Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu

03/03/201919:56(Xem: 3406)
Lời Giới Thiệu

Phat thuyet phap 4
Những Viên Ngọc Trai của Andrew
Nguyên bản Anh Ngữ: Dharma Teacher Acharya Andrew Williams  
Việt dịch: Quảng Tịnh Kim Phương




LỜI GIỚI THIỆU



Tập sách của Cư Sĩ Andrew Williams đã diễn giải lời Phật dạy thật tuyệt vời. Cách trình bày và màu sắc của tập sách cũng làm cho độc giả đọc dễ dàng quan tâm và thích thú hương vị Phật pháp. Đối với những vị mới bắt đầu tu học, quý vị có thể đọc để học và hiểu về Đạo Phật, và đối với những vị hành giả lâu năm, quý vị cũng có cơ hội để mở rộng kiến thức về thực hành Phật pháp. Tôi nghĩ rằng tập sách này đặc biệt có giá trị cho độc giả thuộc mọi lứa tuổi và nguồn gốc, để cổ vũ đạo đức, hòa bình, hạnh phúc, hòa hợp và hiểu biết.

Trong tập sách này quý vị có thể tìm thấy 50 câu trích và đi kèm là những giải thích của tác giả, vừa rõ ràng, chính xác, sáng tạo và độc đáo. Anh xử dụng ngôn ngữ hiện đại và những ví dụ linh động để diễn đạt những lời dạy vô giá. Tôi tin rằng độc giả có thể tìm thấy những câu trả lời đối với những vần đề trong cuộc sống của mình trong cuốn sách này và cũng nhờ đọc quyển sách này mà bạn có thể thay đổi cuộc đời.

Tôi đã quen biết tác giả, Cư Sĩ Andrew Williams trong nhiều năm qua. Anh là thầy dạy giáo lý và cũng là ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác. Tôi đã mời anh dạy Phật pháp cho các em thiếu nhi và thanh niên tại các Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu Mùa Hè năm 2016 và 2017 Tất cả các học viên lớp thanh thiếu niên đều thích thú cách dạy của anh và đã thỉnh cầu anh đến dạy cho Khóa Tu Học mỗi năm.
Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng

Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức
Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hả Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan




Xung đột và căm ghét là nguồn gốc của sự chia rẽ và chiến tranh. Hiểu biết và tử tế là nguồn gốc của hoà bình và hạnh phúc. Tập sách giáo lý này sẽ mang nhiều lợi lạc cho bất cứ ai đọc cuốn sách này, bởi vì tập sách dạy một cách rõ ràng và chính xác cũng như cổ vũ sự hiếu biết và tử tế, hoà bình và hạnh phúc.

Tỳ Kheo Thích Nhuận Chơn
Trụ Trì Chùa Kim Cang, Melbourne, Úc Châu
Cử Nhân Phật Học
Hội Từ Thiện Chùa Kim Cang


Cư Sĩ Andrew Williams là một Thầy dạy giáo lý đáng tin cậy và có kinh nghiệm ở phương Tây. Anh mở lớp giáo lý tại các tu viện, với tính cách dễ chịu và thân thiện khiến anh có thể chia sẻ giáo lý từ phương Đông một cách rõ ràng, tỉ mỉ và dễ hiểu.

Trong thế giới ngày nay, con người tiếp nhận quá nhiều thông tin và đầu óc luôn bận rộn. Thật là khó cho chúng ta có thời gian và cảm hứng để suy gẫm về cuộc sống một cách sáng suốt.

Tập sách của Cư Sĩ Andrew giống như sự đúc kết từ kinh nghiệm của anh dạy giáo lý cho mọi người từ những nguồn gốc đa dạng trong thời gian dài. Anh thấu hiểu điều gì thích hợp nhất cho học viên của mình. Những lời dạy của trí huệ trong mỗi trang sẽ thắp sáng, khơi dậy ngọn đèn trí tuệ bên trong, cho mỗi người và cho mọi độc giả.

Tỳ Kheo Phrasamu Satit Thitadhammo
Trụ Trì Tu Viện Albury, Úc Châu



Chúng ta đang sống trong một thế giới mỗi ngày mỗi xuống dốc và là nơi nền đa văn hóa và chấp nhận chân thật những người khác biệt hiện nay cần thiết cho sự tồn tại của hành tinh này. Với ý niệm đó, thật luôn có giá trị để có những dụng cụ và tài nguyên để khuyến khích chúng ta hiểu biết lẫn nhau về truyền thống, văn hóa và tôn giáo. Thầy Andrew William đã cúng dường cho chúng ta một tài nguyên như thế tại nơi đây. Nếu như quý vị muốn biết sơ qua về Phật giáo, tóm tắt của những lời dạy cần thiết, thì tập sách hấp dẫn này sẽ làm công việc đó thật tuyệt vời.

