Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Không Chỉ Tương Hợp Mà còn Hoan Nghênh Vũ Trụ Học Hiện Đại

19/11/201722:05(Xem: 5014)
Phật Giáo Không Chỉ Tương Hợp Mà còn Hoan Nghênh Vũ Trụ Học Hiện Đại

Duc The Ton 5

PHẬT  GIÁO  KHÔNG  CHỈ  TƯƠNG HỢP

MÀ CÒN HOAN NGHÊNHVŨ TRỤ HỌC HIỆN ĐẠI

( Buddhism Is Not Just Compatible with Modern Cosmology,

It Welcomes It )

Nguyên tác : Chris Impey

Việt dịch : Trần Như Mai

 

 

Đôi nét về tác giả : Chris Impey là Phó Khoa Trưởng của Đại Học Khoa Học, và là một Giáo Sư Xuất Chúng của Khoa Thiên Văn Học thuộc  Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu của ông đặt trọng tâm vào việc phát triển và cung cấp năng lượng của những lỗ đen khổng lồ trong các thiên hà.Ông đã viết hai cuốn sách giáo khoa, một tiểu thuyết, tám cuốn sách khoa học phổ thông, và hơn 250 bài nghiên cứu và bài báo. Khiêm Tốn Trước Hư Không (Humble Before the Void), một cuốn sách dựa trên những khóa hội thảo được mô tả trong bài báo này, do Templeton Press xuất bản năm 2014 .

 

 

****************

Ba mươi hai vị tăng và ni ngẩng lên nhìn khi tôi bước vào lớp, một lớp học trống chỉ có cái bảng đen và học viên của tôi ngồi chéo chân trên các tấm gối mỏng đặt trên sàn gỗ. Bầu không khí tỏa nhẹ hơi nóng của gió mùa. Chúng tôiđang ở trong một tu viện gần chân đồi của ngọn Hy-mã-lạp-sơn. Các vị tăng ni này là những di dân từ Tây Tạng, nhiều người là trẻ mồ côi, và họ đến đây từ khắp nước Ấn Độ để học về vũ trụ học.

 

Mười sáu năm trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu chương trình huấn luyện tăng ni cho đời sống của thế kỷ 21. Ngài muốn tăng cường huấn luyện các tăng ni và ngăn cản không để cho văn hóa Tây Tạng trở thành một mẫu chưng bày trong viện bảo tàng. Mỗi mùa Hè, các nhà giáo dục Tây phương đến Ấn Độ để dạy tăng ni về môn Toán, Vật lý, Sinh học, Khoa học Thần kinh, và Vũ trụ học. Tôi đã giảng dạy trong các khóa hội thảo về ‘Khoa Học Cho Các Tu Sĩ ’  từ năm 2008.  Lúc đó là cao điểm của năm học khi tôi bất chấp sự hổn độn của Ấn độ để đến với thánh địa yên tĩnh này ở gần chóp đỉnh của thế giới.

 

Các tăng ni có một quan điểm lý tưởng hóa về cách thức hoạt động của khoa học. Họ nghĩ rằng khoa học có thể đo lường số lượng với sự chính xác tuyệt đối, chỉ cần có dụng cụ tốt và sự tận tâm. Đối với họ, khoa học có vẻ không thể thay thế được và đầy uy quyền, và vì thế, xa xôi và tách biệt. Nhưng tôi nhận ra một mặt khác của quan điểm ấy – đó là khái niệm thô thiển của tôi về Phật giáo và đời sống tu tập. Tôi tưởng tượng rằng các vị tu sĩ ấy sống một cuộc đời đơn độc và chỉ biết hành thiền, rằng một tu sĩ Phật giáo nghĩa là người rút lui khỏi cuộc đời. Tôi nghĩ rằng khoa học có thể là một sự xâm nhập không được hoan nghênh vào thế giới khắc khổ của họ.

