Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu trích từ số 21-30 (Những Viên Ngọc Trai của Andrew)

01/05/201918:47(Xem: 3906)
Câu trích từ số 21-30 (Những Viên Ngọc Trai của Andrew)

Phat ngoc
Những Viên Ngọc Trai của Andrew

Nguyên bản Anh Ngữ: 
Dharma Teacher Acharya Andrew Williams  
Việt dịch:

Quảng Tịnh Kim Phương
***



Câu trích từ số 21-30

 

Câu trích 21: Hãy biết ơn và bày tỏ lòng tri ân đối với mọi người và mọi loài

Hãy biết ơn và bày tỏ lòng tri ân  đối với tất cả mọi người mà chúng ta có và không có, đối với tất cả những trải nghiệm cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và tương lai, và đối với tất cả những cơ hội quý báu để cải thiện trí huệ và lòng từ bi mà cuộc đời này đã hiện hữu với chúng ta.

Hãy biết ơn và bày tỏ lòng tri ân đối với cha mẹ, bà con, những người thân thương và thầy cô của chúng ta. Đối với bạn bè, kẻ thù và những người xa lạ. Đối với tất cả chúng sinh và tất cả mọi loài.

Hãy biết ơn và bày tỏ lòng tri ân đối với Vô Lượng Phật, Pháp vô nhiễm và Tăng Già đức độ.

Chúng ta hãy biết ơn và bày tỏ lòng tri ân lẫn nhau và tất cả những gì chung quanh ta. Tôi cám ơn các bạn, tôi cảm kích các bạn. Chấp tay cung kính và cúi đầu.


Câu trích 22: Hãy tử tế với mình và những người khác. Để tử tế với mình, hãy tử tế với người khác. Để tử tế với người khác, hãy tử tế với chính mình.

Khi chúng ta tử tế với người khác, chúng ta sẽ là người có lợi lạc ngay tức khắc, bởi vì khi chúng ta tử tế, chúng ta tự trải nghiệm niềm vui và hạnh phúc tự nhiên và tâm hồn ta trở nên nhẹ nhàng và tĩnh lặng. Cũng vậy, người nhận được sự tử tế của chúng ta, hầu hết sẽ biết ơn và cảm kích.

Khi chúng ta làm lợi lạc cho chính mình bằng cách giảm đi những phiền não nhiễm ô và gia tăng chất lượng tinh thần tốt đẹp, những người khác chắc chắn cũng có lợi khi có sự hiện diện của chúng ta. Chúng ta càng thanh lọc thân tâm, chúng ta càng mang lại nhiều lợi lạc hơn.

Đây chỉ là vài ví dụ đơn giản mà chúng ta có thể tử tế với chính mình và những người khác như thế nào. Càng có nhiều sự tử tế trên thế giới này, thì thế giới này lại càng tốt hơn.

 

Câu trích 23: Hãy tử tế với chính bạn, hãy trầm tĩnh lại

 

Khi tâm của bạn trầm tĩnh và trong sáng, chúng ta sẽ bớt bối rối, lo lắng và bồn chồn, và vì thế mà có thể nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn, và có thể có những sự chọn lựa tốt hơn cái gì phải làm và cái gì không phải làm trong cuộc sống. Chúng ta sẽ có thể đối phó với những thay đổi và khó khăn trong cuộc sống dễ dàng và có hiệu quả hơn.

 

Để cho tâm tĩnh lặng, đầu tiên chúng ta phải suy nghĩ, hành động và nói có đạo lý và vì vậy sẽ tránh được hối tiếc và lỗi lầm. Tâm không hối tiếc và ân hận có ích và chín mùi cho viêc thực hành thiền, mà cho phép chúng ta phát triển trí tuệ chân thật bên trong bản thể của tâm và bản thể sự thật.

 

Vì vậy chúng ta hãy để cho tâm tĩnh lặng và tử tế với chính mình.

 

Câu trích 24: Hãy như là cây sồi. Hãy khiêm tốn, kiên định và uyển chuyển

 

Nếu chúng ta duy trì tâm khiêm tốn, chúng ta sẽ không bị khuất phục bởi sự tự cao thái quá, và vì vậy sẽ không bị kiểm soát bởi sự kiêu căng ích kỷ, thiếu tự trọng và sự hơn thua không lành mạnh.

