Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Cô Bé Visākhā

05/11/201320:53(Xem: 29729)
09. Cô Bé Visākhā
mot_cuoc_doi_bia_3






Cô Bé Visākhā





Rời Kuru, đức Phật và hội chúng tỳ-khưu bây giờ đã lên đến năm trăm vị, lần lượt bộ hành một quãng đường xa diệu vợi, xuôi Nam, vượt Kosambī, vượt Kāsi, Bārāṇasī, vượt Māgadha, theo bờ Bắc sông Gaṇgā, xuống miền Đông đến vương quốc Aṇga, kinh thành Campā là một bộ tộc nhỏ nhưng giàu sang, thạnh mậu. Đây cũng là một địa chỉ có khá nhiều nhân duyên với giáo pháp.

Đức Phật chưa đến Aṅga, nhưng do giới thương buôn loan truyền, tin tức ấy đã đến nơi này từ mấy hôm về trước. Náo nức nhất là những người buôn bán làm ăn xa, đã có dịp nghe pháp tại Jetavanārāma hay Veḷuvanārāma. Trong số ấy có hai vợ chồng triệu phú Dhanañjaya và Sumanā Devi. Đặc biệt là triệu phú Meṇḍaka, cha của bà Sumanā Devi là người hoan hỷ nhất.

Lúc đức Phật dẫn đầu đoàn sa-môn trang nghiêm, vàng rực lần lượt trì bình khất thực tại thị trấn Bhaddiya thì tin lành ấy đã được truyền đến tai triệu phú Meṇḍaka. Ông liền cho gọi cô bé cháu ngoại, là Visākhā, lúc ấy mới bảy tuổi rồi nói rằng:

- Cháu yêu quý của ông! Đức Thế Tôn và tăng chúng đang vân du hành hóa đến quê hương của chúng ta; ngài và hội chúng còn ở Bhaddiya ngày nào, là những ngày an vui và hạnh phúc cho hai ông cháu chúng ta đấy, cháu biết không?

Cô bé Visākhā mở tròn mắt, ngạc nhiên, ngây thơ hỏi:

- Tại sao thế ông ngoại? Không phải là chúng ta cũng đang sống trong an vui và hạnh phúc đó sao?

- Ừ, đúng là vậy! Triệu phú Meṇḍaka âu yếm vuốt mái tóc cô cháu gái – Nhưng ông đã được nghe pháp của đức Thế Tôn, ông mới hiểu được rằng, an vui và hạnh phúc của chúng ta hiện có ở đây, không được lâu bền; nó mong manh lắm, nó mau biến hoại, đổi khác lắm, như một đóa hoa buổi sáng nở, buổi chiều thì tàn vậy.

- Là hoa phù dung, cháu biết rồi – Cô bé Visākhā mau mắn nói - buổi sáng màu trắng, trưa màu hồng, chiều màu đỏ và tối thì tàn rụi. Cháu thấy rồi, và cháu thương cảm cho nó quá.

- Cháu thương cảm nó à?

- Phải, cháu thương cảm nó! Nên cháu thường nhặt những đóa hoa phù dung tàn ấy, bỏ trong ly nước, nhưng nó cũng không thở được, không sống được, ông ngoại à!

- Ừ, không thể sống được đâu! Ông triệu phú Meṇḍaka đăm chiêu một lát rồi nói tiếp - Đức Thế Tôn, các bậc Chánh Đẳng Giác cũng thương cảm chúng ta cũng như cháu thương cảm đóa hoa phù dung kia vậy. Do thế, đức Thế Tôn đã chỉ dạy một con đường cho chúng ta tìm thấy một loại an vui và hạnh phúc lâu bền hơn.

- Vậy là tuyệt! Cô bé Visākhā vỗ tay – Cháu cũng muốn nghe sự chỉ dạy ấy của đức Thế Tôn. Nhưng ngài ở đâu, thưa ông ngoại?

- Ngài đã đến rồi! Đức Thế Tôn ấy, sáng nay cùng với hội chúng sa-môn năm trăm vị đang đi trì bình khất thực hóa độ chúng sanh tại thị trấn Bhaddiya của chúng ta đấy.

