Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết lý Duy Thức Học

27/08/201606:35(Xem: 7289)
Triết lý Duy Thức Học

song_bien_2
PHÁP THOẠI
 
Triết lý Duy Thức Học
 VẬN HÀNH CỦA THỨC A-lại-da TRONG BỐN THÂN: BẢN ẤM, TỬ ẤM, TRUNG ẤM VÀ SINH ẤM.
Đức Hạnh


 

     Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.

    Thức A-lại-da là người thật? Đúng, thật ở đây là bản chất đích thực, được nghe qua  từ miệng con người nói ra những lời ác: vọng ngữ, không nói có, có nói không, thêu dệt, ly gián, xảo trá, điêu ngoa, mắng nhiếc, đố kỵ... và thấy những hành động ác: bạo động, khiêu khích, trộm cắp, giết người, tà hạnh... Đó là người thật của thức A-lại-da chứa nhiều chủng tử ác. Và đây là người thật, từ miệng họ nói ra những lời thiện: tha thứ, xả bỏ, chơn thật, ân tình, thương yêu, ngọt ngào, êm ái, hiền hòa, nhã nhặn... và hành động thiện: công tác từ thiện, cứu giúp kẻ cô thế về vật chất, nhặt gai giữa đường, dắt người mù qua đường, đi đứng chững chạc, lái xe đúng luật, xông vào cứu nguy một người bị kẻ tặc hiếp đáp... Đó là người thật của thức A-lại-da chứa nhiều chủng tử thiện.

    Qua hai hạng người thật thiện thật, ác thật được hiển lộ ra thân, miệng, chính là vai trò của thức A-lại-da tiếp nhận nghiệp Thiện và Ác, biết gìn giữ, biết chứa đựng cũng như hiển lộ ra thân miệng các chủng tử thiện, ác khi nó chuyển biến suy tư, nhận thức, so đo, tính toán, cân nhắc... ở thế làm chủ các thức : mắt, tai, mũi, miệng và cơ thể. Cho nên tất cả các 5 thức trước này đều lệ thuộc sự chủ động của thức A-lại-da, giống như 5 tên làm công trong cơ xưỡng phải vân lời chủ. Qua đây cho ta hiểu rõ Thức A-lại-da có 6 tên: TÂM, Ý, TÂM VƯƠNG, Căn bản thức, Tàng thứcNghiệp thức để chỉ cho tâm linh, tinh thần.

 

Một-THỨC A-lại-da TRONG THÂN BẢN ẤM.

    Ấm còn gọi là Hữu, nghĩa là có, tức là sức mạnh của Nghiệp. Thân Bản Ấm là xác thân con người thuộc về thể chất sinh lý (Sắc, danh từ của Duy Thức Học Phật giáo) được kể từ tháng thứ sáu khi bào thai nằm trong bụng mẹ đã được đầy đủ năm vóc hình hài và năm căn mắt, tai, mũi, miệng và thân. Nhưng thức A-lại-da đã vào tử cung trước khi noãn sào của người nữ rơi xuống và tinh trùng của người nam vào và kết tụ với nhau (kiết sử) trong giây phút ân ái. Vì vậy mà về phần cấu tạo cơ thể thuộc thể chất sinh lý, thức A-lại-da trong vai trò cấu tạo bộ phận đầu não trước tiên trong tháng thứ tư. Bộ phận đầu não được xem như hoàng cung của chủ tể của Tâm vương (thức A-lại-da) an trú trong đó để chỉ huy năm căn của thân (năm giác quan). Do vậy mà đến tháng thứ tám, các tạng phủ bên trong được cấu tạo đầy đủ và hoàn chỉnh là lúc cơ thể thân Bản ấm hài nhi biết đói, biết khát, nên chi thân Bản ấm cục cựa, tay chân vùng vẫy là do thức A-lại-da (tâm) chỉ huy. Đến tháng thứ chín, thân Bản ấm hài nhi trong bào thai được vững chắc, nó tự động chuyển mình báo hiệu cho bà mẹ biết rằng con sắp ra chào đời. Sau những giây phút bà mẹ cảm thấy đau đớn, bà mẹ sinh ra con mình thân Bản ấm hài nhi cất tiếng khóc oa oa, nhưng mẹ vẫn vui mừng thấy con mình chào đời bình an mặc dù cơ thể của mẹ còn đau và yếu. Vấn đề sanh ra con, thân bà mẹ nào cũng đều đau, nên cố thi sĩ Bùi Giáng đã nói: Ra con một trận đã mòn tóc xanh.

    Thức A-lại-da (tâm) là con người thật như đã nói. Thật của Thiện và thật của Ác. Vì nó là chủ tể của thân. Nên thân Bản ấm được chia ra làm hai hạng, tức là hai loại người Thiện và Ác. Người Thiện được tiêu biểu cho các bậc Thánh, Bồ tát, Tăng bảo, Thánh nhân tự tìm người Mẹ có đạo đức, tái sanh vào làm thân người, do lời thệ nguyện hóa độ chúng sanh. Chẳng hạn các Bồ tát Lạt ma Tây Tạng, như Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay..., tức là bản thân của Ngài đã ra vào làm thân người 14 lần, kể từ thân bây giờ. Cho nên tâm của quý Ngài đang có Ánh sáng Chơn đế trong thân Bản ấm không còn là thức A -lại- da nữa, mà là “Bạch Tịnh Thức”. Tức là thức A- lại- da đã được giác ngộ trong sáng khi mang xác phàm phu, quý Ngài đã chuyên cần tu tập dập tắt tham, sân, si và vọng thức... Còn người Ác, được tiêu biểu cho xác thân con người phàm phu mà chủ tể của nó là Thức A-lại-da. Do vậy Ác của Thức A-lại-da không phải chỉ riêng ở lời nói mắng chửi, dối trá, điêu ngoa... và hành động giết người, trộm cắp... mà là cái Tâm con người còn nhiều vọng niệm về danh, lợi, tham, sân, si, tự mãn, tự đắc... dù là tự đắc trước sự thành công một việc thiện... vẫn được xem là Tâm chưa có Thiện. Vì vậy ánh sáng của Thức A-lại-da trở lại loài người là do giữ 5 giới nhưng, vì tâm còn vọng niệm, còn danh, lợi..., do vậy thân Bản ấm được có hai phần: phàm phu,  các bậc có thiện căn. Cho nên Thức A-lại-da chỉ có ở thân Bản Ấm của Phàm phu thôi.

 

SỰ HẰNG CHUYỂN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỨC A –lại- da TRONG THÂN BẢN ẤM.

    Ngay từ tháng thứ 8, thân Bản Ấm nằm trong bụng mẹ, Thức A-lại-da đã hoạt động hằng chuyển theo hơi thở và nhịp đập của con tim, nên đã chỉ đạo cho cơ thể hài nhi cựa quậy, từ đó cho đến khi lọt lòng mẹ. Lớn lên tuổi từ ấu niên, thanh niên và lão niên, Thức A-lại-da hằng chuyển không ngừng trong thân Bản Ấm con người đang sống và đến lúc thân Bản Ấm tan rã (chết), Thức A-lại-da tự nó vẫn hằng chuyển khi ra khỏi xác chết để đi qua thân xác mới của kiếp sau.

    Trong thân Bản Ấm con người đang sống, Thức A-lại-da (Tâm ý) chỉ huy thân thể (tay chân và miệng) con người trên vận hành tạo tác ra vô số nghiệp Thiện, trên vận hành mưu sinh  một cách đa dạng ở phần vật chất để nuôi thân, cũng như ở phần tinh thần phục vụ cho các giác quan.

    Vì làm chủ, nên Thức A-lại-da (Tâm) rất có quyền hạn, tự mình hoạt động riêng biệt, hay đồng tình và cũng như phản đối không đồng tình với 5 giác quan liên hệ với nó. Tự hoạt động riêng lẻ.

    Khi thân Bản Ấm con người ngủ nghỉ, thức A-lại-da vẫn thức cả ngàn năm dù nằm im. Nằm im giống như bà mẹ có tánh đa đoan ưa suy tư, lo lắng cho gia đình, rồi ngồi dậy, lục đục trong nhà, làm hết việc này đến việc nọ trong lúc chồng và các con nằm ngủ say. Thức A-lại-da cũng giống như vậy, trong khi 5 thức của thân Bản ấm (mắt, tai, mũi, miệng và thân) đều ngủ say, nó (A-lại-da) vẫn thức và hoạt động, nhưng sự hoạt động của nó trầm lặng. Thức A-lại-da (ý) vẫn tự quyền hoạt động một mình một cách linh hoạt khi 5 giác ngồi im đợi chờ, như các thuộc hạ ngồi chờ cấp chỉ huy. Chẳng hạn con người tự mình ngồi suy tư, sinh khởi ý niệm thương, nhớ, giận hờn, oán thù ai đó hay vẽ ra những kế hoạch (master plan), đề án, chương trình hành động cho một tổ chức nào đó mà chưa viết ra giấy, còn nằm trong tâm thức được gọi là pháp vô tướng. Được gọi là linh hoạt đích thực, khi tâm suy nghĩ đến một kẻ thù, nó bực tức, hậm hực (tâm sân hận), rồi có khi thân đi gặp đối tượng và hành động bằng bạo lực. Hay là tâm thương nhớ về người tình ở xa, nó ray rứt, bâng khuâng, bồi hồi... đôi chân liền đếm bước trong sân, vườn mà tâm không hề biết đôi chân đang giẵm lên mặt đất..

    Thức A-lại-da tự hoạt động một mình khi thân Bản ấm của con người đang ngủ, hay đang thức. Gọi sự hoạt động độc lập này là (độc đầu ý thức). Về việc thức A-lại-da hoạt động một mình, rất phổ thông, thường xuyên, như trong giấc mộng (mộng trung ý thức) như trong cơn điên loạn (loạn trung ý thức) và khi thiền định (định trung ý thức), cũng như suy tư, hồi tưởng, tưởng tượng, lý luận, so đo, phán đoán (tán vị ý thức). Qua sự hoạt động riêng lẻ của thức A-lại-da (ý tâm) như đã nói, tức là nó không liên hiệp với 5 giác quan ở trước (5 thức trước). Trạng thái độc lập của nó có năm trạng thái: tán vị, độc đầu, mộng, loạn, định. 

