Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!

26/11/201320:40(Xem: 27738)
22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!
mot_cuoic_doi_tap_4
Quả Là Vô Vị,
Vô Ích, Vô Dụng!


Sớm hôm sau, đức Phật và hội chúng rời khu rừng, phân bố rải rác trong thị trấn Verañjā và các thôn làng để trì bình khất thực. Vào buổi chiều, chư tăng phụ nhau tìm cách che chắn chỗ ở cho đức Phật dưới cội cây nimba hùng vĩ nhất; và riêng mỗi vị cùng kiếm tìm trú xứ rải rác trong rừng cây; sau đó, quét dọn sạch sẽ chỗ tĩnh cư và các lối đi kinh hành. Một số vị lại đi tìm những mương, khe, suối nước. Tuy nhiên, chỉ buổi chiều thứ hai, thứ ba, nhân dân lao động trong vùng hay biết, họ đã tự nguyện mang rựa rìu, cuốc xẻng tìm đến phụ giúp việc này, việc kia. Thế là những nơi vệ sinh tiêu tiểu được hình thành. Họ còn biếu tặng một số lu ghè đựng nước. Do ngại sắp đến mùa mưa, nhân dân còn đi sâu trong rừng kiếm cây, kiếm lá để làm những tấm che lợp ngăn mưa...

Thị giả Meghiya và Rāhula ngày nào cũng sửa sang, chăm lo chỗ này chỗ kia chung quanh cội đại thụ nimba cho tươm tất, sạch đẹp, là chỗ đức Thế Tôn nghỉ, tọa thiền hoặc kinh hành.

Tuy nhiên, nhìn chung, “tiện nghi” trong rừng như vậy là tốt nhất rồi. Và đời sống ấy quả thật là đơn giản như hươu nai trong rừng, chẳng phiền ai mà cũng chẳng có ai làm phiền họ.

Chỉ vài ba hôm, cả một vùng dân cư, nhất là giới bà-la-môn gia chủ đã xôn xao, bàn tán về sự có mặt của đức Phật và chư đệ tử của ngài. Dân chúng thì hân hoan đặt bát cúng dường còn giới bà-la-môn thì nghi kỵ, lắng nghe, thăm dò.

- Có phải sa-môn Gotama là một vị Phật, một vị đại A-la-hán thật sự chăng?

- Nghe nói ông ta vô lễ, ngã mạn lắm! Ông ta chẳng thèm thưa gởi, chào hỏi bất cứ ai, chứ đừng nói đứng dậy, tiếp rước...

- Nghe nói giáo pháp của vị ấy đi ngược với sự sống, với chủ thuyết bất hành động gì đó, chưa biết hư thực ra sao!

Bà-la-môn Udaya(1)là một gia chủ giàu có, học thức và uy tín tại thị trấn Verañjā, ghi nhận tất thảy sự bàn tán của mọi người, và ông quyết một lần gặp mặt. Hôm kia, thu xếp xong công việc, ông cùng với một số thân hữu và gia nhân lên xe đến khu rừng cây nimba để diện kiến đức Thế Tôn.

Sau khi chào hỏi xã giao, tìm ngồi nơi phải lẽ, bà-la-môn Udaya vào đề ngay:

- Thưa sa-môn Gotama! Người ta đồn đãi sao thì đúng vậy. Quả là sa-môn Gotama không thèm đứng dậy, không thèm mời chỗ ngồi cao hơn, không thèm mở lời cung đón, tiếp rước những bà-la-môn trưởng thượng, niên cao vào hàng cha chú. Và khi tôi tới đây, sự thực sao thì nó đúng như thế, chẳng phải ngoa truyền, chẳng phải hư truyền.

Đức Phật gật đầu:

- Này Udaya-Verañjā! Không phải chỉ có một Như Lai mà chư Phật ba đời đều như thế. Tất thảy chư Phật ba đời đều không đứng dậy, không mời chỗ ngồi cao hơn, không mở lời cung đón, tiếp rước bất cứ ai trong tam giới.

- Tại sao vậy, thưa sa-môn Gotama?

- Vì tất thảy chư thiên, nhân loại, sa-môn, bà-la-môn, ma vương, phạm thiên, chẳng có ai có được một phần mười sáu giới đức, định đức, tuệ đức so với chư Chánh Đẳng Giác, này bà-la-môn gia chủ!

Nhìn khuôn mặt sáng rỡ như mặt trời, mặt trăng, ngôn ngữ trôi chảy lưu loát, tự tin của đức Phật toát ra một từ lực thu hút bất khả cưỡng, bà-la-môn Udaya rùng mình và chợt cảm thấy như nhỏ bé quá trước con người kỳ lạ này.

Im lặng một lát, ông hỏi tiếp:

- Người ta nói rằng, sa-môn Gotama là một con người “vô vị”, điều ấy phải được hiểu như thế nào?