- Thế tại sao ông ngoại và cháu không đi thăm, đảnh lễ và cúng dường đức Thế Tôn ấy rồi xin được nghe lời chỉ dạy.

- Đi chứ, đi chứ! Ông triệu phú cười vui, mau mắn nói – Nhưng hẵng đợi đến sớm mai. Bây giờ, cháu hãy chuẩn bị cho thật trọng hậu và hoành tráng nhất; nghĩa là phải có đủ năm trăm cỗ xe có ngựa kéo với đầy đủ tứ sự, lễ vật cùng năm trăm thị nữ, gia nhân... rồi ông cháu chúng ta đến thăm đức Thế Tôn, có lẽ đang ở tại một ngôi rừng nào đó ở ngoại ô...

Sau khi cô bé đi lo công việc, ông triệu phú suy nghĩ: “Cha mẹ nó đều là bậc trí thức, hiền thiện, đã từng được nghe pháp nhiều lần ở nơi này và nơi kia; riêng cô bé thì chưa. Nó lạ lắm. Nó tiềm tàng những phẩm chất cao quý mà ít người có được. Khi sinh ra, nó nằm gọn gàng trong cái bọc điều tinh khiết, trông kháu khỉnh, sáng rỡ như viên hồng ngọc, lại còn hương trời ở đâu mà tỏa ngát, thơm lừng cả nhà nữa chứ. Càng lớn lên trông nó càng mỹ miều, duyên dáng. Theo nhân tướng học, nó có năm vẻ đẹp quý phái, đó là xương, vóc, tóc, da và tuổi trẻ. Tuy mới bảy tuổi, chưa phát lộ toàn diện năm vẻ đẹp ấy nhưng rõ ràng tóc nó mượt mà, lóng lánh, dài rồi cuộn lên như đuôi công. Cặp môi của nó đỏ hồng đi liền với nụ cười xinh xắn, dịu dàng. Còn hàm răng của nó nữa, trắng trong, khít khao đều đặn và sáng ngời như hai hàng bạch ngọc. Nước da cô bé mịn màng như cánh hoa sen màu vàng. Vóc nó trông mảnh mai, nhưng tiềm tàng một sức khỏe lạ lùng; có lần nó bồng một chú bê con trông nhẹ nhàng như ôm một bó bông! Điều đặc biệt, lúc nào, nó ăn uống đi đứng nằm ngồi đều toát ra cái phẩm chất cao quý, dường như không hề thấy thói hư tật xấu nào. Chỉ tiếc nó là gái, bằng không nó sẽ trở nên một bậc chí nhân, chí thiện trên đời này. Nhưng mà không sao, phải tạo cơ hội cho cô bé này được thân cận những bậc đại trí tuệ như đức Phật để cho nó được thăng hoa những phẩm chất ấy”.

Thế rồi, ngày hôm sau, ông triệu phú Meṇḍaka và cô bé Visākhā với năm trăm cỗ xe thực phẩm, lễ vật; năm trăm thị nữ, gia nhân rầm rộ, sang trọng không thua gì vua chúa đến khu rừng ngoại ô thăm viếng đức Thế Tôn và hội chúng tỳ-khưu.

Đức Phật biết trước chuyện này, là một nhân duyên lớn cho giáo pháp nên sáng nay đã không đi bát, ngài ngồi dưới một gốc cây lớn với hội chúng xung quanh.

Thấy được đức Phật, tự dưng cô bé Visākhā phát khởi đức tin trong sạch, niềm hoan hỷ bừng bừng tỏa sáng nơi khuôn mặt, nó nói nhỏ với ông ngoại:

- Đức Phật và hội chúng sa-môn này có cái gì rất trong sạch, thiêng liêng, hoàn toàn khác với các đạo sĩ, du sĩ... với hình dong, y áo, tướng mạo lôi thôi, lếch thếch mà cháu thường gặp nhan nhản khắp mọi nơi, khắp mọi chỗ...