 

Đồng tình với năm giác quan.

    Con Mắt của thân Bản ấm nhìn thấy người đẹp, hoa đẹp, vật dụng đẹp, hình tượng đẹp..., tâm thức (A-lại-da) liền bằng lòng, đồng tình với mắt. Sau đó sai bản thân ra đi theo người đẹp, lân la bên cạnh, bắt miệng nói ra lời tán tụng khả ái. Về hoa, vật dụng... khi ý thức đã đồng tình với mắt, nó sai khiến thân đi tìm mua đem về để cung ứng cho bản thân.

    Tai nghe âm thanh ngọt ngào của bài tình ca, tiếng đàn hòa nhạc êm đềm, hay là tiếng tụng kinh thiền vị của Tăng bảo... Tâm thức (ý) liền đồng tình, bằng lòng với tai. Sau đó bắt thân tìm mua, bắt tai lắng nghe tiếng nhạc, bắt thân ra đi đến chùa mà quy phục, lễ lạy Tam bảo.

    Mũi nghe hương vị thơm tho từ các món ăn, vật lạ, nước hoa, khói thơm của trầm và kể cả mùi thơm từ thân Bản ấm của phái nữ đi ngang qua trước mặt v.v... Ý thức (A -lại- da) liền đồng tình với mũi, sai thân Bản ấm đi mua, tìm, và gặp.

    Miệng nghe mùi vị ngon ngọt hấp dẫn khi nó ăn các món ngon trong miệng, tâm thức (A- lại- da) liền đồng tình với miệng, nên tự cảm thấy đắc ý, khen thầm, ưa thích. Rồi sau đó tư duy nhớ đến thức ăn ngon đó. Thế là ý thức (a-lại-da) sai thân ra đi mua nữa, đến chỗ quán ăn lần nữa...

    Thân, bàn tọa ngồi lên, tay rờ, chân tiếp xúc, va chạm đến các vật có hình tướng êm đềm, phẳng phiu, mát mẻ v.v... Tâm (ý) liền đồng tình với thân, rồi cảm thấy thích, say mê, ca ngợi trong thầm lặng.

 

 Thức A- lại- da phản đối.

    Mắt thấy người, vật có hình tướng xấu, thô kệch... Tai nghe âm thanh chát chúa, lời khả ố từ miệng con người, tiếng nhạc rộn ràng... Mũi nghe mùi hôi, thối, cay, ê ẩm... Miệng nếm phải các mùi vị đắng, chua, cay, mặn, lạt, chát, tanh hôi... Thân bị va chạm vào các vật lởm chởm, bén nhọn, nóng bức, lạnh lẽo... Tâm thức (A-lại-da) liền phản đối, không bằng lòng, liền bắt năm giác quan quay đi, xa lánh, ném, vất bỏ các đối tượng có hình tướng xấu xa, hôi hám... ấy.

    Thức A-lại-da (tâm-ý) đồng tình với năm giác quan và cũng như phản đối khi nó có sự liên hiệp với năm giác quan trong lúc thân Bản ấm sinh hoạt trên vận hành cho đời sống hằng ngay. Sự liên hiệp, tương quan của Thức A-lại-da với 5 giác quan, được gọi là “ngũ câu ý thức”. lọt lòng mẹ và lớn lên theo

    Thế là thân Bản ấm được xem như đích thực có từ lúc lọt lòng mẹ. Lớn lên qua từng thời gian; ở các lứa tuổi đồng ấu, thiếu niên, thanh niên, lão niên, già rồi chết. Trong chuỗi thời gian của thân Bản ấm, trạng thái sinh lý và tâm lý con người ở các lứa tuổi đó luôn luôn hằng chuyển và biến đổi một cách không ngừng nghỉ theo định luật vô thường sanh và diệt. Sanh là sự phát triển của cơ thể, diệt là cơ thể bị hao mòn. Cả hai đều hiện hữu trong bản thân Bản ấm, nhưng sanh nhiều hay diệt ít và ngược lại là do hoàn cảnh sinh lý và tâm lý con người đang sống. Nói khác hơn, do hoàn cảnh sướng, khổ cũng như điều kiện thiên nhiên đưa đẩy làm cho cơ thể (Bản ấm) con người sanh nhiều, diệt ít và ngược lại. Nhưng dù có sự sanh, diệt đổi thay ở sinh lý và tâm lý từ lúc nhỏ, lớn lên và già nua, người đó vẫn là người đó không khác, tức là thân Bản ấm có già đi, tổng thể chủng tử nghiệp quả của thức A-lại-da và sự hằng chuyển của nó không thay đổi. Nhưng, chỉ có khác về năng lượng mạnh hay yếu theo lứa tuổi của thân Bản ấm trong sự sinh hoạt. Thức A-ại-da hằng chuyển yếu, (yếu không phải là dừng) ở lứa tuổi ấu niên và lão niên. Lúc tuổi ấu niên, cơ thể chưa nảy nở, tâm lý non dại, nhìn đời với ý thức ngây thơ, mặc dù có sự hờn giận, thương ghét khi năm giác quan tiếp xúc với người, với cảnh, nhưng lòng dục vọng chưa ở mức độ cực mạnh. Và tuổi lão niên, cơ thể đã bị hao mòn, kiệt sức do qua quá trình thân Bản ấm bị thức A-lại-da (tâm- ý) sai khiến hành động dục vọng... Cho nên tuổi thanh niên, thân và tâm bị đắm chìm sâu vào ngũ dục, thất tình, dục lạc, đam mê màu sắc, hương vị, tình yêu, danh vọng không mệt mỏi. Nên chi tuổi về già, thức A-lại-da hằng chuyển ở mức độ chậm do các bộ phận sinh lý của thân Bản ấm yếu đuối về ăn, uống, vui chơi, hưởng lạc. Từ đó, ý thức (A-lại-da) cũng theo đó mà chán nản ê chề cảnh ồn ào náo nhiệt, xa lánh cảnh phồn hoa đô hội, thích nơi yên tĩnh. Năm giác quan không còn muốn nghe, thấy cảnh vật, âm thanh dù kích động hay êm đềm. Miệng không còn thèm khát mùi vị thơm ngon. Mũi không còn thích các mùi hương thơm. Từ đó thân Bản ấm cứ theo đà hoại diệt của định luật vô thường đang tiến về không còn sanh nữa, như cây cổ thụ, cuối cùng thân Bản ấm chết.

    Thân Bản ấm còn gọi là thân Ngũ uẩn. Nó gồm có hai phần Danh và Sắc. Danh chỉ về tinh thần thuộc 4 uẩn: Thọ, Tưởng, Hành, Thức là bộ phận Biết (thức) là cơ quan chỉ huy thân Bản ấm. Còn Sắc uẩn thuộc về cơ sở vật chất. Nói chung là thể xác con người gồm có Đầu, nó chứa đựng não bộ bên trong và 5 giác quan bên ngoài (mắt, tai, mũi, miệng, thân). Mình là bộ phận sinh lý, bên trong của nó có tim, gan, phèo, phổi, bao tử, lá lách, ruột, thận, mật... Bộ phận Sắc là cơ thể chỉ là cái vỏ được cấu tạo do bốn đại: đất, nước, gió, lửa. Nói là vỏ thì phải có ruột, ruột đó là gì? Đó là Thức thuộc 4 uẩn như đã nói ở trên. Thức sáng suốt thanh tịnh hay là thức u mê, tăm tối, mắt phàm phu không thể thấy được. Đem cơ thể con người chẻ ra từng mảnh cũng không thể tìm thấy thức ở đâu cả. Chỉ có những bậc Tăng bảo có Phật nhãn hay gọi là Thần nhãn do nhiều công phu tu luyện Thiền và Mật tông mới thấy được thức (thức A-lại-da) của con người sau khi chết, nó thoát ra khỏi thể xác sau cùng, khi 5 giác quan hết biết cỡ 30 phút.

    Tất cả Thánh, Bồ tát và phàm phu được tái sanh vào loài người đều phải nằm trong sự kiến tạo (kiết sử) tự nhiên về sinh lý và chịu sự chi phối của tứ đại như nhau. Nên bào thai được cấu tạo hoàn chỉnh các bộ phận sinh lý là lúc nó bắt đầu có sự cảm thọ nóng, lạnh, đói, khát qua cơ thể bà mẹ, nên có lúc bà mẹ thấy trong bụng bào thai cục cựa, đạp chân, hay chuyển mình. Đó là sự nhận biết từ tinh thần (Danh) và Sắc (cơ thể).

                                                                                           

SỰ LIÊN HỆ TINH THẦN VÀ VẬT CHẤT CỦA BÀ MẸ VỚI BÀO THAI BÊN TRONG.

(Các cô sắp lên xe hoa, chuẩn bị làm mẹ và các bà tiếp tục sanh con, nên quan tâm phần liên hệ này)

   Tinh thần (Danh)

   Nếu bà mẹ có tâm tánh hiền lành, có đạo đức được thể hiện ra hành động và lời nói ở bốn đức tính công, dung, ngôn, hạnh hay là một bà mẹ có biết tu hành Phật pháp, có tâm từ bi và xả bỏ là năng lực mầu nhiệm làm chuyển hóa một phần lớn nghiệp ác của đứa con trong bụng và tiêm vào cho nó một tia sáng trí tuệ thì sau này đứa hài nhi ra đời, lớn lên nó được có trí thông minh và có tư cách đạo đức. Ngoài bào thai của các bậc Bồ tát, Thánh tăng tái sanh trở lại loài người ra, hầu hết các bào thai của kẻ phàm phu là do kiếp trước có giữ năm giới là điều cơ bản được trở lại thân người, nhưng không phải bào thai phàm phu nào cũng giống nhau ở tâm tánh, nên có đứa khôn, có đứa dại, có đứa ngu dốt, có đứa thông minh. Vấn đề khôn dại, ta thường nghe người nói: “Khôn từ thuở lên ba, dại thì già đầu vẫn dại”. Sở dĩ có sự khác biệt tâm tánh giữa người này với người kia như vậy là do biệt nghiệp của từng người ở vô số kiếp trước còn tồn tại trong thức A-lại- da. Cho nên sự tu hành Phật pháp, biết ăn hiền ở lành, có tư cách đạo lý làm người của bà mẹ trong lúc mang thai, là một chất liệu giải nghiệp cho đứa con trong bào thai. Nếu đứa hài nhi vốn sẵn có nghiệp thiện, lại được tăng thêm phước báo do công đức của bà mẹ có tu tập. Vì vậy tinh thần của bà mẹ như là một nhà điêu khắc, một họa sĩ, hay người thợ đắp tượng, đúc tượng. Từ đó đứa hài nhi có tánh tình vui, buồn hay trang nghiêm, thông minh hiền hòa... hay là hung hãn, bạo lực, ngu đần, là do tâm của bà mẹ tạo cho đứa con.

