâm tử được tiếp nối bởi tâm tái tục của kiếp sống sau.

Chết là một điều không thể tránh khỏi. Mọi người chúng ta bất kể là cõi khổ, cõi người và cõi trời điều phải có tâm tử. Chúng ta xem trong kinh điển về sanh, già, đau, chết. Tuổi già được nói đến ngay khi tái sanh và trước khi bệnh. Do đó, ngay khi chúng ta sanh thì đã có già và chết theo sau. Chúng ta xem trong Kinh Tập . chú ý nhớ dịch đoạn này trong trang 134 của bản gốc.

Nếu người không có trí tuệ, đau khổ, nhưng tu tập Bát chánh đạo thì sẽ làm vơi bớt nỗi đau khổ. Ðối với vị này sẽ đạt đến quả vị A la hán, sẽ có tâm tử, nhưng sẽ không có tâm tái tục nối tiếp. Như vậy vị ấy chấm dứt sanh tử luân hồi.

Chúng ta xem trong Tăng Chi Bộ Kinh(tập 3, chương 7, 62, sợ hãi, V và VI):

Này các thầy Tỳ khưu, có 3 sự sợ hãi này làm chia rẽ mẹ và con. Thế nào là ba?

Người mẹ không muốn con mình bị già. Bà nói: "ta nay bị già, mong rằng con ta không bị già." Tương tự người con cũng không muốn mẹ mình bị già. Nên nói: " ta nay bị già, mong rằng mẹ ta không bị già." Ðau và chết cũng tương tự như vậy. Ðây là 3 sự sợ hãi làm chia cách mẹ con.

Nhưng này các thầy Tỳ khưu, đây là con đường, đây là sự thực hành dẫn đến từ bỏ, vượt qua 3 sự sợ hãi làm chia cách mẹ con, không làm chia cách mẹ con. Con đường đó là gì, sự thực hành đó là gì mà dẫn đến như vậy?

Ðó là Bát chánh đạo, tức là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðó là con đường, đó là sự thực hành ...

Bát chánh đạo, cuối cùng dẫn đến chấm dứt sanh , già, đau và chết. Nếu một người không phải là bậc A la hán sẽ có một tâm tái tục nối tiếp tâm tử. Trước khi tâm tử phát sanh, chỉ có 5 sát na tâm đổng lực thay vì 7, bởi vì tiến trình tâm đ?ng lực yếu hơn do gần chết (Thanh tịnh đạo, chương XVII, 143). Ðây là những tâm đổng lực cuối cùng của kiếp sống đó. Nếu nghiệp bất thiện tạo ra tâm tái tục trong kiếp sống sau, thì sẽ có một sự tái sanh bất hạnh. Trong trường hợp đó, những tâm đổng lực cuối cùng là những tâm bất thiện và chúng biết một cảnh bất lạc. Nếu nghiệp thiện tạo ra tâm tái tục thì sẽ có một sự tái sanh hạnh phúc. Trong trường hợp đó, những tâm đổng lực cuối cùng là những tâm thiện và chúng biết một cảnh lạc [4]. Những tâm đổng lực này biết một cảnh xuyên qua một trong các căn môn hoặc qua ý môn. Nghiệp quá khứ hoặc nghiệp thuộc về quá khứ có thể tự xuất hiện trong tâm của người chết, hoặc người ấy có thể biết trước số phận tương lai của mình (Thanh tịnh đạoXVII, 136- 146). Tâm na cảnh có chức năng na cảnh có thể theo sau hoặc không. Sau đó tâm tử phát sanh là tâm cuối cùng của kiếp sống này. Tâm tử được nối tiếp bởi tâm tái tục của kiếp sống tương lai và tâm này biết cảnh giống như những tâm đổng lực cuối cùng trước tâm tử của kiếp quá khứ. Cảnh đó có thể bất cứ là điều gì, tâm tái tục của kiếp sống mới và cũng như tất cả những tâm hộ kiếp phát sanh trong tiến trình của kiếp sống mới và cuối cùng tâm tử của kiếp sống mới biết cảnh đó. Ðôi khi chúng ta nhầm lẫn rằng tâm tử của kiếp sống quá khứ quyết định sự tái sanh của chúng ta, nhưng điều đó thì không phải như vậy. Chức năng của tâm tử chỉ là khoảnh khắc cuối cùng của kiếp sống. Tâm tử là tâm quả do nghiệp sản sinh mà nghiệp sản sinh tâm tái tục và tâm hộ kiếp của kiếp sống mà chúng chỉ là sự kết thúc; tâm tử thì tương đương như tâm tái tục và tâm hộ kiếp và nó biết cùng một cảnh. Nghiệp thiện và nghiệp bất thiện trong quá khứ sẽ sản sinh những điều kiện tái sanh của con người, tâm đổng lực cuối cùng biết cảnh lạc hay bất lạc.

