Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ

17/03/201408:33(Xem: 24316)
24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ
blank

Về Vải Dơ Quăng Bỏ


Thấy ở tại tịnh xá Trúc Lâm vậy là vừa đủ, hôm kia đức Phật tuyên bố: “Nửa tháng nữa, Như Lai lại đi vân du về hướng Bắc, qua sông Gaṇgā; sẽ ghé thăm Vesāli, Videha, Moriya, Malla sau đó lên Koliya...”

Tin được truyền đi, đại chúng tỳ-khưu ai cũng chuẩn bị vá y, giặt y, đốt bát, coi lại những vật dụng tùy thân để lên đường cùng đức Phật. Chư vị trưởng lão cũng tự thân lo việc cho riêng mình.

Tôn giả Mahā Kassapa từ rừng về, ghé thăm và đảnh lễ đức Phật.

Nhìn thấy đôi chân đất lấm bụi đường xa, tấm y đắp đã cũ mòn, tấm y ngoại cũng đã tơi tả của ngài, đức Phật nói:

- Trông ông phong trần quá! Hãy tắm giặt, nghỉ ngơi và nên vá víu tấm y ngoại lại kìa!

- Thưa vâng, bạch đức Tôn Sư.

- Thọ trì những 13 pháp đầu-đà bậc thượng thì khó khăn lắm, trong lúc ông cũng đã lớn tuổi, quá kham khổ, thiếu thốn, thế có tiện không?

- Không sao, đệ tử thấy mình còn mạnh khỏe. Lại nữa, làm vậy mới giáo huấn đệ tử tỳ-khưu được.

- Ừ, thôi ông cứ tùy nghi.

Thế rồi, từ hương phòng đức Phật đi ra, tôn giả Mahā Kassapa tìm một con suối vắng để tắm giặt, choàng tạm tấm y hai lớp rồi ngồi nghỉ ngơi trên một tảng đá đợi tấm y ngoại và y nội khô.

Trong lúc ấy thì một nhóm tỳ-khưu thấp thoáng trong rừng cây đang bàn bạc việc vá y, đốt bát chuẩn bị tháp tùng đức Phật trên chuyến du hành về phương Bắc.

Họ bàn chuyện:

- Chúng ta tắm giặt thường không có y thay nên lúc nào cũng phải kiếm rừng vắng, thật bất tiện...

- Thì hãy vào phòng tắm hơi...

- Chỗ ấy thì nên để dành cho chư vị trưởng lão...

- Ai mở miệng xin đức Phật hoặc chư vị trưởng lão chế định cho chư tỳ-khưu nên có một tấm y tắm nữa.

- Thôi mà! Tôn giả Mahā Kassapa và đệ tử của ngài thọ trì luôn 13 pháp đầu-đà mà có ai than phiền gì đâu! Ai biết đủ thì nó đủ. Ai thấy thiếu thì tự nhiên nó thiếu thôi!

Thấy câu chuyện bàn bạc ấy, tôn giả ghi nhận trong lòng. Tự nghĩ: “Khá khen cho mấy ông sư trẻ mà tư duy đã chững chạc. Nhu cầu về chiếc y tắm là đúng, là cần thiết. Lúc nào thuận tiện mình sẽ thưa chuyện với đức Đạo Sư! Chính mình cũng thấy là bất tiện huống hồ gì những ông sư thanh niên!” Mỉm cười về ý nghĩ ấy, xong, ngài lấy bát ra nhen lửa đốt sét hen rỉ bên trong rồi lượm một nắm cỏ khô chùi bát cho thật sạch. Sau đó ngài ngồi cặm cụi vá y. Chiếc y ngoại của tôn giả đã mùn rách, nên ngài trăn qua trở lại mấy tấm vải vụn nhặt được nơi nghĩa địa, tìm cách vá bện lên trên y cũ một lớp nữa.

Trong lúc ấy thì tôn giả Anuruddha chống gậy lần dò đường đang bước qua. Sở dĩ tôn giả phải lấy gậy dò đường như vậy là vì ngài bị mù mắt do hành thiền quá độ, sau nhờ đắc thiên nhãn thông nên đi đâu cũng vô ngại; tuy nhiên lúc nào về các tịnh xá, ngài lại dùng gậy để đi tới đi lui. Hiện lúc này bệnh mù mắt đã bớt, ngài có thể thấy lờ mờ...

