Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Tấm Lòng Với Cuộc Đời

26/10/201309:16(Xem: 26742)
13. Tấm Lòng Với Cuộc Đời



Mot_Cuoc_Doi_01
13. Tấm Lòng Với Cuộc Đời






Tuyết băng và mây mù như trùm lấp những dãy núi phương bắc, chẳng còn nhìn thấy Himalaya là đâu. Nơi nào cũng là tuyết, nơi nào cũng từng trận gió rét buốt thổi tràn qua các vương quốc nhỏ bé nằm nép mình bất an đã mấy ngàn đời dưới cái khắc nghiệt của thiên nhiên. Ánh nắng mặt trời trốn lạnh trong đám mây đùng đục màu sữa. Không có một tiếng chim hót. Không có một màu xanh. Không còn nhìn thấy một con đường. Tuyết, tuyết tràn lấp tất thảy. Sông suối đều bị đóng băng. Vạn vật như chìm trong cái chết vĩnh cửu. Những bộ xương khô của cây cối đứng trơ mình khổ hạnh, thi gan với trời đất... Chừng mươi ngày, nửa tháng sau, trời ấm lên một chút, một vài ánh nắng nhợt nhạt như da người bệnh, hắt cái vàng ủng lên đầu cây. Băng tan từng phân tử nhỏ, tuyết lại nhẹ nhàng bay như mưa hoa. Vạn vật cựa mình he hé mở mắt. Vài bóng người trùm kín áo bông, áo da xuất hiện đó đây... Sự sống dần dần cử tay, động chân...

Trong Cung Vui mùa đông, mọi người không biết cái lạnh là gì. Từng bức tường với màu sắc rực lửa, đỏ ngọn. Khí ấm của củi thơm len lỏi khắp mọi nơi. Nhạc ca vẫn dặt dìu. Các buổi tiệc nhẹ vẫn tiếp diễn. Các ông hoàng vẫn đạp tuyết sang chuyện trò, vui chơi cùng thái tử. Có họ thì Cung Vui đỡ hiu quạnh. Họ thảo luận nhiều vấn đề. Thái tử bàn với họ rằng, cải cách toàn diện thì thất bại, tại sao chúng ta không đánh từng điểm một, nghĩa là triển khai lãnh vực nào mà không đụng chạm đến hoàng gia? Điểm nào dễ thực hiện nhất trong tầm tay của mình? Kết quả cuộc hội thảo nhất trí bắt tay việc tương tế, các ông hoàng tình nguyện hùn góp tài sản của mình; và công việc này phải cậy nhờ lệnh bà Gotamī, Yasodharā, Sundarī Nandā và một số thị nữ trong Cung Vui đảm trách. Việc này nên tiến hành lặng lẽ, không phải xin phép. Việc thứ hai quy mô hơn một tí, tức là vận động mở trường, mời các giáo sư bà-la-môn trong nước và cả nước ngoài dạy dỗ con em sát-đế-lỵ, ra tay đào tạo nhân tài...

Hôm ấy trời còn lạnh căm căm, tuyết đã tan, đất trời khô ráo, thái tử và những ông hoàng, con các đức thân vương, vào cung, xin đức Suddhodana cho họ được thực hiện ước muốn của mình, bảo đảm không sử dụng chi phí ngân sách của vương quốc. Đức vua ngạc nhiên hỏi:

- Việc này không đụng chạm đến ai, có thể thực hiện được; nhưng ngân sách lấy ở đâu ra?

Mahānāma cười đáp:

- Thưa, cho chúng con được giữ bí mật!

- Được! Đức vua cười hỷ xả - Có công việc làm hữu ích, các con sẽ vui mà trẫm cũng vui!

Thái tử và các ông hoàng rất phấn khích. Thời tiết bắt đầu dễ chịu vào cỡ tháng giêng, ban ngày khí hậu lạnh mát là họ bắt tay vào việc.

