Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thật....

24/04/201918:09(Xem: 4503)
Thật....


duc the ton 2

THẬT…


Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thật  ,nhiếp phục uế trược cám dỗ cũng thật, tài sản, vợ con, tình yêu, danh vọng, địa vị …đều thật hết.

Chính cái Thật đó mà khổ đau phát sanh cũng là Thật.

Kinh Sự Thật Đích Thực (do sư ông Làng Mai tuyển dịch)
(Kính Diện Vương Kinh)
Nghĩa Túc Kinh, kinh thứ năm, Đại Tạng Tân Tu 198
tương đương với Paramatthaka Sutta,Sutta-Nipàta 796-803

 1. Mình còn mờ mịt mà cứ nói rằng kẻ kia chẳng bằng mình. Vướng víu si mê, cứ để tháng ngày trôi qua, bao giờ mới có cơ hội thấy rõ chân lý? Chưa có pháp môn tu đạo mà cứ nói mình đã thực tập xong xuôi. Tâm còn loạn động, chưa biết hành trì, bao giờ mình mới có được kiến giải thực sự?

2. Cứ nghĩ rằng người khác phải hành trì theo cái hành trì của mình. Tự cho rằng cái thấy, cái nghe và cái thực tập của mình là không ai bằng được. Chính mình đang bị sa đọa và ràng buộc vào trong năm cái hang động dục lạc của cuộc đời mà mình vẫn cứ ba hoa nói mình hơn người.

3. Còn ôm chặt si mê và vọng tưởng mà cứ tưởng rằng mình đã đạt tới chỗ chí thiện. Cái học hỏi và sự thực tập của mình còn sai lạc mà mình lại cứ ham muốn độ đời. Những gì thấy, nghe, suy nghĩ, và cả những nghi lễ và cấm giới mà mình hành trì, mình vẫn còn bị kẹt vào đấy, chưa thoát ra khỏi.

4. Bậc thức giả thấy người thế gian đi theo con đường ấy thì nhất quyết không chịu đi theo. Ta chỉ nên hành trì theo chánh niệm và trong khi hành trì phải hết sức thận trọng. Đừng cho rằng mình bằng người, hơn người hoặc thua người.

5. Cái bây giờ mình không nắm bắt, cái sau này cũng tuyệt đối không làm mình vướng bận. Buông bỏ mọi chủ thuyết, mọi ý tưởng, một mình đi trong tự do. Tuy vẫn có cái biết và cái thấy, nhưng thường quán chiếu để không bị kẹt vào chúng.

6. Không kẹt vào cái nhìn lưỡng nguyên, không kẹt vào ý niệm thọ mạng, ý niệm về đời này và đời sau, kẻ trí giả đi theo con đường trung đạo, quán chiếu các pháp để đạt tới thiền định chân chính.

7. Phải quán chiếu về những gì thấy, nghe và cảm nhận để đừng khởi lên tà niệm và bị kẹt vào tri giác sai lầm. Dùng trí tuệ để quán chiếu tâm ý và đối tượng tâm ý để buông bỏ được tất cả, không còn bị vướng vào một pháp nào trong thế gian.

8. Nếu các pháp đều không thực sự hiện hữu, thì còn pháp hành trì nào nữa để cho ta kẹt vào? Phải biết tìm trong pháp hành trì của mình cái đệ nhất nghĩa đế, cái sự thật đích thực. Không bị kẹt vào nghi lễ và giới cấm, không cho đó là chân lý, nhờ đó mà vượt qua được bờ bên kia, không bao giờ còn trở lại chốn sinh tử.

Qua Kinh Sự Thật Đích Thực do sư ông Làng Mai diễn dịch từ 8 bài kệ, cho thấy tính chủ quan của mình khi đánh giá người khác về nhiều khía cạnh, nhất là pháp hành trì.Tự cho pháp hành của mình là đúng, người khác là sai. Còn chấp chặt si mê vọng tưởng mà ngỡ mình đã đạt đến chỗ chí thiện, ham muốn độ đời. Hành giả cần quán chiếu thoát vượt nhị nguyên để không bị vướng kẹt chấp ngã, chấp pháp bởi tri giác sai lầm.Các pháp thật sự không hiện hữu!

