Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

08/04/201320:06(Xem: 11355)
Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

lotus_50

Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG

Người dịch:HT Thích Thắng Hoan

LỜI DỊCH GIẢ

Quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” được dịch ra từ nơi Tác Phẩm “DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của tác giả Pháp Sư Pháp Phảng. Nội dung tác phẩm DUY THỨC SỬ QUAN DỮ KỲ TRIẾT HỌC” của Pháp sư Pháp Phảng sáng tác gồm có hai phần: phần sử học và phần triết học. “Duy Thức Sử Quan” thì thuộc về phần sử học và “Dữ Kỳ Triết Học” thì thuộc về phần triết học. Tôi tách hai phần này ra thành hai quyển sách riêng biệt với hai danh xưng khác nhau. “Duy Thức Sử Quan” tôi đặt với một danh xưng là “Quan Niệm Sử Học Của Duy Thức” và “Dữ Kỳ Triết Học” với một danh xưng là “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức”.

Quan niệm về triết học, Pháp sư Pháp Phảng có lối nhìn khác hơn Đại sư Thái Hư. Cũng đứng trên lập trường tông phái Duy Thức, Đại sư Thái Hư theo như trong quyển Khái Luận Về Pháp Tướng Duy Thức Học mà tôi đã dịch ra chữ Việt từ trong Thái Hư Toàn Thư lại cho rằng các triết học đông tây cổ kim không thể so sánh với triết học Duy Thức , không được hoàn bị toàn diện về sự cũng như về lý giống như triết học Duy Thức; ngược lại theo như trong quyển Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức, Pháp sư Pháp Phảng thì lại cố gắng bằng mọi cách tìm những điểm tương đồng của các triết học đông tây cổ kim lên ngang hàng với triết học Duy Thức.

Cũng nằm trong lãnh vực tông phái Duy Thức, ngài Vô Trước và ngài Thế Thân cho rằng A Lại Da là bản thể của vũ trụ, là tâm địa để cho vạn pháp nương nơi đó sanh khởi , A Lại Da có duyên đến và có hiện hữu thì vạn pháp mới được sanh khởi, mới được tồn tại; A Lại Da nếu như không duyên đến và cũng không hiện hữu thì vạn pháp không thể nào sanh khởi và cũng không thể nào tồn tại. Nói cách khác vạn pháp đều nương nơi A Lại Da để được sanh khởi để được tồn tại nên gọi là Y Tha Khởi. Ngược lại Pháp sư Pháp Phảng có cái nhìn hơi khác một chút, theo Pháp sư tất cả sự vật trong vũ trụ đều nương nơi Sắc Pháp mới có thể sanh khởi và mới có thể tồn tại gọi là Y Tha Khởi. Quan niệm này của Pháp sư khác hơn ngài Vô Trước và ngài Thế Thân là ở chỗ Pháp sư đứng trên lập trường của Câu Xá Luận để giải thích Duy Thức Học , còn ngài Vô Trước và ngài Thế Thân lại đứng trên lập trường của Du Già Sư Địa Luận và Nhiếp Đại Thừa Luận để giải thích Duy Thức Học.

Nhị Thủ Tập Khí, trong Duy Thức Tam Thập Luận theo nhận thức của tôi là chỉ cho hai loại tập khí: Nghiệp Tướng Tập Khí và Danh Xưng Tập Khí. Trong phần nhập đề của Duy Thức Tam Thập Luận có đề cập đến hai loại tập khí này như “Do giả thuyết ngã pháp, hữu chủng chủng tướng chuyển”, nghĩa là do giả nói đến tên ngã, tên pháp nào thì có các thứ tướng của ngã của pháp đó chuyển biến hiện ra. Ngược lại, Pháp sư Pháp Phảng lại cho rằng: “Nhị thủ tập khí” là chỉ cho năng thủ và sở thủ. Thật ra mặc dù có những điểm nhận thức sai biệt như đã đề cập ở trên, nhưng Pháp sư giải thích Duy Thức Tam Thập Luận trên lãnh vực triết học vô cùng chi li sâu sắc, minh giải cụ thể từ giáo nghĩa, lý nghĩa, hạnh nghĩa, quả nghĩa của Duy Thức một cách dung thông, phối hợp chặt chẽ cả tâm thức, tâm lý và vật lý trong mọi tác dụng hổ tương duyên sanh trong mọi phạm trù chuyển biến nhiều trạng thái liên tục xuyên xuất qua thời gian và không gian từ tướng đến tánh, minh định cụ thể bản chất chân vọng, có không, mê ngộ của vạn pháp trong mọi phạm trù duyên khởi. Có thể nói Pháp sư Pháp Phảng là một nhà nghiên cứu thông bác sâu rộng, có lối nhìn độc đáo của thời đại. Những tác phẩm của Pháp sư đáng được cho chúng ta làm tư liệu trong việc nghiên cứu tông phái Duy Thức.