Lệnh bà Gotamī, Yasodharā, Sundarī Nandā sau nhiều đêm, nhiều ngày thảo luận với nhau, và đã trình bày trước ban chỉ huy một kế hoạch như sau:

- Đã cho người đi nghiên cứu để xác định những nơi nào là trọng điểm cần ưu tiên một.

- Thứ tự tương tế là đói, bệnh sau đó mới đến nghèo.

- Cấp vốn liếng, thuê thợ thầy dạy công ăn việc làm cho họ.

Các ông hoàng vui vẻ vỗ tay. Ānanda nói:

- Con xin góp vốn từ thiện là một ngàn đồng tiền vàng kahāpana (khoảng chừng 100 con bò sữa).

Sau đó, Mahānāma, Bhaddiya, Kāḷudāyi... cũng đều ủng hộ mỗi người một ngàn đồng tiền vàng. Mọi người đều nhất trí con số khởi đầu đó. Thái tử chợt nhíu mày, hỏi mọi người:

- Trong chúng ta, ai biết, một ngày của người dân nghèo, chi phí ăn uống hết bao nhiêu māsaka?

- Chừng hai māsaka! Lệnh bà Gotamī trả lời.

- Vậy thì, Thái tử tính nhẫm - Một đồng tiền vàng ăn được bốn đồng pāda, một đồng pāda ăn được năm đồng māsaka; nói cách khác, một đồng kahāpana nuôi được mười người trong một ngày.

Nanda sung sướng xen vào:

- Vậy thì em cũng xin nuôi mười ngàn người trong một ngày.

- Đúng, chính xác! Thái tử nói - Vậy thì chúng ta hãy vận động trong hoàng tộc, thân hữu... mọi người hãy cùng hào phóng biếu tặng một ngàn đồng tiền vàng kahāpana; chừng năm mươi người, ta sẽ có số tiền năm trăm ngàn, đủ chi phí cho bước đầu về tất cả các khoản từ ưu tiên một đến ưu tiên ba của mẫu hậu rồi! Thái tử nhìn Bhagu - Còn đệ lo giúp những việc khó khăn bên ngoài, sẽ phối hợp để tổ chức, sắp xếp trình tự các công đoạn cho chu đáo. Việc chi phí cho công ăn việc làm, chúng ta sẽ tính sau.

Thấy mọi người ai cũng hoan hỷ, thái tử rất sung sướng.

- Còn việc trường học, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu? Bhaddiya lo lắng hỏi - Hay chỉ việc góp gió thành bão?

- Chúng ta sẽ quyên góp rộng rãi, có chiến lược hơn. Này nhé! Thái tử nói - Chúng ta hãy đi du thuyết các quan tổng trấn, nói rằng sẽ có chương trình đào tạo con em giai cấp chiến sĩ thành tài, sau đó sẽ trở về địa phương, ra tay góp sức cho thành phố, thị trấn của mình. Chúng ta hãy thuyết phục họ rằng, muốn cho xứ sở bản hạt có một tương lai sáng sủa thì phải biết đầu tư nhân tài ngay từ bây giờ!

- Hay lắm! Thuyết phục lắm! Bhaddiya nói - Theo đệ biết, chúng ta có chín thành phố, thị trấn; thành phần chiến sĩ mỗi nơi có từ năm đến tám trăm người; tối thiểu mỗi trấn thành, chúng ta chiêu sinh được con em có khả năng theo học cũng từ hai đến ba mươi người. Cái trường học của chúng ta trong tương lai có thể lên đến hai trăm năm mươi sinh viên đấy.

- Nói tóm lại, Thái tử lạc quan nói - Trấn thành nào thì tự lo cho trấn thành nấy, từ việc đóng góp cơ sở vật chất cho đến chi phí học hành. Còn riêng tại kinh thành Kapilavatthu thì chúng ta phải tự lo.

