Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

49. Cây Quạt Thốt Nốt

15/03/201409:00(Xem: 30867)
49. Cây Quạt Thốt Nốt
blank

Cây Quạt Thốt Nốt


Câu chuyện về một vị thánh sa-di khác:

“- Có một chàng thanh niên ở Kosambī sau khi nghe pháp từ đức Ðạo Sư, anh ta từ bỏ thế gian và xuất gia. Do nhờ giới hạnh tinh nghiêm nên được đồng đạo kính trọng gọi là trưởng lão Kosambīvasi Tissa.

Năm kia, trưởng lão Tissa sau khi mãn hạ, thí chủ đem đến dâng cúng y áo, mùng mền, và lỉnh kỉnh rất nhiều món tứ vật dụng khác. Trưởng lão Tissa nói: “Vậy là ta đã thọ nhận rồi, nhưng cái đống ấy các ngươi mang về đi nhé!” Thí chủ thưa: “Ngài nói vậy là ngài không có lòng từ với chúng con.” Trưởng lão Tissa đáp: “Còn nhận cái đống thì ta không có lòng từ với ta!” Thấy họ không hiểu, ngài nói: “Các ngươi thử nghĩ coi, một thầy tỳ-khưu sống ta-bà vô trú, sau mùa an cư là như con chim thênh thang giữa trời cao bể rộng. Bây giờ các ngươi bắt vị tỳ-khưu ấy mang theo cả đống tứ vật dụng thế kia thì biết làm sao hử? Sao không sắm thêm cho ta một chiếc đòn gánh để ta làm gã đàn ông gánh hàng ra chợ bán để kiếm tiền mà nuôi mụ vợ?” Thế rồi, sau đó, họ gởi đến một chú nhỏ với hảo ý là chú nhỏ kia sẽ phụ giúp công việc lặt vặt cho trưởng lão. Ai ngờ chú nhỏ chỉ bảy tuổi và họ còn muốn trưởng lão Tissa làm lễ xuất gia cho chú ấy vào hàng sa-di đuổi quạ nữa!

Tuy nhiên, nhìn chú nhỏ mặt mày sáng sủa, tinh anh, dễ thương trưởng lão Tissa bằng lòng, dạy cho chú quán tưởng năm thể trược ở nơi thân rồi cho tẩm ướt tóc và chuẩn bị cạo đầu. Khi lưỡi dao cạo vừa chạm vào làn da đầu thì chú nhỏ... bỗng trở thành tôn giả sa-di!

Chú bé bảy tuổi đắc quả A-la-hán chỉ một mình mình biết, một mình mình hay, còn trưởng lão Tissa chưa chứng cái gì cả nên mù tịt.

Trong thời gian ở tịnh xá, trưởng lão đem tâm yêu mến chú bé thật sự vì chú ngoan ngoãn, lanh lợi, chăm chuyên mọi việc trong ngoài thật chu đáo. Lại nữa, sắc mặt chú bé lúc nào cũng tươi vui, mát mẻ; ăn nói thì lễ độ, khiêm cung; ngồi nằm thì cẩn trọng, tỉnh thức, đêm cũng như ngày - thật là không chê vào đâu được!

Hôm kia, trưởng lão Tissa quyết định lên đường, về Kỳ Viên tịnh xá thăm đức Ðạo Sư, bèn nói với chú sa-di: “Này con, đường sá xa xôi, sức vóc con thì không bao lăm, chỉ mang theo cái gì cần thiết thôi, tất cả những vật cồng kềnh, nặng nề, hãy để lại tịnh xá cho các vị đến sau”. Chú sa-di y lời, nhưng chú cũng mang theo cái đãy quá to, rõ là như nhái tha cóc, chú còn cười:“Nhẹ lắm, không sao đâu bạch thầy! Con chỉ mang cái gì cần thiết cho bộ hành đường xa.”

Suốt dọc đường, trưởng lão Tissa rơi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Khi trưởng lão ngồi nghỉ dưới gốc cây là chú nhỏ dâng tọa cụ. Khi trưởng lão dừng chân giữa rừng là chú nhỏ dâng võng. Ðêm ngủ là có đầy đủ mùng, mền, gối. Khi nóng có quạt. Mới chớm ho hen nhức đầu là có liền thuốc... Trưởng lão Tissa thốt lên: “Thật tuyệt vời thay cái chú sa-di này! Cái đãy của chú dường như là có thần thông í!” Chú sa-di cười cười: “Do phước báu tu hành của thầy mà có tất cả những thứ ấy”.