 

Chẳng bao lâu tôi biết rằng Phật giáo được mô tả tốt hơn như một triết lý thay vì là một tôn giáo. Phật giáo không có giáo lý thần học và tránh nói đến nguyên nhân đầu tiên của thế giới. Đức Phật không phải là Thượng đế, và ngài cũng không tuyên bố như vậy. Phật giáo ngang hàng với khoa học trong việc chấp nhân  duyên khởi tự nhiên, và cố gắng xác nhận bất cứ quan điểm nào của thế giới về vấn đề này bằng những quan sát thực nghiệm. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khẳng định thật ngắn gọn rằng: “Nếu khoa học chứng minh niềm tin nào của Phật giáo là sai thì Phật giáo sẽ phải thay đổi” . Thật khó tưởng tượng những lời nói tương tự như thế xuất phát từ những nhà lãnh đạo tôn giáo khác trên thế giới. Môi trường thực nghiệm của Phật giáo cung cấp nền tảng cho việc đối thoại phong phú với khoa học.

 

CÁC TU SĨ TIN CHẮC RẰNG PHẬT GIÁO CÓ THỂ GIÚP KHOA HỌC TRỞ THÀNH MỘT SỨC MẠNH PHỤC VỤ CHO NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI

 

Tôi đã gặp những tu sĩ nghiên cứu khoa học một phần là vì thầy của họ muốn như vậy. Tuy nhiên, sự dấn thân của họ sâu xa hơn là việc đơn thuần thực hiện ước mong của vị thầy của họ. Họ được huấn luyện như những học giả. Họ rất tò mò. Chương trình đã bén rễ từ lâu nên không phải chỉ lệ thuộc vào những lần thỉnh giảng của các nhà giáo dục Tây phương. Các học viên trong nhóm học đầu tiên với tôi nay đang điều khiển các trung tâm nghiên cứu khoa học và đang giảng dạy tại các tu viện của họ. Họ nghĩ rằng khoa học có thể giúp họ trở thành những tu sĩ Phật giáo tốt hơn, bởi vì khoa học có thể giải phóng họ thoát khỏi những giáo điều và truyền thống và giúp họ thấy thế giới đúng như thật (trong lúc không nhầm lẫn cho rằng kiến thức đó là thực tại tối hậu.)

 

Để đáp lại, họ tin chắc rằng Phật giáo có thể giúp cho khoa học trở thành một sức mạnh phục vụ cho những điều tốt đẹp trên thế giới. Họ bác bỏ khuynh hướng của các nhà khoa học tự nhiên muốn trở thành những người theo thuyết phân tích hoàn nguyên (reductionists), vạch ra sự ngu muội của chúng ta về bản chất cốt lõi của đời sống và tâm thức. Họ cũng nhận xét rằng khoa học cứ tiến lên không khoan nhượng trong lúc hiếm khi dừng lại để xem xét những hậu quả xấu hoặc không cố ý. Các tu sĩ muốn đem lại cho khoa học một sự hỗ trợ về mặt đạo đức mà không cần phải gắn liền với Phật giáo, nhưng là một quan điểm đặt  trên nền tảng nhân bản và lòng từ bi.

 

Phần lớn các tăng ni theo học ở đây có  kỹ năng toán học không hơn cấp lớp 8. Họ không biết cách sử dụng máy tính. Tuy nhiên, họ đã trải qua một thập niên hoặc hơn để học về khoa hùng biện và triết học. Họ bị thu hút trước những vấn đề như tính vô hạn của không gian, hoặc bản chất của thời gian vào lúc có cuộc đại bùng nỗ Big Bang (để hình thành vũ trụ), hoặc vai trò của nhà quan sát trong thực tại khách quan. Họ hiếm khi bị kẹt trong những chuyên rắc rối vô ích. Họ tranh luận thật hăng say và không sợ hãi. Quan trọng nhất là họ thật tâm thích thú việc học hỏi. Lớp học thường giải tán trong những tràng cười vui vẻ. Sau tám giờ học trong lớp, họ trở nên nhạy bén một cách phi thường. Và họ thức dậy để cầu nguyện và tụng kinh vào 5 giờ sáng mỗi ngày trong lúc tôi còn đang ngủ.

 

Thật là trẻ trung năng động khi bước ra khỏi quả bong bóng hàn lâm và tiếp cận đề tài của tôi với cái nhìn nhìn tươi mới. Tôi cũng thích thú tận hưởng cơ hội này để thử những phương pháp giảng dạy mới với những học viên ham học như thế này. Tôi đã đem những sinh hoạt từ Ấn độ về  sử dụng trong lớp học của tôi ở Arizona, ví dụ như cách phỏng đoán bằng hạt cát và phép quán tưởng được hướng dẫn như một phương cách để khám phá vũ trụ.

