Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát tâm tín thành tựu

22/01/201413:47(Xem: 8368)
Phát tâm tín thành tựu
Duc_Phat_Thich_Ca (1)

PHÁT TÂM TÍN THÀNH TỰU
o0o
T/S Lâm Như-Tạng
o0o
Trong luận Đại Thừa Khởi Tín có từ “phát thú đạo tướng” , phân tách Tướng Đạo mà tất cả chư Phật chứng đắc, tất cả chư vị Bồ Tát phát tâm tu hành để mau chứng đắc quả vị Phật.
Trên có từ “Phát Thú” nghĩa là phát tâm hướng về, cất bước ra đi hướng thẳng về một mục tiêu nhất định gọi là “Thú Hướng”. “Phát Thú Đạo Tướng” nghĩa là phân định các tướng sai khác của sự phát tâm hướng đến Đạo. Đạo tức là Bồ Đề, Niết Bàn mà chư Phật đã chứng đắc. Đó là Bản Giác, Nhất Tâm Chân Như, tự tướng của Nhất Tâm ấy là Như Lai Tạng.
Sau đây xin phân giải một phần của sự phát tâm ấy là phát tâm của Cấp Tín Thành Tựu
Phát tâm Tín Thành Tựu
“Phát Tâm Tín Thành Tựu là nương vào những hạn người nào? Tu theo những hạnh gì mà thành tựu được tín tâm, khiến họ đủ sức phát tâm?
Họ là hạng chúng sanh được mệnh danh là Bất Định Tụ. Nhờ có sức của căn lành huân tập nên họ tin quả báo của Nghiệp, khởi hành thập thiện, chán khổ sanh tử, mong cầu vô thượng Bồ Đề. Được gặp chư Phật, đích thân cúng dường, tu hành tín tâm, trãi qua một vạn kiếp, vì tín tâm đã thành tựu cho nên được chư Phật, Bồ Tát dạy cho phát tâm hoặc nhờ dấy lòng đại bi cho nên có thể tự phát tâm.
Hoặc nhận thấy chánh pháp sắp diệt, vì muốn tạo nhân duyên để hộ trì Chánh Pháp mà có thể tự phát tâm. Do tín tâm thành tựu mà được phát tâm như vậy thì vào Chánh Định Tụ, rốt ráo không thối lui, gọi là trú trong hạt giống của Như Lai, tương ưng với Chánh Nhân.”
Đại Thừa Phật Giáo, đứng về mặt đức tin với giáo pháp Đức Phật, chia những tín hửu thành ba nhóm (tụ) là: Chánh Định Tụ, Tà Định Tụ và Bất Định Tụ.
Chánh Định Tụ là nhóm người có sẵn cơ duyên gặp Pháp Phật là tin ngay, không có điều kiện hoặc do dự gì. Đó âu cũng là đã có cơ duyên thực hành theo Pháp Phật từ nhiều đời nên mới được quả lành như vậy.
Tà Định Tụ là nhóm người có lòng tin không chơn chánh về chánh Pháp của Đức Như Lai, có thể là diễn dịch sai lầm hoặc tin một cách tà vạy không chơn chánh.
Còn hạng người không có ý chí dứt khoát, không tự quyết đoán dứt khoát tin hay không tin Pháp Phật, thuộc nhóm Bất Định Tụ. Nhóm nầy thường được gọi là “Mao đạo phàm phu” nghĩa là những kẻ phàm phu cà lơ phất phơ như những sợi lông trước gío. Hay những người có lập trường và lòng tin không vững, gío thổi chiều nào thì ngã theo chiều ấy.
Phần Bất Định Tụ nầy sẽ được giải thích rõ hơn ở đoạn kế tiếp.
Thế nhưng dù nhóm nào di nữa hễ gặp được thiện tri thức hướng dẫn hoặc do căn lành huân tập, tin vào quả báo của Nghiệp thời họ có thể khởi hạnh thập thiện, tu mười điều lành, chán ghét khổ sanh tử cầu giải thoát an vui Niết Bàn. Đó là duyên để họ vào nhóm Chánh Định Tụ, rốt ráo không thối lui, tiến đến hoàn toàn giải thoát, giác ngộ, không thối chuyển. Vào trong hạt giống của Như Lai, hoàn toàn tương ưng với Chánh Nhân Phật Tánh.