    Vật chất. Bào thai được sung túc, nhỏ hay lớn con khi còn nằm trong bụng mẹ, và khi được sanh ra, đứa hài nhi bị chậm phát triển hay mau lớn, mau biết đi... là do sự ăn uống của bà mẹ có ăn nhiều hay ít các món dinh dưỡng lúc mang thai. Về thân xác (vật chất) của hài nhi bị khuyết tật ở tay, chân, tai, mũi, mắt và tâm trí ngớ ngẩn... gọi là bịnh bẩm sinh, tức là bị ảnh hưởng một phần cơ thể của bà mẹ, nếu bà mẹ đã ăn, uống, hút những chất độc lúc mang thai. Nhưng, nói về nghiệp quả, đứa hài nhi bị khuyết tật chính là biệt nghiệp của nó, do nó gây ra từ vô lượng kiếp trước, còn tồn đọng lại qua kiếp này cho nó, mà nó phải tiếp tục trả nghiệp, do vậy bà mẹ cần tu hành Phật pháp để chuyển bớt nghiệp cho con cái. Về sắc diện của đứa trẻ. Nếu nét mặt của đứa trẻ xinh đẹp, khôi ngô, vui tươi, lịch thiệp, lễ độ, cao lớn có nét trượng phu (Nam) có nét mệnh phụ (Nữ) là do ảnh hưởng tâm, ý (thức A-lại-da) của bà mẹ có an vui, hạnh phúc, không lo lắng, tươi mát, thoải mái tâm hồn, siêng năng tụng kinh, lễ Phật, làm việc phước thiện... Ngược lại, nét mặt đứa trẻ xấu xí, buồn tẻ, ủ dột... thân tướng có nét tiểu nhân, bần tiện (Nam-Nữ) là do ảnh hưởng bà mẹ có tâm hồn khổ đau, bất an, lo lắng, bị các phiền não chi phối trong lúc mang thai.

 

Hai-THỨC A-lại-da TRONG THÂN TỬ ẤM (chết)

    Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác. Vì vậy mà Tâm Lý Học gọi là Vô thức, Tiềm thức hay là Đà sống, tức là thức A-lại-da hằng chuyển liên tục không ngừng nghỉ, dù cho thân xác con người có chết đi, nó vẫn hoạt động. Cho nên ở thân xác con người còn sống, sau khi ngủ dậy, người ta ngồi nhớ lại những cảnh vui, buồn, hãi hùng... trong giấc chiêm bao vừa qua. Ở đây, thân xác con người chết cũng như thế, thức A-lại-da cũng hoạt động một mình nhưng, trạng thái hoạt động của nó có vẻ nhẹ nhàng và bay bổng, không giống như trạng thái nằm mộng của thân xác còn sống. Cho nên thân xác con người vừa chết, tâm thức con người thấy nhẹ nhàng và thấy mình bay bổng, tức là Thức A-lại-da lìa khỏi xác. Chính sự thấy nhẹ nhàng đó là Thức A-lại-da thấy, chứ đâu phải thân xác thấy, vì thân xác đã chết rồi, không còn có cảm giác nữa! Từ chỗ này ta càng thấy rõ TA là Thức A-lại-da, chứ không phải thân xác còn sống và chết là ta. Vì hai giấc mộng lúc sống và chết đều là do Thức A-lại-da hoạt động. Hoạt động là sự diễn lại, nhớ lại chuyện xưa, tích cũ từ quá khứ cho đến hiện tại. Sự biết và nhớ của Thức A-lại-da sau khi thân xác chết cũng giống như lúc con người còn sống nằm gác tay lên trán nhớ nghĩ việc này việc nọ, hay ngồi một mình tư duy về các việc Đời, Đạo được sắp xếp chương trình, kế hoạch (master plan) để tuần tự thực hiện, nhưng thình lình bị đau bịnh làm cho bản thân tứ đại chết đi. Hoặc là những việc mà người ta đã dự trù thực hiện trước đó vài ngày, vài giờ như có ý định đi thăm thân nhân, đi đến trường đại học, đi đến nhà thờ để tập hát cho ca đoàn, nhưng chưa thực hiện kịp thì cơ thể bị chết. Nói tóm lại, lúc con người đang sống, tâm thức sanh khởi ý tưởng muốn thực hiện một, hoặc nhiều sự việc ngay hiện tại, nhưng thân thể bị chết thình lình. Vì vậy xác thân đã chết mà tâm thức người chết cứ ngỡ rằng mình đang sống, nên chi tâm (thức A-lại-da) của họ nhớ đến các việc rồi muốn đi thực hiện ngay. Do sức mạnh của tâm thức ước muốn, thức A-lại-da liền tự tạo cho nó một xác thân vô hình mờ ảo, tợ như sương nhỏ bằng đứa trẻ lên 5, hoàn toàn bằng những chất liệu tinh thần do những giác quan tinh thần của nó. Rồi nó ra khỏi xác là con đường hầm tối tăm, sau đó nó nghe, thấy, biết hình ảnh, âm thanh của con người và vạn vật hiện hữu chung quanh nó trên bước đường đi thực hiện những việc gần nhất trước đó vài ngày, vài giờ khi chưa chết được sắp xếp trong tư tưởng. Thân này gọi là thân Tử ấm còn gọi là thân Vọng ước do các giác quan tinh thần của nó tự cấu tạo, nên nó có thể đi qua bất cứ chướng ngại nào như núi cao, biển rộng, các tòa cao ốc, vào tận nơi các cung điện thâm sâu của nhà vua, hoặc là đến bất cứ nơi nào như rạp hát v.v... không cần phải mua vé, cứ vào thoải mái và ra lại tự do mà không bị ai hỏi han xét vé gì cả.

 

   THỜI GIAN THỌ MỆNH CỦA THÂN TỬ ẤM

    Thân Tử ấm và thức A-lại-da là một. Sở dĩ được gọi là thân Tử ấm là vì thức A-lại-da tự nó cấu tạo cho nó có những giác quan tinh thần giới hạn được nghe và thấy sự vật và con người đang sống. Riêng về sự thấy, trên cơ sở nguyên lý về ánh sáng mà thân Tử ấm thấy lờ mờ, nhá nhem như chiều chạng vạng hay rực rỡ sau khi ra khỏi con đường hầm u tối của thể xác là tùy theo mức độ Thiện, Ác có trong tâm thức con người lúc còn sống.

    Thân Tử ấm được có từ lúc xác thân con người chết, nó nằm im trong một khoảnh khắc vài phút, rồi thoát ra khỏi thân xác sau khi các giác quan tinh thần chết hẳn, thân Tử Ấm đi chu du một hồi tùy theo sở thích của nó. Thân Tử ấm quay trở về xác cũ, gặp lại bà con và cảnh vật tại nhà, mà chưa biết mình đã chết.

    Trong khoảng thời gian gặp gỡ thân nhân và nhìn thấy thân xác cũ, thân Tử ấm có thể nhập lại vào xác cũ, tức là hồi sinh mà y khoa gọi là cái Chết Lâm Sàng (chết đi sống lại) nếu cơ thể còn tươi và nóng. Trường hợp này thường xảy ra không ít trên thế giới hiện nay.

     Cũng trong khoảng thời gian gặp gỡ mọi người và tại vị trí xác thân cũ như thế này, mà thân Tử ấm không được hồi sinh (sống lại) coi như thân xác đã chết hẳn. Từ đó, sau những giờ phút lấn quấn bên xác cũ, cũng như chung chạ với bà con, thân nhân, nhưng thấy mình bị cô đơn, bởi vì hỏi ai, ai cũng làm ngơ, rờ vào đâu cũng thấy như rờ hư không, nhìn thấy người thân trong gia đình khóc lóc, mới biết rõ rằng mình đã chết. Liền tức khắc, những giác quan tinh thần của thân Tử ấm bị rối loạn hay tự an trú vào sự tĩnh lặng là tùy theo thức A-lại-da của nó có sự hiểu biết hay không, rồi bị chìm lặn vào ánh sáng riêng biệt của nó. Thân Tử ấm được chấm dứt ngay từ lúc này. Sau đó các giác quan tinh thần của thức A-lại-da vươn lên trở lại rồi tự cấu tạo một thân Trung ấm và tự chìm lặn vào ánh sáng trong vắt, sáng rực hay u ám, mờ đục.

 

VỊ TRÍ THÂN TỬ ẤM ĐI RA TRÊN CƠ THỂ XÁC CHẾT.

    Tùy theo căn bịnh hay tai nạn làm cho cơ thể con người chết lạnh mau hay chậm. Và sự chết lạnh dần trên cơ thể con người không nhất thiết là từ chân đến đầu hay từ đầu đến chân. Có thể bắt đầu lạnh từ hai tay hay hai chân trước, nhưng điều đó không có gì quan trọng. Điều quan trọng là còn một điểm ấm nhỏ trên cơ thể xác chết con người, đó là điều quan trọng mà ta phải để ý, vì nơi đó được đánh giá về trọng lượng nghiệp quả Thiện, Ác của thức A-lại-da đi ra mà con người lúc sanh tiền ăn ở hiền lành hay tàn ác. Điểm ấm sau chót là chỗ thức A-lại-da (còn gọi là Thần thức) đi ra, có thể là ở chỗ cao nhất là đỉnh đầu là con đường về Cực lạc và Niết bàn. Ở trán là đường về các cõi Trời. Ở ngực là con đường về Người. Ở bụng là đường vào loài Súc sanh. Ở đầu gối là đường vào Ngạ quỷ. Ở bàn chân là con đường vào Địa ngục.