Họ dừng chân bên một con sông mưa lũ, xung quanh không có làng mạc, chẳng thấy một bóng người. Họ bèn tá túc tại chiếc am nhỏ bỏ hoang, trong đó có một chiếc giường nhỏ. Chú sa-di nhanh tay quét dọn và thỉnh trưởng lão vào nghỉ. Trời mưa tầm tã, chẳng có nhà nào mà khất thực, trưởng lão Tissa nghĩ rằng thế là hôm nay hai thầy trò sẽ nhịn đói. Sau khi xả thiền, xế trưa, ngạc nhiên làm sao, trưởng lão Tissa thấy chú sa-di y áo chỉnh tề, dâng cúng vật thực nóng sốt ngon lành. Trưởng lão hỏi: “Con làm sao có được những thứ này?” Chú sa-di cung kính đáp: “Bạch thầy, đi đường xa, con đã đề phòng sẵn trong cái đãy của con mà!” Trưởng lão Tissa hoan hỷ thọ thực, lòng thầm cảm ơn đã có được một chú sa-di chu đáo nhất châu Diêm Phù Đề.

Trời vẫn mưa và nước sông vẫn dâng cao. Họ đã ở lại đấy hai đêm. Qua đêm thứ ba, chú sa-di tự nghĩ: “Ðêm nay nếu ta ngủ chung phòng thì trưởng lão sẽ phạm giới. Vậy ta đừng nên ngủ, hãy ngăn oai nghi nằm!” Vị trưởng lão cũng biết vậy nhưng vì ngủ quên, gần sáng mới sực nhớ, sẵn cái quạt thốt nốt, trưởng lão quay cán đập nhẹ vào chỗ chú sa-di thường nằm: “Dậy đi con, hãy ra ngoài kia cho đến khi mặt trời mọc”. Vì trời tối đen, trưởng lão Tissa không biết chú sa-di đang ngồi kiết già trọn đêm cạnh chân giường, nên khi huơ quạt ra, đầu nhọn cán quạt đâm vào mắt chú sa-di, tròng mắt lòi ra, máu chảy dầm dề. Dùng thiền định trấn giữ cơn đau, lấy tay bịt mắt, chú nói: “Bạch thầy! Con hiểu chứ, con sẽ ra ngay!” Thế mà trưởng lão Tissa chẳng hay biết gì hết, quay lưng lại, nằm ngủ cho đến sáng. Chú sa-di một tay bịt mắt, nhưng còn một tay, chú vẫn làm mọi việc, chu toàn phận sự hằng ngày...

Trưởng lão thức dậy, chú sa-di dâng nước ấm rửa mặt, sau đó dâng một món cháo nhẹ; chú dâng bằng một tay, tay kia bịt mắt, sợ trưởng lão thấy. “Sao vậy? Trưởng lão hỏi - sao hôm nay con lại trở chứng vậy? Ai đời dâng vật thực cho tỳ-khưu mà lại dâng bằng một tay?” Chú sa-di đáp: “Bạch thầy, con biết chứ! Con biết cái gì đúng phép và cái gì không đúng phép, nhưng quả thật cái tay bên này của con không được rảnh rang!” Nghe nói vậy, trưởng lão mới chợt để ý tay kia chú đang ôm mắt và có máu chảy giữa hai kẽ tay: “Mắt con sao vậy? Hãy đưa ta xem?” Chú sa-di trấn an: “Chẳng có gì quan trọng đâu, bạch thầy, một vết thương nhẹ thôi! Mong thầy an tâm và đừng chấp nhất chuyện con dâng một tay là được!” Trưởng lão nhổm người dậy: “Không được, yên tâm sao được khi con đã lo mọi việc cho ta, khi con là chú sa-di tốt đẹp, hiền thiện nhất trên đời này.”

