Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhìn Tâm Như Gương Sáng

27/03/201507:43(Xem: 7717)
Nhìn Tâm Như Gương Sáng



Buddha_29

 


Hình ảnh tâm như đài gương, như tấm kính sáng… thường được nhắc tới trong Thiền Tông Trung Hoa, Việt Nam và Nhật Bản. Thực sự không phải là những hình ảnh mới do người đời sau sáng tạo nên. Đức Phật đã từng nói như thế. Lời của Đức Phật cô đọng, rất mực cô đọng khi nói tới các hình ảnh này, như dường chỉ nói cho một số ít người và không cần giảỉ thích nhiều.

 

Bộ Thiền Luận của ngài Daisetz Teitaro Suzuki, do hai vị tôn túc – Trúc Thiên và Tuệ Sỹ -- dịch sang tiếng Việt đã cung cấp nhiều thông tin, sử liệu tuyệt vời về Thiền Tông. Trong đó, chúng ta thấy có những vị nói về kinh nghiệm giác ngộ rất ngắn gọn, như khi nghe tiếng sỏi văng vào gốc tre, hay khi ngọn nến bị vị thầy thổi vụt tắt. Nhìn lại Kinh Tạng Pali, chúng ta cũng thấy Đức Phật có nhiều khi nói về tâm một cách rất mực kiệm lời. Tất nhiên, ở những văn cảnh khác.

 

Bài viết này sẽ nói về một số phương pháp luyện tâm phổ biến hiện nay tại Hoa Kỳ, bên cạnh các thắc mắc rằng cư sĩ có thể chứng quả thánh nào, rằng có cần tu 4 tầng thiền không, rằng đâu là đặc tính chung trong các pháp thiền hiện nay. Mục đích bài viết là tính thực dụng, do vậy sẽ giảm thiểu ghi chú; một phần, cũng vì độc giả có thể tự tìm được các bản Anh văn qua tên hay ký hiệu kinh.

 

*

 

Đọc trong Kinh Tăng Chi Bộ AN 1.49-52, một lần, Đức Phật dạy: "Các sư, chói sáng là tâm này. Và nó bị nhiễm trần vì phiền não bám vào. Các sư, chói sáng là tâm này. Và nó được giải thoát xa khỏi phiền não bám vào..."

 

Như thế, bản tâm là tánh chói sáng. Và bụi là cái ở ngoài bám vào. Kinh này rất ngắn. Chỗ này cần dè dặt, vì nếu diễn giải rằng có cái gì gọi là bản tâm tất sẽ sai ý của Đức Phật, vì Ngàì vẫn luôn luôn nhắc tới pháp ấn vô ngã. Nhưng nếu nói bản tăm không là gì hết tất nhiên cũng sai ý Đức Phật. Kinh vừa dẫn có phải là ngôn ngữ Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn? Tâm vốn đã là xa lìa bụi rồi.

 

Trong Kinh Tăng Chi Bộ AN 10.51, Đức Phật nói rằng người tu phải khéo léo tự quan sát tâm hệt như một thiếu nữ xem xét khuôn mặt hiện lên qua một tấm gương hay qua một tô nước trong, để sẽ lau bụi nếu thấy lấm trên mặt; và nếu thấy khuôn mặt không dính bụi, tất sẽ tự hài lòng.

 

Trong Kinh Tăng Chi Bộ AN 5.193, Đức Phật nói rằng người tu hãy để tâm lắng xuống như nước trong, khi cặn lắng, bất giờ mới tự thấy khuôn mặt của mình.

 

Hai kinh vừa dẫn có phải mang ngôn ngữ của Ngài Thần Tú, với hình ảnh luôn luôn tự quán sát tâm để không dính bụi? Thực sự, rồi chúng ta sẽ thấy hai cách tiếp cận của hai ngài Huệ Năng và Thần Tú sẽ không trái nghịch gì nhau, và cần dựa vào nhau.

 

*

Như vậy, cốt tủy của cả ba bản kinh trên  đều nói về tâm, tức là khả năng nhận biết của chúng ta. Đức Phật nói rằng, tâm vốn thực là tánh chiếu sáng, và cần lắng tâm thì mới làm cho sạch bụi được.