Tâm tái tục, tâm hộ kiếp và tâm tử trong kiếp sống thì tương đương loại tâm quả và tất cả đều biết cùng một cảnh. Có 19 loại tâm có thể thực hiện chức năng tái tục [5] và chức năng hộ kiếp và 19 loại tâm này có thể thực hiện chức năng tử.

Nếu người đau khổ trước khi chết do tai nạn hoặc bịnh hoạn, tâm đổng lực cuối cùng phát sanh trước tâm tử không nhứt thiết là tâm bất thiện. Có thể tâm sân là tâm bất thiện khi chúng ta cảm thọ khổ, nhưng tâm đổng lực cuối cùng có thể là tâm thiện, tùy thuộc vào nghiệp mà chúng ta đã tạo sẽ sản sinh sự tái sanh kiếp sống kế. Trước tâm tử chúng ta khéo tác ý.

Chúng ta xem trong Tăng Chi Bộ Kinh(Pháp sáu chi, chương VI, 2, Phagguna) lúc đó Ðức Phật viếng thăm Ðại đức Phaggunangười đang lâm trọng bịnh. Phaggunalà bậc thánh Tư đà hàm; ngài chưa đoạn trừ hoàn toàn "năm hạ phần kiết sử". Chúng ta xem trong kinh thấy rằng Ðức Phật dạy cho Phaggunanhư sau:

"Này Phagguna, Như Lai hy vọng rằng thầy có thể kham nhẫn, chịu đựng; thì khổ thọ của thầy sẽ được giãm thiểu, không tăng trưởng."

"Bạch Ðức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, chịu đựng. Khổ thọ của con tăng trưởng, không giãm thiểu. Dấu hiệu tăng trưởng được thấy rõ, không giãm thiểu."

"Bạch Ðức Thế Tôn, ví như người lực sĩ chém đầu người khác với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, bạch Ðức Thế Tôn những ngọn gió kinh khủng thổi lên làm đau nhói đầu của con. Bạch Ðức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn, cũng không thể chịu đựng. Khổ thọ của con tăng trưởng, không giãm thiểu..."

Rồi Ðức Thế Tôn, với Pháp thoại, nói lên cho tôn giả Phagguna biết, khích lệ, làm cho hoan hỷ, làm cho phấn chấn, từ chổ ngồi đứng dậy và ra đi.

Ðức Thế Tôn ra đi không bao lâu, tôn giả Phaggunamệnh chung. Trong khi tôn giả lâm chung, các căn được thanh tịnh.

Rồi tôn giả Ànandađi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tôn giả Ànanda thưa:

"Bạch Thế Tôn, tôn giả Phaggunasau khi Thế Tôn đi không bao lâu đã mệnh chung. Trong khi tôn giả mệnh chung các căn được thanh tịnh."

"Này Ànanda, tại sao các căn của tôn giả Phaggunakhông được thanh tịnh hoàn toàn? Này Ànanda, tâm của Tỳ khưu Phaggunachưa giải thoát năm hạ phần kiết sử; nhưng khi nghe pháp, tâm của thầy hoàn toàn giải thoát."

"Này Ànanda, có 6 lợi ích trong sự nghe pháp hợp thời, thẩm sát ý nghĩa đúng thời. Thế náo là sáu?