Thấy vậy, tôn giả Mahā Kassapa hỏi:

- Hiền giả đi đâu đó? Tôi là Mahā Kassapa đây!

- Nghe nói tôn huynh từ rừng mới về nên tôi tìm cách đi viếng thăm đây!

- Viếng thăm làm gì mà vất vả vậy!

- Không sao! Nghe giọng nói của tôn huynh thì tôi đã mát mẻ rồi.

Rồi tôn giả ngồi xuống, lấy tay sờ tấm y, sờ mấy mảnh vải rồi nói tiếp:

- Tôn huynh đang vá y à? Thế năm trăm tỳ-khưu đệ tử của tôn huynh đâu cả rồi mà ở đây không có một người đỡ đần tay chân như vậy?

Tôn giả Mahā Kassapa nói:

- Chuyện của mình, mình làm được mà!

Chợt tôn giả Anuruddha nói:

- Tấm y này nó hư mục cả rồi! Vá víu làm sao được nữa?

- Không sao! Vậy tôi mới vá đùm,vá đụp chồng lên trên đây này!

- Cũng được, nhưng nó sẽ dày và nặng quá, đi đường xa, bụi tấp vào, mồ hôi lấm vào thì thành cái “cục nợ” đấy!

Tôn giả Mahā Kassapa mỉm cười nói:

- Không sao! Tâm mình không “nợ” thì chiếc y làm sao lại “cục nợ” cho mình được?

- Đúng vậy! Thật là tuyệt vời! Tôn giả mỉm cười rồi nói tiếp - Còn tôi, thọ trì đầu-đà bậc hạ mà tấm y sang trọng quá như thế này, xem chừng là nợ thật đấy!

- Cũng không nợ!

- Tại sao?

- Vì về các loại vải phấn tảo, đức Phật chỉ mới chế định đó là vải dơ, vải người ta quăng bỏ chứ chưa đi sâu và rộng về các chi tiết; nên tấm y kia dẫu sang trọng nhưng vẫn đúng pháp và luật.

- Cảm ơn tôn huynh! Sự thật là vậy. Sự thật là tôi không biết. Sự thật là đức Tôn Sư có đến xâu chỉ giúp nhưng ngài cũng không bảo đấy là có lỗi.

Chuyện tôn giả Anuruddha lang thang đi tìm vải dơ, vải người ta quăng bỏ thì có người chỉ cho một khúc vải lấm lem bụi đất nơi đống rác, ngài lượm về giặt sạch thì ai cũng biết. Nhưng khúc vải quý giá như thế nào thì ngài không biết. Các bậc có thắng trí còn biết thêm, tôn giả có một vị thiên nữ tên là Jālinī ở cung trời Đao Lợi, vốn là người vợ cũ từ kiếp trước đã có nhã ý cúng dường khúc vải ấy; sợ dâng tận tay thì tôn giả không nhận nên thiên nữ lại quăng nơi đống rác trên con đường mà ngài sắp đi qua. Lại còn sợ ngài không thấy nên cô phải nhờ người mách bảo giúp nữa. Còn nữa, ai cũng biết tôn giả bị mù không thể may y, nên chư trưởng lão Sāriputta, Moggallāna, Ānanda đều đến giúp một tay. Đặc biệt, đức Phật đi ngang, thấy vậy, ngài cũng bước vào, lấy kim xâu chỉ giúp.

Tôn giả Mahā Kassapa ân cần nắm tay người bạn mù:

- Đúng vậy! Đức Phật chưa chế định ngăn cấm nhặt khúc vải đẹp tốt, vậy hiền giả không có lỗi.

- Cảm ơn tôn huynh!

- Cảm ơn làm gì! Sự thật là vậy mà!

