Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Ý nghĩa của việc tụng kinh

18/09/201215:28(Xem: 10274)
7. Ý nghĩa của việc tụng kinh

Ý NGHĨA CHÂN THẬT VỀ PHẬT GIÁO

Thích Hạnh Phú

V. Ý NGHĨA CỦA NHỮNG VẬT ĐƯỢC THỜ CÚNG

V.7. Ý nghĩa của việc tụng kinh

Trong Tịnh Độ Hoặc Vấn của Thiền sư Thiên Như và Kinh Vô Lượng Thọ của HT. Tịnh Không ghi: vào thời đức Phật còn tại thế thì việc tụng kinh chưa hình thành. Ngày ngày đức Thế Tôn nhị thời (bằng 8 tiếng đồng hồ ngày nay) thuyết pháp, với 49 năm hơn 300 hội (thuyết pháp). Hàng đệ tử sau khi nghe xong, thực hành quán chiếu tư duy tu tập thiền định chứng quả.

Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc từ năm 67 Tây lịch (niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ 10 - đời vua Minh Đế nhà Hậu Hán) mãi cho đến vào thời nhà Đường (618 – 907), thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720 – 814) lập ra thanh qui thiền môn và soạn ra 2 thời công phu sáng – tối. Mục đích để người đời sau nương vào đó mà tu tập, thúc liễm thân tâm. Tụng kinh là một trong những phương pháp tu nhằm ôn lại lời Phật dạy, đồng thời để ba nghiệp được thanh tịnh an lạc. Khi phật tử ngồi tụng kinh, tư thế ngồi bất động để tụng kinh, thân thể chúng ta đang từng bước trở nên an tịnh, thuần khiết, nhờ đó chúng ta tránh được tất cả các hành vi xấu ác của thân như giết hại, trộm cướp, tà dâm. Ngoài ra, do miệng đọc tụng lời kinh, các lời nói mang tính chất sai sự thật, ác độc, thêm bớt và nói lời vô nghĩa không có cơ hội để phát triển. Khi đọc kinh thì miệng của chúng ta xướng lên những lời lẽ đạo đức, trí tuệ, nhờ đó chúng ta có cơ hội vun trồng các hạt giống thiện. Như vậy, trong hành động tụng kinh, chúng ta xa lìa được mười nghiệp ác, ba của ý, ba của thân và bốn của lời nói. Nói cách khác, trong khi tụng kinh chúng ta đã huấn luyện ba nghiệp của mình về con đường lương thiện và đạo đức. Kinh điển của Phật giống như một tấm bản đồ, là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta sống đời chân chánh, để gặt hái kết quả hạnh phúc ở đời này và đời sau. Đọc tấm bản đồ để biết được con đường, để đi đúng đường, để đến đúng đích. Đây là con đường mà ba đời chư Phật đã đi qua, diệt trừ tận gốc rễ của khổ đau, đạt được an lạc và giải thoát. Cũng để “minh Phật chi lý” hiểu rõ những lời dạy về chân lý vũ trụ nhân sinh, sanh, già, bệnh, chết, khổ, không, vô thường, vô ngã, v.v…và đem áp dụng vào cuộc sống nhằm lợi người lợi mình.

Tụng kinh không phải để cầu nguyện Phật và Bồ tát gia hộ cho mình, gia đình và thân quyến tai qua nạn khỏi, thăng quan tiến chức, làm ăn thịnh vượng, tuổi thọ tăng trưởng, sở nguyện tùy tâm, kiết tường như ý. Tụng kinh cũng không phải là sự mua bán hay trao đổi về sức khỏe, tài sản, giàu sang và phước báu. Tụng kinh không phải ngày ngày đọc cho Phật nghe - biết là hôm nay chúng ta có tụng kinh, trả bài cho Phật. Tụng kinh như thế còn có tội thêm. Mà theo HT. Tịnh Không thì ý nghĩa và giá trị của việc tụng kinh buổi sáng là phản tỉnh bản thân xem hôm nay đức Phật dạy chúng ta làm những gì, ứng xử giao tiếp đối đãi người – sự - vật như thế nào, khi chúng ta mang trên người 2 chữ “Phật tử”. Cũng giống như một học sinh ở nhà học bài, chuẩn bị bài vở trước khi đến trường học. Tụng kinh buổi tối là kiểm điểm bản thân xem hôm nay đức Phật dạy những điều gì nên làm chúng ta đã làm chưa, những điều gì Phật dạy không nên làm chúng ta có sai phạm không, nếu có thì mau mau phản tỉnh tự thân sám hối. Ngài nói: “kinh điển như một tấm kính”. Mỗi ngày chúng ta thường có thói quen soi mặt vào tấm kính để xem có vết bẩn trên khuôn mặt. Cũng vậy, chúng ta đọc kinh để nhằm soi rọi, hóa giải những vết bẩn trong tâm hồn. Để tìm lại con người thật của chính mình. Tìm lại “bản thiện”, “Phật tánh chân như” bất sanh bất diệt. Đó là ý nghĩa và giá trị của việc tụng kinh.

