Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi điếu tang

05/11/202119:32(Xem: 7433)
Thiền Sư Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi điếu tang
ngoi thien
BÍCH NHAM LỤC

(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988


Phần 6

TẮC THỨ NĂM MƯƠI LĂM

ĐẠO NGÔ VÀ TIỆM NGUYÊN ĐI ĐIẾU TANG

 

THÙY: Ẩn mật toàn chân, lập tức thủ chứng. Lững thững chuyển vật, trực tiếp đảm đương. Còn việc như đá lửa điện chớp, cắt đứt lầm lạc, nắm đầu cọp đuôi cọp, đứng lừng lững như vách đá vạn trượng, những thứ ấy tạm gác qua một bên. Một con đường còn có chỗ vì người khác không? Thử nêu lên xem.

CỬ: Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến một nhà kia để điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ vào quan tài hỏi, “Sống sao chết sao?” Đạo Ngô nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói.” Lúc trở về đến nữa đường, Tiệm Nguyên nói, “Hòa thượng mau nói cho tôi, nếu không tôi đánh hòa thượng đó.” Đạo Ngô nói, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà nói vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh.

Sau đó Đạo Ngô thiên hóaTiệm Nguyên đến gặp Thạch Sương [3] kể lại câu chuyện kia. Thạch Sương nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “ Tại sao lại không?” Thạch Sương nói, “ Nhất định không.” Tiệm Nguyên nghe thế bèn tĩnh ngộ.

Một hôm Tiệm Nguyên cầm cái xuổng vào Pháp đường đi từ đông qua tây rồi từ tây qua đông. Thạch Sương nói, “Ông làm gì vậy?” Tiệm Nguyên nói, “Tìm linh cốt của bậc tiên sư.” Thạch Sương nói, “Sóng cả chập chùng , ba đào tận trời. Ông kiếm linh cốt gì của các bậc tiên sư?”

Tuyết Đậu phê bình rằng, “ Trời ơi, trời ơi!” Tiệm Nguyên nói, “Chính vì thế mà phải nỗ lực.” 

Thái Nguyên Phù nói, “ Linh cốt của các bậc tiên sư vẫn còn đó.” 

BÌNH: Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến một nhà kia để điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ quan tài nói, “ Sống sao chết sao?” Đạo Ngô nói, “ Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Nếu như nghe lời này mà hiểu ngay được cẩn ý, thì đó chính là khóa chốt để thoát sinh tử. Nếu chưa như thế được thì thường thường dễ bị lỡ mất.

Nhìn xem các bậc cổ nhân, đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng coi việc này là tâm niệm. Ngay khi vừa đến nhà kia để điếu tang, Tiệm Nguyên đã vỗ quan tài hỏi, “Sống sao chết sao?” Đạo Ngô chẳng hề di dịch một tơ hào, nói với Tiệm Nguyên rằng, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên để lỡ ngay trước mặt, lo đuổi theo ngôn cú của Đạo Ngô. Bèn nói , “Tại sao lại không?” Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói.” Có thể nói là Đạo Ngô hết lòng hết dạ, lấy sai lầm ra đương đầu với sai lầm.

Tiệm Nguyên vẫn chưa giác ngộ, về đến giữa đường vẫn còn hỏi, “Hòa thượng mau nói cho tôi, nếu không tôi đánh hòa thượng đó.” Lão này biết gì về tốt với xấu? Đây đúng là có hảo tâm mà không được đền trả tốt đẹpĐạo Ngô vẫn cứ một lòng thiết tha như trước, mới nói với Tiệm Nguyên rằng, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà nói vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh. Tuy là thế song Đạo Ngô vẫn cứ hơn một bậc. Đạo Ngô thiết tha như thế vì Tiệm Nguyên, thế mà Tiệm Nguyên lại vẫn cứ mờ mịt.

