Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Mùa An Cư Thứ Mười Một

26/11/201320:24(Xem: 30617)
13. Mùa An Cư Thứ Mười Một
mot_cuoic_doi_tap_4
Mùa An Cư Thứ Mười Một

(Năm 577 trước TL)

Với Đại Đức Nanda

Và Sa-Di Rāhula

Thấy thời tiết đang còn mát mẻ mà công viêc tăng ni hai viện đã có chư vị trưởng lão chăm sóc vững vàng nên đức Phật lại ôm bát lên đường. Ngài cũng khuyên các bậc thánh vô lậu có thắng trí nên phân bố đi các nơi, nhất là tu viện lớn tại Kosambī, Vesāli, Rājagaha.

Thế rồi, đức Phật đã cùng một nhóm hội chúng chừng năm trăm vị, trong đó có Ānanda, Nanda, Rāhula cùng thị giả Nāgita chậm rãi rời Sāvatthi. Dịp này, đức Phật cố ý chăm sóc, giáo giới thêm cho tỳ-khưu Nanda và sa-di Rāhula.

Trên đường, đức Phật quan sát tỳ-khưu Nanda thấy ông hoàng này đã toát ra sự trang nghiêm, lặng lẽ và tự chủ trong những oai nghi, trong khi đi trì bình khất thực, khi dưới cội cây hoặc khi ngủ nghỉ; chứng tỏ đã an trú được trong hiện tại nên gặp khi phải thời, ngài nói:

- An trú trong hiện tại thì được rồi! Nhưng hiện tại ấy là cái gì vậy, này Nanda?

- Là trong từng hơi thở, bạch đức Thế Tôn!

- Trong từng hơi thở thì được rồi! Nhưng chỉ thuần là hơi thở mà thôi sao?

Thấy tỳ-khưu Nanda có vẻ suy nghĩ, đức Phật biết là cần phải giải thích rõ hơn nên ngài nói tiếp:

- Hãy tư tác điều này như là kim chỉ nam của định và tuệ, này Nanda! Nếu thuần là hơi thở thì có khuynh hướng lắng dứt, tịnh chỉ. Nếu vừa hơi thở vừa mắt thấy sắc, vừa tai nghe âm thanh... thì có khuynh hướng quán chiếu, minh sát, này Nanda!

- Tâu vâng! Bạch đức Thế Tôn! Đệ tử cũng biết vậy nhưng mà chưa minh giải rõ ràng được! Ví như không chỉ mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh... mà còn cả những cảm thọ, những tưởng tri, những tâm hành và những nhận thức nữa.

- Đúng vậy! Nhưng mà rồi, sau đó, ra sao nữa, này Nanda?

- Thưa! Bao giờ biết rõ, thấy rõ được thực tánh, như tánh, không tánh của tất cả chúng, tất cả pháp.

- Đúng vậy! Thật là chính xác! Nhưng thực tánh, như tánh, không tánh ấy là cái gì vậy, này Nanda?

- Là bản chất như thực vô thường, bản chất như thực dukkha, bản chất như thực vô ngã của tất thảy pháp, bạch đức Tôn Sư!

- Ồ! Ông đã lập ngôn rất đúng. Tuy nhiên, cái lập ngôn rất đúng ấy chỉ mới là cái vỏ cây, cái da cây chứ chưa phải là cái tinh lõi. Hãy rời bóng mới thấy hình. Hãy lìa ngón tay mới thấy mặt trăng, này Nanda!

Tỳ-khưu Nanda rúng động cả châu thân.

Sau đó mấy hôm, đức Phật thấy tỳ-khưu Nanda miên mật công phu hành trì, ngồi thiền suốt đêm, kinh hành suốt đêm với khuôn mặt tỏa sáng lạc hỷ. Đức Phật biết rõ ông ta đã đi thêm được một bước nữa trên lộ trình thánh quả.