 

Nếu chúng ta duy trì tâm kiên định, chúng ta sẽ không bị quấy nhiễu bởi sự lẫn lộn, phân tán và quên lãng, và sẽ nhận thức được mọi thứ rõ ràng hơn và có những sự chọn lựa tốt hơn trong cuộc sống.

 

Nếu chúng ta duy trì tâm uyển chuyển, chúng ta sẽ có thể đối phó với những thay đổi và những khó khăn trong cuộc sống có hiệu quả và có tác dụng hơn.

 

Giống như một cây sồi lớn khỏe mạnh,  có rễ sâu, mạnh và mềm dẽo, tương tự như vậy chúng ta nên để đạo đức ăn sâu tận gốc rễ và duy trì tâm khiêm tốn, kiên định và uyển chuyển.

 

Câu trích 25: Hãy giống cây sồi. Không có cơn gió nào có thể đốn ngã bạn

 

Nếu chúng ta duy trì tâm tốt đẹp có đạo đức tận gốc và khiêm tốn, kiên định và uyển chuyển, chúng ta sẽ không bị đẩy xa khỏi con đường tu tập tâm linh bởi những cơn gió của sự thay đổi, không thoả mãn và tà kiến.

 

Cũng vậy, chúng ta sẽ không bị “bát phong” tức là tám ngọn gió trần gian (eight worldly concerns) thổi tung, đó là: được và mất, khen và chê, vinh và nhục, vui và buồn. Chúng ta sẽ hài lòng và thoả mãn hơn, giống như cây sồi lớn khỏe mạnh.

 

Câu trích 26: Hãy chủ động chứ không phải phản ứng lại

 

Hãy chủ động bằng cách từ bỏ ngay việc bất thiện, chỉ bằng cách buông xả tự nhiên. Khi những cảm giác và ý nghĩ bất thiện khởi lên, hãy nhận biết chúng là như thế và đừng dính mắc vào chúng, và chúng sẽ tan biến một cách tự nhiên.

 

Đừng phản ứng bằng cách dính mắt vào chúng và đi theo chúng, hay tranh đấu chống lại và biến chúng thành cái gì đó to tát hơn chúng thật sự. Bởi vì chúng chỉ đơn thuần là những phản ứng theo thói quen. Vì vậy đừng phản ứng đối với những phản ứng, và v.v… và v.v…

 

Hãy chủ động và duy trì trạng thái tâm yên bình.

 

Câu trích 27: Hãy là nước khi gặp lửa, chứ không phải là xăng khi gặp lửa

 

Cũng giống như nước mới dập tắt ngọn lửa, bất cứ khi nào có rắc rối, bất đồng hay có vấn đề xảy ra khi chúng ta giao tiếp với người khác, chúng ta nên có cách giải quyết vấn đề. Hãy gieo nhân hòa ái và cảm thông.

 

Cũng giống như chúng ta nên tránh thêm dầu vào lửa, bởi vì dầu sẽ khiến lửa càng tệ hại hơn, chúng ta nên tránh thêm thắt đối với bất cứ rắc rối, bất đồng hay vấn đề nào xảy ra khi chúng ta giao tiếp với người khác. Đừng gieo nhân để tạo nên xung đột và hiểu lầm nhiều hơn.

 

Có đôi lúc chúng ta có thể đơn giản đồng thuận với những bất đồng một cách nhẹ nhàng.

 

Chúng ta cũng nên làm tương tự khi đối phó với chính tâm của mình. Khi những ý nghĩ hay thái độ bất thiện khởi lên trong tâm, hãy loại bỏ chúng, hãy buông  bỏ chúng, tránh thêm thắt đối với chúng.

 

Hãy thêm nước thanh tịnh của trí tuệ, không dính mắt và lòng tốt, và hãy dập tắt những ngọn lửa bất tịnh của vô minh, tham và sân. Hãy thanh lọc tâm và tất cả  sẽ tốt đẹp.

 

Câu trích 28: Có định kiến có nghĩa là chúng ta có thành kiến đối với ai hay đối với cái gì đó, và vì vậy chúng ta phán đoán dựa trên sự vô minh

 

Hiện nay khả năng chúng ta để nhận thức các thứ  rõ ràng rất bị hạn chế, vì vậy chúng ta không nên phán đoán các việc hay người khác dựa trên nhận thức giới hạn của chúng ta.