Cũng trong mục Tín Thành Tựu Phát Tâm nầy:
“Nếu có những ai mà căn lành quá mỏng, vì từ nhiều kiếp đến nay, phiền não quá sâu dày, thì dù cho có được gặp Phật và được cúng dường Phật, nhưng họ cũng chỉ phát khởi được hạt giống trời người, hoặc hột giống Nhị Thừa. Giả sử họ có cầu pháp Đại Thừa đi nữa, thì căn tánh cũng bất định, có thể tiến, có thể thối. Hoặc có cúng dường chư Phật, nhưng chưa đầy một vạn kiếp, bỗng gặp nghịch duyên, cũng gọi là có phát tâm đấy, nhưng đây là loại phát tâm vì thích sắc tướng của Phật. Hoặc nhân cúng dường chúng tăng mà phát tâm. Hoặc nhân gặp Nhị Thừa giáo hóa mà khiến phát tâm. Hoặc vì bắt chước người khác mà phát tâm.
Các loại phát tâm như thế, thảy đều là bất định, rủi gặp nhân duyên xấu ác, có thể thối thất hoặc rơi vào đất Nhị Thừa.”
I/- Bốn trường hợp rơi vào Nhóm Bất Định
Những điều có thể rơi vào nhóm Bất Định kể trên có thể tóm lại thành 4 trường hợp như sau:
1/- Cúng dường Phật chưa tới một vạn kiếp thì gặp ác duyên mà bỏ. Như vậy cũng gọi là phát tâm, nhưng đây là vì thấy sắc tướng tốt đẹp của Phật mà phát tâm.
2/- Nhân cúng dường chúng tăng mà phát tâm.
3/- Nhân gặp Nhị Thừa giáo hóa mà phát tâm.
4/- Học đòi kẻ khác mà phát tâm.
Sau đây là nói về ba trường hợp Phát Tâm của Tín Thành Tựu.
Luận chủ tự đặc câu hỏi rồi tự giải đáp để làm rõ vấn đề:
II/ Ba loại phát tâm của Tín Thành Tựu
“Phát tâm của Tín Thành Tựu là những phát tâm gì?
Nói ước lược thì có ba loại. Ba loại ấy là gì ?
1/- Một là Trực Tâm, tức tâm Chánh Niệm Chân Như.
2/- Hai là Thâm Tâm, tức tâm ưa thích tạo tác và qui tụ các hạnh lành.
3/- Ba là Đại Bi Tâm, tức là tâm muốn diệt trừ tận gốc tất cả khổ đau cho chúng sanh.”
Trong Thâm Tâm có đề cập đến Chánh Niệm Chân Như cũng chính là Chân Như Tam Muội.
Tất cả các hạnh lành đều có tánh tương ứng với tánh Chân Như. Đó là Thâm Tâm.
Vì cùng đồng thể Đại Bi cho nên diệt trừ tận gốc rể mọi khổ đau cho chúng sanh. Đó là Đại Bi Tâm.
Tất cả Diệu Hạnh đều phát xuất từ ba Tâm kể trên.
Tiếp theo luận chủ tiếp tục tự đặc câu hỏi và tự giải đáp để giải rỏ về Chân Như và Phương Tiện:
“Hỏi: Trên nói Tướng của Pháp Giới chỉ là một, Thể của Phật không hai. Tại sao không niệm chỉ một Chân Như, mà còn phải mượn Phương Tiện cầu học các hạnh lành?
Đáp: Ví như viên ngọc Ma ni lớn, thể chất trong suốt, nhưng có vết quặn dơ. Mặc dù có nghĩ đến tánh qúi của ngọc nhưng nếu không biết dùng phương tiện mài dũa bằng nhiều cách thì không bao giờ ngọc ấy được sáng. Chân Như nơi chúng sanh cũng vậy, thể tánh rỗng suốt thanh tịnh, nhưng có vô lượng cấu nhiễm của phiền não.
