Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Thập Nhị Nhân Duyên

15/04/201214:23(Xem: 7568)
09. Thập Nhị Nhân Duyên
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

THẬP NHỊNHÂN DUYÊN

Lờigiới thiệu của người dịch:

Thậpnhị nhân duyên là một chủ đề quen thuộc, thường đượcđề cập và bình giải trong nhiều sách, bài viết cũng nhưbăng đĩa. Tuy nhiên chúng ta cũng thử tim hiểu xem Phật giáoTây phương tiếp cận và giải thích khái niệm này như thếnào.

Cóthể người đọc cũng sẽ ngạc nhiên đôi chút trên phươngdiện thuật ngữ, lý do là các học giả Tây phương nói chungkhông nhất thiết dựa vào kính sách bằng Hán ngữ để bìnhgiải và thông thường thì ngoài những tư liệu bằng tiếngHán các tác giả Tây phương còn căn cứ vào các kinh sáchbằng tiếng Phạn và tiếng Pali. Hơn nữa các học giả Tâyphương lại được thừa hưởng một gia tài văn hóa lâu đờivề triết học cũng như những hiểu biết cận đại về khoahọc, do đó kinh sách dịch thuật của họ khá cởi mở, minhbạch và chính xác, Trong khi đó kinh sách tiếng Việt lạichịu ảnh hưởng quá nặng nề từ kinh sách Trung hoa đã đượcdịch thuật từ nhiều trăm năm cho đến hàng ngàn năm trước.

Thậpnhị nhân duyêntrong kinh sách bằng ngôn ngữ Tây phươngđược dịch là Mười hai mối dây tương liênhay Mười hai mối dây lệ thuộc hoặc trói buộc.Gốc tiếng Phạn của Thập nhị nhân duyên là Dvadasanga pratityasamutpadahay còn gọi là Dvadasa nidana, nguyên nghĩa của các cụm từnày là mười hai mối dây tương tác, tương tạo hay tươngliên. Riêng chữ pratityasamutpada còn có nghĩa là sựtạo tác lệ thuộc hay sự tạo tác do điều kiện mà có. Người Tây phương dịch chữ pratityasamutpadainterdependance,thật hết sức đơn giản và chính xác, còn kinh sách gốcHán thì dịch chữ này là Lý duyên khởi.

Thídụ trên đây cho thấy một số khác biệt về thuật ngữgiữa kinh sách Tây phương và kinh sách gốc Hán. Thật vậy,ngôn ngữ dùng để chuyển tải Đạo Pháp rất quan trọng.Nếu một ngôn ngữ có cấu trúc ngữ pháp minh bạch, có khảnăng thích ứng với khoa học và triết học hiện đại thìsẽ có nhiều hy vọng mang Đạo Pháp đến gần với con ngườitrong các xã hội ngày nay hơn.

Mặtkhác, trên phương diện nội dung thì khái niệm về Thậpnhị nhân duyênlà một khái niệm khá khó để nắmbắt và thấu triệt, vì khái niệm này bao hàm khá nhiều hiệntượng liên quan đến cả hai thế giới vừa vật-chất vàphi-vật-chất, liên đới với sự hiện hữu của con ngườicả trên phương diện thể xác lẫn tâm thần. Sự tổng kếthay tổng hợp ấy lại dựa vào thật nhiều quy luật khácnhau như nguyên nhân hậu quả, sự tương liên (pratityasamutpada- lý duyên khởi), sự tái sinh, hiện tượng vô thường, v.v...Thật ra thì mọi hiện tượng trong vũ trụ đều tùy theo cơduyên mà biến động không ngừng, không nhất thiết phảitheo chiều dọc hay chiều ngang. Tuy nhiên Đức Phật đã chọnra mười hai biến động trực tiếp nối kết nhau thành mộtvòng tròn để chỉ cho chúng ta nhìn thấy một cách cụ thể,trực tiếp và đơn giản về cách thức hiện hữu của chínhchúng ta trong thế gian này. Mười hai chiếc khoen của sợidây xích đó đang tác động để buộc chặt sự hiện hữucủa chúng ta và kìm giữ chúng ta bất tận trong cõi ta bà.

Chukỳ liên kết mười hai hiện tượng thường được cụ thểhóa bằng một bánh xe vẽ trên một tấm tranh gọi là Thăng-ka(thanka). Bánh xe đó mang tên làBánh xe của sự hiệnhữuhay Bánh xe luân hồi. Hình vẽ trêntrên tấm Thăng-ka rất phức tạp vì bao hàm thật nhiều chitiết. Ngoài tính cách thiêng liêng biểu hiện cho Đạo Pháp,tấm Thăng-ka còn có mục đích giúp người Phật tử nhìnvào đó để tìm hiểu và học hỏi về Phật pháp mà khôngcần phải biết đọc, chỉ cần nghe giảng một lần là hiểu,nếu không nhớ hết thì nhìn vào những biểu tượng củatấm Thăng-ka sẽ nhớ lại ngay. Nếu có nhiều thì giờ thìcó thể ngồi xem để chú tâm vào đấy mà chiêm nghiệm từngchi tiết một.