Điều cực kỳ khó của chúng ta là, tâm chúng ta ưa nhìn lầm. Thí dụ, nhìn sợi dây lại nhầm ra con rắn, và rồi mình sợ hãi, bỏ chạy. Nghĩa là, thực tướng bị che mờ, giống như tánh chói sáng của gương tâm, nhưng bụi lại bám vào.

 

Chỗ này, có thể dẫn ra một giảỉ thích từ Thầy Tuệ Sỹ trong tập biên khảo “Huyền Thoại Duy Ma Cật,” ấn bản 2007 của NXB Phương Đông, trang 262:

 

“...Nó bị che khuất bởi ảo giác vọng tưởng của thức mà thôi, chứ tự thể của nó vẫn tồn tại đó không hề thay đổi. Cho nên, sợi dây mà tự tính của nó là y tha, khi được nhận thức như là con rắn, bấy giờ nó là cái bị phân biệt bởi vọng tưởng, là ảo ảnh của thực tại. Duy thức gọi đó là biến kế sở chấp. Nhưng, dù bị nhận thức sai lầm về tự thể của nó, sợi dây vẫn y nhiên tồn tại như là sợi dây, chân thực như nó chính là nó. Sợi dây ấy tồn tại với tính viên thành thực của nó, tồn tại như là thực tại tuyệt đối, vần sờ sờ ra đấy, chưa hề biến đi đâu mất. Cũng vậy, thế giới này sinh diệt, hay đoạn hay thường, đều là những gán ghép do phân biệt vọng tưởng. Thế giới luôn vẫn tồn tại đó, ngay trong dòng sinh diệt liên tục đó. Chính thế giới ấy là Như thực tính, là Nhất thể tuyệt đối, không có thế giới riêng biệt nào khác của Nhất thể tuyệt đối…”

 

*

 

Như vậy, câu hỏi là, làm cách nào để thấy dây là dây, để không nhầm ra con rắn? Làm cách nào để lắng tâm xuống, để bụi rơi xuống, để gương tâm hiện ra tánh chói sáng đã bị che lấp? Đức Phật đã dạy là phải tu tam học: giới, định, huệ. Và xuyên suốt cả giới định huệ là các phương pháp thiền tập. Vì hễ không giới, tâm sẽ không định được, và rồi sẽ không tuệ được. Nhưng khi ứng dụng, tùy theo từng quốc gia và tùy từng thời đại, đã có những hướng dẫn khác nhau.

 

Tổng quan, trong Kinh Tăng Chi Bộ AN 4.170, Đức Phật nói có 4 lối vào đạo: thứ nhất, chỉ trước rồi quán sau, đường đạo sẽ hiện ra; thứ nhì, quán trước rồi chỉ sau, đường đạo sẽ hiện ra; thứ ba, chỉ và quán đồng thời hòa hợp, đường đạo sẽ hiện ra; và thứ tư, tâm dao động mạnh, mất cả chỉ quán, khi lắng xuống được, đường đạo sẽ hiện ra.

 

Kinh này không giảỉ thích về lối thứ 4. Phương pháp Thiền Thoại Đầu sẽ dẫn học nhân tới chỗ nhìn vào nghi tình, nơi không gọi được là chỉ hay quán, có thể so sánh với tâm thức của Ngài Bahiya (Kinh Tiểu Bộ Ud 1.10) khi đi tìm Đức Phật? Đây là suy đoán riêng, nhưng người đã từng tu học Thiền Thoại Đầu sẽ dễ đồng ý. Cuối bài này, sẽ dẫn ra những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma về pháp thiền nhìn vào chỗ niệm chưa khởi. Cũng là tương tự.

 

*

 

Thiền được dạy tại Hoa Kỳ ra sao? Đối với người Việt Nam, chúng ta rất dễ dàng gặp các vị sư từ hai dòng thiền lớn: Thiền Trúc Lâm, truyền dạy từ Thầy Thích Thanh Từ; và Thiền Làng Mai, truyền dạy từ Thầy Thích Nhất Hạnh. Cũng có một số dòng thiền khác, ít ảnh hưởng hơn. Tất cả đều tuyệt vời, đang hướng dẫn các học nhân vững vàng.