- Ừ, cháu nhận xét đúng đấy! Cái đó được gọi là tăng tướng và phẩm mạo thánh hạnh chỉ có được trong giáo hội của đức Tôn Sư thôi, cháu ạ!

Sau buổi đặt bát, cúng dường lớn, triệu phú Meṇḍaka và cô bé Visākhā còn được nghe pháp. Hôm ấy, đức Phật do biết được sự suy nghĩ trong tâm của ông triệu phú nên ngài nói về những tính xấu của con người cần phải loại bỏ, phải cần có trí tuệ soi sáng thường trực để nhận ra những thói quen, tật xấu nằm ngủ lưu niên lưu cữu trong dòng nghiệp của mỗi người. Nhờ vậy, mới hiển lộ được tư cách và phẩm chất tốt đẹp mà ai cũng sẵn có, rồi làm cho nó được thăng hoa, dần dần đưa đến toàn thiện và toàn mỹ. Muốn đi theo con đường ấy, ban đầu phải có ngũ giới, thập thiện, biết bố thí, cúng dường, biết mở rộng tấm lòng trong tương quan sự sống với con nguời, chúng sanh và xã hội.

Sau buổi pháp thoại, ông triệu phú rưng rưng nước mắt thấy đức Phật thuyết một thời pháp đúng với tâm nguyện của mình nên ông đã có được đức tin vững chắc đối với Tam Bảo. Cô bé Visākhā, mặc dầu còn nhỏ, nhưng tinh thần đã đến mức tiến hoá bậc cao do căn duyên nhiều đời, nên đã chứng quả Nhập Lưu, hơn cả ông ngoại nó!

Khi về đến nhà rồi, hai ông cháu hoan hỷ quá, cứ huyên thuyên nói chuyện với nhau. Cha mẹ cô bé Visākhā, ông bà triệu phú Dhanañjaya và Sumanā Devi đi công việc ở xa về, nghe được, mỉm cười nói:

- Hai ông cháu thế là “bỏn xẻn” pháp, đức Thế Tôn sẽ cười chê đấy. Hai ông cháu đặt bát một lần thì chúng tôi sẽ đặt bát hai ba lần. Hai ông cháu được nghe pháp một lần thì chúng tôi sẽ nghe pháp hai ba lần cho mà xem.

Ôi, niềm vui nhẹ nhàng, thanh cao của cái gia đình hiền thiện này, ai mà không thèm muốn.

Thế là đức Phật và hội chúng phải ở lại đây một thời gian nữa để gieo duyên với chúng sanh. Không những hai vợ chồng gia đình triệu phú này đặt bát cúng dường mà còn bạn bè, thân hữu cùng rất đông gia chủ ở trong thị trấn Bhaddiya nữa. Vậy là tôn giả Sāriputta và Ānanda thỉnh thoảng phải thay mặt đức Phật để thuyết pháp đến quần chúng tín mộ. Họ quy y rất đông.

Sau đó, đức Phật tiết lộ một chút về tương lai:

- Cô bé Visākhā kia, sau này sẽ trở thành một nữ đại thí chủ, mà công đức hộ trì Tam Bảo, cúng dường tứ sự đến tăng ni cũng không thua gì ông triệu phú hiền thiện Cấp Cô Độc đâu đấy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2011(Xem: 12625)
Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm.
01/07/2011(Xem: 5938)
Có lẽ rất xứng đáng khi dùng một ít thời gian cố gắng tìm ra liệu cuộc sống có bất kỳ ý nghĩa nào hay không. Không phải cuộc sống mà người ta sống, bởi vì sự tồn tại hiện nay chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.
30/06/2011(Xem: 3519)
1.- HỎI:Thưa giáo sư, tại sao giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật? ĐÁP:Tôi luôn luôn thích thú với Đạo Phật từ lúc rất trẻ, đặc biệt đối với truyền thống Tây Tạng. Khi tôi học hỏi nhiều hơn về điều này, tôi thấy rằng Đạo Phật đã cho tôi những trả lời tuyệt vời nhất đến những vấn đề mà tôi có về việc những cảm xúc và tâm thức hoạt động như thế nào. Giáo huấn nhà Phật đã thể hiện trọn vẹn ý nghĩa đối với tôi. 2.- HỎI:Giáo Sư quyết định nghiên cứu Đạo Phật vào lúc nào? ĐÁP:Mặc dù tôi đã đọc sách vở về Đạo Phật từ năm tôi vừa 14 tuổi, nhưng tôi đã quyết định học hỏi chính thức tại Đại Học vào năm 1962, khi tôi vừa 17 tuổi.
23/06/2011(Xem: 15256)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
18/06/2011(Xem: 3310)
Trong khoảng 1000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo dung hợp văn hoá bản địa, góp phần vào sự phát triển chung của dân tộc. Từ nền tảng này, đã tạo ra một bước chuyển hình thành triều đại Lý - Trần thịnh vượng phú cường kéo dài khoảng 400 năm. Đó cũng là thời hoàng kim của Phật giáo Việt Nam.
15/06/2011(Xem: 7883)
Tôi thấu hiểu Đức Phật Nguyên Sơ, cũng được biết như Đức Phật Phổ Hiền, là thực tại tối hậu, thế giới của Pháp Thân – không gian của tính không – nơi mà tất cả mọi hiện tượng, thanh tịnh và nhiễm ô, là hòa tan. Đây là sự giải thích được dạy bởi Kinh điển và Mật điển. Tuy nhiên, trong phạm vi câu hỏi này, chỉ truyền thống mật tông tantra giải thích Pháp Thân trong dạng thức của Linh quang bản nhiên, (hay tịnh quang bản nhiên), bản chất tối hậu của tâm; điều này dường như bao hàm tất cả mọi hiện tượng, luân hồi và niết bàn, sinh khởi từ cội nguồn trong suốt và rực rở này.
10/06/2011(Xem: 7124)
Tất cả những ai đã quy y có một cảm giác gần gũi và tin tưởng đối với Tam Bảo – Đức Phật, Giáo Pháp (lời dạy của Ngài), và Tăng Già, cộng đồng tâm linh của tăng ni. Đây là nhân tố quyết định quý vị có phải là một Phật tử hay không. Nếu quý vị quy y Tam Bảo, quý vị là Phật tử; còn nếu khác đi thì không phải. Chúng ta có thể quy y ở nhiều trình độ khác nhau của sự thậm thâm, tùy thuộc trên mức độ thông tuệ của chúng ta. ..Đức Phật là vị thầy, người hướng dẫn và chỉ đạo tâm linh của chúng ta. Do thế, những hành vi thân thể, lời nói và tư tưởng phải phù hợp với lời dạy của ngài.
30/05/2011(Xem: 18734)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
12/05/2011(Xem: 5889)
Nhiều lý thuyết siêu hình của Phật giáo tỏ ra xa vời, khó hiểu và khó tiếp cận đối với độc giả trung bình chưa được chuẩn bị để tiếp nhận chúng. Đó là vì chúng đòi hỏi một sự thông hiểu sâu sắc và lâu dài các định luật của thế giới tâm linh và tiết nhịp của đời sống tinh thần, chưa nói đến khả năng hãn hữu cần có để duy trì sự suy nghiệm khô khan. Thêm vào đó, các nhà tư tưởng Phật giáo lại tạo nên một số giả định ngầm mà các triết gia Tây phương hiện đại đã minh nhiên bác bỏ. Thứ nhất, chung cho hầu hết mọi người Ấn độ bình thường*, khác với người châu Âu có tính ‘khoa học’, tư tưởng lấy những kinh nghiệm du-già làm nguyên vật liệu cho phản tỉnh triết học.
11/05/2011(Xem: 4772)
Trong cuộc sống thường nhật của con người, ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng trọng yếu. Không có ngôn ngữ con người không thể diễn đạt được bất cứ điều gì, từ những cảm quan thường nghiệm đến những tư duy siêu việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567