 

BA-THỨC A-lại-da TRONG THÂN TRUNG ẤM.

    Thân Trung ấm được có sau khi Thân Tử Ấm viễn du, trở lại chốn cũ, tự biết mình đã chết vì đứng giữa thân nhân mà thấy mình bị cô đơn do các giác quan tinh thần thấy người thân, nắm lấy tay người thân không thấy bàn tay của mình có cảm xúc, hỏi người thân không ai trả lời, chỉ thấy người thân có nét mặt buồn khổ, nghe tiếng người thân khóc lóc. Từ đó tinh thần Thân Tử ấm bị điên đảo hay trầm tĩnh do các giác quan tinh thần có sự hiểu biết thì tỉnh táo, an nhiên. Còn bằng không, Thân Trung ấm chết lịm. Nhưng với sức vùng dậy của Thức A-lại-da ước muốn, nên nó tự tạo cho nó một tấm thân cũng bằng các giác quan tinh thần y như Thân Tử ấm cũ, nhưng sự nghe, thấy của nó trong trạng thái vật vờ hay tỉnh táo, rồi toàn thân bị chìm lặn trong các bầu ánh sáng sai biệt tùy theo tổng thể chủng tử của quả báo nghiệp khi còn sống trên đời đã tạo, mà thức A-lại-da mang theo. Cho nên thân Trung ấm là thân của Nghiệp lực, do nghiệp lực Thiện, Ác tạo nên. Do vậy mà thân Trung ấm còn gọi là thân Trung hữu. Hữu là có. Có (hữu) chính là Lực của Nghiệp mang tính chất luân hồi.

Những bậc Bồ tát, Thánh Tăng, những bậc Tăng bảo chơn tu sau khi thành tựu các công đức tại thế gian, lìa bỏ xác phàm ra đi vào lại Niết bàn, cũng như những vị Cư sĩ có tâm thanh tịnh biết trước giờ chết. Tất cả những vị trên không thọ thân Tử ấm và Trung ấm. Sau khi con tim trong xác phàm của quý vị đó ngừng đập, thân Kim Cang của quý Ngài ra đi một cách an nhiên, tự tại thẳng vào cảnh giới an lạc vĩnh cửu. Chỉ có những kẻ phàm phu còn bị luân hồi trong sáu cõi mới thọ thân Tử ấm và Trung ấm. Do vậy thân Trung ấm được chia làm ba hạng Thượng, Trung và Hạ.

    Thân Trung ấm ở bậc thượng này là dành cho những vị có tu tập Phật pháp và giữ đúng mười giới Thập thiện lúc còn sống tại thế gian, nên thức A-lại-da của họ đã có ánh sáng cõi Thiên từ lúc đó. Nhưng ánh sáng cõi Thiên này, tức là trí tuệ phàm phu còn vướng một ít tự ngã, vì vậy thức A-lại-da của họ phải làm một vòng viễn du bởi cái Cận tử nghiệp khi vượt ra thể xác. Đến khi trở lại chốn cũ, thức A-lại-da trong thân Trung ấm, tự nó điều chỉnh các cảm quan tinh thần của nó xoay chiều an trú trong thanh tịnh, có nghĩa là có xả bỏ ý niệm vương vấn. Từ đó nó tự phát ra năng lực và tự đi vào một cõi giới riêng biệt có một thứ ánh sáng xanh biếc rực rỡ, rồi thân Trung ấm tắm mình trong bầu ánh sáng cõi Thiên đó. Toàn thân Trung ấm của họ rất nhẹ nhàng, cảm thấy an lạc và hạnh phúc diệu vợi. Họ nghe những tiếng nhạc trời trên cao thật êm dịu, thanh tao lạ lùng, thấy những bông hoa đủ mầu sắc tươi thắm và thơm phức chung quanh họ. Trong cõi ánh sáng xanh biếc này, họ nhìn đâu cũng thấy có những người đồng bản thể thanh tịnh với họ, vì ai cũng có nét mặt vui tươi, thái độ chững chạc, hòa ái và thanh tao. Sau vài tiếng đồng hồ, từ xa các Thiên Thể Nam, Nữ đi dần đến họ. Họ liền cảm thấy họ và các Thiên Thể như đã quen nhau từ vô lượng kiếp nào rồi! Không những cảm thấy có tính thân thiện nồng nàn với nhau mà còn cảm thấy được tình thương yêu từ những lời thăm hỏi của các Thiên Thể đối với họ, làm cho họ có thêm niềm an lạc thâm sâu và thanh tịnh, nếu không nói là nghiêm trang. Lời nói, thái độ đối xử của các Thiên Thể là pháp âm vi diệu, là tịnh giới làm cho những thân Trung ấm trong cõi ánh sáng xanh biếc biến thành thân pha lê trong suốt y hệt như thân của các Thiên Thể đang đứng cùng với họ vậy. Thế là họ đã trở thành Thiên Thể của cõi Trời Dục Giới và được các Thiên Thể tươi đẹp dẫn đi qua từng cảnh giới đẹp và lạ.

   Thân trung ấm bậc trung.

     Những thân Trung ấm ở bậc trung này là thức A-lại-da của con người có ánh sáng Nhân đạo hay gọi là Nhân thừa, nó được thêm một cụm từ nữa Chủng tử nghiệp quả ngũ tịnh giới. Tức là con người lúc sanh tiền có giữ năm giới nên thức A-lại-da của họ có ngay ánh sáng trắng trong ngay từ lúc đó. Đến khi chết, thức A-lại-da tự kiến tạo thành thân Trung ấm và được sống trong cõi giới riêng biệt. Trong cõi giới ánh sáng Nhân thừa riêng biệt này có vô số thân Trung ấm, mà thân Trung ấm nào cũng đều có cùng một tần số rung động như nhau, nên mới gặp nhau cùng một cõi giới. Sở dĩ được cùng tần số rung động như vậy, là tâm của mỗi người ai cũng giữ đúng năm giới, đó là nguyên lý cơ bản, là một định luật ắt phải có. Người giữ đúng năm giới không nhất thiết là người của Đạo Phật mà có cả những người của tôn giáo khác hay không tôn giáo. Mặc dù các tôn giáo khác không có dạy giữ năm giới, nhưng đến khi chết, thân Trung ấm của họ được ở trong cõi ánh sáng Nhân thừa, có cùng tần số rung động là do tâm hiền hòa, đạo đức, trung hậu của họ. Đó là bản chất Nhân đạo sẵn có của họ ở bao đời kiếp trước còn tồn tại cho đến hôm nay. Cho nên năm giới cấm của Đạo Phật chính là đạo lý Nhân bản của con người. Từ chỗ đó, ta thấy người trong các tôn giáo khác, trong Đạo Phật hay không tôn giáo sống trên đời hiện nay, có người hiền, có người dữ, có người có đạo đức và không đạo đức. Vì vậy sau khi chết, những ai có đạo lý Nhân bản đó trong thức A-lại-da, họ liền có thân Trung ấm ở trong bầu ánh sáng Nhân thừa với nhau. Nhưng, mỗi thân Trung ấm hạng trung này, họ sẽ có thêm một biệt nghiệp quả báo riêng nữa. Biệt nghiệp quả báo này do mỗi cá nhân đã tạo tác từ vô số kiếp trước mà chưa trả hết, nên còn tồn tại trong thức A-lại-da, để rồi trở lại làm người, họ sẽ tiếp tục được hưởng quả hay bị trả quả. Từ chỗ này, chúng ta đừng lấy làm thắc mắc; tại sao thân Trung ấm được theo ánh sáng nhân đạo mà tái sanh làm người. Khi sanh ra đời, người thì được làm vua, quan, có chức tước trong xã hội, được giàu sang phú quý, nhiều tiền của, sống cuộc đời trên nhung lụa, ở nhà cao cửa lớn, lên xe xuống ngựa, được sống nơi đô thị có ánh sáng văn minh, được gặp Phật pháp. Còn có người được sanh ra, cơ thể bị tàn tật, bị câm, điếc, bị bịnh ngớ ngẩn! Có người sống trong thiếu thốn vật chất, bị nghèo khổ, làm người hạ tiện ở nơi biên địa xa ánh sáng văn minh v.v...

    Sự nghiệp sống và bản thân của người này khác với người kia như vậy là do biệt nghiệp quả báo của từng người. Tức là y báo và chánh báo khác nhau. Nếu sống trên đời, con người quyết tâm tu Thập thiện là Tục đế của bậc thượng, hay là tu Chơn đế ở ba pháp Thiền, Tịnh, Mật để tâm được có ánh sáng. Tâm thức A-lại-da của họ có ngay hạt kim cương, đó là phẩm chất cao quý nhất. Vì vậy mà tất cả biệt nghiệp quả báo ác của người có tâm thức A-lại-da Kim Cương. Những quả báo ác của họ sẽ được tiêu trừ. Tức là thay vì họ trả bằng tiền bạc, bằng thể chất, họ trả bằng tâm kim cương. Đó là ý nghĩa chuyển hóa nghiệp ác thành thiện. Có như vậy, người tu pháp Chơn đế, Thiền, Tịnh, Mật mới ra đi một cách tự tại, không thọ thân Tử ấm và Trung ấm.