 

Về Thiền Nam Tông tại Hoa Kỳ, nhiều phương pháp khác nhau truyền dạy, tuy rằng cùng dựa vào Kinh Tạng Pali. Tất cả hướng dẫn đều dễ dàng tìm được qua sách và tài liệu viết bằng tiếng Anh.

 

'Phương Pháp Tân Miến Điện" thiết lập bởi Sư U Nārada, quảng bá bởi môn đệ là Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) dạy trước tiên là tập Chỉ, sau là tập Quán, và cách quán là gọi tên (labeling: nhận ra và gọi tên) bất kỳ những kinh nghiệm nào hiện ra nơi thân hay tâm. Một vị Thầy nổi tiếng từ truyền thống này là Bhikkhu Bodhi.

 

Phương pháp  Ledi thiết lập bởi Sư Ledi Sayadaw (1846 – 1923) và các môn đệ, nổi tiếng nhất là ngài S. N. Goenka (1924 - 2013), trước tiên là tập Chỉ bằng niệm hơi thở, và sau đó là Niệm Thọ qua cách chú tâm quét toàn thân (body  sweep).

 

Phương pháp nổi tiếng khác là từ Sư Mogok Sayadaw, tập trung niệm thọ và niệm tâm, nhận ra sự khởi tập và sự biến mất của tất cả các kinh nghiệm của thân tâm, từ đây sẽ kinh nghiệm về tánh vô thường của tất cả các pháp.

 

Trong khi đó, ngài Dipa Ma (1911 - 1989), phụ nữ Châu Á đầu tiên được mời sang Hoa Kỳ dạy Thiền, luôn luôn dạy khởi đầu bằng Thiền Tâm Từ.

 

Một phương pháp ít phổ biến là từ ngài Pa Auk Sayadaw, tập trung tu theo 4 tầng thiền, và khi tu quán là quan sát bốn đại (đất, nước, gió, lửa) bằng cách cảm thọ về các tính năng cứng, nặng, ấm và chuyển động.

 

*

 

Thực ra, Thiền được dạy tại Hoa Kỳ trong rất nhiều trường hợp đã bị lược bỏ yếu tố Phật Giáo. Thiền Chánh Niệm -- chữ phổ biến là Mindfulness Meditation – được nhiều bệnh viện dạy cho bệnh nhân, nhiều đơn vị quân đội dạy cho binh sĩ, nhiều trường học dạy cho sinh viên học sinh, nhiều đội thể thao dạy cho vận động viên… vì lợi ích từ Thiền cho đời sống thế tục có quá nhiều, khi mang lại sức khỏe, nhan sắc, minh mẫn, nhu hòa…

 

Nên thấy rằng, nếu chỉ tập Thiền để rồi say mê cõi này, hiển nhiên là không đúng ý Đức Phật. Nhiều người tập Thiền, một số khả năng khác đột nhiên khởi dậy, như viết văn, làm thơ, vẽ, sáng tác nhạc… Nếu mê đắm văn học nghệ thuật, tất sẽ chệch đường vậy.

 

Một yếu tố nữa, khi tập Thiền Chánh Niệm, chúng ta có thể sẽ thấy cảm thọ tinh tế hơn – thí dụ, ăn sẽ thấy hương vị ngon hơn, trong khi nhai thật chậm và chú tâm quán sát thật kỹ. Nếu chỉ như thế, sẽ dính mãi với cuộc đời này. Và như thế, Thiền sẽ trở thành một dạng ma túy. Khi tôi còn ở Việt Nam nhiều thập niên trước, Thầy bổn sư đã dạy tôi rằng: “Khi nào mê cảnh thiền định, chớ ngồi nữa.”

 

Do vậy, để thoát khỏi quyến rũ chệch hướng, luôn luôn phải lấy Bát Chánh Đạo làm kim chỉ nam.

 

*

 

Có cách nào nói ngắn gọn về Thiền Chánh Niệm? Trong tiếng Anh, kỹ thuật thiền được nhiều vị thầy cô đọng là “bare attention.”

 

Chữ “bare” là trần trụi, là trơn tru, là trơn lu, là chỉ thế thôi, là không làm gì khác nữa.

Chữ “attention” là chăm chú quan sát, chăm chú lắng nghe, chăm chú theo dõi.