Này Ànanda, Tỳ khưu tâm chưa giải thoát khỏi 5 hạ phần kiết sử, nhưng khi mệnh chung được thấy Như Lai. Như Lai thuyết pháp cho vị ấy cho vị ấy sơ thiện, trung thiện và hậu thiện, có nghĩa, có văn; và đề cao đời sống phạm hạnh [6] hoàn toàn đầy đủ và thanh tịnh. Khi tôn giả nghe thời pháp đó, tâm hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử [7]. Này Ànanda, đây là lợi ích đầu tiên trong việc nghe pháp hợp thời.

Hoặc là ... không được thấy Như Lai, nhưng thấy đệ tử Như Lai dạy pháp cho vị ấy ... và đề cao đời sống phạm hạnh... như vậy tâm của vị đó hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử. Này Ànanda đây là lợi ích thứ hai...

Hoặc là... không được thấy Như Lai hoặc đệ tử Như Lai, nhưng với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học một cách thông suốt. Như vậy tâm của vị ấy hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử. Này Ànanda, đây là lợi ích thứ ba khi thẩm sát ý nghĩa đúng thời."

Tóm lại những chức năng của tâm:

Tâm tái tục
Tâm hộ kiếp
Tâm hướng môn

Thấy
Nghe
Ngữi
Nếm
Ðụng

Tiếp thu
Quan sát
Phân đoán
Ðổng lực
Na cảnh
Tử

CÂU HỎI:

1/- Tại sao tâm na cảnh không phát sanh trong cõi trời phạm thiên sắc giới và vô sắc giới?
2/- Có bao nhiêu loại tâm có thể thực hiện chức năng tử?

Chú thích:

[1] Xem chương 14.

[2] "Thắng Pháp tập yếu luận" (Abhidhammattha sangaha), chương 4, phân tích Lộ trình tâm, gọi là cảnh trần "rất lớn" khi tiến trình vận hành đầy đũ; gọi "lớn" khi tiến trình bị gián đoạn sau những tâm đổng lực; gọi "nhỏ" khi tiến trình bị gián đoạn sau tâm phân đoán; gọi "rất nhỏ" khi tiến trình không được bắt đầu.

[3] Xem chương 11 về việc phân loại 8 tâm đại quả.

[4] Xem chương 10.

[5] Xem chương 11.

[6] Ðời sống phạm hạnh tiếng Pàli gọi là Brahmacariya. Danh từ này không chỉ dùng cho đời sống các vị Tỳ khưu, mà còn dùng cho tất cả những ai tu tập Bát chánh đạo dẫn đến đoạn trừ phiền não.

[7] Người đạt được quả vị A na hàm thì hoàn toàn giải thoát 5 hạ phần kiết sử.

---o0o---

Source : BuddhaSasana Home Page

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2021(Xem: 4244)
Đây là bài thứ 4 và cũng là bài sau cùng trích dẫn một số câu liên quan đến giáo lý của Đức Phật. Bài 4 này gồm tất cả 80 câu được chọn lọc từ một bài gồm 265 câu trên một trang mạng tiếng Pháp : https://www.evolution-101.com/citations-de-bouddha/. Các câu này chủ yếu được rút tỉa từ kinh Dhammapada (Kinh Pháp Cú) và các kinh trong phẩm thứ tư của Tam Tạng Kinh là Anguttara Nikaya (Tăng chi hay Tăng nhất bộ kinh)
24/06/2021(Xem: 5162)
Lòng Từ bi là một giá trị phổ quát. Tranh đấu cho công bằng xã hội – nghĩa là bảo đảm quyền lợi và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người – thường xuất phát từ sự phẫn nộ, thúc đẩy con người chống lại những bất công có hệ thống. Tôi tin rằng đấu tranh cho công bằng xã hội sẽ có hiệu quả tốt nhất nếu được kích hoạt bởi lòng từ bi. Nếu động lực đấu tranh cho công bằng xã hội của chúng ta là do lòng từ bi đích thực, chúng ta sẽ được tiếp thêm năng lượng để hoạt động tích cực hơn nhằm bảo đảm cho tất cả mọi người có được một phẩm chất đời sống xứng đáng. Tôi tin rằng nữ giới có thể đóng một vai trò đặc biệt trong việc đấu tranh cho công bằng xã hội bằng cách tu tập lòng từ bi và trí tuệ.
07/05/2021(Xem: 21931)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 14961)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 9357)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24951)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13681)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 11069)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12434)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13893)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]