    Cho nên thân Trung ấm ở bậc trung này vẫn còn vô minh và phiền não, mặc dù họ có ánh sáng Tục đế làm cơ bản tái sinh vào loài người nhưng, làm người trong nhiều giai cấp. Vì vậy, tất cả thân Trung ấm bậc trung này cùng ở trong cõi giới với nhau, họ thể hiện ra một nhân cách con người, y như lúc họ đang sống trên đời, nên họ không gào thét, quậy phá, họ điềm tĩnh mặc dù họ tự ngồi xem cuốn phim quá khứ của họ. Sở dĩ họ ngồi im như vậy là vì họ nhìn lại cuốn phim quá khứ của họ, không có gì phải làm cho họ điên đảo, sầu khổ trong lúc đợi chờ tái sanh lên cõi Người. Từ chỗ này, ta xác định rằng thân Trung ấm bậc trung này không bị chết 7 lần suốt thời gian 49 ngày như những thân Trung ấm đầy tội ác có tâm thức điên đảo, đau khổ kia. Chẳng những không bị chết 7 lần, mà ra đi theo ánh sáng giao duyên với loài người một cách êm đềm theo quy luật. Thân Trung ấm bậc trung thuộc con đường Nhân đạo này nằm chờ đi tái sanh trong bầu ánh sáng trong vắt của họ không có thời gian nhất định là bao giờ. Có khi vài giờ, vài ngày, vài tuần là họ đã ra đi theo ánh sáng hợp duyên với loài người rồi, không cần phải đợi đến 49 ngày. Trong lúc tắm mình trong bầu ánh sáng Nhân đạo, thân Trung ấm bậc trung này không được gặp một thể nhân ánh sáng (being of light) nào từ các cõi Trời đến chào đón cả, vì tần số rung động của họ không có liên quan đến các tần số ở các cõi Trời, chỉ có liên quan đến ánh sáng giao duyên với loài người thôi. Đã là loài người có xác phàm thể chất làm sao biến dạng qua bên kia cõi chết mà đón rước người có duyên nợ với mình! Do vậy, chỉ có sự rung động tâm thức của người nam, kẻ nữ loài người khi ân ái giao hợp nhau được phát ra một năng lượng ánh sáng bởi sự rung động của hai tâm thức hòa hợp, làm cho thân Trung ấm bậc trung nào đó bên kia cõi chết thấy được, đó là thân Trung ấm bậc trung có duyên nợ với họ, tức là tần số rung động của thân Trung ấm bậc trung bên kia cõi chết gặp tần số rung động có duyên nợ với loài người. Tức khắc thân Trung ấm bậc trung đó liền ra đi theo ánh sáng hợp duyên với mình. Do vậy trong khi trên trần gian này chỉ trong một sát na (nhanh hơn nháy mắt) có hằng vô số tỷ, tỷ, ánh sáng nam, nữ giao hợp, nhưng thân Trung ấm nào có duyên nợ với một hoặc hai trong hai người nam, nữ giao hợp đó, nó mới thấy ánh sáng duy nhất của hai người đó phát ra mà thôi.

     Thân trung ấm hạ cấp.

     Sau khi thân Tử ấm vượt ra khỏi xác chết, nó ra đi đó đây trong cõi chết để thực hiện những điều mà trước khi chưa chết được, chứa đựng trong lòng cho đến lúc chết vẫn còn, được gọi là Cận tử nghiệp. Với thân Trung ấm bậc hạ cấp này, thì Cận tử nghiệp của họ toàn là những việc ác cũ, những ý nghĩ ác hiện ra lúc sắp chết. Cho nên sau một hồi viễn du, trở lại chỗ cũ, thân Tử ấm được chấm dứt theo định luật nếu không được hồi sinh, thân Trung ấm liền được có ngay do các giác quan tinh thần của nó tự tạo ra. Thân Trung ấm hạ cấp này có nghe và thấy được, nhưng sự nghe của họ với những âm thanh khi thì chát chúa, khi thì náo nhiệt không rõ ràng, và sự thấy của họ là những hình ảnh khi tỏ khi mờ, như hư, hư thực thực trong bầu ánh sáng u ám mờ ảo, nhầy nhụa, làm cho thức A-lại- da của họ bị mất tinh thần, bị điên đảo, cuồng loạn và hãi hùng, rồi chết lịm một lúc. Đó là thân Trung ấm hạ cấp bị chết lần thứ nhất. Sau đó thân Trung ấm được có lại do các giác quan tinh thần của nó ước muốn vùng dậy, nên cũng được gọi là thân ước vọng. Như trong Đại Trí Độ Luận có nói rằng thân Trung ấm hạ cấp này bị chết đi rồi có lại trong 7 lần suốt 49 ngày (7 tuần lễ); Đại Trí Độ Luận nói trong 49 ngày thân Trung ấm bị chết đi, rồi có lại, chỉ là chia theo thời gian 7 tuần lễ. Chứ sự thật, theo trong các tài liệu Bên Kia Cửa Tử do các chân sư Tây Tạng thuyết minh, ta thấy thân Trung ấm hạ cấp này có thể hơn 7 lần và ít hơn 7 lần. Hơn 7 lần là do tội ác quá nặng, không nghe rõ lời kinh vì lời kinh đối với họ là những âm thanh náo nhiệt. Những hình ảnh con người thực chung quanh họ, họ thấy toàn là những hình ảnh hãi hùng, làm cho họ bị ngất đi liên tục bị chết nhiều lần. Nếu trong bầu ánh sáng u ám đó mà họ có tâm thức biết nhận ra rõ tiếng kinh cầu nguyện của Tăng bảo và Cư sĩ, thấy rõ con người chung quanh mình là người đến hỗ trợ ánh sáng Nhân đạo cho, tức khắc thân Trung ấm của họ cảm thấy nhẹ nhàng và an lạc ngay. Từ đó họ không bị chết 7 lần.

    Với riêng người theo Đạo Phật ắt hẳn ai cũng hiểu và quá biết rõ lý do tại sao thân Trung ấm bậc hạ cấp bị điên cuồng, hãi hùng, rồi chết lịm 7 lần hay hơn nữa, là do các giác quan của họ nhìn thấy các tội ác của quá khứ hiện lên màn ảnh trước mặt họ cứ sau mỗi lần chết lịm các giác quan của họ được tỉnh lại. Rồi lại được thấy nữa, và rồi lại hãi hùng, bị chết lịm tiếp. Cứ như thế, thấy rồi chết, chết rồi thấy. Những cảnh tượng và âm thanh chát chúa mà họ thấy, nghe được là do từ thân Trung ấm của họ hiện ra, phát ra. Cho nên thân Trung ấm hạ cấp trong bầu ánh sáng u ám, mờ đục bên kia cõi chết là một cây trụ đen thui. Trên thân hình của nó có vô lượng, vô số cái móc. Ở mỗi cái móc như vậy có treo một bức ảnh tội ác khác nhau của quá khứ. Những bức ảnh này luôn luôn bị rung động. Sự rung động này y hệt như thân Trung ấm hiện hữu trong lúc đó. Và giống y hệt tâm thức của họ lúc còn sống trên đời. lúc nào cũng hằng chuyển sinh khởi những ý niệm ác, sau đó thân đi làm việc ác, miệng nói lời ác. Khi nghiệp quả tội lỗi đến, dù chưa bị tù tội, tâm thức của họ bị bất an. Những tội ác và niềm bất an của họ chưa bị xóa tan, nên được thức A-lại-da của họ mang qua cõi chết. Những tội ác của quá khứ được hiện lên màn ảnh của họ trong cõi chết, không phải chỉ có riêng ở hành động cướp của, giết người của những kẻ thiếu thốn vật chất không thôi, mà có cả những tội lỗi ăn cắp tài sản công cộng từ một cơ sở tôn giáo hay xã hội do lợi dụng quyền hành, chức vụ đánh cắp, và sau đó họ lại nói ra những lời gian dối lừa bịp dư luận, chối bỏ tội ác của mình. Những hành động và lời nói gian dối như thế đối với trong Đạo Phật, là người phạm tội giới thứ 2 và giới thứ 4 trong 5 giới. Với người ngoài Đạo Phật gọi là kẻ không làm đúng đạo lý nhân bản con người. Vì năm giới cấm của Đạo Phật chính là đạo lý nhân bản làm người. Vì vậy mà thân Trung ấm hạ cấp bên kia cõi chết trong bầu ánh sáng mờ đục có đủ hạng người trí thức, bình dân lúc còn sống trên đời đã tạo ra những tội ác. Cho nên trong vô số lượng thân Trung ấm hạ cấp bên kia cõi chết, mỗi cá thể thân Trung ấm đó tự thể hiện ra vô số những đường dữ như: hình tướng quỷ sứ có nanh vuốt bén nhọn, những rắn độc, lửa đỏ nóng hừng hực, hầm hố sâu thẳm có chông sắt, những sự lạnh lùng và đói khát v.v... Những đường dữ đó y hệt như tâm thức của họ lúc sống trên đời có những suy nghĩ độc ác, rồi kiến tạo ra vô số hành động tội ác, nhiều kiểu, nhiều phương pháp tội ác đưa đến sự tác hại khổ đau cho kẻ khác. Ý niệm ác, hành động ác có kết quả lúc sống và được lưu trữ trong thức A-lại-da và được đi theo thân Trung ấm qua bên kia cõi chết của họ. Cho nên vô số thân Trung ấm này nhìn thấy vô số thân Trung ấm kia là quỷ sứ, rắn độc, lửa nóng, hùm beo... tiến đến sát phạt nhau, trừng trị và chém giết nhau mà họ không thấy thân họ phát ra những đường dữ, chỉ thấy những đường dữ trước mặt. Vì sao? Vì vô số thân Trung ấm hạ cấp trong bầu ánh sáng u ám, tối tăm đó có cùng một tần số rung động như nhau. Do vậy những ngạ quỷ, địa ngục chính là do những thân Trung ấm trong bầu ánh sáng mờ ảo đó tự kiến tạo ra, chứ không do một đấng tối cao trên trời nào kiến tạo ra, sáng lập ra địa ngục, ngạ quỷ đó để trừng phạt thân Trung ấm hạ cấp.

