Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Pháp Vấn Đáp: Ngài "Hộ Pháp Vi Đà" là ai và "vì sao chỉ có "Tam Châu cảm ứng" ?

22/11/201909:13(Xem: 27030)
Phật Pháp Vấn Đáp: Ngài "Hộ Pháp Vi Đà" là ai và "vì sao chỉ có "Tam Châu cảm ứng" ?




Ho Phap Vi Da


Nam Mô A Di Đà Phật.

Kính bạch Thầy,  xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu :

   “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “:

       1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ?

        2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏

 
Kính,

Thiện Tịnh




_________________


Ho Phap va Tieu Dien Bo Tat

Bồ Tát Tiêu Diện & Bồ Tát Hộ Pháp


Nam Mô A Di Đà Phật,

Cảm ơn bác Thiện Tịnh đã nêu câu hỏi về Bồ Tát Hộ Pháp và “tam châu” mà Ngài có thể lui tới để giáo hóa độ sanh. Thắc mắc này có liên quan đến vũ trụ quan của Phật Giáo, ít ai quan tâm đến,  có thể nhờ câu niệm “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “ mà Bác thắc mắc chăng ?

Bác lưu ý câu niệm này là “  Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên”, chứ không phải “Di Đà”. Ngài Vi Đà Tôn Thiên, vốn là thiên thần từ cõi trời Đao Lợi phát tâm xuống trần gian để bảo vệ Phật pháp. Ngài Vi Đà có thần thông chạy nhanh như bay. Tương truyền sau khi Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, chư Thiên thiện thần đều xum vầy tham dự và chiêm bái lễ hỏa táng kim thân Phật và giúp bảo vệ Xá lợi của Ngài. Lúc này Trời Đế Thích cầm bình thất bảo đến chỗ trà tỳ để thỉnh Xá lợi, vì trước kia Ngài đã được Đức Thế Tôn chấp thuận cho một chiếc răng xá lợi đem về thờ tại Đao Lợi Thiên. Nhưng khi ấy có quỷ La Sát bay đến và thừa lúc Ngài không chú ý bèn trộm chiếc răng Phật. Vi Đà Tôn Thiên trông thấyliền đuổi theo, nhanh như tia chớp, trong một sát na đã bắt được quỷ La Sát và lấy lại bảo vật và trao lại cho Trời Đế Thích Thiên (chủ cõi trời Đao Lợi), và được chư Thiên ngợi khen và tán dương công đức. Từ đó về sau, Vua Trời Đế Thích sai bảo Vi Đà Tôn Thiên ở lại thế gian để hộ trì Phật Pháp.  Ngài có công năng xua đuổi tà ma, bảo hộ Phật pháp, gánh vác trọng trách bảo vệ  Chùa Tháp của Phật Giáo ở cõi Nam Diêm Phù Đề. Kể từ đó hình tượng Vi Đà Tôn Thiên được tôn thờ song hành với Tiêu Diện Bồ Tát trước cửa Chùa, mang ý nghĩa bảo vệ an toàn cho ngôi Già Lam hoặc được in hình Vi Đà Tôn Thiên ở sau mỗi quyển Kinh tụng để bảo vệ, nên khi tụng Kinh xong, phải xếp kinh lại, không được mở kinh, vì mở Kinh quý Ngài Hộ Pháp phải canh giữ, mình sẽ tổn phước. Còn Bồ Tát Tiêu Diện là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm để cảm hóa những kẻ hung ác quay về với con đường thiện lành, nên Ngài được gọi là “Ông Ác” (người ác thì phải có Ông Ác điều phục mới được), còn Bồ Tát Hộ Pháp được gọi là “Ông Thiện” theo dân gian Việt Nam. Xin xem thêm bài viết của thầy về “Ông Ác” ở link này: https://quangduc.com/a7325/cung-chao

 

 

Về thắc mắc thứ 2 của bác Thiện Tịnh vì sao gọi là “Tam Châu cảm ứng” mà sao không là “ Tứ Châu  cảm ứng” ???

Thưa bác và quý Phật tử, theo vũ trụ quan của Phật Giáo và Ấn Độ Giáo,  thế giới Ta Bà này, bao gồm luôn trái đất của chúng ta đang sống, có 4 châu:  1/ Đông Thắng-Thần Châu, 2/Tây Ngưu-Hóa Châu, 3/ Nam Thiệm-Bộ Châu và 4/Bắc Câu Lô Châu. Bốn châu này nằm chung quanh bốn hướng, đông, tây, nam, bắc của Núi Tu Di (Sumeru), mỗi châu có y báo và chánh báo riêng biệt. Chánh báo là con người, y báo môi trường sống xung quanh của người đó.