Chuyện đến tai đức Phật, ngài cho tụ họp đại chúng rồi giảng giải như sau:

- Về chuyện y phấn tảo(1), rộng rãi hơn, bắt đầu từ nay, những vị tỳ-khưu theo hạnh đầu-đà được phép sử dụng những thứ vải sau đây:

Vải quăng bỏ nơi mồ mả, nghĩa địa, đống rác, bến nước, trên đường đi...

Vải quăng vất lang thang nơi các quán hàng, chợ búa...

Vải chùi mình dơ rồi bỏ
Vải dơ mà người bịnh mặc rồi bỏ
Vải bó tử thi
Vải đã bị cháy một, hai chỗ
Vải đã bị xé rách
Vải bị mối ăn, chuột cắn
Vải rách bìa, rách biên
Vải đã làm cờ và phướng
Vải rịt ghẻ rồi bỏ
Vải mà sa-môn bỏ
Vải dùng trong việc tôn vương rồi bỏ
Vải bị gió thổi bay, chủ bỏ
Vải bị sóng biển đánh tấp vào bờ...

Vải chư thiên hoặc cận sự nam nữ đem bố thí nhưng không dâng cúng tận tay lại đem bỏ một nơi nào đó.

Tất cả các loại vải ấy lượm về giặt sạch, may y là đúng pháp. Tuy nhiên, cần lưu ý là:

Người thọ trì bậc thượng thì chỉ được phép nhận vải bó tử thi, vải quăng bỏ nơi mồ mã, nghĩa địa.

Người thọ trì bậc trung thì chỉ được phép lượm vải quăng bỏ trên đường, trên đống rác, nơi bến nước...

Người thọ trì bậc hạ thì được phép nhặt vải bất kỳ đâu, cho chí thí chủ là loài người hay chư thiên quăng bên chân, trước mặt chứ không phải cúng dường tận tay, vẫn đúng pháp như thường.

Này các thầy tỳ-khưu! Sở dĩ Như Lai chế định rộng rãi như vậy là vì Như Lai biết nhân duyên và quả, vì biết quá khứ, hiện tại vị lai. Tại sao vậy? Vì Như Lai biết rõ rằng, thời gian về lâu về dài, đầu-đà bậc thượng, bậc trung đệ tử của Như Lai sẽ không còn ai kham nhẫn được nữa thì ít ra cũng còn đầu-đà bậc hạ! Và như vậy thì khi thí chủ là loài người hoặc chư thiên tìm đến những khu rừng đầu-đà quăng vải tốt trên đường, treo nơi gốc cây, trên tảng đá thì các vị tỳ-khưu thọ trì đầu-đà bậc hạ cũng thọ nhận được. Nhờ vậy, hạnh đầu-đà sẽ còn duy trì trên thế gian vài ba ngàn năm sau.

Nghĩ hơi một chút, đưa mắt quan tâm nhìn đại chúng, đức Tôn Sư nói tiếp:

- Người thọ trì đầu-đà có vô số lợi ích, đấy là:

Biết hổ thẹn tội lỗi

Biết ghê sợ tội lỗi

Biết đủ

Ít ham muốn

Dễ nuôi

Sống đời không tích lũy

Biết xả ly

Đi trên con đường vắng lặng

Làm sáng hạnh của sa-môn

Dễ thấy điều xấu ác

Xa rời nơi nhiệt não

Xa rời tâm nhiễm ô

Dễ độc cư thiền tịnh

Dễ phát triển thiền minh sát

Được nhân loại, chư thiên ái kính

Là phước điền của trời, người...

Tuy nhiên, giáo pháp của Như Lai là giáo pháp toàn diện. Vì giáo pháp toàn diện nên công hạnh toàn diện, khế lý, khế cơ toàn diện mà tướng dụng cũng toàn diện; vậy nên ai thọ trì đầu-đà là tốt mà ai không thọ trì đầu-đà cũng không phải xấu. Ở rừng, ở nghĩa địa, ở núi sâu, ở nhà trống hay ở chỗ có mái che, cốc liêu, tịnh xá, tu viện tại thành phố, thị trấn, làng mạc cũng không sao. Hình thức bên ngoài là thọ trì đầu-đà mà tâm còn nhiễm ô, không chịu tu tập thì đâu có tốt gì? Mặc y lành tốt từ tay thí chủ cúng dường nhưng tinh cần tu tập để rời xa tham sân phiền não thì lại càng đáng khen ngợi. Quan trọng là có tu tập và tu tập tốt hay không; có đi theo lộ trình giới, định, tuệ, bát chánh đạo, tứ niệm xứ hay không! Thọ nhận tứ sự từ hai hàng cận sự nam nữ cúng dường hay không thọ nhận đều được tùy nghi lựa chọn sở tri, sở hành cho mình.