Mahānāma chợt nói:

- Chúng ta tự lo, nhưng chỉ bao chót. Đệ có kế hoạch là đi quyên tài các ông chủ ngân hàng, ông chủ các nghiệp đoàn; nói tóm gọn là sẽ nói như thế nào để cho các ông nhà giàu phải mở hầu bao!

Kāḷudāyi thủng thỉnh mở lời, phân nhiệm vụ:

- Đệ, Kimbila... sẽ cùng làm nhà du thuyết các ông nhà giàu. Huynh, Bhaddiya đều là người có uy tín lớn với các trấn thành, hãy đi thuyết phục các quan tổng trấn!

- Hay lắm! Có vẻ thuận buồm xuôi gió rồi! Thái tử bèn phân công thêm - Bây giờ, Ānanda và Anuruddha tìm kiếm địa điểm xây dựng; còn ta phụ trách phác thảo ngôi trường cùng dự toán ngân khoản. Nếu không có gì trở ngại, một tháng nữa, thời tiết thuận lợi, chúng ta sẽ khởi công...

Mọi người chia tay, từ ngày mai ai cũng có công việc. Niềm hy vọng lóe sáng trong từng ánh mắt...

Mùa xuân, tháng giêng, thời tiết Kapilavatthu rất đẹp. Khắp nơi, cây lá ươm lộc xanh, trăm hoa khoe nụ búp, gió phơi phới mát lành. Sự sống rì rào, xôn xao trong làn nắng nhẹ, trong từng tế bào non của người và vật...

Yasodharā mấy lúc này má đỏ hây hây, dáng dấp nhanh nhẹn, gót sen thoăn thoắt đi về; mọi công việc tương tế rất thuận lợi. Tuy nhiên, tối về, lúc nào nàng cũng có tâm sự. Lúc thì, “Thái tử ạ! Đa phần họ không cần phân biệt nước sạch, nước dơ; khe rãnh hang hố nào cũng múc nước ăn uống, tắm giặt được. Họ không có một ý niệm nào về vệ sinh! Lần khác, thì, thái tử ơi! Họ biếng nhác quá. Họ lười thành tinh rồi. Họ thích ngồi một chỗ. Họ thích đưa cái ăn tới tận miệng. Họ ưa nhịn ăn hơn là làm việc. Chẳng biết giáo dục họ ra làm sao nữa!” Chưa thôi, nàng còn có những nhận xét rất tinh tế khác nữa, “Thái tử à! Cái nguy hiểm nhất là cái tâm của họ. Dường như mọi tính xấu như ham ăn, mê ngủ, ích kỷ, tham lam, cộc cằn, thô lỗ... là bản chất cố hữu, đã thành tật, đã mọc rễ ở trong họ từ đời não đời nao rồi! Thiếp có cảm giác cái việc làm từ thiện này không mang đến hiệu quả như chúng ta mong đợi...”

- Này Gopā! Thái tử nói - Ta hiểu, ta biết. Nàng đã có tấm lòng. Nàng đã vất vả nhiều!

- Thái tử đâu có tiếp xúc với họ mà nói biết?

- Hằng đêm, ta nghe tiếng gió. Gió nó nói rất nhiều bên tai ta. Nó nói những điều như nàng vừa tâm sự. Nó còn nói rất nhiều nữa, rất nhiều nữa...

- Rất nhiều nữa ư? Là gì vậy, thái tử?

- Từ từ thôi mà, Gopā! Vả chăng, ta cũng còn đang suy tư về những điều ấy. Là những cơn gió hư vô rất lạnh lùng, Gopā! Một lúc nào đó, ta sẽ nói! Hãy ngủ đi! Hãy ngủ đi nào...