Cũng theo HT. Tịnh Không thì việc tụng kinh đám ma (chết) có từ năm 755 tức đời Vua Đường Minh Hoàng (Đường Huyền Tông). Đường Minh Hoàng say đắm Dương Quý Phi (một trong tứ đại mỹ nhân Trung Quốc), suốt ngày đêm cùng nàng yến tiệc đàn ca, bỏ cả việc triều chính. Nhà vua lại tin dùng An Lộc Sơn là một võ tướng người Đột Quyết, cho giữ phần chỉ huy nửa lực lượng quân sự của triều đình.

Bấy giờ, anh Dương Quý Phi là Dương Quốc Trung nắm giữ toàn quyền binh lực. Thấy An Lộc Sơn như cái gai trước mắt nên định mưu hại. Năm 755, An Lộc Sơn cử binh từ quận Ngư Dương đánh thẳng vào kinh đô Trường An, lấy lí do "trừ bỏ gian thần Dương Quốc Trung". Trong triều đình lúc bấy giờ phó nguyên soái Quách Tử Nghi đem binh dẹp tan được cuộc nổi loạn. Thấy quân lính và nhân dân chết nhiều, vua Đường Minh Hoàng thỉnh quý thầy soạn ra một nghi thức tụng kinh. Sau đó ra ngoài chiến trận lập đàn siêu độ cho các quân lính, lúc này nhằm năm Khai Nguyên. Trong dân gian thấy triều đình làm như thế liền bắt chước theo. Từ đó việc tụng kinh đám được hình thành.

Tuy việc tụng kinh đám tang không phải do đức Thế Tôn đích thân nói ra, nhưng do vì lòng từ bi nên chư tổ muốn dùng phương tiện thiện xảo “dĩ giả độ chơn” nghĩa là thông qua lời kinh tiếng kệ nhằm đánh thức chúng sanh còn đang mê muội quay về với Phật tánh chân như. Người viết xin dẫn một câu chuyện có thật, chuyện này xảy ra nơi quê của mình.

Có một gia đình nọ, vợ chồng đều là tri thức giáo viên. Họ chưa một lần đi chùa, tìm hiểu giáo lý đạo Phật. Một hôm, trong gia đình có người con trai chết. Qua lời chỉ bày hướng dẫn của làng xóm, gia đình đến chùa thỉnh quý thầy về nhà tụng kinh siêu độ cho con trai. Nhờ qua lời kinh tiếng kệ của quý thầy đã đánh thức tâm hồn họ và từ đó gia đình thường xuyên đến chùa làm công quả, tụng kinh, tìm hiểu giáo lý để tu tập. Do đó, người viết nghĩ rằng nếu gia đình này không có người con trai chết thì có lẽ phải đến một thời gian lâu sau, gia đình này mới có cơ hội đến chùa, tìm hiểu giáo lý đạo Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2013(Xem: 5547)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
06/04/2013(Xem: 5063)
Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật nào để mà khả dĩ đi lại được ?
05/04/2013(Xem: 3648)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội, mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua ...
05/04/2013(Xem: 3917)
Lễ bái không có nghĩa là van vái thần linh để mong cầu điều gì có lợi cho mình, mà là sự khiêm cung biết hạ mình để học hỏi chân lý.
05/04/2013(Xem: 4159)
“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono.
04/04/2013(Xem: 2282)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
04/04/2013(Xem: 7209)
Lời người dịch: " Khái luận tư tưởng Phật học Ấn độ" là một tác phẩm nghiên cứu Phật học của học giả người Trung Hoa Lữ Trưng . Quan điểm của ông đối với việc nghiên cứu Phật học là chính đáng, vì phương pháp nghiên cứu của ông gắn liền với sử học, nghĩa là tư tưởng và bối cảnh xã hội không thể tách rời nhau.
02/04/2013(Xem: 3520)
Lâu nay, đa số Phật tử quan trọng ngày Phật Đản Sinh hơn là ngày Phật Thành Đạo.
01/04/2013(Xem: 6743)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6513)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]