Andrew đã dâng tặng 50 lời hay ý đẹp, chuyển tải những khái niệm và lời dạy chính của truyền thống cổ xưa này, và anh đã lý giải theo phong cách đàm đạo và đơn giản làm hứng thú khi đọc và phản hồi. Một tài nguyên tuyệt vời cho người đọc phương Tây.
Jim Reiher
Chủ tịch Hội Đồng Đa Tín Ngưỡng thành phố Casey, Melbourne, Úc Châu
Học Giả và Giáo Viên Thánh Kinh



Những Lời Vàng Ngọc của Cư Sĩ Andrew là sự chọn lọc những lời dạy sâu sắc, cổ vũ giá trị đạo đức, hòa bình, hạnh phúc, hòa hợp và sự hiểu biết và đi kèm là sự sưu tập tuyệt vời các minh họa.

Các lời dạy thật ấn tượng và và sẽ khuyến khích chúng ta trong mỗi bước đi hằng ngày và làm sao để sống một cuộc sống tốt đẹp nhất. Nếu như chúng ta sống theo những lời dạy này, thì thế giới chúng ta đang sống sẽ tuyệt vời biết bao!

Cám ơn Andrew đã sưu tập thành một tập sách tuyệt mỹ, đưa tác phẩm tuyệt vời mà anh đã thực hiện đến Thành phố Casey và khắp nơi.

Trân trọng,

Amanda Stapledon
Thành Viên Hội Đồng/ Cựu Thị Trưởng thành phố Casey
Melbourne, Úc Châu

Cư Sĩ Andrew Williams là thầy dạy Phật pháp đáng tin cậy, một ca sĩ, một nhạc sĩ và cũng là một người vui tính.
Trong những năm tôi quen biết anh, dù anh đã đạt được nhiều thành tựu, anh vẫn luôn có thái độ tôn kính, khiêm tốn và thậm chí khiêm hạ. Tình bạn và sự hỗ trợ của anh luôn tự nguyện đối với bất cứ thỉnh cầu nào. Tôi vô cùng tự hào có một người bạn như anh.
Có những lúc trong cuộc sống, khi chúng ta cố gắng tìm ra câu trả lời, khi chúng ta tìm kiếm sự cổ vũ, phương hướng và con đường để bước tới với sự bình an nội tâm.
'Những Lời Vàng Ngọc của Andrew - Những câu trích Phật pháp khuyến tấn sự nhận biết và hiểu biết, và là tài nguyên quý báu hỗ trợ ấn tượng cho cuộc sống hằng ngày.

Kay Morland
Ban Giám Đốc 2017 - 2018
International Inner Wheel

Thật là một tuyển tập những viên ngọc trai trí tuệ của Andrew Williams tuyệt vời làm sao! Những dẫn giải đầy ấn tượng của những lời dạy vô giá của Đức Phật trong thời hiện đại. Thế giới này sẽ đẹp biết bao nếu tất cả chúng ta có thể sống với tâm lượng đạo đức, hòa bình và hài hòa.

Tôi thích phương pháp truyền đạt rõ ràng và sáng tạo của Andrew. Những lời dạy trí tuệ của anh gây ấn tượng đối với độc giả. Tôi rất mong đón nhận viên ngọc trí tuệ sắp tới. Cùng lúc đó, mở tập sách bất cứ trang nào quý vị cũng thấy những lời khuyến tấn thích hợp cho mọi lứa tuổi thực hành Phật pháp và sống một cuộc sống hòa bình, yêu thương và hạnh phúc. Một tập sách vô giá để thương yêu ấp ủ và học hỏi.

Tôi lấy làm vinh dự đã làm việc với Andrew với tư cách là ca sĩ, nhạc sĩ để thực hiện một chuỗi CD nhạc " Đạo Giác ngộ". Diễn dịch Phật pháp theo phong cách hiện đại và kết hợp với nền tân nhạc thật sự là niềm vui tinh khiết.

Roger McLachlan
Nghệ sĩ chơi đàn guitar Bass, Đạo Diễn
Hall of fame Inductee


Cám ơn Andrew đã mang đến cho chúng ta thêm một phong cách sáng tạo khác để hiểu Phật pháp theo phương cách dễ hiểu và thực tế.
Tôi đã quen biết Andrew hơn tám năm rồi. Tôi nhận thấy anh là một người sâu sắc, rộng lượng và luôn khuyến khích tất cả những ai dành thời gian để nghe Pháp dù bất cứ hình thức nào. Thông qua âm nhạc, đàn, lớp học, điện tử, và bây giờ là tập sách "Những Lời Vàng Ngọc của Andrew", tôi thường cảm thấy có sự kết nối, tập trung và sẵn sàng cho sự chọn lựa sắp đến.

Nếu như bạn may mắn có giây lát đọc tập sách này, hãy nắm lấy giây phút ấy, thanh lọc tâm và cảm nhận những lời vàng ngọc trong tâm, xua tan bóng tối và sẵn sàng cho giai đoạn kế tiếp trong cuộc hành trình của quý vị.

Cuôc hành trình được thắp sáng bởi những viên hạt trai này đó là cuộc hành trình mà bất cứ ai và tất cả đều có thể tốt hơn và thực hiện được.

Micheal John Henderson
Nghiên cứu viên học vị Tiến Sĩ
Cố Vấn Quản Trị Thay Đổi
Giáo viên và Học viên lâu năm









Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/04/2011(Xem: 5376)
Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh.
29/03/2011(Xem: 8487)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
20/03/2011(Xem: 3920)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 7158)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 3686)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4030)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 4402)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4222)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3103)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 2960)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567