Đêm nào cũng vậy. Lúc Yasodharā dần dần chìm vào giấc ngủ là lúc thái tử gác tay lên trán, trăn trở, thao thức... “Cái ăn, cái mặc, cái đói, cái nghèo... kể cả tham lam, biếng nhác, ích kỷ... chúng từ đâu có? Dẫu cho ăn, cho mặc thì tham lam, ích kỷ... có vì vậy mà giảm đi? Ồ, không thể nữa rồi! Những người giàu sang, ăn sung mặc sướng dường như tâm tham lam, ích kỷ lại nhiều hơn... Bằng chứng là dòng tộc Sākya của chúng ta đấy!” Thái tử lại thở dài... “Nếu chưa tìm ra lời giải này, thì ta cứ hãy làm việc gì nghĩ là có ích cho đời!”

Hôm ấy, Ānanda và Anuruddha tìm đến nói là đã chọn lựa được hai khu đất rất đẹp, đẹp vô cùng, tùy nghi thái tử chọn lựa. Thái tử nhìn sắc mặt hí hửng của hai người, cười cười nói:

- Vậy là khu đất ấy chắc không ở xa điền trang của quý đệ chứ?

Cả hai ngạc nhiên, đồng nói một lượt:

- Sao hoàng huynh biết?

- Chỉ là suy đoán thôi mà! Quý đệ có tài ngoại giao nên đã thuyết phục chư vị thúc vương hiến tặng đất, có phải không?

- Đúng thế! Họ mở tròn mắt chăm nhìn thái tử.

- Còn nữa! Thái tử chậm rãi nói tiếp - Biết đâu, quý đệ còn vận động được hơn cả trăm ngàn đồng tiền vàng ấy chứ!

- Đúng thế! Đúng là trăm ngàn, không trật một xu! Tài thiệt! Hoàng huynh có thần thông rồi!

Thái tử mỉm cười, giải thích:

- Thật ra, cũng dễ thôi! Cả hai vị thúc vương đều có ý ủng hộ kế hoạch cải cách của chúng ta ngay từ đầu. Tấm lòng của hai vị lại rộng rãi nữa, nên con số một trăm ngàn, đoán đại mà lại trúng!

Cả hai cười xòa. Thái tử trải tấm giấy ép vỏ cây, trên đó vẽ phác thảo ngôi trường, chàng nói:

- Hai trăm rưỡi học viên thì chỉ cần hai dãy lầu khá dài và rộng, cỡ bằng kích thước gấp đôi hội trường của hoàng gia. Nhưng cơ sở nội trú thì lớn hơn, phải đầy đủ tiện nghi ăn ở, sinh hoạt, các công trình vệ sinh. Phía bên phải này là dãy lầu dành cho giáo sư ăn ở. Căn nhà trệt rộng lớn này là nơi phục vụ bếp núc cùng nhà ăn cho học viên. Ngôi nhà nhỏ xinh xinh này là nơi tiếp khách, cũng là chỗ cho các giáo sư lui tới bàn bạc công việc... Công trình này khá quy mô, chúng ta còn cần gặp gỡ các thầy bà-la-môn đã từng du học ở Takkasilā để nhờ bổ túc thêm ý kiến. Bản vẽ này chỉ là phác thảo sơ bộ, còn cần kỹ sư chuyên môn thiết kế, điều chỉnh lại. Tuy vậy, theo chiết tính ban đầu, tốn kém sẽ rất lớn, ước chừng bốn triệu đồng tiền vàng kahāpana cơ đấy!

Ai nấy đều cả kinh, thất sắc. Thái tử còn tiếp:

- Chi phí trang bị nội thất, học cụ, học liệu... cũng mất khoảng một triệu. Tốn kém trồng cây, vườn cảnh cho đẹp cũng phải mất hết hơn nửa triệu. Nhưng đáng ngại nhất là chi phí lương hướng hằng năm cho chừng hai mươi giáo sư tài giỏi. Bộ phận phục vụ bếp núc, một số nhân viên phụ tá chúng ta cũng phải thuê mướn. Vậy thì khi nào chúng ta có chừng khoảng sáu triệu đồng tiền vàng mới dám bắt đầu khởi công! Sau đó, phải chuẩn bị chừng bốn triệu đồng nữa cho chi phí điều hành, quản lý...