 

Thứ nhất: Đông Thắng Thần Châu (Purva-Videha), ở phía  Đông của Núi Tu Di, lãnh thổ tròn trịa, ngang rộng chín ngàn do-tuần. Mặt người cũng tròn.  Châu này có chu vi là 21.000 do tuần, dân trong cõi nầy có thân hình rất đẹp và sống thọ đến 700 tuổi.

 

Thứ hai: Tây Ngưu-Hóa Châu (Godana), châu này nằm ở phía tây Núi Tu Di. Chúng sanh ở đây thích buôn bán,  dùng trâu bò làm đơn vị tiền tệ để trao đổi hàng hóa.  Dân chúng  đông đúc giàu có và sung sướng cùng cực. Lục địa có hình tròn và dân trên đó cũng có gương mặt hình tròn. Châu nầy có chu vi 27.000 do tuần, dân chúng sống thọ 500 tuổi.

 

Thứ ba: Nam Thiện Bộ Châu hay còn gọi là Nam Diêm Phù đề (Jambudvipa), tọa lạc ở phía Nam Núi Tu Di. Sở dĩ có tên Diêm phù đề bởi vì, Diêm Phù (Jambud) Cây dâm bụt, một loại cây mọc rất nhiều ở xứ Thiên Trúc (Ấn Độ xưa). Cõi Diêm Phù Đề tức Nam Thiện Bộ Châu, là cõi chúng ta đang sống, là châu khổ cực hơn ba châu kia, dân chúng phải làm việc rất cực nhọc mới có ăn, nên giáo lý nhà Phật khuyên cần phải ráng tu hành để sớm thoát cõi nầy. Loài người trong Nam Thiện Bộ Châu có những đức tính ưu việt mà 3 châu khác không thể so sánh được: đó là có thể cải tà quy chánh, cải ác tùng thiện, để tu tập tiến đến giải thoát và giác ngộ.

Thứ tư: Bắc Câu-lô châu (Uttara-kura) nằm ở phía Bắc Núi Tu Di nên gọi là Bắc Câu Lô Châu, nghĩa là thắng xứ, vì đất đai màu mở, cây cối xanh tươi, lúa mọc tự nhiên, không cần cấy cày. Ngoài lúa thì còn nhiều loại cây quý báu khác, khoe đủ màu sắc ở trong vườn nhà, đường phố. Đất nước và con người ở cõi này đều có hình vuông. Cõi này rất sung sướng,  mọi người chỉ lo hưởng thọ dục lạc, nên không hề biết tu hành. Cõi này không có ngã sở, không bám víu, nên có tuổi thọ đến 1000 năm. Quả báo ở cõi này cũng rất thù thắng, vui nhiều khổ ít, không có Phật xuất thế, nên cõi này bị liệt vào một trong tám nạn.  Nên trong câu niệm tán dương Bồ tát Hộ Pháp mỗi buổi công phu khuya là “ Nam Mô Tam Châu Cảm Ứng Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “,  có nghĩa là trong bốn châu thiên hạ, chỉ có “ba châu” có thể tu hành được, còn “Bắc Câu Lô Châu” do sung sướng quá độ nên chúng sanh ở đây chỉ ham hưởng thọ dục lạc, không chịu tu hành, nên không thể cảm ứng đạo giao với chư Phật và Bồ Tát được, cũng đúng thôi, hữu cầu tất ứng, vô nguyện bất tùng. Đức Thế Tôn từng khuyến cáo chúng sanh nào bị sanh về “Bắc Câu Lô Châu” là một tai họa trong hành trình luân hồi sanh tử, nên tránh, tránh cách nào ? hành giả phải phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc sau khi xả bỏ báo thân ở cõi Nam Diêm Phù Đề này, nếu không phát nguyện thì làm phước, bố thí, có thể mai kia mốt nọ chúng ta có thể thác sanh về Bắc Câu Lô Châu này, và khi đó, ta chỉ biết đắm say theo thú vui hưởng thụ mà quên lãng việc tu hành, khi phước hết sẽ phải đọa xuống cõi thấp hơn.

Vài hàng giải đáp, mong bác Thiện Tịnh và đại chúng phát tâm dũng mãnh tu tập tinh tấn để không rơi vào cõi giới Bắc Câu Lô Châu.


Nam Mô A Di Đà Phật,
Thích Nguyên Tạng
Chủ biên Trang Nhà Quảng Đức

Xin quý Phật tử gởi thắc mắc về email: [email protected]

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 4210)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 6257)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 7272)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5782)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 15123)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 4619)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 11703)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 4464)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 6395)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 10015)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]