   Nói về Ánh sáng, ngoại trừ những bậc chơn tu đích thực được có ánh sáng chơn đế là con đường vượt thoát khỏi thân Trung ấm. Còn lại cho những ai chưa phải là chơn tu nhưng, ít ra chúng ta phải được có ánh sáng Tục đế để được thọ thân Trung ấm bậc Thượng, Trung. Nếu không, chúng ta sẽ bị thọ thân Trung ấm bậc hạ. Ba loại thân Trung ấm này là ba giai cấp tinh thần bình đẳng nhất. Bởi vì nhà to, xe đẹp, danh vọng, tiền tài, chức tước hiện nay của chúng ta đang có, đối với bên kia cõi chết đều là vô dụng. Tất cả mọi người chết, chỉ mang theo giác quan tinh thần, tức là thức A-lại-da mà người đời thường gọi là linh hồn. Thức A-lại-da còn có tên Tạng thức. Tạng có nghĩa là kho chứa. Sau khi chết, con người chỉ mang theo cái KHO đó mà thôi. Trong kho đó được chứa; một là ánh sáng Chơn đế, Tục đế, hai là Bóng Tối (ánh sáng mờ đục, u tối). Thức mang theo ánh sáng Chơn đế không còn gọi là thức A-lại-da, mà gọi là Trí tuệ Bát Nhã (Bạch tịnh Thức) ở các bậc chơn tu. Vì vậy mà chúng ta muốn giải thoát về các cõi Niết bàn, Cực lạc, các cõi Trời và ngay cả cõi Người, ngay thực tại bây giờ, chúng ta phải biết làm chủ các giác quan tinh thần, là biết kiềm chế các sự tham muốn vật chất, để đưa tâm thức của chúng ta theo chiều hướng bỏ ác, làm thiện, giữ tâm hồn thanh tịnh, đó là cách phát triển ánh sáng vào tâm thức. Ánh sáng của tâm thức hôm nay, là ánh sáng của bên kia cõi chết. Nếu chúng ta thiếu chuẩn bị ánh sáng bây giờ, trong tương lai bên kia cõi chết, chúng ta khó mà ra khỏi bầu ánh sáng u ám mờ mịt, là loại ánh sáng làm cho thân Trung ấm hạ cấp chịu nhiều đau khổ. Các thân Trung ấm hạ cấp có khi bị trôi nổi trong ánh sáng u ám đó cả trăm năm, cả ngàn năm! Đa số con người trong chúng ta hiện nay, rất ít người không biết gì về bên kia cõi chết như thế nào cả! Nên không chịu lo chuẩn bị. Sống và Chết là hai việc quan trọng. Lo cho sự sống là phải lo cho sự Chết. Vì Sống để được sống bên kia cõi chết. Chứ đừng Sống để rồi Chết lịm bên kia cõi chết! trí tuệ. Nghĩa của sự CHẾT, là tâm không có ánh sáng, bị vô minh bao phủ, tâm đen tối,  u mê ám chướng, không biết nhân quả, báo ứng là gì, chỉ biết tiền tài, chức quyền, danh vọng…ngay trong đời này, sau khi chết tâm hồn không bình an, qua kiếp khác cũng không an bình trong cõi Chết. Cho nên Sống mà tâm linh đang Chết. Qua cõi Chết lại càng bị Chết tiếp hằng trăm ngàn lần trong vô số địa ngục khác nhau, do từ tâm Ác của chính mình sanh ra, trừng phạt lấy mình

    Nghĩa của sự SỐNG, là tâm biết nhân quả, báo ứng, luân hồi, sanh tử là khổ. Con người hiểu được giá trị Sống là bình an trong thực tại và bình an bên cõi chết, cho nên luô luôn giữ tâm hồn hiền lành, đôn hậu, không dùng chức quyền làm khổ con người và muôn thú,  sẵn sàng tha thứ, giúp đỡ, thường hằng tu tập các pháp thiện. Cho nên nghĩa của sự sống là tâm thức luôn luôn có ánh sáng Chơn đế, Tục đế, là sự hiểu biết để Sống bình an của kiếp thực tại, cũng là Sống bình an ở kiếp sau. (Sống hạnh phúc, Chết bình an)

 

                     HÌNH TƯỚNG VÀ TÂM TRẠNG CỦA THÂN TRUNG ẤM.

    Ba thân Trung ấm: Thượng, Trung, Hạ đều có cùng một hình tướng bằng một đứa bé lên bảy tuổi như Đại Trí Độ Luận đã nói. Phải nói đây là sự bình đẳng về mặt tinh thần, không có sự sai biệt về giai cấp vật chất như lúc thân người còn sống trên cõi Trần. Lúc sống, có người bị mù lòa, câm điếc, tàn tật, ngớ ngẩn, lớn con, cao, thấp, đẹp người hay xấu xí..., kể cả giàu, nghèo, chức cao phận lớn, vua, quan, hay thứ dân hèn mọn... Đến khi chết, ai cũng đều có cùng một thân Trung ấm đồng cỡ như nhau ở bên kia cõi chết. Cũng vì từ tâm thức có sự sai biệt đó mà có ra thân tướng vật chất con người khác nhau, địa vị khác nhau. Từ đó thân Trung ấm cũng phải có thứ bậc cao, thấp. Sự khác biệt này đúng theo định luật nhân quả mà ánh sáng và bóng tối là biểu tượng đích thực. Đúng là đèn nhà ai nấy sáng nếu tự thắp lên. Còn bằng không, nhà ai nấy tối. Vì vậy tâm là biểu tượng cho ngôi nhà có đèn sáng hay ngôi nhà không có đèn sáng, tức là tâm có trí tuệ hay là tâm ngu si, u tối. Tâm có tu tập Phật pháp có ánh sáng, tâm không tu tập Phật pháp có bóng tối. Cho nên thân Trung ấm có ánh sáng ở bậc thượng, bậc trung, là do con người lúc sống có tu tập Phật pháp. Những hạng người có tu này là người giàu, kẻ nghèo, trí thức, bình dân, người ngoài Đạo Phật có tu đạo lý làm người... tâm thức họ có ánh sáng theo từng thứ bậc, qua bên kia cõi chết họ gặp nhau theo từng bầu ánh sáng của họ, tức là họ có cùng một tần số rung động như nhau ở bầu ánh sáng đó. Dĩ nhiên những người không tu tập Phật pháp, hay đạo lý làm người, qua bên kia cõi chết, làm sao họ có thể sống trong bầu ánh sáng của những thân Trung ấm bậc thượng, bậc trung được! Dù lúc còn sống họ là kẻ trí thức có bằng tiến sĩ, giàu sang, vua, chúa... không tu, họ bị ở vào vị trí không ánh sáng, thân Trung ấm của họ bị chìm lặn trong bóng tối. Do đó có ba hạng thân Trung ấm bên kia cõi chết là sự bình đẳng. Không có một đấng thiêng liêng quyền năng nào ở cõi Trên xuống mà phân chia đẳng cấp này. Tất cả do tâm thức con người có ánh sáng hay bóng tối tự phân chia vị trí cho mình ở vào bầu ánh sáng rực rỡ, vừa hay là bóng mờ u ám, y như những loài sống trong biển cả. Có loài sống tận đáy sâu u tối, có loài sống ở lưng chừng, có loài sống gần bờ nước.

    Thân Trung ấm được cấu tạo bằng chất liệu tinh thần do những giác quan tinh thần của thức A-lại-da trỗi dậy, vùng lên sau khi thân Tử ấm nhận biết mình đã chết. Nên thân Trung ấm còn được gọi là thân Ước vọng. Nghĩa của Ước vọng là mong muốn, ước muốn; như muốn sống lại, muốn có lại thân cũ, muốn gặp Phật, muốn về các cõi Trên, sau khi thân Tử ấm nhận biết mình đã chết. Do vậy những giác quan tinh thần của thân Trung ấm trỗi dậy trong nhiều trạng thái khác nhau. Đối với thân Trung ấm có ánh sáng, trạng thái của họ an bình, tĩnh lặng, trang nghiêm... là vì do tâm của họ có nhận thức và tự an lập ổn định vào vị trí thanh tịnh y như trạng thái tu tập lúc còn sống. Còn những trạng thái sống động, mất bình tĩnh, phân vân, run sợ, hãi hùng, tức giận, sân si... đối với thân Trung ấm có bóng tối trong tâm thức, y như trạng thái bạo ngược, vô đạo đức của họ lúc còn sống trên cõi Trần vậy! Cho nên con người thật của chúng ta chính là thức A-lại- da, là thân Trung ấm. Xin khẳng định lại lần nữa Con người thật của chúng ta là thức A-lại-da của chúng ta. Còn xác thân vật chất bằng máu, thịt chỉ là cái vỏ, cái áo mà thôi. Thức A-lại-da là con người thật như thế nào gọi là thật? Trước hết, ta tự hỏi; ai đã điều khiển thân, miệng ta có hành động và lời nói Thiện, Ác? Chắc chắn mọi người đều trả lời: Ta chứ còn ai vô đó nữa! Miệng nói là Ta, nhưng không biết Ta đang ở đâu, khi xác thân vật chất của ta chết đi, thì cái Ta đó còn hay mất, đi đâu!