Nhìn lại các pháp thiền dẫn trên, chúng ta thấy trừ pháp tu 4 tầng thiền của Ngài Pa Auk Sayadaw tập trung vào định trước, tất cả các pháp khác đều tập trung vào huệ trước, và phần nào xuyên suốt sẽ là hành vi “bare attention”…

 

Trong Thiền Tông Trung Hoa và Việt Nam, còn gọi là Tổ Sư Thiền, lời khuyên thường là cách để tâm: Ngày đêm, như mèo rình chuột, nhìn vào chỗ khi niệm chưa sanh, khi bụi chưa dấy lên, khi hoa chưa nở... (1)

 

Trong Kinh Bahiya (Ud 1.10), Đức Phật đã dạy: Trong cái thấy sẽ chỉ là cái được thấy, trong cái nghe sẽ chỉ là cái được nghe... Chú ý trong lời dạy này: Đức Phật cũng không dạy “dán nhãn hiệu” hay “gọi tên”… Rất ít nơi Đức Phật dạy như thế. Đó chính thực là “bare attention,” là cái nhìn trần trụi, là vô niệm, là xa mọi phán đoán tư lường, là không dính vào có hay không, lành hay dữ, thương hay ghét…

 

Đại sư Tích Lan Gunaratana viết về “bare attention”:

“Chánh niệm là cái biết phi khái niệm. Một chữ Anh văn cho Sati là ‘bare attention’. Đó là không suy nghĩ. Nó không dính gì tới niệm hay khái niệm…Nó tới trước khi niệm khởi trong tiến trình nhận thức.” (2)

Xin mời đọc lại lời giải thích vừa dịch: có phải đó là Đức Phật dạy Ngài Bahiya, và đã ghi lại trong Kinh Pháp Bảo Đàn của Lục Tổ Huệ Năng?

 

Một điểm để suy nghĩ: nếu thuần túy như thế, một đồ tể, một sát thủ giữ tâm “bare attention” có thể tự biện hộ chăng? Nhắc lại một lời đã nêu ở đầu bài viết: Bát Chánh Đạo sẽ giữ cho chúng ta không chệch hướng.

 

Câu hỏi vừa nêu cũng là một phần cuộc đối thoại năm 2006 qua email giữa chuyêng ia Phật Giáo Tây Tạng B. Alan Wallace và nhà sư Nam Tông Bhikkhu Bodhi, người đã dịch ba tạng Pali sang Anh văn. Ngài Bodhi cũng nhắc như thế.

 

Đặc biệt, Ngài Bodhi nói thêm rằng: “Trong pháp tu ‘bare attention’ như được sử dụng trong hệ thống ‘càn huệ’ của vipassana, chánh niệm được dùng ghi nhận bất cứ gì đang xảy ra trên chuỗi kinh nghiệm…” (3)

 

Chữ ‘càn’ có nghĩa là ‘khô’… Càn huệ là ‘dry insight’, nghĩa là không cần tu 4 tầng thiền.

 

*

 

Tới đây, chúng ta có thể hỏi: hàng cư sĩ ngoài đời, tu thiền có thể thành tựu gì? Chỉ duy Ngài Bahiya là hy hữu: từ ngoại đạo vào ngay hàng A La Hán sau khi nghe một lời dạy.

 

Tất cả các trường hợp cư sĩ chứng thánh quả, chỉ có thể tu vào ba thánh quả đầu tiên, theo nhận xét của Thầy Bodhi trong bài viết “The Jhānas and the Lay Disciple According to the Pāli Suttas” – và đặc biệt, là để đạt 3 thánh quả đầu tiên, có thể chỉ cần “càn huệ” (dry insight) mà không cần tập tứ thiền bát định.