Tầm nhìn do định kiến được chủng tử huân tập trong quá khứ, môi trường sống và sự truyền đạt hiện tại,hướng đến xây dựng  một tương lai trên cơ sở tri giác sai lầm…tất cả đều là sự thật. Nhưng, trước cái quanh quẩn lòng vòng kiếp sống,các nhà viễn kiến khoa học đi tìm nguyên nhân ban đầu để xác định cái Thật hiện tại. Trãi qua bao giai đoạn trong quá khứ, từ một hiện tượng giản nở,Big Bang ra đời, xem đó là khởi nguyên của hiện hữu.Đối với nhiều người, Big Bang đã thay thế ý niệm về sáng tạo thế giới của tôn giáo.(Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn học)   cũng lúc này, để tương thích với khoa học,dọn chỗ cho giáo lý Kito với khoa học,  năm 1951, Giáo Hoàng Pius XII đã liên kết lời Chúa dạy trong sách Sáng Thế Ký  "Hãy có Ánh sáng" với sự nổ bùng của Big Bang.Nhưng, đối với nhà khoa học kiêm tu sĩ Lạt Ma bảo rằng:Big Bang như thế chỉ giản dị là một giai đoạn nào đó trong một chuỗi dài chuyển đổiliên tục vô thuỷ vô chung…

Dĩ nhiên trước đó cũng đã sản sanh lý thuyết Thần tạo. Trong số tín hữu Thần tạo lần ra manh mối một luồng sáng mới đối nghịch với sự truyền đạt tín điều,quan kiến đó đã bị bịt đầu mối, mãi đến khi khoa học khai sáng nhiều yếu tố vừa mang tính thực dụng, vừa mang tính siêu hình; tất cả những lý thuyết quá khứ phải xét lại. Từ thế kỷ hậu bán thứ XV, khoa học chớm phát triển,mãi đến tiền bán thế kỷ XX, vật lý thực dụng giúp khoa học có bàn đạp tiến sâu vào lĩnh vực vũ trụ học, trong đó viễn vọng kính Hubble đã giúp các nhà khoa học có tầm nhìn và định lượng thoáng đạt hơn về vũ trụ.

Ngay từ những năm 1940, người ta đã bắt đầu nung nấu ý định về một chiếc kính viễn vọng không gian nhưng mãi đến cuối những năm 1970thì đó vẫn chỉ là ý tưởng, đề xuất và nhiều nhất là phác thảo trên bàn giấy. ..Rồi thì qua bao nỗ lực, cuối cùng vào tháng 4 năm 1990, Hubble đã hoàn thành và chính thức phóng lên quỹ đạo từ Trạm không quân mũi Canaveral, Hoa Kỳ. Nó có thể thu nhận ánh sáng từ vật thể cách xa 12 tỉ năm ánh sáng(Kính viễn vọng không gian Hubble).

Và lý thuyết dây ra đời (String Theory) Lý thuyết dây không chỉ dừng lại như là một thuyết của tương tác mạnh, mà nó còn là một thuyết hấp dẫn lượng tử., thuyết dây là một thuyết hấp dẫn lượng tử có nền tảng toán họcvững chắc, và các nhà lý thuyết hy vọng có thể đo được giá trị của hằng số vũ trụ dựa trên các tiên đề của nó.(lý thuyết dây)

 Các nhà khoa học thẩm thấu vào lý thuyết dây, vở lẽ rằng chúng cũng chỉ là sự tập hợp các nguyên tử, mà nguyên tử cũng không phải là điểm cuối cùng, chúng có đám mây di chuyển chung quanh hạt nhân trung tâm gồm proton và neutron, và bên trong proton, neutron còn có những hạt nhỏ hơn gọi là hạt quark, biến nó thành sợi dây năng lượng dao động ,chúng tạo ra các phân tử khác nhau cấu thành nên thế giới vật chất. Vì thế nếu những quan niệm này đúng, đây là khung cảnh siêu vi của vũ trụThật. Nó được xây dựng bởi một số lượng lớn các sợi năng lượng dao động siêu nhỏ, dao động với các tần số khác nhau. Những tần số khác nhau này tạo ra các phân tử khác nhau. Các phân tử khác nhau này chịu trách nhiệmlàm nên cuộc sống giàu màu sắc quanh ta…(lý thuyết dây và sự cố gắng của nhân loại).Đây là sự Thật ư?

Vậy do đâu có string theory? Đến đây là đoạn bế tắt, các nhà khoa học vật lý cần một bước nhảy qua  một khoản không vô tận, khoản không này có thể là black hole, có thể là “duy thức học “của nhà Phật? Đây là sự          Thật !