    Ta mà con người thường tự xưng, tự nói, đó là thức A-lại-da (Tâm-Ý). Nó là chủ tể, nên chi lúc thân con người còn sống, nó điều khiển thân, miệng con người biết làm và nói những điều Thiện, Ác. Sự biết hành Thiện, hành Ác này, khi thì tự nó biết và khi thì có năm giác quan vật chất của thân cộng tác với nó làm cho thân, miệng nói và làm điều tốt, điều xấu. Đến khi thân con người chết đi, thức A-lại-da nó vẫn là kẻ chủ động sự thấy, biết qua nhận thức của nó. Cho nên thân Trung ấm hoàn toàn bằng chất liệu tinh thần, bởi thức A-lại-da là tinh thần. Vì vậy mỗi một mình nó ôm hết bốn thứ tinh thần vào lòng. Bốn thứ đó là Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Lúc nó nằm trong xác thân vật chất còn sống của con người, gọi là thân Ngũ Uẩn, nó đã ôm hết bốn thứ tinh thần đó gọi là Danh, tức là bốn uẩn. Còn phần xác chỉ có một, đó là Sắc uẩn, thuộc về thể chất. Vì vậy mà, khi thân con người còn sống, ta biết nóng, lạnh, đói, khát, vui buồn, suy tư, thương, nhớ, biết đi hành động phước đức, biết đi lường gạt của cải, biết chọn ngon, bỏ dở, biết chữ nghĩa, biết tham vọng, biết cầu danh v.v... Những sự biết đó đều do thức A-lại-da có bốn thứ giác quan tinh thần đó. Đến khi thân con người tan rã (chết). thức A-lại-da ra đi, ôm theo các chủng tử Thiện, Ác và bốn giác quan cơ hữu tinh thần của nó qua bên kia cõi chết. Từ đó nó tự tạo ra cho nó một tấm thân. Đó là thân Trung ấm. Vì thân Trung ấm hoàn toàn bằng tinh thần, nên nó có thể đi xuyên qua tất cả chướng ngại như những tòa lâu đài cao ngất trời, núi non, vách đứng, biển rộng. Khi nó muốn đi đến đâu dù xa hằng ngàn cây số, chỉ trong một nháy mắt là nó đến ngay đó. Và nó có thể đi vào bất cứ nơi nào dù nơi đó kín đáo hay thâm sâu như dinh thự nhà vua, viện bảo tàng, rạp hát v.v... mà không cần phải mua vé vào cửa, không bị ai ngăn cản. Nhưng một nơi thân Trung ấm không thể vào được, đó là chùa. Vì chùa là nơi biểu tượng cho tinh thần trong sáng và cao thượng của Đạo Phật. Thân Trung ấm được cấu tạo bằng các giác quan tinh thần của thức A-lại-da. Do vậy thân Trung ấm nào được cấu tạo bằng các giác quan tinh thần trong sáng mới có thể được vào. Đây là một quy luật cái này có, cái kia có. Từ quy luật này, chúng ta đừng nghĩ rằng hiện nay ta là Phật tử của chùa, ta có giữ chức vụ lớn của chùa, đến khi chết, thân Trung ấm của ta cũng có quyền ra vào chùa một cách tự do thoải mái y như lúc sống có chức vụ lớn tại chùa vậy. Quan niệm đó thuộc về vật chất khi ta còn sống, ta và ngôi chùa bằng gạch đá có cùng một thể tướng hữu vi. Thân tướng của ta ra vào lúc nào mà chả được có ai cấm đâu! Nhưng chúng ta quên rằng trong tướng hữu vi có tướng vô vi. Tức là ngôi chùa hiện hữu có chứa đựng ánh sáng từ bi và trí tuệ ở trong đó mà ta là người học Phật phải thấy điều đó. Nếu con người hiện nay thường lui tới ngôi chùa nói riêng là nơi biểu tượng của tinh thần trong sáng, tâm con người cũng có ánh sáng như ngôi chùa, đến khi chết, thân Trung ấm là một khối ánh sáng, chừng đó mới được vào chùa, bởi vì lúc đó thân Trung ấm có cùng tần số rung động với chư Thiên, Long thần Hộ pháp. Vì vậy, thân Trung ấm (hương linh) được chư Tăng bảo dùng pháp hóa độ âm linh mời, gọi về chùa, nhưng cũng phải qua sự kiểm soát của các vị Long thần Hộ pháp mới được vào nếu thân Trung ấm đó có nhận thức rõ lời kinh của chư Tăng, có tâm thức muốn quay về Tam bảo. Còn bằng không, khó mà về chùa, vì hiện tại lúc sống người ấy không có ý thức gì về Phật pháp, đạo lý con người, đến khi chết cũng như vậy. Cho nên nghiệp quả hiện tại là nghiệp quả ở tương lai sau khi chết giống nhau. Vì con mắt phàm của chúng ta, chúng ta không thấy điều đó, do vậy mà cứ nghĩ rằng sau khi con người chết, nếu người đó có theo Đạo Phật lúc sống, dù không đi chùa, không biết tu niệm một lần, nhưng hễ mời Tăng bảo đến tụng kinh cầu siêu là sẽ được siêu. Đó là ý nghĩ của người sống mong ước người chết được siêu thoát. Nhưng theo trong lực dẫn nghiệp trong kinh sách đã nói và sự thấy biết thân Trung ấm hạ cấp bên kia cõi chết có trạng thái khổ đau, mù mờ do các danh sư Tây Tạng đã thấy qua thần nhãn của quý Ngài, thì vấn đề siêu thoát không phải là chuyện dễ như bỏ đồng tiền vào túi áo!

    Như đã nói thân Trung ấm không phải bằng vật chất nữa, tức là nó không còn thân sắc uẩn, nhưng nó còn bốn uẩn, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là phần tinh thần, vì vậy tâm thức của thân Trung ấm rất là nhạy bén, họ biết và đọc được ý nghĩ của người sống nghĩ gì, muốn gì, sẽ chuẩn bị làm gì. Và tâm lý của họ có cả thương yêu và lo lắng cho thân nhân còn sống về việc này việc kia. Họ rất dễ sân si, giận hờn, bực tức nếu thân nhân có những ý nghĩ không tốt về họ. Vì vậy mà các vị Lạt ma Tây Tạng đã dặn đi dặn lại chúng ta phải có tấm lòng thương yêu họ bằng tâm thanh tịnh về vấn đề tụng kinh cầu nguyện. Vì thân Trung ấm bên kia cõi chết rất cần năng lượng tinh thần trong sáng của con người sống đối với họ, ban cho họ, giúp cho họ có được tinh thần trong sáng thanh thoát, từ đó tâm thức thân Trung ấm của họ mới có sự hiểu biết mà nhận ra ánh sáng từ các chư  Tăng tụng niệm cầu nguyện. Thân nhân không nên khóc lóc, vì họ cũng có tình cảm như chúng ta, họ sẽ sanh lòng đau khổ và tiếc nuối, bi lụy. Khóc lóc và có những tâm trạng nuối tiếc họ là vô tình đưa thân Trung ấm họ càng vào trong bóng tối. Vì vậy ta cần nên tịnh tâm tụng Kinh Di Đà và niệm Phật là pháp âm khai mở cho thân Trung ấm thiếu ánh sáng được có, do lúc sống không tu đạo lý làm người, không tu các pháp môn của Đạo Phật.

    Sở dĩ nói bên kia cõi chết là tại vì mắt phàm của con người sống không thấy thân Trung ấm nên có ý niệm ngăn cách cõi này cõi kia. Thật sự họ ở sát bên cạnh chúng ta. Họ có mặt cùng khắp trong không gian; ở rừng cây, mé nước, bờ sông, bờ suối, trong hóc đá, hầm hố, bãi cỏ, đống rác, hang sâu... trên toàn mặt đất, trong lòng nước biển, sông, hồ trên quả địa cầu này. Đâu đâu cũng đều có vô số lượng, vô số tỷ tỷ thân Trung ấm vất vưởng, la liệt, trùng trùng dày đặc trong không gian vô tận nầy. Do vậy vô số vô lượng thân Trung ấm trong không gian bao la này được chia ra hai giai tầng Trung và Hạ. Bậc Trung thuộc giai tầng được đi đầu thai trở lại loài người bằng thai sanh. Bậc Hạ thuộc giai tầng đi đầu thai vào các loài súc vật và động vật sanh con bằng thai và trứng (thai sanh - noãn sanh). Bậc hạ thuộc giai tầng đi làm thân chúng sanh bằng hóa sanh và thấp sanh. Vô số lượng thân Trung ấm bậc hạ này trước khi thọ thân chúng sanh nhỏ bé, thấp hèn đều bị vùi dập, trôi giạt vào các nơi không gian đen tối ẩm thấp. Chính những nơi đen tối, ẩm thấp này là môi trường kiết sử tạo nên tấm thân hữu hình chúng sanh của họ. Riêng về loài ngạ quỷ và địa ngục cũng như những cực hình mà thân Trung ấm thọ khổ là do thân Trung ấm tự biến hiện để tự trừng phạt mình, chứ không phải do một đấng Thượng Đế nào tạo ra, do vậy cũng được xem như là một loại tự hóa sinh từ thân Trung ấm.

   Trong vô số loài chúng sanh trên địa cầu thuộc cõi Ta Bà này, con người là loài chúng sanh có thân hình đẹp và có tri giác tối thượng, được gọi là hữu tình chúng sanh có tình vô hạn, nên có tư duy, có nhận biết, đắn đo suy tính, có hành động thiện, ác, trong cuộc sống có hạnh phúc và khổ đau... Nên chi con người là chủ tể, đã và đang thống trị và chế ngự tất cả muôn loài trên địa cầu. Vì vậy mà những bậc Bồ tát thường chọn cõi Người để tái sanh làm người mà hóa độ cho con người, vì con người có khả năng tu được thành Phật, thành các bậc Thánh. Cho nên các bậc Bồ tát tái sanh vào loài người không theo ánh sáng giao hợp của nam nữ như các thân Trung ấm. Quý Ngài tự hòa nhập vào tử cung của bà mẹ trước khi người cha ân ái với mẹ. Sự hòa nhập vào bà mẹ bằng nhiều hình ảnh khác nhau do mỗi vị Bồ tát tự chọn. Chẳng hạn trường hợp bà Hoàng hậu Ma Gia nằm mộng nằm mộng thấy con voi trắng sáu ngà đến khai hông bên phải, thọ thai sanh Thái tử. Tại Trung Hoa, mẹ Ngài Hòa thượng Hư Vân nằm thấy một vị trưởng lão mặc y màu xanh, đầu đội tượng Quán Thế Âm, thân cởi hổ, nhảy lên giường nằm, bà kinh sợ tỉnh dậy, nghe mùi hương bay khắp phòng, liền thọ thai sanh Hòa thượng Hư Vân.

    Vấn đề các vị Bồ tát hòa nhập vào thân bà mẹ bằng nhiều hình ảnh khác nhau, chính là quý Ngài có sự chuẩn bị và chọn lựa người cha và mẹ có cội gốc Bồ đề, tức là ông cha và bà mẹ được Bồ tát chọn để tái sanh vào cũng là những bậc Bồ tát đã tái sanh làm người trước. Do vậy sự tái sanh vào loài người của các bậc Bồ tát không có sát na tức là không theo ánh sáng, không thấy nam nữ giao hợp, nhưng kiết sử vẫn có của Thân Sinh ấm ở bào thai trong bụng mẹ. Sự tái sanh vào loài người của các bậc Bồ tát không theo Sát na Ánh sáng được gọi là tái sanh theo ý muốn. Tái sanh theo ý muốn này do thức. Thức của bậc Bồ tát là trí tuệ. Còn tái sanh theo nghiệp quả của chúng sanh cũng do thức. Nhưng thức đó chính là thức A-lại-da vô minh phàm phu nên mới thấy ánh sáng giao hợp của nam, nữ. Có một vài bài giảng luận về thân Trung ấm đi đầu thai vào loài người, loài súc vật do các minh sư tiền bối viết có đề cập đến thân Trung ấm đi đầu thai không những thấy ánh sáng duyên nợ mà còn thấy luôn cả sự trần truồng của nam, nữ, của con đực, con cái nữa. Vì thân Trung ấm không đâu xa ở sát bên cạnh người sống, vì vậy có người chết bị đầu thai làm con của con trai, con gái mình. Trường hợp này không phải là ít, thường đã xảy ra trong xã hội con người hiện nay. Sở dĩ người ta được biết rõ là do đứa bé khi biết nói, nó đã nhớ lại kiếp trước của nó, rồi nó kể lại sự việc...