Sa-di Rāhula đã mười sáu tuổi rồi, đã tỏ ra sự chín chắn, chững chạc hiếm có. Suốt chín năm qua, đức Phật chỉ chính thức giáo giới mấy lần, nhưng ngài biết rõ là hai vị đại đệ tử Sāriputta và Mahā Moggallāna đã thay phiên nhau chăm sóc chú sa-di này rất chu đáo. Hôm dừng chân tại đại viên Nigrodhārāma tại Kapilavatthu - thấy Rāhula cứ chăm chú nhìn ngài mãi, đức Phật hỏi:

- Gì vậy, Rāhula?

- Đệ tử sực nhớ lời đức Thế Tôn khiển trách mấy năm về trước.

- Ồ! Có phải là “sắc” không? Đức Phật mỉm cười, nói tiếp - Cái “sắc” của Như Lai không còn như thuở trước nữa có phải thế không? Năm nay Như Lai đã bốn mươi sáu tuổi rồi!

Sa-di Rāhula mỉm cười, tự tin:

- Không! Cái “sắc” của đức Thế Tôn còn đẹp hơn cả lúc xưa nữa. Cái độ tuổi này của đức Thế Tôn, dường như cái gì cũng đang toàn mãn! Tuy nhiên, trong tâm tư đệ tử hiện giờ không đơn giản nghĩ về sắc ấy, nó là cả một trời liên tưởng khá lộn xộn! Là vậy mà không phải vậy, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật cảm giác rất thú vị, vì qua đôi mắt, cách nói, ý tưởng, chứng tỏ Rāhula đã trưởng thành thật rồi! Trưởng thành về mọi phương diện nên ngài lựa tìm một bóng cây rồi ngồi xuống.

Và rồi sa-di Rāhula đã đến quỳ gần một bên, cất giọng điềm đạm:

- Năm ấy, sau khi tôn giả Sāriputta đi cùng với đức Thế Tôn từ xứ Kuru về, tôn giả đã nhiệt tình suốt ba buổi giảng về pháp quán niệm hơi thở cho đại chúng Tăng ni rất kỹ càng. Đệ tử có thính pháp, có nghe và cũng đã thực hành không dám xao lãng. Nhưng mấy hôm sau, đi khất thực sau lưng đức Thế Tôn, đệ tử chiêm ngưỡng Thế Tôn rồi ý nghĩ sau đây phát sanh: “Cha ta, đức Thế Tôn, có mỹ tướng cao sang, có phong độ oai nghiêm đáng quý trọng xiết bao! Coi kìa! Dáng dấp của ngài như thớt tượng chúa uy nghi, đĩnh đạc. Cha ta, đức Thế Tôn, từ thần mặt trời xuất sanh, dòng dõi sư tử, quý tộc, vương giả đã phủi chân cung vàng điện ngọc mà ra đi! Ôi! Cha ta, đức Thế Tôn, có dung sắc mỹ diệu, đẹp đẽ, thế gian này không ai sánh được!” Nghĩ thế xong, nhìn ngắm lại mình, đệ tử chợt khởi sanh tự tôn, tự mãn, hãnh diện vô cùng: “Ta cũng đẹp đẽ, cũng quý tướng, cũng cao sang như đức Thế Tôn vậy”. Như đọc được tư tưởng của đệ tử, đức Thế Tôn đã la rầy như sau: “Hãy chiêm nghiệm và quán sát “sắc” ấy, này Rāhula! Không những “sắc” của Như Lai mà tất thảy sắc, sắc trong, sắc ngoài, sắc thô, sắc tế, sắc gần, sắc xa, sắc hiện tại, sắc quá khứ, sắc vị lai; tất cả chúng đều bị định luật vô thường, biến đổi, lụi tàn, chúng không vĩnh viễn yên trụ như vậy đâu, dù một chớp mắt, một sát-na!”

Thấy Rāhula yên lặng. Đức Phật hỏi tiếp:

- Thế khi Như Lai dạy bảo như vậy xong, chuyện gì xảy ra?