 

Một sinh hoạt thực hành liên hệ đến việc phỏng đoán số hạt cát trong một đóa hoa mạn-đà-la bằng cát mà các tu sĩ đã thực hiện tuần trước. Câu trả lời là : một tỷ. Chúng tôi quán tưởng rằng lớp học bị ngập đến đầu gối bởi một ngàn đóa hoa mạn-đà-la bằng cát. Đó là con số các tinh tú trong giải Ngân hà và con số những thiên hà trong vũ trụ có thể quan sát được. Nếu những hạt cát tượng trưng cho tất cả các tinh tú trong vũ trụ, thì số lượng hạt cát sẽ lớn hơn núi Everest (Chomolungma trong tiếng Tây Tạng).

 

Chúng tôi quay sang thảo luận về thời gian. Đã 13.8 tỷ năm kể từ khi có cuộc đại bùng nỗ Big Bangquả là điều không thể nghĩ bàn. Một đời người so với số tuổi của vũ trụ chỉ như một cái nháy mắt . Một vị sư cao niên da mặt không có một nếp nhăn,vui vẻ nói với tôi rằng tuổi của vũ trụ rất giống với cách Phật giáo đo lường thời gian, gọi là kiếp (kalpa). Vị ấy nhắc lại hình ảnh một ngọn núi được kết hợp bởi nhiều tinh thể như các vì sao trong vũ trụ. Rồi một con bồ câu bay ngang qua và đập cánh vào ngọn núi ấy mỗi ngày một lần, cho đến khi ngọn núi ấy bị bào mòn dần và không còn tồn tại nữa, thì một kiếp cũng dài như thế.

Đối với Phật tử, không có thực tại cố định và thường hằng. Quan điểm khoa học cũng tương tự như thế.

 

Để hiểu được mức độ sâu thẳm của thời gian, chúng tôi dùng một sinh hoạt gồm có những hình ảnh không ghi chú thích về các điểm mốc trong lịch sử vũ trụ, quả đất, sinh học và nhân loại – hành tinh xưa nhất, một chuổi thiên hà, Hỏa tinh, Đại Vực Sâu (Grand Canyon), các Kim Tự Tháp, phi thuyền không gian. Các tăng ni trải những hình ảnh đó trên sàn nhà theo thứ tự thời gian và mỗi nhóm bình phẩm về trật tự mà nhóm kia sắp xếp. Tâm trạng mọi người là rất sôi nổi. Có những tràng cười lớn và hai nhóm cạnh tranh nhau mà không có sự chống đối. Tôi rút lui vào một góc bên lề, vui vẻ làm người thừa thải trong sinh hoạt học tập ồn ào này. Đối với một nhà giáo dục, đây là một mỏ kim loại quý hiếm. Điều tốt nhất trong các sinh hoạt này là chúng tôi đã có sự gặp gỡ tương đồng trong các quan điểm về thế giới. Các học viên đã xem việc học tập là sáng tạo và sinh động, và tôi biết quý trọng tiến trình cũng như kết quả các sinh hoạt học tập ấy.

 

Lệ thuộc lẫn nhau (/tương liên) và vô thường. Những từ này mang ý nghĩa khác nhau đối với một nhà khoa học và một Phật tử, nhưng chúng cung cấp một điểm chung để thảo luận về những tương tác và chuyển hóa bao trùm cả vũ trụ vật lý. Đối với một Phật tử, vô thường nghĩa là không có một thực tại cố định và thường hằng; mọi vật đều phải chịu chuyển hóa và thay đổi. Đức Phật dạy rằng đời sống là một loạt những khoảnh khắc khác nhau, kết nối lại để cho ta cảm giác trôi chảy liên tục, giống như một dòng sông. Quan điểm khoa học cũng tương tự như thế, từ một con người như một khuôn mẫu sinh học bền bỉ bởi các tế bào liên tục sống và chết, đến những tiến trình trong vũ trụ liên tục trao đổi và chuyển hóa chất và năng lượng. Lệ thuộc lẫn nhau trong Phật giáo nghĩa là không một hiện tượng nào sở hữu tự tánh độc lập bất biến, mọi hiện tượng đều phải lệ thuộc vào một cái gì khác để tồn tại. Mọi tồn tại đều có liên hệ với nhau. Đối với khoa học, tính chất lệ thuộc lẫn nhau là rất rõ ràng trong sinh học, nhưng cũng áp dụng trong khoa học vật lý, nơi mà các cấu trúc trong hành trình đi từ hạt cơ bản đến các thiên hà đều có liên hệ đến sự lệ thuộc lẫn nhau của những hạt cơ bản qua các lực đẩy.