Trong quá trình truy tầm và thử nghiệm, Lý thuyết siêu đối xứng, Lý thuyết dây là học thuyết lớn nhất, Thuyết tương đối rộng và thuyết trường lượng tử…đều là lý thuyết trừu tượng chứng minh sự hiện hữu vật thể, lúc bấy giờ  được xem những phát minh đó là Thật.Nhưng cái gì làm ra chúng???

Đến khi,nhà khoa học Brian Greene nói mọi vật kể cả chúng ta là con người có thể là hình chiếu holograms, nếu “tắt đèn chiếu” đi thì mọi vật sẽ biến mất. Hình holograms là hình nổi như thật, nhưng đó chỉ là chiếc bóng không sờ đụng được, khác với hình ảnh trên màn hình, nó xuất hiện trong không gian như thật, khi tắt máy thì chúng cũng biến mất; Đây quả là bước tiến nhảy vọt không cần thông qua lý thuyết trừu tượng để chứng minh mọi vật hiện hữu chỉ là ảo ảnh, do đó, neutron, proton, hạt nhân, hạt quark…cũng chỉ là chiếc bóng chập chờn trước ống kính tâm thức bị lão hóa.Brian Greene đã chạm đến ngưỡng cửa khoa học “Duy thức” của Phật giáo. Đây là sự Thật

                                                 ***

Về khoa học vật lý mằn mò đã là thế, lòng vòng không tìm thấy đầu dây mối nhợ, trong lúc đó, các nhà khoa học tâm linh không cần sử dụng tiện nghi vật lý, vẫn có thể chứng minh được sự hiện hữu mọi hiện tượng

“Khoa học thẩm thấu nhiều ngóc ngách cuộc sống, trong đó, cổ sinh vật học,cổ địa lý học, cổ khí hậu học, cổ thực vật, sinh vật,động vật học và sinh thái học…về mối tương quan, tương tác lẫn nhau, đưa đến sự tiến hóa trong vũ trụ và riêng tinh cầu chúng ta.

Theo quan kiến của các bậc minh triết chứng đắc:…trong tiến trình sinh hóa, loài Kim thạch tiến hóa thành loài Thảo mộc, thì các phần tử Kim thạch phải tan biến thành đất để nuôi loài Thảo mộc,sắc tướng Kim thạch có tan rã thì sắc tướng thào mộc mới phát sinh.Nói một cách khác, Kim thạch có hy sinh làm đất thì Thảo mộc mới có thể sinh sôi nảy nở. Cũng như thế, loài Thảo mộc có trở nên thức ăn nuôi dưỡng thì loài Thú cầm mới có thể phát triển được.Cỏ cây hoa lá có hy sinh thì sự tiến hóa của chúng xuyên qua các loài Thú cầm mới tiếp tục được. Sắc tướng này có chết thì sắc tướng khác mới nảy sinh. Sự tiến hóa từ loài Kim thạch qua loài Thảo mộc không gây đau khổ vì sự phát triển của chúng còn thô thiển nên chưa có cảm xúc.Tuy nhiên bắt đầu ở loài Cầm thú thì các thể tình cảm đã phát triển nên chúng biết cảm xúc đau đớn nhưng vì lý trí chưa phát triển mấy nên chúng sống bằng bản năng nhiều hơn.Khi tiến hóa chuyển kiếp thú thành người, các thể tình cảm phát triển rất mạnh, nhưng con người khác con thú ở điểm họ bắt đầu phát triển  thêm về lý trí nên có thể tự do lựa chọn. Loài Kim thạch, Thảo mộc, Cầm thú hoàn toàn sống theo các định luật thiên nhiên, nhưng con người có thể quyết định đời sống của mình.

Chu trình tiến hóa của loài người bắt đầu phát triển các thể tình cảm (xác thân) và sau đó phát triển các thể lý trí (tinh thần) và khi lý trí chủ trị được tình cảm thì họ sẽ bước vào một giai đoạn tiế hóa mới.” (Trở về xứ Tuyết của Nguyên Phong)

Những  minh chiếu trên đây cũng là giai đoạn triển khai hữu hình trong một chuổi dài diễn hóa tâm thức.Nó là Thậtcủa cái thật vọng tưởng.Một câu nói nổi tiếng của một Thiền sư: “Có thì có tự mảy may, không thì cả thế gian này cũng không”. Trong giấc mộng, mọi hiện tượng đều là thật, và thấy rất thật đến khi tỉnh thức, những hiện tượng đó hoàn toàn diễn ra hết sức phi logic, cái biết phi logic này cũng rất thật. Cái Thật của mộng và cái thật lúc thức đều là thật trong giai đoạn ước định.