- Thưa! Đệ tử rất lúng túng. Tâm trạng của đệ tử lúc ấy rất phức tạp. Vừa hổ thẹn vừa phân vân. Hổ thẹn vì tư tưởng thầm kín đã bị đức Thế Tôn bắt gặp tại trận. Phân vân là vì đệ tử đang “quán niệm hơi thở” mà đức Thế Tôn thì lại dạy “minh quán sắc”. Tuy nhiên, đệ tử nghĩ: “Ai có thể, hôm nay, được đức Đạo Sư trực tiếp chỉ dạy lại có thể nghĩ đến chuyện ăn, chuyện uống, chuyện khất thực trì bình để lo cho cái thân một cách phàm tục như thế?” Thế rồi, đệ tử tự động rút về Jetavana, lựa tìm một cội cây, ngồi kiết già và yên lặng quán minh sát xem thử “cái sắc” ấy nó ra sao! Được một lúc thì tôn giả Sāriputta đi qua, ngài dừng lại, nhìn ngắm đệ tử rồi nói: “Giỏi lắm, này Rāhula! Pháp quán niệm hơi thở có thể lắng dứt tất thảy lao xao, phiền não; nó còn đem đến hiện tại lạc trú rất dễ dàng! Hãy cố gắng đi nhé! Ta sẽ đi trì bình, rồi con cũng sẽ có một phần, một bát!” Nghe vậy, đệ tử không dám nói gì nhưng trong lòng, vốn đã phân vân, lại thêm một tầng phân vân nữa!

- Ừ! Hãy kể tiếp, Như Lai đang nghe đây!

- Cuối cùng, đệ tử cảm giác quán niệm hơi thở thích hợp hơn, dễ an trú hơn, dễ đi sâu hơn nên mấy năm nay đệ tử thường tới lui các định, có hỷ trú, có lạc trú. Còn quán sắc quá phức tạp, đệ tử chỉ thấy được sắc thô, không thấy được sắc tế nên minh sát ít tiến bộ, bạch đức Tôn Sư!

- Rồi sau đó, ra sao nữa, này Rāhula?

- Chư tôn túc trưởng lão, vị nào cũng bận rộn bởi hằng trăm học chúng, hằng ngàn học chúng cả Tăng ni và hai hàng cận sự nên đệ tử không dám hỏi ai. Cứ thầm lặng tu tập, lắng nghe, học hỏi. Đệ tử cũng phải để mất khá nhiều thì giờ cho những việc nhăng nhít, lặt vặt, loanh quanh...

- Không nhăng nhít, không lặt vặt, không loanh quanh đâu! Đức Phật mỉm cười - Việc quét tước dọn dẹp đại giảng đường, sân vườn, liêu thất, lối đi; sắp đặt vật dụng các phòng ốc, bệnh xá, phòng tiêu, phòng tắm, những lu nước, chỗ thức ăn tàn thực cho kẻ đói nghèo... đều là những công việc nặng nề đấy! Tuy nhiên, nhờ lao tác, nhờ công việc tay chân ấy mà trầm tĩnh, điềm đạm, nhẫn nại, vị tha, tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả... cũng từ đấy mà vững vàng, thêm sức mạnh, có phải như vậy không Rāhula?

- Thưa vâng! Đúng là vậy! Nhưng tu viện nhờ có sẵn cả hằng trăm vị tỳ-khưu trẻ cùng chúng sa-di nữa, bạch đức Thế Tôn!

- Ừ, Như Lai biết, và nhiều vị trưởng lão cũng hằng khen ngợi những người siêng năng chấp tác công việc phục vụ. Vậy khi làm việc thì nên niệm hơi thở hay nên quán sắc, này Rāhula!

- Tôn giả Sāriputta dạy là không cần niệm, không cần quán cái gì cả, việc nào làm ra việc nấy, phải biết chú tâm, phải biết quan sát từng lúc, từng khi, kể cả từng máy động duyên khởi rất nhỏ nhiệm, vi tế!