 

Đức Phật đã dạy rằng tất cả chúng sinh đều có những mức độ hiểu biết giới hạn và khác biệt về điều này hay điều khác, và thậm chí nếu chúng ta tập trung cùng một thứ, chúng ta cũng sẽ nhận thức điều đó theo cách nhìn của riêng mình, từ quan điểm giới hạn của riêng mình.

 

Chúng ta có khuynh hướng nhận thức các thứ và về người khác dựa trên những ý tưởng đã hình thành trước và trải nghiệm trong quá khứ. Điều đó như thể chúng ta phán đoán cả đại dương dựa trên một phần nhỏ của đại dương mà chúng ta nghĩ là chúng ta biết. Cả bầu trời chỉ dựa trên một vài đám mây.

 

Vì vậy chúng ta cẩn thận không nên có định kiến về người khác hay bất cứ điều gì. Chúng ta nên từ bỏ những thành kiến của mình và phát triển tâm bình thản không phân biệt. Điều này giúp chúng ta cải thiện sự trong sáng của tâm và cho tâm mình không bị che lấp bởi những định kiến, vì vậy chúng ta có thể nhận thức được chính mình, những người khác và mọi việc được rõ ràng và sáng hơn mà không có định kiến.

 

Câu trích 29: Những lợi ích của thiền hiện nay đã được biết đến rộng rãi và thực hành thiền cũng đã trở thành phần xu hướng chủ đạo ở nhiều nơi trên thế giới. Chẳng hạn, ở Úc, việc hành thiền trở nên phổ biến tại các cơ sở giáo dục khác nhau như các trường tiểu học, trung học và đại học. Cũng vậy, nhiều bác sĩ hành nghề cũng khuyến khích bệnh nhân của họ tập thiền để giúp ích cho quá trình hồi phục. Đây chỉ là vài ví dụ về việc hành thiền đã trở thành  văn hóa chính mạch của chúng ta như thế nào.

 

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Nếu mỗi tám năm, thế giới chúng ta được học thiền, chúng ta sẽ loại bỏ bạo động trong vòng một thế hệ.” Nếu cả thế giới hành thiền, thì sẽ không có chiến tranh mà chỉ có hoà bình.

 

Thiền giúp chúng ta biết được tâm của mình, cho chúng ta nhận biết được những trạng thái tâm có hại mà chúng ta cần loại bỏ, cũng như những trạng thái tâm có ích mà chúng ta cần tiếp nhận, nuôi dưỡng và hoàn hảo. Thiền giúp chúng ta trầm tĩnh, rõ ràng, kiên định và hài lòng, và giúp cho chúng ta giao tiếp với người khác và tất cả bản thể theo phương cách trong sáng, hài hoà và cảm thông.

 

Vì vậy việc hành thiền không những có lợi cho cá nhân người thực hành mà cho tất cả những người mà chúng ta tiếp xúc. Thiền có mục đích để thấu hiểu bản chất thật của tâm. Thiền biểu lộ thế giới tâm lý nội tâm. Thiền nhìn thấu suốt tri giác thiển cận, thông thường bị che khuất bản chất thật. Với việc hành thiền các bạn có thể hiều thực tính của bản ngã và các hiện tượng khác, bởi vì nếu bạn hiểu được tâm của chính mình, bạn sẽ hiểu được mọi thứ.

 

Không có thiền chúng ta không thể nhận thức được sự thật, bởi vì tâm chúng ta sẽ vẫn đục với những ý tưởng và cảm xúc lẫn lộn, và sẽ trở nên bối rối và bị đánh lừa càng lúc càng nhiều hơn. Vì vậy, mục đích của thiền là làm giảm bớt những ưu phiền bị đánh lừa của tâm ta và dần dần loại bỏ chúng tận gốc rễ. 

 

Thiền làm cho tâm của ta nhạy bén, mạnh mẽ và rõ ràng hơn, giúp ta giải quyết vấn đề của riêng mình một cách khéo léo, cũng như có thể có năng lực tâm để có thể thay đổi một cách sâu sắc cuộc đời mình. Chúng ta sẽ trở nên lành mạnh và hạnh phúc hơn, bởi vì điều đó đã được chứng thực rằng có sự liên hệ mạnh mẽ giữa thiền, sức khoẻ tâm lý và thể xác. Chỉ có thông qua việc hành thiền mà chúng ta có thể thay đổi năng lực định giới hạn trở thành năng lực định vô hạn.