Sau khi bị đánh Đạo Ngô lại nói với Tiệm Nguyên, “Ông tạm lánh mặt đi. Tôi e rằng vị tri sự trong viện mà khám phá ra việc này thế nào cũng làm khó làm dễ ông.” Rồi bí mật đưa Tiệm Nguyên đi. Đạo Ngô có lòng từ bi như thế đấy. Tiệm Nguyên đến một tự viện nhỏ kia, nghe thấy một hành giả tụng Quan Âm Kinh rằng, “Đới với những người mà phải dùng thân tì khưu để độ thì ngài hóa thân làm tì khưu mà thuyết pháp.” Tiệm Nguyên hốt nhiên đại ngộ nói, “ Lúc ấy mình trách lầm tiên sư,mới hay rằng việc này chẳng ở nơi ngôn cú.” Cổ nhân nói, “Những kẻ vĩ đại khôn lưòng vẫn cứ có thể bị xoay chuyển trong ngôn ngữ như thường.”

Có kẻ giải thích theo thiên kiến bảo rằng lúc Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói,” tức là đã nói rồi. Đó gọi là “quay lưng lộn nhào, khiến thiên hạ không biết đường nào mà rờ.” Nếu như các ông hiểu như thế làm sao các ông có thể đạt được bình an? Nếu như gót chân chấm đất thì chẳng cách xa tơ hào. Há không nghe chuyện bảy hiền nữ đi qua Thi Da Lâm. Một người chỉ một thi thể hỏi, “ Thi thể ở đây, thế còn người thì ở đâu?” Người lớn nhất nói, “Cái gì, cái gì?” Lập tức tất cả đều chứng được vô sinh pháp nhẫn. Song trong ngàn người vạn người mới có được một người như thế.

Sau đó Tiệm Nguyên đến gặp Thạch Sương , kể lại câu chuyện kia. Thạch Sương nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Thạch Sương nói, “ Nhất định không”. Tiệm Nguyên nghe thế bèn tĩnh ngộ. Một hôm Tiệm Nguyên nghe thế bèn tĩnh ngộ. Một hôm Tiệm Nguyên cầm cái xuổng vào Pháp đường đi từ đông qua tây rồi từ tây qua đông, ý muốn trình chỗ kiến giải của mình. Thạch Sương quả nhiên hỏi, “Ông làm gì vậy?” Tiệm Nguyên nói, “ Tìm linh cốt của các bậc tiên sư.” Thạch Sương bèn cắt đứt gót chân của Tiệm Nguyên, nói rằng “ Sóng cả chập chùng, ba đào tận trời. Ông kiếm linh cốt gì của các bậc tiên sư đây?” Tiệm Nguyên đang tìm linh cốt của các bậc tiên sưThạch Sương tại sao lại nói như thế với thầy ta? Đến chỗ này, nếu như các ông hiểu được câu” không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết,”mới biết rằng từ đầu đến cuối toàn thụ dụng tất cả cơ duyên. Nêu như các ông lo lập nguyên tắc, so đo, trầm tư thì rất khó mà thấy được.

Tiệm Nguyên nói, “Chính vì thế mà phải nổ lực.” Nhìn xem sau khi ngộ rồi thầy ta mới nói được một cách tự nhiên làm sao. Một miếng xương gãy của Đạo Ngô như thể mầu vàng, lúc đánh vào kêu lên như tiếng đồng. Tuyết Đậu phê bình, “Trời ơi, trời ơi!” Ý của thầy ta rơi cả hai phía. Thái Nguyên Phù nói, “ Linh cốt của các bậc tiên sư vẫn còn đó.” Tự nhiên nói được một cách ổn thỏa. Song thử nói xem, đâu là chỗ cốt yếu? Phải nỗ lực như thế nào? Há không nghe nói rằng nếu như thấu được một chỗ thì lập tức thấu được ngàn vạn chỗ. Nếu như các ông hiểu thấu được câu “ không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết” các ông làm líu lưỡi tất cả người trong thiên hạ. Nếu chưa hiểu thấu được thì cũng cần phải tự tham (Thiền) tự giác ngộ. Không thể sống nhàn nhã qua ngày, phải biết tiếc thời gianTuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Thỏ ngựa có sừng,

Bò dê không sừng.

Đứt lông đứt đuôi,

Giống núi giống đỉnh.

Hoàng kim linh cốt hiện vẫn còn,

Ba đào tận trời biết để đâu?