Mặc dầu có niệm Chân Như nhưng nếu không biết dùng phương tiện mà huân tập tu hành bằng nhiều cách thì cũng không được thanh tịnh.
Vì cấu nhiễm nhiều vô lượng và có khắp trong tất cả các Pháp, cho nên muốn đối trị là phải tu tất cả các hạnh lành. Nếu ai tu được tất cả các hạnh lành thì tự nhiên trở về với Chân Như và thuận chiều với Chân Như.”
Hai câu cuối của đoạn sau cùng ở trên đã giải rõ thế nào là Thể Tánh, Chân Như và tại sao phải dùng phương tiện là tu tất cả các hạnh lành để đạt Chân Như.
Tiếp theo là nói về 4 phương tiện tu hành mà Bồ Tát cấp Tín Thành Tựu phải noi theo tu tập.
III/-Bốn Phương tiện tu hành
“Nói ước lược thì phương tiện có 4 loại.
Bốn loại ấy là gì?
1/- Một là phương tiện hạnh tu căn bản. Ấy là quán tự tánh của tất cả các Pháp vô sanh, xa lìa vọng niệm, không ở trong sanh tử. Lại quán tất cả Pháp do nhân duyên hòa hợp, nghiệp quả không mất mà khởi tâm đại bi, tu các phước đức để nhiếp hóa chúng sanh, không ở trong Niết Bàn. Vì tùy thuận tánh các Pháp vốn vô trú.”
Vì sao gọi là “Phương tiện hạnh tu căn bản” ? Vì phương pháp nầy căn bản phải tu hai phép quán Vô Sanh và Hòa hợp. Các pháp đều từ Như Lai Tạng sanh khởi nhưng thực sự là vô sanh vì do các duyên hòa hợp sanh ra và lại bị định luật vô thường chi phối nên lại biến mất đi. Đó là quán Vô Sanh và hòa hợp vậy. Tánh của các Pháp là vô trú nên không ở trong sanh tử và cũng không trụ nơi Niết Bàn. Đó là hạnh Vô Trú. Trở lại Pháp Tánh các Pháp là Chân Như. Đó là hạnh tu Căn Bản thuận theo pháp tánh vô trú của các Pháp mà hành giả phải thực tập, quán chiếu để đạt đến Giác Ngộ giải thoát sau cùng.
2/- “Hai là phương tiện ngăn chặn điều ác. Ấy là thẹn với mình, hổ với người, sám hối tội lỗi. Nhờ đó mà có thể ngăn chặn tất cả điều ác không cho lớn thêm. Như vậy là vì tùy thuộc, thuận tánh các Pháp vốn xa lìa tội lỗi.”
Muốn xa lìa điều ác đoạn trên đã nhắc đến hai món Thiện Tâm Sở trong Duy Thức Học đó là Tàm và Quý (tức là Thẹn với mình và Hổ với người) và sám hối tội lỗi.
Tàm, Quý và Sám Hối có công năng ngăn chặn những điếu ác, không cho chúng sanh khởi và tăng trưởng. Tu theo hai mục nầy tức là thuận theo Pháp Tánh ly quá của Chân Như. Đây là phương pháp Chỉ Trì trong Phật Giáo.
3/- “Ba là phát khởi căn lành và tăng trưỡng phương tiện. Ấy là siêng năng cúng dường và lễ bái Tam Bảo, tán thán và tùy hỷ, khuyến thỉnh chư Phật giáo hóa. Nhờ tâm thuần hậu kính phụng Tam Bảo ấy mà tín tâm được tăng trưởng, sau đó mới có thể lập chí cầu Đạo Vô Thượng. Lại nhân được sức gia hộ của Tam Bảo mà tiêu trừ được nghiệp chướng, khiến căn lành không thối thất. Như vậy là nhờ tùy thuận tánh các Pháp mà xa lìa được chướng si mê.”