Nói xong, trưởng lão cầm tay xem mới thấy rõ một tròng mắt lồi ra, bèn hốt hoảng: “Sao vậy? Chuyện gì xảy ra với con đây?” Chú sa-di thở dài: “Chuyện này thầy không biết thì hay hơn. Nếu thầy bỏ qua được chuyện này thì tốt biết bao nhiêu” Chú sa-di đã nói hết lòng như vậy nhưng trưởng lão Tissa vẫn không chịu bỏ qua, nên chú phải kể lại tự sự đầu đuôi. Nghe xong, trưởng lão vô cùng xúc động, tự nghĩ: “Ôi! Lỗi lầm của ta thật trầm trọng xiết bao! Ta làm sao mà tha thứ cho ta được hở trời?” Rồi trưởng lão chấp hai tay lại, với thái độ đảnh lễ đầy tôn kính, ngài nằm trên đất, dưới chân vị sa-di, nói rằng: “Hãy tha lỗi cho ta, hỡi chàng trai tối thắng! Ta đã không biết điều này. Hãy làm nơi cho ta nương tựa, hỡi tâm hồn cao cả!”

Chú sa-di cung kính nâng tay và người của vị trưởng lão, nói rằng: “Con đã ngại thầy có hành động như thế này nên con đã không nói ra - mà khi nói ra - con chỉ mong thầy dứt bỏ mọi ngờ vực, nghi nan. Bây giờ, sự việc thế rồi, thầy không có lỗi, thầy chẳng có gì đáng chê trách, mà con cũng vậy. Chỉ riêng vòng luân hồi, nhân quả trả vay trong các kiếp sống mới có lỗi, mới đáng chê trách mà thôi!”

Sau đó, chú sa-di tìm cách an ủi, trưởng lão cũng không bớt ăn năn, hối hận. Vị trưởng lão không còn an tâm được nữa, khi cơn mưa tạnh, dòng sông đã lặng, có thuyền bè, trưởng lão lầm lũi, không nói không rằng, vác cái đãy của chú sa-di lên đường, tìm đến Kỳ Viên tịnh xá.

Khi trưởng lão Tissa kể lại mọi chuyện với đức Đạo Sư, nói rằng vị sa-di ấy trong tâm bao giờ cũng mát mẻ, lòng vị ấy quảng đại, vượt trội, khó tìm thấy trên thế gian nầy.

Sau đó, đức Ðạo Sư xác nhận rằng:

“- Con trai của Như Lai đã chấm dứt lậu hoặc nên lục căn bao giờ cũng vắng lặng, thanh bình”.

Câu chuyện kể xong, đại chúng hôm ấy, ai cũng tỏ vẻ kính trọng, ngưỡng mộ vị thánh sa-di có tâm hồn cao cả; đồng thời, ai cũng đọng lại trong tâm câu nói thấm thía nhất của vị Thánh sa-di, đáng chiêm nghiệm, đáng học hỏi:

“- Thầy chẳng có gì đáng bị chê trách mà con cũng vậy. Chỉ riêng vòng luân hồi, nhân quả trả vay mới là có lỗi, mới đáng bị chê trách!”