Con số tiền vàng ấy không phải nhỏ, không biết các ông hoàng đi du thuyết có mang lại kết quả nào không? Họ đã biết rõ không phải công việc hay đẹp nào cũng có người ủng hộ, nhất là những người lớn tuổi, có danh vọng, địa vị và nhiều tham vọng; trường hợp hai đức thân vương vừa rồi là một biệt lệ...

Đúng như nỗi lo của thái tử, ít hôm sau, Kāḷudāyi, Kimbila mặt mày ủ rũ, đến thông báo là kế hoạch vận động thất bại; cả kinh đô mà chỉ được năm ngàn đồng tiền vàng thì làm được gì! Rồi lần lượt Mahānāma, Bhaddiya với những cỗ xe ngựa lấm bụi, từ xa về, buồn bã nói, là đã khô nước bọt nhưng cũng chỉ thuyết phục được ba vị tổng trấn. Trong lúc mọi người nhìn nhau thở vắn than dài thì lệnh bà Gotamī cho thị nữ tìm đến, báo một tin vui là đức vua Suddhodana ủng hộ một triệu đồng tiền vàng...

Niềm vui nhỏ không khỏa lấp nổi nỗi buồn lớn. Lâu lắm, thái tử chợt hỏi Mahānāma và Bhaddiya:

- Thế còn việc chiêu sinh?

- Không lạc quan lắm! Mahānāma nói - Bình quân mỗi trấn thành có chừng sáu trăm người thuộc tập cấp chiến sĩ; gia đình nào con cháu cũng đông từ tám đến mười hai người. Vậy chúng ta chỉ nhẫm tính, sẽ biết rằng, trong tám mươi gia đình có được mấy người con trai có khả năng theo học đại học? Ngay kinh thành Kapilavatthu cũng chỉ có chừng mười chàng trai thuộc gia đình chiến sĩ giàu có hoặc con các vị tướng sát-đế-lỵ là có khả năng, vì họ đều thuê các thầy giáo bà-la-môn dạy học từ nhỏ.

Bhaddiya tiếp lời:

- Nếu tập trung hết, nhiều nhất cũng chỉ có chừng ba bốn chục học viên! Vậy thì không gọi là trường mà gọi là lớp!