Theo phương pháp Tác Trì trong Phật Giáo thì muốn tăng trưởng căn lành phải hành trì lễ bái để trừ được ngã mạn, nhờ tán thán mà xa lìa hủy báng, nhờ tùy hỷ mà xa lìa được ganh ghét. Không ngã mạn, không hủy báng, không ganh ghét, đó là những đám đất rất tốt, đầy đủ điều kiện để cho căn lành thượng đẳng sinh sôi nẫy nở.
4/- “Bốn là phương tiện đại nguyện bình đẳng. Ấy là phát nguyện hóa độ tất cả chúng sanh, cho đến tận cùng đời vị lai, không bỏ sót một ai, khiến tất cả đều rốt ráo vào Vô Dư Niết Bàn. Như vậy là vì tùy thuận tánh của các Pháp vốn không đoạn tuyệt. Tánh các Pháp rộng lớn, hiện diện cùng khắp tất cả chúng sanh. Tánh ấy bình đẳng không hai, không phân biệt Đây, Kia, rốt ráo tịch diệt.”
Theo Luận Đại Thừa Khởi Tín, khi nói tin là tin nơi Pháp Tánh Chân Như. Còn thực hành cũng theo Pháp Tánh Chân Như ấy. Cho nên khi phát khởi tâm là Tâm Đại Nguyện Bình Đẳng, hóa độ tất cả chúng sanh đến tận đời vị lai đến chứng đắc Niết Bàn, không bỏ sót một ai. Cũng như đại nguyện của ngài Địa Tạng Bồ Tát là :
“Địa ngục dị không thệ bất thành Phật” vậy.
Đó là phát nguyện từ Tâm Chánh Niệm Chân Như, biết rõ Chân Như là vô thủy, vô chung. Phát nguyện từ Thâm Tâm, ưa thích thành tựu mọi hạnh lành mới có được đại nguyện rộng lớn mênh mông vô hạn lượng như thế.
“Bồ Tát nhờ phát tâm ấy rồi, thời được thấy một phần nhỏ của Pháp Thân. Đã thấy được Pháp Thân, tùy theo nguyện lực riêng mà hiện ra được tám tướng lợi ích chúng sanh. Đó là: từ trời Đâu Suất xuống, vào thai mẹ, ở trong thai, ra khỏi thai, xuất gia, thành đạo, giáo hóa, vào Niết Bàn.
Nhưng Bồ Tát ấy chưa được gọi là Bồ Tát Pháp Thân vì các Nghiệp hửu lậu gây ra từ quá khứ lâu xa cho đến lúc đó chưa cắt đứt hết, cho nên sinh ra ở đâu thì tùy theo chỗ đó mà có những khổ vi tế. Nhưng đó cũng không phải là bị nghiệp buộc ràng, vì có sức tự tại của đại nguyện.
Như trong Kinh có chỗ nói rằng còn bị thối đọa vào ác thú. Thật ra thì không phải như vậy. Đó là chỉ vì các Bồ Tát sơ học chưa vào được Chánh Định Tụ mà giãi đãi, cho nên Phật nói như vậy để họ sợ hải mà tinh tấn dõng mãnh hơn lên. Lại nữa, các Bồ Tát ấy sau khi đã phát tâm nầy thời không còn khiếp nhược, rốt ráo không sợ rơi vào đất Nhị Thừa nữa.
Dù nghe nói phải cần khổ tu hành trải qua vô lượng vô biên vô số kiếp mới đắc Niết Bàn cũng chẳng khiếp sợ. Vì họ tin và biết tất cả các pháp, từ trong bản chất, đã là Niết Bàn rồi.”
Bồ Tát phát tâm Tín Thành Tựu, nghĩa là Bồ Tát Thập Tín (Tín Tâm, Niệm Tâm, Tinh Tấn Tâm, Định Tâm, Huệ Tâm, Bất Thối Tâm, Hộ Pháp Tâm, Hồi Hướng Tâm, Giới Tâm, Nguyện Tâm) đã mãn tâm nay bắt đầu Trú Tâm tức là Thập Trụ (Phát Tâm Trụ, Trì Địa Trụ, Tu Hành Trụ, Sanh Quí Trụ, Phương Tiện Cụ Túc Trụ, Chánh Tâm Trụ, bất Thối Trụ, Đồng Chơn Trụ(cái tướng thiêng liêng của mười Thân Phật đồng thời đủ hết), Pháp Vương Tử Trụ, Quán Đảnh Trụ).