 

Ngài Bodhi viết:

“Sự kiện là nhiều Phật Tử đạt được ba thánh quả đầu tiên, từ Sơ quả Tu Đà Hoàn xuyên suốt cả Tam quả Bất lai A Na Hàm là hàngc ư sĩ ngoài đời. Thánh quả duy nhất trong kinh nói rằng gần như độc đáo riêng cho tăng, ni là Tứ quả A La Hán… Nhưng có khả thể rằng có những vị chứng quả Bất Lai mà không cần tu các tầng thiền định… Nhiều kinh về các vị chứng Sơ Quả và Nhị Quả ám chỉ rằng họ không có thành tựu về các tầng thiền…” (4)

 

*

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tác phẩm “Mind in Comfort and Ease” nơi trang 211 và 212, đã viết về một pháp Thiền Tây Tạng, trích dịch như sau:

 

“Để khởi sự, học nhân cần có một số hiểu biết Phật pháp bằng cách học và nghe (văn, tư, tu). Rồi thì, khi dần dần quen thuộc và đều đặn thêm kinh nghiệm, học nhân sẽ có thể nhận ra bản tâm của họ. Khi việc này xảy ra, sẽ không cần tu tập gì nữa, chỉ cần an trú lien tục trong bản tâm và trong bản tâm mà thôi. Việc này thành tựu xuyên qua chánh niệm…

Như thế này, trong khoảng cách giữa niệm trước và niệm sau, bản tánh chiếu sang trong trẻo của tâm lóe không ngưng nghỉ. Khi niệm trước đã ngưng, và niệm sau chưa khởi lên, có một chuyển động trong đó không hề có dính mắc, và không hề có ý nghĩ gì về “nó thế này” hay “nó thế kia”. Chỉ có cái biết thuần túy thanh tịnh…” (5)

 

*

 

Tất cả các pháp Thiền ghi trên đều dựa vào đặc tính nhìn tâm như tấm gương có tính chiếu sáng, trong trẻo, vốn không hề dính bụi. Người cư sĩ vẫn có thể tự tu học, nếu không có Thầy bên cạnh. Và hãy tự tin, vì Đức Phật đã dạy rằng người cư sĩ vẫn có thể đắc 3 thánh quả đầu tiên; thậm chí, không cần tu bốn tầng thiền.

 

 

NGUYÊN GIÁC

 

GHI CHÚ:

 

(1) Phần lớn pháp này ghi ở sách “Thiền Đốn Ngộ - Và Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa” của Nguyên Giác, NXB Hồng Đức 2014.

 

(2) Nguyên văn:  Mindfulness is nonconceptual awareness. Another English term for Sati is 'bare attention'. It is not thinking. It does not get involved with thought or concepts. It does not get hung up on ideas or opinions or memories. It just looks. Mindfulness registers experiences, but it does not compare them. It does not label them or categorize them. It just observes everything as if it was occurring for the first time. It is not analysis which is based on reflection and memory. It is, rather, the direct and immediate experiencing of whatever is happening, without the medium of thought. It comes before thought in the perceptual process. Link:  http://www.urbandharma.org/udharma4/mpe13.html

 

(3) Nguyên văn: In the practice of bare attention, as used in the ”dry insight” system of vipassanā, mindfulness is used to note whatever is occurring on successive occasions of experience...

http://shamatha.org/sites/default/files/Bhikkhu_Bodhi_Correspondence.pdf

 

(4) This is the fact that many of the Buddha's followers who attained the first three stages of awakening, from stream-entry through non-returning, were lay people. The only stage that the Canon depicts as the near-exclusive domain of monks and nuns is arahantship…

But it does leave open the possibility that they were non-returners without jhāna...

A number of texts on stream-enterers and once-returners imply that they do not possess the jhānas as meditative attainments… Link:

http://www.budsas.org/ebud/ebdha267.htm

 

(5) Có thể đọc vài đoạn sách này ở đây: http://tinyurl.com/np9bg4u  Và cũng nên tham khảo thêm sách “Thiền Đốn Ngộ - Và Những Lời Dạy Từ Các Thiền Sư Việt Nam Xưa” ở ghi chú (1) viết chi tiết hơn.