- Ồ, hay lắm! Chính xác là vậy! Không cần niệm, quán gì cả. Cái xẻng là đề mục, cái chổi là đề mục, hốt rác là đề mục, cánh tay đưa ra là đề mục, cái chân bước đi là đề mục, gánh nước là đề mục, bửa củi là đề mục... có phải vậy không, Rāhula?

- Đúng là tôn giả Sāriputta đã dạy như vậy, cụ thể là như vậy để giáo giới cả hằng trăm ông sư không chịu nhích cái tay, nhích cái chân, lúc nào cũng viện cớ tôi ngồi thiền, tôi bận ngồi thiền...

Tôn giả Ānanda, Nanda ngồi bên, đồng cất tiếng cười xòa. Đức Phật cũng mỉm cười nhưng ngài còn ân cần hỏi tiếp:

- Vậy thì cái “sắc” từ đầu câu chuyện này là thế nào, hở Rāhula?

- Sau đoạn đối thoại giữa đức Thế Tôn và tôn giả Nanda nói về hơi thở định, nói về hơi thở tuệ rồi sang chỗ... không những sắc mà những cảm thọ, những tưởng tri, những tâm hành, những thức tri cũng phải cần minh sát như thực tướng, đệ tử sực nhớ lại chuyện xưa, nhìn lại “sắc” của đức Thế Tôn, đệ tử muốn phát biểu một câu nhưng còn sợ sợ, còn ngại ngại...

Tôn giả Ānanda khuyến khích:

- Cứ nói đi, Rāhula! Cứ như thực tri mà nói!

- Đúng như thế đó! Tương tợ như thế đó! Chính đệ tử muốn nói là sắc của đức Thế Tôn năm ba lăm, ba sáu tuổi là như thực tướng, thì sắc của đức Thế Tôn bốn sáu, bốn bảy tuổi cũng như thực tướng. Và sau này, thân thể đức Thế Tôn có già lão, thì sắc ấy, sắc già lão ấy cũng phải được nhìn ngắm như thực tướng.

Vì chưa phải là những bậc lậu tận nên lời phát biểu này của Rāhula làm cho cả Ānanda, Nanda đều im lặng, không dám nhận xét.

Đức Phật gật đầu:

- Rāhula nói đúng đấy! Mọi sắc, mọi thọ, mọi tưởng, mọi hành, mọi thức... nếu được nhìn ngắm như thực khi chúng đang-là-duyên-khởi, khi chúng đang-là-vận-hành, khi chúng đang-là-tương-duyên, khi chúng đang-là-tương-quan, khi chúng đang-là-tương-hệ thì chúng đều là như thực tướng, như thực tánh hết. Pháp bất tử là ở đấy mà vô sanh, Niết-bàn cũng ở đấy! Cứ hãy như vậy mà y chỉ, thọ trì!