Tại đây, các vị nầy đang an trú tâm mình, cho nên đã bắt đầu thấy hé ra một phần nhỏ của Pháp Thân. Vì đã thấy thoáng bóng Chân Như hiện ra, dù chỉ một phần nhỏ, nhưng với nguyện lực mạnh mẽ sẵn có, họ có thể thị hiện tám tướng thành đạo như đức Phật lịch sử đã làm để hóa độ chúng sanh.
Mặc dù Kinh dạy rằng ở cấp nầy phải trãi qua vô số kiếp mới đắc quả nhưng vì đã dũng mãnh phát tâm nên không hề khiếp sợ vì Bồ Tát tin và biết tất cả các Pháp từ trong bản chất đã là Niết Bàn rồi.
Lâm Như-Tạng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/01/2012(Xem: 8780)
Sự thể hiện đích thực về đờisống của người Phật tử không phải là ngôn ngữ, kiến thức mà là hành động. Tọathiền là quan trọng; giữ tâm điềm tĩnh, lắng dịu và nghiêm túc trong quá trìnhhành thiền là cần thiết, nhưng đấy không phải là nhiệm vụ khó khăn nhất. Nhiệm vụ khó khăn nhất ấy là đem tâm nghiêm túc ấy vào trong đời sống thường nhật... Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
15/01/2012(Xem: 6759)
Phật đã bỏ loài người…(1) Điệp khúc ấy lâu lâu lại thấy đâu đó trên những đoạn đường đi qua. Nó đếnvà đi như bao chuyện khác trong đời. Chuyện phiếm trong đời quá nhiều, đâu đángbận tâm. Cho đến cái ngày, nó được thổi vào trong thơ của một ai đó như một bài“Thiền ca”… Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
07/01/2012(Xem: 6422)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
07/01/2012(Xem: 8125)
Sángnay nắng vàng rực rỡ. Những tia nắng trong suốt xuyên qua các cành cây kẻ lánơi tinh xá Kỳ Viên. Trên các lối mòn, những con đường chung quanh khu vườn đượctươi hẳn lên, tỏa mùi thơm thoang thoảng, hương vị những bước SakyAmuniBuddha248chân thiền hành củaĐức Thế Tôn. ..Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng...
30/12/2011(Xem: 6041)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
14/12/2011(Xem: 8225)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
10/11/2011(Xem: 3314)
Đạo Phật không ca ngợi sự nghèo khổ, cũng như không phê phán sự giàu có. Bởi vì, giàu nghèo chỉ là phương tiện, chứ không phải là cứu cánh. Cứu cánh là sự an lạc thật sự của thân tâm, chỉ có thể đạt tới được bằng đạo đức và trí tuệ...
25/10/2011(Xem: 6798)
Thái độ của Phật giáo liên quan đến sự hòa điệu phi thường này như thế nào? Phật giáo có chấp nhận ý niệm có một Đấng Sáng Tạo toàn tri hay là một nguyên lý sáng tạo có khả năng điều chỉnh sự tiến triển của vũ trụ một cách tuyệt vời? Hay Phật giáo cho rằng sự hòa điệu chính xác và tuyệt vời của vũ trụ chẳng qua chỉ là một tình cờ may mắn? Vấn đề có hay không một Đấng Sáng Tạo?
10/08/2011(Xem: 3693)
Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, qui luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào. Hiểu vậy, trong cuộc sống, chúng ta vui vẻ đón nhận những khổ đau bất thường xảy đến với mình như một kết quả do chính mình tạo nhân từ trước. Từ đó suy nghiệm ra, lý nhân quả chi phối cả vũ trụ nhân sinh. Nếu tin sâu nhân quả, chúng ta sẽ được thăng hoa trên đời sống tâm linh, trở nên hiền thiện đạo đức. Ngược lại, nếu không tin nhân quả, cuộc sống chúng ta trở nên liều lĩnh và càn bừa, bất chấp hậu quả.
01/08/2011(Xem: 12608)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567