Cuộc sống trầm luân là đêm dài lắm mộng, tạo ra mắc xích nhân quả, tạo nên luân lưu trong lục đạo thấy như là Thật, có khổ đau thật, sung sướng thật, cỏi Trời hưởng lạc là thật, địa ngục khổ đau là thật…cũng như màn ảnh Holograms, dưới tuệ giác của bậc chứng đắc giác ngộ, chúng là hình nổi trong không gian đa chiều như là Thật; mà Thật như là… “nhạn quá trường không - ảnh trầm hàn thủy”

Khi  đã hiểu mọi vật là KhôngThật, đó là sự thật trong nghiệp thức quy ước của trầm luân. Nó không có một bản thể cố hữu quyết định làm nền tảng, thì làm gì có nguyên nhân khởi đầu để làm căn bản tìm ra manh mối cho thiên hà vạn vật là Thật?

Hành giả khai phá vũ trụ qua tâm thức không bị bế tắt như nhà khoa học đứng trên đầu sào trước hố thẳm cheo leo. Trang bị hành trang cho hành giả là tinh thần Bát Nhã tâm kinh, trong khi khoa học gia phải trang bị mớ kiến thức và lý thuyết hổn độn bên đống ngổn ngang máy móc vật lý. Dùng vật lý đi tìm khởi nguyên vật lý cũng chỉ là người trên lưng trâu đi tìm trâu. Hành giả buông bỏ, kể cả ý niệm về buông bỏ mới thấy được ngọn ngành của mọi hiện tượng. Sự thật được hiển bày.

***

Từ đây được hiểu rằng,đối thoại, phán xét được trang bị kiến thức một chiều, chắc chắn không thể đúng đối với đối tượng bị phán xét, bị kết tội,có một trang bị kiến thức, hiểu biết ở một lãnh vực khác chiều.Đây là sự thật nếu muốn hóa giải một cách dung hợp trong tinh thần đoàn kết xây dựng. Với Kinh Sự Thật Đích Thực, hãy từ tốn, chẫm rãi thấm đượm từng phần, chiêm nghiệm từng phần, sẽ thấy vị tri ta đang đứng ở đâu, đang là thầy thiên hạ hay là đang xin học những gì thế gian có, để làm tư lương vượt thoát kiến giải đang bị nhị nguyên bó buộc.

Cái hiểu biết, cái học hàm học vị là chiếc bóng tàng cây lê thê quét trên mặt đất, chả giúp làm sạch bụi bẩn, và cũng chả giải quyết được ảo ảnh nghiệp thứccủa muôn loài, đây là sự thật mãi đến khi tìm được sự thật thoát khỏi vô minh.

Kinh Sự Thật Đích Thực:

 1. Mình còn mờ mịt mà cứ nói rằng kẻ kia chẳng bằng mình

2. Cứ nghĩ rằng người khác phải hành trì theo cái hành trì của mình

3. Còn ôm chặt si mê và vọng tưởng mà cứ tưởng rằng mình đã đạt tới chỗ chí thiện.

4. Bậc thức giả thấy người thế gian đi theo con đường ấy thì nhất quyết không chịu đi theo. Ta chỉ nên hành trì theo chánh niệm và trong khi hành trì phải hết sức thận trọng

5. Cái bây giờ mình không nắm bắt, cái sau này cũng tuyệt đối không làm mình vướng bận. Buông bỏ mọi chủ thuyết, mọi ý tưởng, một mình đi trong tự do.

6. Không kẹt vào cái nhìn lưỡng nguyên, không kẹt vào ý niệm thọ mạng, ý niệm về đời này và đời sau, kẻ trí giả đi theo con đường trung đạo, quán chiếu các pháp để đạt tới thiền định chân chính.

7. Phải quán chiếu về những gì thấy, nghe và cảm nhận để đừng khởi lên tà niệm và bị kẹt vào tri giác sai lầm.

8. Nếu các pháp đều không thực sự hiện hữu, thì còn pháp hành trì nào nữa để cho ta kẹt vào?

Với tinh thần thiền sư thì:

Bóng trúc quét sân trần chẳng động,

Vầng trăng xuyên biển nước không xao.

(Hoè An Quốc Ngữ)

Thật….

MINH MẪN

24/4/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2011(Xem: 8017)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 4360)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4515)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 5133)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4760)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3615)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3641)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3627)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 17191)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
14/01/2011(Xem: 9698)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]