- Người ta nói không sai đâu, này gia chủ! Đức Phật mỉm cười - Những “cái vị” của sắc, thanh, hương, vị, xúc, Như Lai đã chặt đứt như thân cây thốt nốt cụt ngọn, không còn cái vị nào có thể nẩy mầm, nứt chồi được. Vậy, “vô vị” là đúng! Họ muốn chê trách Như Lai nhưng hóa ra là khen ngợi Như Lai đó, này gia chủ!

- Người ta còn nói sa-môn Gotama không đoàn kết, không thân thiện (sāmaggiya-rasa) với ai hết; nói cách khác, giáo pháp ấy không có vị đoàn kết, không có vị thân thiện nữa?

- Cũng đúng thôi, này gia chủ! Giáo pháp của Như Lai không đoàn kết, không thân thiện với vô minh, tà kiến; không đoàn kết, không thân thiện với hận tâm, với sân tâm, với dục tâm, với hại tâm cùng hằng chục tâm sở xấu ác khác!

- Người ta còn nói sa-môn Gotama chủ trương “vô ích, vô dụng” là nghĩa làm sao?

- Họ lại nói đúng nữa! Không phải Như Lai chủ trương mà do Như Lai thấy như thực. Như Lai thấy như thực rằng: Sắc, thanh, hương, vị, xúc quả là vô ích, vô dụng (nibbhoga). Nếu không thấy biết như thế thì khi “thọ dụng” chúng sẽ sinh ra mê đắm, tham chấp như ruồi dính mủ mít, như chim dính bẫy nhựa thì cựa quậy, vùng vẫy thế nào cũng không thoát ra khỏi tai họa, đau khổ được, có phải vậy không, này gia chủ!

- Thưa vâng, quả thật là thế! Quả thật là cách nói của sa-môn Gotama rất mới lạ, rất ấn tượng. Thế họ còn bảo sa-môn Gotama chủ trương vô hành động (akiriyavāda) nữa? Sao vậy? Tại sao vậy? Trên cuộc đời này có hành động mới có cơm ăn áo mặc, có hành động mới có làng mạc, phố thị, kinh đô... mới có nhân sinh và xã hội...?

- Ừ! Như Lai có nói “không hành động” nhưng nguyên văn như thế này: Thân không làm (akiriya) ác, khẩu không làm ác, ý không làm ác, đơn giản thế thôi! Rồi khi một vị giải thoát trọn vẹn mọi phiền não, tâm vị ấy không còn lăng xăng tạo tác nữa thì được gọi là “vô hành” này gia chủ!

Những câu hỏi sau đó của bà-la-môn gia chủ về tiêu diệt, cắt đứt (uccheda), về ghê tởm, chán ghét (jegucchī), về triệt tiêu, đoạn tận (venayika), về đốt cháy, thiêu hủy (tapassī)(1), về không tái sanh, vô sanh (apagabbha)... đều được đức Phật tuần tự trình bày, giải thích chu đáo tương tợ như thế. Ví dụ: Tiêu diệt, cắt đứt tham sân si; ghê tởm, chán ghét mọi ác niệm, bất thiện pháp; triệt tiêu, đoạn tận mọi lậu hoặc, kiết sử; đốt cháy, thiêu hủy mọi ưu bi, phiền não; không còn sanh trở lại những cảnh giới luân hồi, đau khổ nữa...

Trước mắt người bà-la-môn gia chủ, như một màn mây đen vô tận được vén mở; giáo pháp thoát khổ, tiêu diệt khổ đau, phiền não đã được đức Phật làm cho quang rạng, thông tỏ; mọi nghi nan, ngờ vực, mọi đơm đặt, thêu dệt, bóp méo, xuyên tạc qua cửa tai, cửa miệng của mọi người không còn lý do tồn tại. Ông như được thoát xác, đổi mới. Ông quỳ sụp xuống cạnh bàn chân đức Phật như thân cây đổ.

Sau đó, ông xin được nương tựa Tam Bảo, làm một cận sự nam cho đến trọn đời rồi thỉnh đức Phật và tăng chúng an cư mùa mưa ở đây.



(1)Tên vị bà-la-môn này ở tại thị trấn Verañjā - nên kinh sách thường gọi là bà-la-môn Verañjā.

(1)Nghĩa chính: Nhiệt tình trong đời sống khổ hạnh; sa-môn, đạo sĩ ẩn dật...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6046)
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
09/04/2013(Xem: 8682)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
09/04/2013(Xem: 11010)
Nếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch (tTL) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại.
08/04/2013(Xem: 23091)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 11362)
Quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” được dịch ra từ nơi Tác Phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng. Nội dung tác phẩm DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp sư Pháp Phảng sáng tác gồm có hai phần: phần sử học và phần triết học. “Duy Thức Sử Quan” thì thuộc về phần sử học và “Dữ Kỳ Triết Học” thì thuộc về phần triết học. Tôi tách hai phần này ra thành hai quyển sách riêng biệt với hai danh xưng khác nhau.
08/04/2013(Xem: 9750)
Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).
08/04/2013(Xem: 2962)
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm
08/04/2013(Xem: 2954)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Ðạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Ðạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Ðế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH.
08/04/2013(Xem: 15934)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 13649)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567