 

Những hạt cơ bản của tôi và của các tăng ni đã trải qua  một cuộc hành trình đáng kinh ngạc xuyên vũ trụ, chạy thoát khỏi sức nóng gay gắt của vụ đại bùng nỗ Big Bang, bị những đám mây bụi đẩy qua đẩy lại và trôi nổi bồng bềnh trong khoảng  trống không giữa các hành tinh, chạy theo vòng quay của giải Ngân Hà, băng qua các tâm điểm giao thoa và bầu khí quyển của vô số hành tinh, rồi xoáy mạnh qua địa cầu của chúng ta , trước khi qui tụ tại trong cơ thể tôi và những cơ thể trước mặt tôi. Từ một điểm xuất phát, những hạt cơ bản của chúng tôi đã tỏa ra khắp nơi, rồi trải qua vô số cuộc hành trình qua không gian và thời gian trước khi qui tụ về đây để suy tưởng về khoảnh khắc này. Chúng tôi trở thành đồng nhất với vũ trụ.

____________________

 

Sources:Cosmos on Nautilus - Multiverse, Jan 2017

http://cosmos.nautil.us/short/93/buddhism-is-not-just-compatible-with-modern-technology-it-welcome-it

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2011(Xem: 14952)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
14/01/2011(Xem: 8491)
Viết về một triết học là đặt ra các câu hỏi về những vấn đề được bàn đến trong triết học đó. Trong trường hợp này, chúng ta thử viết một bài nghiên cứu mang tính phê bình về triết học Thế Thân.
13/01/2011(Xem: 3302)
Trong các lớp bậc trung học chúng ta cũng đã biết chút ít thế nào là tương tự. Hai bài toán có thể dùng cùng một phương cách để giải thì ta gọi đó là "quá trình tương tự hoá".
11/01/2011(Xem: 8517)
Lý Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
05/01/2011(Xem: 12747)
Triết thuyết Căn Bản của PG Đại Thừa
05/01/2011(Xem: 4007)
Tài liệu về Đại sư Khuông Việt quá ít ỏi , hầu như chỉ bao gồm trong chuyện kể về Ngài của Thiền Uyển tập anh , Cho đến nay những hiểu biết về Ngài chỉ căn cứ vào đó , chưa có những phát hiện gì mới ngoài những diễn dịch , phát triển suy đoán , lắm khi mang tính cường điệu . . Qua bài này như một góp ý nhò nhặt , người viết mong rằng những nhận định vế Đại sư lừng danh của nước Việt bớt đi những suy diễn chung chung , thiếu dẫn chứng, chỉ mang tính cường điệu mà thiếu tính khoa học ; đồng thời nhấn mạnh đến nhiệm vụ chung của nhà nghiên cứu là tìm thêm tài liệu , chứng cứ để củng cố những luận điểm nhằm vinh danh vị Tăng thống đầu tiên của nước ta .
05/01/2011(Xem: 3290)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm, nhằm nêu ra một nguyên tắc tổng quát để xếp loại và đánh giá các hành động. Đạo đức học nhằm nêu định cứu cánh của mọi hành động hợp lý mà con người cố vươn tới, tức mục đích, lý tưởng của cuộc đời và tìm các phương cách giúp con người tiến tới mục đích lý tưởng ấy.
05/01/2011(Xem: 32088)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
05/01/2011(Xem: 10474)
Phật giáo là một sự thực tập để đối trị khổ đau. Phật nói “ta chỉ dạy về khổ đau và vượt thoát khổ đau” [3] . Ðiều này đã được Phật phát biểu trong công thức của bốn sự thực thâm diệu [tứ diệu đế].
04/01/2011(Xem: 42303)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567