 

Bốn-THỨC A- Lại-Da TRONG THÂN SINH ẤM

    Thân Sinh ấm được có là lúc thức A-lại-da trong thân Trung ấm bậc Trung ở bên kia cõi chết có chứa nghiệp quả được đầu thai vào loài người, nó đi theo ánh sáng giao hợp của nam, nữ. Và thân Trung ấm các bậc Hạ trung, Hạ thấp nào có nghiệp quả bị đầu thai vào muôn loài súc sinh, nó đi theo ánh sáng giao hợp của con đực, con cái hay tự nhập vào những nơi có tế bào sống để thành thân (Hãy tìm đọc tài liệu Thực Tại Là Chân Như cùng tác giả). Sau khi thức A-lại-da đi theo ánh sáng vào tử cung của người nữ, của con cái loài vật (female-animal), nó kết hợp một cách thân mật với tinh trùng của người nam, súc vật đực và noãn châu (trứng). Thời điểm kết hợp này được gọi là Sát Na Kiết Sử. Sát na nghĩa là rất nhanh, nhanh hơn nháy mắt. Kiết sử nghĩa là những dữ kiện kết hợp với nhau để thành thân mạng trong bụng Mẹ theo quy luật rõ ràng và vững chắc. Nói rõ hơn, thức A-lại-da trong thân Trung ấm bên kia cõi chết chứa đựng nghiệp quả đi đầu thai vào loài người, loài vật, nó thấy ánh sáng hợp duyên của nó rất nhanh và đi vào tử cung bà mẹ, con cái cũng rất nhanh. Tại tử cung, thức A-lại-da kết tụ với tinh trùng và noãn châu để thành bào thai. Tức là nghiệp thức (thân Trung ấm) kết hợp với tinh trùng của cha và noãn châu của mẹ. Noãn châu và tinh trùng chính là Sắc. Còn Danh chính là nghiệp thức A-lại-da. Hai thứ Sắc Danh tạo thành thân ngũ uẩn con người. Do vậy một bào thai được thành hình phải được hội đủ ba thứ: thức A-lại-da, tinh trùng, noãn châu. Nếu một, hay hai trong ba thứ đó bị thiếu hoặc là không hòa hợp với nhau, bào thai không thành. Chẳng hạn, tinh trùng bị loãng, noãn châu tốt, bào thai không thành dù cho thức A-lại-da có mặt. Hay là cả hai đều tốt mà không có thức A-lại-da (chủng tử nghiệp) đi vào, bào thai không thành. Cho nên một bào thai được thành hình là phải hội đủ ba thứ trên đúng với nghĩa Kiết Sử là như vậy. Và đúng với vai trò của thức A-lại-da ở thân Sinh ấm là vào trước, còn ở thân Tử ấmra sau cùng khi năm giác quan của thân người chết hẳn. Vào trước để an lập các thức khác có liên đới với nó, cho nên một bào thai được thành hình trước tiên là bộ não tức là cái đầu gồm có bốn giác quan: mắt, tai, mũi, miệng (bốn thức).

    Như đã nói trong một sát na, trên vũ trụ này có vô số tỷ, tỷ ánh sáng giao hợp của loài người và loài vật phát ra, trùng trùng nối kết không ngừng. Ánh sáng trùng trùng nối kết này, ta có thể đặt cho nó cái tên “Biển tình Hoa đốm Hư không. Loài Người muôn Thú mắt Trông liền vào”. Giữa Biển tình Hoa đốm như vậy, thật khó mà biết tia ánh sáng nào là có duyên nợ với mình! Ấy thế vậy mà, thức A-lại-da trong thân Trung ấm bên kia cõi chết thấy rất rõ, chỉ thấy một tia sáng có duyên nợ với nó mà thôi (tình cũ nghĩa xưa, ân, oán kiếp trước phải vào làm con để trả, hay đòi nợ). Và từ đó nó theo ánh sáng đi vào tử cung, rồi kết hợp chặt chẽ với, tinh trùng cha noản châu mẹ mà an lập kiến tạo ra thân hình. Thời gian đi vào và kết hợp này được gọi là Thân Sinh Ấm. Thân Sinh ấm được có từ lúc thức A-lại-da vào tử cung bà mẹ và cho đến khi nào năm giác quan của bào thai ở bộ phận đầu não được hoàn chỉnh trong tháng thứ năm. Từ tháng thứ sáu đến tháng thứ chín là thành Thân Bản Ấm, tức là một cơ thể hài nhi trong bụng mẹ được hoàn chỉnh đầy đủ và được sinh ra, lớn lên cho tới già và chết.

    Thân Sinh ấm đi đầu thai làm thân chúng sanh bằng thai sanh và noãn sanh (người và các loài súc vật, động vật) đều theo quy luật Sát Na và Kiết Sử. Còn thân Trung ấm bị thọ thân các loài Thấp sanh Hóa sanh, tức là những loài chúng sanh nhỏ bé, thấp hèn, hạ cấp nhất không có Sát Na (không theo ánh sáng) chỉ có kiết sử. Nhưng kiết sử của các loài Hóa sanh, Thấp sanh này thật là đơn giản, tức là những nơi ẩm thấp, có tế bào sống là môi trường tạo thành thân hữu hình nhỏ bé. Và, cũng từ thân hình nhỏ bé đó, chúng tự hóa thành những loài bé nhỏ khác có thể bò, có thể bay, và cục cựa.

 

                                                              

 Viết tại Am Đường Chiều (SUN SET TRAIL)

 Mùa VU LAN Bính Thân- PL 2560- 2016

Đức Hạnh

 Cell: (619) 362-6499. (619) 288 0973

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2010(Xem: 4188)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài. Phạm vi hoạt động của nó không chỉ giới hạn chung quanh những tàng kinh các, hay những pháp đường của các Tăng viện; mà còn ở cả nơi triều đình, công sảnh, và bấtcứ nơi nào mà mọi người có thể tụ tập ít nhất là hai người, trong tấtcả sinh hoạt nhân gian. Thêm vào đó là những biến chuyển qua các thời đại, sự dị biệt của các dân tộc...
13/10/2010(Xem: 6248)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
11/10/2010(Xem: 7225)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
11/10/2010(Xem: 5765)
Trong khi Phật giáo càng ngày càng trở nên một cao trào triết học và tâm linh (spirituality) cho giới trí thức Tây phương thì Phật giáo Việt Nam (PGVN) đang đi vào thoái trào trên phương diện tín ngưỡng (religion) đối với quần chúng Việt Nam. Sự thoái trào, hay “mạt pháp”, này được biểu lộ qua hai hiện tượng: 1. Trí thức Phật tử Việt ở hải ngoại bỏ chùa để theo tu học các giáo phái khác, và 2. quần chúng ở trong nước, ở các vùng thôn quê vốn có ảnh hưởng Phật giáo, nay đi theo đạo Tin lành ngày càng đông.
08/10/2010(Xem: 14947)
Phật nói : Lấy Tâm làm Tông, lấy không cửa làm cửa Pháp. Đã không cửa làm sao đi qua ? Há chẳng nghe nói : “Từ cửa vào không phải là đồ quý trong nhà. Do duyên mà được, trước thì thành, sau thì hoại.” Nói như thế giống như không gió mà dậy sóng, khoét thịt lành làm thành vết thương. Huống hồ, chấp vào câu nói để tìm giải thích như khua gậy đánh trăng, gãi chân ngứa ngoài da giầy, có ăn nhằm gì ? Mùa hạ năm Thiệu Định, Mậu Tý, tại chùa Long Tường huyện Đông Gia, Huệ Khai là Thủ Chúng nhân chư tăng thỉnh ích bèn lấy công án của người xưa làm viên ngói gõ cửa, tùy cơ chỉ dẫn người học. Thoạt tiên không xếp đặt trước sau, cộng được 48 tắc gọi chung là “Cửa không cửa”. Nếu là kẻ dõng mãnh, không kể nguy vong, một dao vào thẳng, Na Tra tám tay giữ không được. Tây Thiên bốn bẩy (4x7=28) vị, Đông Độ hai ba (2x3=6) vị chỉ đành ngóng gió xin tha mạng. Nếu còn chần chờ thì giống như nhìn người cưỡi ngựa sau song cửa, chớp mắt đã vượt qua.
08/10/2010(Xem: 4606)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
07/10/2010(Xem: 11532)
Tác phẩm “Triết học có và không của Phật giáo ở Ấn Độ” mà độc giả đang cầm trên tay là tác phẩm gồm nhiều bài viết ngắn, được viết trong thời gian tác giả còn đang du học tại Đài Loan (Taiwan), với nội dung chủ yếu phân tích giải thích tư tưởng có(bhŒva) và không(Sènyatˆ) là hai hệ thống tư tưởng lớn của Phật giáo ở Ấn Độ, đặc biệt thuyết minh về mối quan hệ thiết thân giữa hai học thuyết này. ..
06/10/2010(Xem: 4434)
Bất biến tùy duyên. Trong Tinh Hoa Triết học Phật giáo (Essentials of Buddhist Philosophy), Tuệ Sỹ dịch, Junjiro Takakusu tóm lược bốn thuyết duyên khởi sắp hạng theo thứ tự từ thời Pháp Tạng từ Nghiệp cảm duyên khởi, đến A-lại-da duyên khởi, Chân như duyên khởi, và cuối cùng, Pháp giới duyên khởi.
29/09/2010(Xem: 6366)
Đối tượng của nhận thức không phải là cái cụ thể, mà là cái trừu tượng. Một sự thể, nếu không được biểu thị bằng những thuộc tính, không thể hiện hữu như một đối tượng.
29/09/2010(Xem: 9948)
Tác-phẩm của Trần-Thái-Tông còn lưu truyền đến nay chỉ gồm có Bộ-Khóa-Hư-Lục và hai bài thơ sót lại của quyển Trần-Thái-Tông ngự-tập đã thất-lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]