Ở đấy, chẳng có tác giả, chẳng có thọ giả; chỉ có sự diễn tiến, vận hành của dòng nhân quả, nghiệp báo mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2015(Xem: 21593)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
05/01/2015(Xem: 19095)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
15/12/2014(Xem: 11104)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây, nơi mà chúng ta đã có những tôn giáo của chúng ta, vậy thì tại sao chúng ta cần Phật Giáo? Tôi nghĩ thật quan trọng để hiểu rằng khi chúng ta nói về Phật Giáo, chúng ta có nhiều phương diện khác nhau đối với Phật Giáo. Đấy là những gì chúng ta có thể gọi là khoa học Phật Giáo, tâm lý học Phật Giáo, và tín ngưỡng Phật Giáo:
11/12/2014(Xem: 5929)
Sư nói: - Phật cùng chúng sinh một tâm không khác. Tỷ như hư không, không tạp loạn, không hư hoại. Như vầng nhật lớn chiếu khắp thiên hạ; khi mặt trời lên chiếu sáng khắp nơi, hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn u tối khắp nơi, hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự tranh nhau, còn tính của hư không thì rỗng rang không thay đổi.
27/11/2014(Xem: 12564)
Các phương đông, nam, tây, bắc, trên, dưới gọi là “vũ”, tức chỉ không gian vô hạn; từ ngàn xưa đến ngày nay gọi là “trụ”, tức chỉ thời gian vô hạn. Trong triết học gọi là thế giới, tức chỉ tất cả vật chất và toàn bộ hình thức tồn tại của nó. “Vũ trụ” của Phật giáo cũng bao hàm tứ duy (đông nam tây bắc) thượng hạ, quá khứ, hiện tại và vị lai, đồng thời dung chứa thế gian hữu tình vô lượng vô số, và khí thế gian rộng lớn mênh mông. Từ xưa đến nay, con người không ngừng thảo luận và nghiên cứu về sự tồn tại bí ẩn của vũ trụ; từ trong thần thoại của thuở hồng hoang đến sự phát hiện lần lượt của hệ thái dương, hệ ngân hà; sự biến chuyển từng ngày của khoa học khiến cho nhân loại bừng sáng và hiểu ra rằng thời gian và không gian (thời không), hữu tình, vật chất đều tự nhiên rộng lớn vô cùng, vượt xa ngoài phạm trù có thể hiểu biết của loài người.
25/11/2014(Xem: 11047)
Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một quyển sách mang tựa Con tim giải thoát (A Heart Released) của nhà sư Thái Lan Ajahn Mun (1870-1949). Ajahn Mun và thầy của ông là Ajahn Sao (1861-1941) là những người đã tái lập "Truyền thống tu trong rừng", một phép tu thật khắc khổ và nghiêm túc, nêu cao lý tưởng của một cuộc sống khất thực không nhà của thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế. Vị đại sư Ajahn Chah - mà người Thái tôn thờ như người cha sinh ra mình - thuộc thế hệ thứ hai của truyền thống này, và vị thầy của ông không ai khác hơn là Ajahn Mun.
19/11/2014(Xem: 10951)
Có một số người học Phật thích tìm kiếm, thu thập những tư tưởng cao siêu, từ đó đem ra lý giải, phân tích rất hay nhưng phần hạ thủ công phu, tu tập cụ thể như thế nào lại không nghe nói tới! Họ đã quên rằng, kiến thức ấy chỉ là âm bản, chỉ là khái niệm, không phải là cái thực. Cái thực ấy phải tự mình chứng nghiệm. Cái mà mình chứng nghiệm mới là cái thực của mình.
19/11/2014(Xem: 13580)
Văn học là một trong những phương thức biểu đạt tình cảm và trí thức của loài người. Một tác phẩm văn học hay, không chỉ tạo ra tiếng vang rộng lớn tại thời điểm và địa phương nào đó, thậm chí nó có khả năng siêu vượt biên giới thời-không, dẫn dắt nhân tâm bước vào cảnh giới chân- thiện- mỹ. Trong Phật giáo có rất nhiều tác phẩm chính là đại diện cho loại hình này; đặc biệt chính bản thân Đức Phật cũng là nhà văn học tài trí mẫn tiệp, trí tuệ siêu quần.
16/11/2014(Xem: 15444)
Lý thuyết nòng cốt của Phật giáo về sự cấu tạo con người và vũ trụ là năm uẩn. Uẩn có nghĩa là sự chứa nhóm, tích tụ: 5 uẩn là 5 nhóm tạo thành con người. Sở dĩ gọi “nhóm” là vì: 1) Tâm vật không rời nhau, tạo thành một nhóm gọi là uẩn. 2) Gồm nhiều thứ khác nhau họp lại, như sắc uẩn là nhóm vật chất gồm 4 đại địa thủy hỏa phong (chất cứng, chất lỏng, hơi nóng, chuyển động) và những vật do 4 đại tạo thành. 3) Mỗi một nhóm trong 5 uẩn có đặc tính lôi kéo nhóm khác, như sắc uẩn kéo theo thọ, thọ kéo theo tưởng, tưởng kéo theo hành... 4) và cuối cùng ý nghĩa thâm thúy nhất của uẩn như kinh Bát nhã nói, là: “kết tụ sự đau khổ”.
15/11/2014(Xem: 20776)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]