Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Chuyện Kể Về Cõi Trời

17/03/201409:02(Xem: 28087)
36. Chuyện Kể Về Cõi Trời
blank

Chuyện Kể Về Cõi Trời


Tôn giả Mahā Moggallāna là người hay lên dạo chơi cung trời Ba Mươi Ba, nhất là từ hôm Đế Thích dùng mẹo đặt bát “bòn phước” nơi tôn giả Mahā Kassapa sau bảy ngày xuất định. Và sau này, tôn giả Mahā Kassapa cũng thường hay vân hành lên trên đó để xác chứng và chiêm nghiệm thêm về lẽ nhân quả mầu nhiệm. Hóa ra, chuyện Đế Thích than “nghèo phước” là đúng. Và ở trên cung trời này, không biết bao nhiêu là chuyện lạ! Đúng vậy, bất cứ cận sự nam nữ nào, hễ đặt bát cúng dường đức Phật và chư tăng hiện tiền thì phước quả vô cùng lớn, không chỉ riêng ba vị thiên vương Cūḷaratha, Mahāratha và Anekavaṇṇa mà thôi đâu. Đặc biệt, đối tượng thọ nhận là đức Phật hoặc chư thánh lậu tận, dù một vá cơm, một muỗng canh với đức tin trong sạch hoặc với tâm hoan hỷ thì họ sẽ hóa sanh lên cõi trời Đao Lợi với dung sắc vô cùng mỹ lệ, ở trong những toà lâu đài chói sáng, hầu hạ xung quanh không biết bao nhiêu là tiên đồng và ngọc nữ.

Biết vậy nên sớm hôm nay tôn giả Mahā Moggallāna ôm bát đi trì bình khất thực là muốn “cứu nghiệp” và mở cánh cửa trời cho một người...

Nguyên do như sau.

Có một cô gái trước đây hay đặt bát cho tôn giả với tâm cúng dường rất trong sạch. Gia đình cha mẹ cô không dư dả gì nên khi nào cô cũng sớt phần ăn của mình ra làm hai, một phần để cúng dường và một phần cho mình. Khi gặp trưởng lão hay một vị sa-môn khả kính, cô cúng dường trước, sau đó mới ăn nửa phần còn lại. Nếu không gặp người xứng đáng, cô lại đem chia sẻ cho người nghèo đói. Vì bao giờ cũng nhường nửa phân ăn của mình nên cô gái sức khoẻ ngày càng yếu. Bà mẹ biết chuyện, lại thương con gái nên tìm cách chia sớt thức ăn thêm.

Thời gian cứ thế trôi qua, đến khi trưởng thành, nàng được gả cho một chàng trai, cũng ở trong thành phố nhưng lại gặp gia đình tà kiến mà họ không hề hay biết...

Sáng nay, do quán căn cơ, tôn giả biết là cô gái sẽ ra đặt bát, và sau đó, do nghiệp dữ từ quá khứ, cô gái sẽ chết. Tôn giả phải cứu cô ta, giúp cô ta hóa sanh lên cõi trời...

Và sau đó, chuyện xảy ra đúng y như vậy.

Khi thấy tôn giả Mahā Moggallāna ôm bát đứng trước cửa, cô gái rất vui mừng, thỉnh ngài vào nhà rồi cúng dường một món bánh đặc biệt. Sau khi thọ nhận, tôn giả nói lời tùy hỷ công đức rồi bước đi.

Cô gái với tâm hân hoan, nghĩ thầm: “Bánh ấy là bánh của mẹ chồng mới làm, đang để dành chưa dùng. Hôm nay, mình cúng dường hết rồi, chút nữa, mình sẽ chia phần phước thanh cao ấy cho mẹ chồng, chắc bà cũng sẽ hoan hỷ như mẹ của mình vậy”.

Tuy nhiên, cô gái “ngây thơ” ấy đã lầm. Khi biết bánh của mình, cô con dâu chẳng xin phép lại tự tiện đem cúng cho mấy ông sa-môn, bà mẹ chồng đã chưởi rủa nàng thậm tệ. Và trong lúc tức giận, không kềm chế được, bà đã chụp cái chày gãy rồi nện túi bụi vào vai cô gái tội nghiệp.

Do thể chất mong manh, yếu đuối bởi nhịn nửa phần ăn nhiều năm trước đây, lại không chịu nổi thương tích trầm trọng, cô gái đã qua đời mấy hôm sau đó. Trước khi chấm dứt hơi thở, do hoan hỷ nghĩ đến việc phước của mình đã làm nên cô được hóa sanh lên cõi trời Đao Lợi.

Theo dõi lộ trình tâm của cô gái, tôn giả Mahā Moggallāna biết chuyện gì đã xảy ra nên tức khắc, ngài đã có mặt tại đấy. Cô gái bây giờ đã là một thiên nữ dung sắc chói sáng ở trong một lâu đài huy hoàng, tráng lệ, xung quanh có tiên đồng, ngọc nữ hầu hạ.

Gặp lại tôn giả, cô-gái-thiên-nữ quỳ lạy bên chân ngài, vô cùng cảm kích và tri ân.