 

Câu trích 30: Bất cứ khi nào bạn nói, hãy nói khéo léo 

 

Khi chúng ta nói, hãy nói khéo léo. Hãy nhớ rằng mục đích của lời nói là giao tiếp với nhau, và chúng ta nên nói với tâm thanh tịnh, cũng như rõ ràng và chính xác càng nhiều càng tốt.

 

Chúng ta nên tránh nói dối, phỉ báng, nói lưỡi đôi chiều, nói lời ác độc, và nói chuyện phiếm. Bởi vì nói như thế chỉ có thể dẫn đến hiểu lầm, hỗn loạn và gây khó khăn cho mình và những người khác.

 

Chúng ta nên nói lời chân thật, nói để tạo sự đoàn kết, nói nhẹ nhàng và tham dự vào cuộc đàm đạo có ý nghĩa. Nói theo phương pháp này cho phép chúng ta và những người khác mà mình đang trò chuyện có cơ hội tránh những hiểu lầm và bối rối, và phát triển sự hiểu biết chân thật dựa trên tình bằng hữu và thiện ý.

 

Vì vậy hãy tránh nói xấu, có hại và vô ích và chỉ nói tốt, có lợi và có ích với tâm thanh tịnh.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2015(Xem: 11700)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh.
16/05/2015(Xem: 24714)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này? Hãy nôn nó ra, vứt hết đi, không chừa lại một chút gì cả. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu khi vứt bỏ nó đi. Rồi cõi lòng bạn tràn ngập tình bi mẫn vị tha, thẩm thấu qua từng lỗ chân lông bạn. Hãy hiển lỗ tâm từ vô nhiễm trào dâng thương yêu. Hãy để những ai đến với bạn đều nhận được vầng quang hảo tâm không thể chối từ, cũng như khi rời xa, họ cảm thấy được cảm thông và can đảm hơn để đối mặt với cuộc đời đầy gian truân và nghiệt ngã này.
15/05/2015(Xem: 26303)
Thể theo lời yêu cầu của các bạn Đạo, tôi chọn một số bài nói chuyện về Phật pháp của tôi tại Tổ Đình Từ Quang ở Montréal và một vài nghi thức tụng niệm để in thành cuốn sách này, với hy vọng phổ biến Phật pháp. Cuốn sách được hình thành trong dịp Tết Canh Thìn, nhưng phải đợi đến Tết Dương Lịch 2001 mới đánh máy xong. Trong thời gian chờ đợi này, tôi đã cẩn thận kiểm điểm lại nội dung từng bài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, những mong các bậc cao minh từ bi chỉ điểm cho. Montréal, Tết Dương lịch 2001 Hiển Mật, Đỗ Hữu Trạch
12/05/2015(Xem: 22534)
Video: Những Hiểu Lầm về Đạo Phật
01/05/2015(Xem: 30664)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
05/04/2015(Xem: 14027)
Cái Tâm là cái chi chi, có chi chi củng cứ chi chi với Tâm. Theo quan niệm của Phật Giáo, Duy Thức Luận: Tâm thức tạo ra thế giới vạn vật, "tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức" hay "nhất thiết duy tâm sở tạo." Tất cả đều nói lên một ý rằng cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức tùy theo nhân duyên mà sanh ra muôn sự, muôn vật rồi cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng ngay cả chư pháp, tồn tại vĩnh viễn ngoại trừ Tâm Bồ Đề là vô sinh, vô diệt đó chính là Tâm Phật.
27/03/2015(Xem: 7663)
Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.
16/03/2015(Xem: 8669)
Con đường luận pháp nhứt là trực chỉ nhân tâm hay trở về chân nguyên, tức là phải rõ đệ nhất nghĩa các kinh Phật dạy mà hành đúng pháp, là một việc cần liễu tri và tinh thông thành phần và mục đích pháp học mới có thể mở ra lối đi chân chánh giác ngộ niết bàn. Giải thoát khỏi dòng tâm thức vẩn đục (vô minh) để được minh tâm kiến tánh là hướng đi của mọi tu sĩ. Phổ Nguyệt mong mỏi pháp Phật nhiệm mầu được soi sáng bằng tuệ quán của mỗi người chúng ta cố gắng thâm cứu và thực hiện hoàn mỹ hơn đem lại nhiều lợi ích hơn trong việc tu học.
21/01/2015(Xem: 9769)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
15/01/2015(Xem: 13070)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]