- Là lớp, cũng được chứ sao! Thái tử gật đầu - Chúng ta không có quyền bỏ cuộc! Đừng nản chí, đừng đầu hàng, các bạn! Hãy nỗ lực hết sức mình, “không thành công thì cũng thành người”! Các ông hoàng đều nhất trí, xem câu nói ấy là châm ngôn hành động.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 6433)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánh – Phật giới (buddha-dhātu), v.v., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều, nhưng làm tính khả năng để thành Phật, trên phương diệt bổn tánh chẳng phải là hai của chúng sanh và Phật để nói, thì có ý nghĩa nhất trí với nhau. Tại Ấn-độ, sự hưng khởi của thuyết Như lai tạng khoảng vào thế kỷ thứ 3 A.D., từ giai đoạn sơ kỳ Đại thừa tiến vào hậu kỳ Đại thừa Phật giáo.
25/11/2012(Xem: 6934)
Tôi đã trình bày cấu trúc căn bản của đạo lộ Phật giáo căn cứ trên lời giảng về ba chương trọng yếu: Quán mười hai chi duyên khởi, Quán ngã và vô ngã, Quán bốn thánh đế trong Trung Luận của ngài Long Thọ. Bây giờ chúng ta sẽ tiến vào phần thứ hai, làm cách nào đem tất cả các lí hội thông hiểu với cấu trúc này vào công cuộc tu tập Pháp thật sự. Tôi sẽ giảng giải điều này trên căn bản của một bản văn ngắn của ngài Tsong Khapa, “Ba phương diện chính yếu của đạo lộ” (“Three Principal Aspects of the Path”). Ba phương diện mà Ngài Tsongkhapa đề cập trong bản văn của ngài là xuất li siêu việt, tâm bồ đề, và tri kiến đúng về tính không.
22/11/2012(Xem: 15473)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
19/11/2012(Xem: 13136)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
19/11/2012(Xem: 9532)
Nhân minh học là gì? Môn học này của Phật giáo ở phương Tây thường gọi là logic học hay là Luận lý học. Viện sĩ Nga Th.Scherbatsky, trong bản dịch Anh ngữ cuốn "Nyaya bindu" của Luận sư Ấn Ðộ Dharmakirti (Pháp Xứng) cũng dịch đầu đề cuốn sách là "A short treatise of logic" tức "Một bộ luận ngắn về logic".
16/10/2012(Xem: 8351)
Nghiệp (Karma) là một đề tài nghiên cứu lớn của các nhà triết học và tôn giáo Ấn Ðộ, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nó luôn luôn là đề tài thảo luận sôi nổi của con người,con người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu sau cuộc sống này, là câu hỏi muôn thuở và mãi mãi về sau...
03/10/2012(Xem: 9297)
Tinh túy của đạo Phật là: nếu có khả năng, ta nên giúp đỡ người khác; nếu không thể giúp họ, thì tối thiểu nên hạn chế việc gây hại cho họ. Đây là tinh túy của cách sống một cuộc đời đạo đức. Mỗi một hành động đều bắt nguồn từ một động cơ. Nếu ta phương hại người khác, điều này bắt nguồn từ một động cơ; và nếu ta giúp đỡ người khác, điều ấy cũng bắt nguồn từ một động cơ. Thế nên, để hỗ trợ hay phục vụ người khác, chúng ta cần một động cơ nào đấy. Vì thế, ta cần các khái niệm nào đó.Tại sao ta lại giúp đỡ và không phương hại người khác?
20/09/2012(Xem: 6235)
Chúng ta đang sống ở một thời đại đặc biệt. Phật pháp bây giờ đã được khắp thế giới biết đến. Phật pháp được thực hành ở những vùng đất mới, trong dân chúng với những truyền thống và mối quan tâm khác nhau. Phật pháp đang đóng góp vào một nền văn hóa mới toàn cầu. Điều này thật thú vị và phấn khích. Và là những Phật tử chúng ta có thể hân hoan khi thấy rằng năng lực chữa trị của lời dạy Đức Phật đang được người ta lắng nghe khắp nơi. Nhưng có một mặt khác của việc phát triển này. Việc truyền bá Phật pháp đến một nền văn hóa mới, đặc biệt khi nền văn hóa đó đang gia tăng ưu thế toàn cầu, tạo ra cho Phật giáo những nguy cơ. Tôi xin nói rõ nguy cơ này. Thế giới hiện đại đã phát triển mà không có sự hiểu biết về Pháp (Dharma). Những thực hành, giá trị và quan điểm hiện đại được đặt cơ sở nơi những khái niệm, sự nhận thức và niềm tin mà chúng thường trái ngược với lời dạy của Đức Phật. Đây là nơi nguy cơ tiềm tàng. Nếu những người phương Tây thích ứng với Phật giáo quá nhanh chóng, nhìn
18/09/2012(Xem: 12958)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
06/09/2012(Xem: 4286)
Gần năm tháng nay, hắn đã sống hững hờ như một thây ma; mỗi ngày bắt đầu lại một mặt trời cũ, dâng lên trên những mái nhà một xác thối của mặt trời, ánh sáng của đèn cầy còn dễ thở hơn ánh sáng của mỗi ngày dư máu. Máu ứ đọng lại trong lòng mặt trăng của tư tưởng. Hắn thù ghét sanh từ, động từ “ý thức” và thù ghét cả tính từ “ý thức”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]