Lời giáo giới tối hậu này không dễ gì các vị đang có mặt “như thực liễu tri” được!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/08/2019(Xem: 14001)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 19704)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
27/05/2019(Xem: 5950)
Tác giả William Edelglass là tân giám đốc về nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Học Barre và là giáo sư triết học và môi trường tại Trường Cao Đẳng Marlboro College tại tiểu bang Vermont. Công việc của ông đã đưa ông tới Dharamsala, Ấn Độ, nơi ông dạy cả triết học Tây Phương cho chư tăng Tây Tạng tại Học Viện Institute of Buddhist Dialectics và triết lý Phật Giáo cho các sinh viên đại học Mỹ về chương trình nghiên cứu Tây Tạng. Bài này trích dịch từ Quý San năm 2019 có chủ đề “Buddhadharma: The Practitioner’s Quarterly,” đăng ngày 14 tháng 5 năm 2019 trên trang mạng Lion’s Roar.
02/05/2019(Xem: 7311)
Vì thương xót hết thảy hữu tình phải chịu phiền não, đau thương do tham ái mà bị trôi dài trong bể khổ sinh tử luân hồi, Đức Phật hiện ra ở đời để lại cho thế gian vô số pháp môn tu tập, tùy theo căn cơ, sở trường và hoàn cảnh của mỗi chúng sanh mà chọn lựa pháp hành thích ứng để tu tập nhằm chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Chư pháp của Thế Tôn được ví như những thang thuốc tùy bệnh mà bốc thuốc. Trong số đó, Tuệ quán vô thường, khổ và vô ngã của tất cả pháp, qua đó hành giả quán tánh ly tham, quán tánh đoạn diệt, quán tánh xả ly của tất cả pháp, là pháp “tối thượng” và vi diệu ‘nhất’ vì nếu hành giả thường xuyên hành trì sẽ ‘chứng đạt’ Tuệ Giải Thoát, vị ấy sẽ đoạn tận mọi kiết sử, không còn khổ đau, phạm hạnh đã thành, chánh trì giải thoát, là bậc A-La-Hán.
24/04/2019(Xem: 4497)
Cuộc sống, nhìn quanh đâu cũng thấy Thật. Bạo động cũng có thật, giả dối cũng là thật, tham dục cũng hiện hữu thật,sợ hải cũng có thật ,nhiếp phục uế trược cám dỗ cũng thật, tài sản, vợ con, tình yêu, danh vọng, địa vị …đều thật hết. Chính cái Thật đó mà khổ đau phát sanh cũng là Thật.
01/03/2019(Xem: 6016)
Triết Học Phật Giáo Ấn Độ, Hayes Richard, Thích Nguyên Tạng (dịch), Phật giáo (PG) là một thành tố quan trọng, hỗn hợp các triết lý khác của tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn một ngàn năm qua. Từ phần đầu khá lặng lẽ, vài thế kỷ trước Tây lịch, nền học thuật PG gia tăng sức mạnh cho tới khi đạt đến đỉnh cao ảnh hưởng và tính chất độc đáo trong nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất. Từ thế kỷ thứ mười một trở đi, PG dần dần suy thoái và cuối cùng biến mất ở miền Bắc Ấn Độ. Mỗi nhà tư tưởng chú trọng vào những đề tài khác nhau, nhưng khuynh hướng chung của đa số họ là trình bày một hệ thống triết lý nhất quán, bao gồm đạo đức học, tri thức học và siêu hình học. Phần lớn những đề tài mà các triết gia PG Ấn này viết, là phát xuất trực tiếp từ những giáo lý được xem là của Sĩ-đạt-ta Cồ Đàm (Siddhartha Gautama), thường được tôn xưng bằng danh hiệu là Đức Phật.
16/02/2019(Xem: 7083)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn chương và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
01/02/2019(Xem: 8840)
Những câu văn không chuẩn văn phạm vì thiếu những chủ từ [subjects] trong những bài triết luận về Phật Giáo mà tôi đã, đang, và sẽ viết không phải là tôi cố ý lập dị như những triết gia danh tiếng trên thế giới khi họ hành văn (chương) và viết về triết học nhưng mà tôi không có thể làm cách nào khác hơn khi viết về ý vô ngã [không Tôi] để không bị mâu thuẫn với ý phá ngã.
08/01/2019(Xem: 6685)
Kinh Duy Ma Cật, tôi đã có duyên được học với Hòa thượng Thích Đôn Hậu, tại Phật Học Viện Báo Quốc - Huế, sau năm 1975 Tôi rất thích tư tưởng “Tịnh Phật Quốc Độ” của kinh này, khi nghe đức Phật gọi Bồ tát Bảo-tích mà dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật chúng sinh không dua nịnh sẽ sinh về cõi ấy. Thâm tâm là Tịnh Độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, những chúng sinh nào có đầy đủ công đức sẽ tái sinh về cõi ấy. Bồ đề tâm là Tịnh độ của Bồ tát. Khi Bồ tát thành Phật, hết thảy chúng sinh tầm cầu Đại thừa sẽ sinh vào cõi ấy.
04/01/2019(Xem: 111909)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]