Không cho để,

Chiếc dép về Tây[4]cũng mất rồi.

BÌNH: Tuyết Đậu rất khéo biết cách bỏ cước chú.Thầy ta là con cháu trong dòng của Vân Môn, có đủ cả búa kềm trong một câu đủ cả ba câu. Đối với những gì nói không được thầy ta nói rõ cả ra, những gì khai mở không được, thầy ta mở toang ra. Tụng ngay chỗ khẩn yếu ra rằng, “Thỏ ngựa có sừng, bò dê không sừng.” Thử nói xem tại sao thỏ ngựa có sừng, tại sao bò dê lại không có sừng? Chỉ khi nào hiểu thấu được câu chuyện trên các ông mới thấy được chỗ vì người của Tuyết Đậu.

Có người hiểu lầm nói rằng, “Không nói tức là nói, không câu là có câu. Thỏ ngựa không có sừng lại bảo là có sừng, bò dê có sừng lại bảo là không có sừng.” Song chẳng có gì là nhằm nhò cả. Đâu có biết rằng cổ nhân thiên biến vạn hóa, hiện thần thông như vậy, chẳng qua chỉ để đã phá cái hồn tinh hang quỉ của các ông mà thôi. Nếu như các ông hiểu được như thế, chẳng cần phải dùng đến chữ “Hiểu” nữa.” Thỏ ngựa có sừng, bò dê không sừng. Đứt lông đứt đuôi, giống núi giống đỉnh.” Bốn câu này giống như thể một viên ngọc ma-ni[5]. Tuyết Đậu đề ra ngay trước mặt cho các ông.

Đoạn cuối cùng của bài tụng là dựa vào sự kiện mà kết thúc công án. “Hoàng kim linh cốt hiện vẫn còn, ba đào tận trời biết để đâu?” Câu này là để tụng lời của Thạch sương và Thái Nguyên Phù. Tại sao lại không có chỗ để? “Chiếc dép về Tây cũng mất rồi.” Con rùa thần lê lết cái đuôi. Đây chính là chỗ Tuyết Đậu xoay trở vì người khác. Cổ nhân nói, “Chỉ tham câu sống, chứ không tham câu chết.” Đã mất rồi thì tại sao mấy tay này lại cứ tranh cãi với nhau vậy kìa?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7809)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5837)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 10211)
Tư tưởng hiện đại hay (tâm hồn hiện đại) cũng không xa tư tưởng ngày xưa là mấy. Những triết gia từ thiên cổ đã mở rộng tâm thức bao quát mọi chân trời. Có người đã lặng thinh.
01/03/2013(Xem: 6505)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
26/02/2013(Xem: 4126)
Kinh Đại Bát Nhãnói Bồ-tát là người “Vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngã” (Phẩm Đạo thọ thứ 71), “vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Phẩm Nhất niệm thứ 76), “hành sáu ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại, mười tám pháp bất cọng, hành đại từ đại bi, hành nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát hạnh thứ 72).
12/01/2013(Xem: 4837)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì của bản văn, giải thích chủ yếu. Phần này có ba phần: ý nghĩa danh đề của bản văn, nội dung của bản văn và lời cuối. Chương 1 của Giải thích Trung Luận này gồm có Các giải thích mở đầu [= Giải thích Trung Luận. (Bài 1)], Tụng mở đầu Trung luận [Giải thích Trung Luận (Bài 2)], và Giải thích về chương 1 của Trung Luận. Phần thứ nhì là giải thích các chương từ chương 2 tới chương 27.
09/01/2013(Xem: 3814)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó. Nhưng quý vị không thể làm như thế.
31/12/2012(Xem: 6506)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
29/12/2012(Xem: 5798)
Chủ đề của sách này chính là ‘không’. Nói đơn giản: cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp. Cái không của Bát-nhã là ‘nghĩa sâu sắc’ của sự thể ngộ. Cái không của Long thọ là là giả danh, tánh không của kinh Bát-nhã, và sự thống nhất trung đạo và duyên khởi của kinh A-hàm.
28/12/2012(Xem: 10175)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]