Nhằm mục đích phát huy tông phái Duy Thức, tôi mạo muôi xin dịch tác phẩm triết học của Pháp Sư với nhan đề là “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức” để góp phần phong phú cho nền văn hoá Phật Giáo ngày nay. Tôi dịch theo lối thoát văn chỉ lấy tư tưởng hay đẹp trong đó của tác giả để cống hiến quý dọc giả mà không lệ thuộc quá nhiều văn pháp của Trung Quốc. Trong nội dung quyển “Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức”, có những đoạn văn nằm trong dấu (…) là những lời giải thích thêm của dịch giả để cho tác phẩm được rõ nghĩa hơn, mà phần chữ Nho của tác phẩm không có diễn giải. Lối văn tôi dịch mặc dù không được hay lời lẽ không được đẻo gọt trau chuốt để cho văn chương có hoa mỹ, nhưng dù sao lối văn của tôi dịch không sai ý của tác giả và miễn làm sao đọc giả dễ tiếp nhận giá trị tư tưởng cao thâm của Pháp Tướng Duy Thức Học mà tác giả diễn đạt và trao truyền. Tôi hy vọng sau này có nhiều dịch giả nối tiếp dịch lại để bổ túc thêm cho được phong phú hơn. Tôi dịch tác phẩm này của tác giả Pháp sư Pháp Phảng nhất định có nhiều chỗ thiếu sót và sai trái xin quý đọc giả bốn phương nhận thấy chỉ bảo cho. Thành thật cảm ơn quý vị.

THẮNG HOAN


---o0o---

Trình bày: Nhi Tuong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6044)
Sự phán xét công bằng và hợp lý về một sự việc đã xảy ra, một hành động đã làm là công lý hay bất công, thông suốt hay vướng mắc, oan hay không oan thường không đơn giản, rõ ràng và cụ thể như trắng với đen, sáng với tối. Do đó, sự phân định và quyết đoán rạch ròi những hành động hay sự cố xảy ra, đã vi phạm đến mạng sống, tài sản và tinh thần... là oan hay không oan thường bị vướng mắc do vị thế, quan điểm, văn hóa và cả một chuỗi hệ lụy theo sau.
09/04/2013(Xem: 8679)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
09/04/2013(Xem: 11007)
Nếu bạn nhìn vào một bản đồ của Âu châu, bạn sẽ thấy rằng Hy Lạp giống như một bàn tay chìa các ngón ra biển Địa trung hải. Phía nam là hòn đảo Crète hình như nằm gọn trong các ngón tay, ngàn năm trước Tây lịch (tTL) đó là nơi khởi đầu của văn minh nhân loại.
08/04/2013(Xem: 23080)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 9743)
Nghiên cứu về triết học Ấn Độ, chúng ta thấy rằng, không phải vì sự nhận định hay công nhận của toàn thể học giả, duy chỉ là do dựa vào ý kiến của một số đông mà triết học Ấn Độ được chia làm 6 phái. Danh từ Sïadïarsùana là chỉ cho 6 phái triết học, tức 6 tư tưởng hệ của 6 triết thuyết được kể như sau: Pùrva-Mìmàmïsà (tiền Di Man Tác), Sàmïkhya (Số Luận), Yoga (Du Già), Vaisùesïika (Thắng Luận), Nyàya (Chánh Lý) và Vedànta (Phệ Đàn Đa).
08/04/2013(Xem: 2961)
Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Ðộ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Ðàm
08/04/2013(Xem: 2950)
Khi Phật giáo (PG) du nhập vào Trung Hoa (TH) lần đầu tiên từ Ấn-độ và Trung Á thì những TH theo PG có khuynh hướng coi tôn giáo này là một phần hay một phái của Ðạo Giáo Hoàng Lão, một hình thức Ðạo Giáo bắt nguồn từ kinh sách và pháp thực hành được coi là của Hoàng Ðế và Lão Tử. Những người khác chấp nhận ít hơn tôn giáo “ngoại lai” xâm nhập từ các xứ Tây Phương “man rợ” này PG là xa lạ và là một sự thách thức nguy hiểm cho trật tự xã hội và đạo đức TH.
08/04/2013(Xem: 15926)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 13646)
Trimsika là luận văn cuối cùng của Bồ tát Vasubandhu. Bộ luận nầy gồm có ba mươi bài tụng, nên được dịch sang tiếng Trung Hoa là "Tam Thập Tụng", đây chính là nghĩa của Trimsika. Ngài Huyền Trang Pháp sư khi dịch nó ra Hán văn có thêm vào hai chữ "Duy Thức", gọi là "Duy Thức Tam Thập Tụng"; vì trong ba mươi bài tụng ấy Bồ tát Vasubandhu đã tóm thâu toàn vẹn tinh ba của Duy Thức Học.
08/04/2013(Xem: 14956)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567