Giáo pháp của Như Lai cũng là lộ trình của trung đạo, hãy nhớ rõ như vậy.


(1)- Là y được may từ những tấm vải lượm nơi này và nơi khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2011(Xem: 3901)
Trong khoảng 1000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
15/06/2011(Xem: 9011)
Tôi thấu hiểu Đức Phật Nguyên Sơ, cũng được biết như Đức Phật Phổ Hiền, là thực tại tối hậu, thế giới của Pháp Thân – không gian của tính không – nơi mà tất cả mọi hiện tượng, thanh tịnh và nhiễm ô, là hòa tan. Đây là sự giải thích được dạy bởi Kinh điển và Mật điển. Tuy nhiên, trong phạm vi câu hỏi này, chỉ truyền thống mật tông tantra giải thích Pháp Thân trong dạng thức của Linh quang bản nhiên, (hay tịnh quang bản nhiên), bản chất tối hậu của tâm; điều này dường như bao hàm tất cả mọi hiện tượng, luân hồi và niết bàn, sinh khởi từ cội nguồn trong suốt và rực rở này.
10/06/2011(Xem: 7742)
Tất cả những ai đã quy y có một cảm giác gần gũi và tin tưởng đối với Tam Bảo – Đức Phật, Giáo Pháp (lời dạy của Ngài), và Tăng Già, cộng đồng tâm linh của tăng ni. Đây là nhân tố quyết định quý vị có phải là một Phật tử hay không. Nếu quý vị quy y Tam Bảo, quý vị là Phật tử; còn nếu khác đi thì không phải. Chúng ta có thể quy y ở nhiều trình độ khác nhau của sự thậm thâm, tùy thuộc trên mức độ thông tuệ của chúng ta. ..Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nói và tư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
30/05/2011(Xem: 21822)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 7011)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 5366)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
01/05/2011(Xem: 6913)
Tất cả các tôn giáo, nói chung, đều có động lực từ lòng từ bi và nhân ái. Mặc dù các tôn giáo thường có sự khác biệt lớn trên bình diện triết học, nhưng mục đích cơ bản cũng đại khái giống nhau, đó là mang đến sự tiến triển tốt đẹp. Dĩ nhiên, mỗi tín ngưỡng có những phương pháp đặc thù. Mặc dù các nền văn hóa dĩ nhiên khác nhau, nhưng chúng ta đang ngày càng đến gần nhau hơn, vì thế giới ngày càng thu nhỏ với sự tiến triển của ngành thông tin, tạo dịp tốt để chúng ta học hỏi lẫn nhau. Tôi cảm thấy điều này rất hữu ích.
04/04/2011(Xem: 6210)
François Jullien, giáo sư trường Đại học Denis Diderot Paris VII, giám đốc Viện tư tưởng hiện đại và Viện Marcel Granet của trường này, là một nhà triết học nổi bật hiện nay ở Pháp, và cả ở phương Tây nói chung. Các tác phẩm của ông rất phong phú, chứng tỏ một sức sáng tạo rất dồi dào, và cũng thật độc đáo. Trong nhiều năm qua, ông chăm chú nghiên cứu về minh triết phương Đông, hoặc nói cho thật đúng hơn, ông làm một cuộc đối chiếu, ngày càng sâu sắc, tinh vi, triệt để giữa minh triết phương Đông với triết học phương Tây, - không chỉ để cố gắng thấu hiểu đến thực chất của nền minh triết ấy
02/04/2011(Xem: 6433)
Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết và sức mạnh của lý trí để giải quyết vấn đề tâm linh của con người cùng những vấn nạn của xã hội mà không dựa vào Thần Linh.
29/03/2011(Xem: 9782)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]