 

 

 

 

+

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 14115)
Khi tâm được bình an, vắng lặng, nhìn lại bà con thân thuộc thì thấy mọi người đều mải mê lặn hụp trong đau khổ, trong vòng lẩn quẩn của thương ghét, từ đó khởi lên tình thương mà đạo Phật gọi là từ bi... Thương ghét
11/12/2013(Xem: 16372)
Ch’an Master Hsuan Chueh of Yung Chia joined the Sangha order when he was still young and began to study the T’ien T’ai (Japanese, Ten dai) teaching which he practiced with great success. Then he called on learned masters for instruction. After reading the Mahaparinirvana Sutra, he was awakened to the Buddha Dharma and his later study of the Vimalakirti Nirdesa Sutra enabled him to realize his mind. Since his major awakening had, not yet been confirmed by an enlightened master, he proceeded to Ts’ao Ch’I where he called on the Sixth Patriarch Hui Neng who sealed the visitor’s enlightenment after a short and very skillful probe related in the Altar Sutra. He was retained at the monastery for a night and was then known as “The Overnight Enlightened One.”
11/12/2013(Xem: 35320)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
10/12/2013(Xem: 22424)
Pháp Tướng Tông (Duy Thức Tam Thập Tụng) của Bồ Tát Thế Thân, Vu Lăng Ba giảng, cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
10/12/2013(Xem: 24554)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
08/12/2013(Xem: 32457)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu. Tuy nhiên, thân thể ta là một hợp thể rất mầu nhiệm, nó chứa đựng cả tinh hà vũ trụ bao la. Ta thấy được tất cả các thế hệ tổ tiên, con cháu của ta đều có mặt trong thân ta. Ta cảm nhận sự có mặt của họ trong từng tế bào của cơ thể. Họ luôn có mặt trong ta và chung quanh ta. Họ cũng như các yếu tố khác đã kết hợp lại để làm nên sự sống của ta. Ta có thể tiếp xúc với những yếu tố như đất, nước, lửa và không khí - bốn đại trong ta và ngoài ta. Ta thấy ta như một con sóng trên mặt đại dương. Con sóng này được hình thành bởi các con sóng khác.
03/12/2013(Xem: 58712)
Người ta thường nói :"Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Đối với tôi, câu nói này thật là quá đúng. Ngày nhỏ chưa biết gì nhưng từ khi làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử tôi đã thấy ích lợi của một Tăng thân. Chúng tôi thường tập trung thành từng nhóm 5,7 người để cùng nhau tu học. Giai đoạn khó khăn nhất là sau 75 ở quê nhà. Vào khoảng 1985, 86 các anh lớn của chúng tôi muốn đưa ra một chương trình tu học cho các Huynh Trưởng trong Ban Hướng Dẫn Tỉnh và những Htr có cấp nên đã tạo ra một lớp học Phật pháp cho các Htr ở Sàigòn và các tỉnh miền Nam. Nói là "lớp học" nhưng các Chúng tự học với nhau, có gì không hiểu thì hỏi quý Thầy, các Anh và kinh sách cũng tự đi tìm lấy mà học. Theo qui định của các Anh, Sàigòn có 1 Chúng và mỗi tỉnh có 1 Chúng. Chúng tu học của chúng tôi (Sàigòn) có tên là Chúng Cổ Pháp và phải thanh toán xong các bộ kinh sau đây trong thời gian tối đa là 3 năm:
29/11/2013(Xem: 23975)
Chúng tôi chọn viết đề tài dừng tâm sanh diệt là nhân có một Phật tử than: Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
25/11/2013(Xem: 19556)
Nhìn vào tín ngưỡng Phật giáo nhiều người thường thắc mắc tại sao lại có nhiều "thứ" đến thế! Thật vậy Phật giáo có rất nhiều học phái, tông phái, chi phái..., một số đã mai một, thế nhưng một số vẫn còn đang phát triển và đồng thời cũng có nhiều chuyển hướng mới đang được hình thành. Đối với một người tu tập Phật giáo thì sự kiện ấy thật hết sức tự nhiên: tất cả mọi hiện tượng trong thế giới đều chuyển động, sinh sôi nẩy nở và biến đổi không ngừng. Nếu nhìn vào các tín ngưỡng khác thì ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế.
06/11/2013(Xem: 18352)
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì. Trước hết, hầu hết mọi người đều đồng ý rằng sống tốt thì khó hơn sống xấu và nếu không có những lý do thật sự tốt chúng ta dĩ nhiên sẽ thích làm điều dễ. Theo suy nghĩ của tôi, đây là lý do tại sao các tôn giáo có mặt và đi cùng với chúng là những khái niệm về thiên đường và địa ngục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]