Cũng tại đây, tôn giả còn gặp rất nhiều vị thiên nữ khác nữa, tất cả đều do nhờ cúng dường đến đức Phật cùng chư vị thánh phàm tăng. Những vật cúng dường lớn như tịnh xá, thất liêu, đất vườn rừng, vườn cây, tạo dựng hồ ao, làm đường sá, bảo tháp, sàng tọa, y đẹp và quý, đặt bát một tuần lễ, đặt bát năm trăm vị, ngàn vị... thì quả phước, theo đó, chúng sẽ tương xứng với nhân lớn đã gieo. Tuy nhiên, có thể kể sơ lược ra đây những thức cúng dường, tuy rất nhỏ nhoi nhưng lại mang đến phước quả rất lớn: Như nước mía, mật mía, quả timbaru, dưa hấu, dưa bở, dưa leo, hoa phārusaka, lò sưởi tay, dầu đèn, trầm hương, nắm rau xanh, bó hoa nhỏ, bó củ sen, một bó hoa súng xanh, một bó hoa súng đỏ, tràng hoa lài, cúng dường hoa nơi bảo tháp, nắm lá thuốc, cháo sữa, món cháo với nước táo, cháo xoài, bánh mè, món cháo cua chữa bệnh, một chiếc bánh kummāsa khô cứng không có muối, dây thắt lưng, cúng hai cây kim, dây treo ở vai, vải buộc vết thương, cây quạt lá kè, dụng cụ đuổi ruồi bằng lông công, dù che nắng, đôi dép, bánh dẻo, mứt kẹo, bánh ngọt, tấm y đẹp, dâng hoa, dâng hương, dâng quả, dâng nước uống, cúng dường một món nữ trang nhỏ để xây tháp, rải một số hoa sāla, một bó hoa sāla xung quanh bảo tọa của đức Phật... Lại còn rất nhiều vị thiên nữ khác do nhờ thọ trì một ngày bát quan giới, giữ được ngũ giới, nhớ đến tam quy và ngũ giới, đức tin trong sạch, do nhờ có tâm mát mẻ phục vụ cha mẹ chồng, phục vụ chồng, phục vụ tha nhân, quan tâm đến người giúp việc, đảnh lễ chư tăng với tâm thành kính...

Thấy sự lạ lùng và kỳ diệu của nhân quả, vì muốn mở rộng cánh cửa trời và khép bớt cánh cửa bốn đường khổ, muốn cho hai hàng cận sự nam nữ khởi phát đức tin và tăng trưởng đức tin, hôm nọ tại chánh pháp đường, đầy đủ tứ chúng, tôn giả đã kể lại toàn bộ chuyện mắt thấy tai nghe ở cung trời Ba Mươi Ba, với nhân duyên và quả như trên.

Đức Thế Tôn gật đầu xác nhận điều ấy:

- Đúng vậy! Những điều mà Mahā Moggallāna kể lại là đúng sự thực; và Mahā Kassapa cũng thuật lại tương tự như thế. Ở đây lại còn có thêm rất nhiều tăng ni có thắng trí biết rõ như vậy nữa.

Rồi đức Phật giảng giải thêm:

- Này đại chúng! Vật thí tuy nhỏ nhưng quả phước lại lớn là vì rơi vào một trong bốn trường hợp sau đây:

Một, trong lúc xảy ra đói kém, cúng dường hết phần ăn của mình – như trường hợp một cô gái cúng dường phần ăn của mình là miếng cơm cháy cho Mahā Kassapa, sau đó được sanh lên cõi trời Hóa Lạc.

Hai, cúng dường với đức tin trong sạch, với tâm hoan hỷ, nhưng bị mẹ chồng đánh chết... như trường hợp cô gái cúng dường bánh cho Mahā Moggallāna, sau được hóa sanh lên cõi trời Ba Mươi Ba.

Ba, nghe pháp đắc quả Nhập Lưu, tùy nhân tùy duyên quá khứ mà được sanh lên cõi trời Đao Lợi như chuyện người cùi hủi Suppabuddha hôm nào; hoặc được sanh lên Hóa Lạc thiên như trường hợp kỹ nữ Sirimā, em gái của Jīvaka.

Bốn, đôi khi chỉ đảnh lễ Như Lai một cách thành kính cũng được sanh thiên như chuyện bà lão chiên-đà-la hôm trước ở ngoại thành Rājagaha.... Đấy là bà cúng dường sự thành kính của mình với tâm tín thành và hoan hỷ nên được sanh lên cõi trời Đao Lợi.

Này đại chúng! Bất cứ ai hành trì, tu tập theo giáo pháp của Như Lai, khi chưa bước được bước chân đầu tiên vào mảnh đất Bất Tử thì hằng nên làm phước, tạo phước để được năm điều hạnh phúc nơi các cõi trời và người, đấy là: Sống lâu và tuổi thọ, diện mạo và dung sắc, an bình và yên ổn, vô bệnh và sức khoẻ, tâm thông và trí sáng.

Hãy như vậy mà thọ trì...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 4942)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 7956)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 4319)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4479)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 5043)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4708)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3568)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3600)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3583)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 16885)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]