Phầnthuyết giảng dưới đây là một bài lược dịch từ hai buổiphát sóng trên đài truyền hình France 2 của nước Pháp, thuộcchương trình hàng tuần về Phật giáo do Tổng hội Phật giáoPháp phụ trách. Hai buổi phát sóng được tổ chức vào haingày chủ nhật 5 và 12 tháng 8, năm 2007. Người thuyết giảnglà ông Pierre Arène, một khảo cứu gia chuyên ngành về Phậtgiáo thuộc Trung Tâm Quốc gia Khảo cứu Khoa học của Pháp(Centre National de la Recherche Scientifique - gọi tắt là CNRS),Ông đồng thời cũng vừa là khảo cứu gia và là thành viênban giảng huấn của trường Collège de France, một cơ quan giáodục và khảo cứu hàng đầu của nước Pháp, quy tụ cáchọc giả, triết gia và khoa học gia lỗi lạc nhất trong nước.Hơn thế nữa ông còn giữ chức chủ tịch Ủy ban Nghiên cứuPhật Pháp của hệ thống tu viện do đại sư Tây tạng làDagpo Rimpoché thiết lập tại Pháp và Âu châu. Vì thế thiếtnghĩ những gì do ông thuyết giảng dưới đây là kết quảnghiên cứu rất khoa học và nghiêm chỉnh. (Hoang Phong)

hoangphong-thapnhinhanduyen-01
CôAurélie Godefroy
hoangphong-thapnhinhanduyen-02
ÔngPierre Arène

Buổiphát sóng ngày 5 tháng 8 năm 2007

CôAurélie Godefroy: Hôm nay chúng ta sẽ trình bày về chủđề « Mười hai mối dây tương liên », đó là những gìsẽ chi phối số phận của chúng ta trong kiếp sau. Mười haimối dây tương liên là một trong những khái niệm đặc thùvà quan trọng trong giáo lý nhà Phật, tuy nhiên muốn tìm hiểuthấu đáo và nắm vững sự liên tục của mười hai mốidây không phải là dễ. Vì lý do đó mà chúng tôi quyết địnhdành ra hai buổi phát sóng cho chủ đề này. Vai trò của mườihai mối dây tương liên là gì? Khái niệm đó muốn nói lênđiều gì? Tại sao sự hiểu biết thấu đáo về mười haimối dây tương liên lại có thể giúp ta tự giải thoát khỏikhổ đau? Ông Pierre Arène được mời đến nói chuyện hômnay sẽ giải đáp cho chúng ta những thắc mắc vừa đượcnêu lên.

Xinchào ông Pierre Arène. Ông là khảo cứu gia thuộc Trung TâmQuốc gia Khoa Học Pháp (CRNS), chuyên ngành về Phật Pháp, đồngthời ông cũng là khảo cứu gia của trường Collège de France,và hiện ông cũng giữ chức Chủ tịch Ủy ban nghiên cứucủa Trung tâm Phật giáo Tây tạng Dagpo Rimpoché. Để khởiđầu cho buổi phát sóng hôm nay, chúng tôi xin ông vui lònggiải thích cho chúng tôi các thuật ngữ liên quan đến mườihai mối dây tương liên dùng để giải thích về chuỗi liênkết chính và các chuỗi liên kết phụ thuộc, cũng như toànthể chu kỳ luân hồi (trong phần thảoluận dưới đây không thấy giải thích chi tiết về các chuỗiliên kết phụ, có lẽ vì thời gian trình bày có giới hạn?).

ÔngPierre Arène: Đối với chuỗi dài liên kết chính thì hiệntượng tương liên kết nối mười hai mối dây với nhau tươngđối cũng dễ hiểu, mỗi mối dây đều phải lệ thuộc vàomột mối dây khác xảy ra trước đó, và phần nó thì sẽlàm phát sinh ra mối dây tiếp theo sau. Hiện tượng nối kếtnhư thế cũng xảy ra trong các chuỗi liên kết phụ thuộc,và riêng các chuỗi liên kết phụ thuộc thì cũng tương kếtvới nhau thật chặt chẽ. Đối với bánh xe luân hồi hay còngọi là chu kỳ hiện hữu thì có đôi chút khác biệt, mườihai mối dây tương liên biểu thị cho một sự vận hành toàndiện đưa đến sự tái sinh trong cõi ta bà. Và ý nghĩa củata bà là quay trở lại với sự sống này ngoài ý muốn củata, hết kiếp này đến kiếp khác, tiếp tục như thế vàsẽ còn tiếp tục như thế. Sức mạnh của nghiệp và cácyếu tố bấn loạn là các động cơ thúc đẩy sự tái sinhđó.

CôA.G.:Có đúng đấy là những gì được trình bày trongtấm tranh gọi là bánh xe hiện hữu hay không?

hoangphong-thapnhinhanduyen-03
Bánhxe hiện hữu còn gọi là bánh xe luân hồi.
[Thậtra sơ đồ trên đây rất phức tạp và phong phú về ý nghĩa,gần như là một quyển kinh thu gọn, nếu muốn giải thíchđầy đủ phải cần thật nhiều thì giờ]

ÔngP. Arène:Bánh xe hiện hữu hay luân hồi được chia thànhsáu khu vực phân bố chung quanh một trung tâm, đại khái giốngnhư hình ảnh một cái cối xay. Sáu khu vực tượng trưng chosáu thể dạng hiện hữu: đó là cõi thiên, cõi bán-thiênhay thánh nhân - tùy theo sách dịch -, cõi người, cõi súc sinh,cõi ngạ quỷ và cõi địa ngục. Trục của bánh xe tượngtrưng cho hình ảnh quay tròn của sự hiện hữu, khu vực củatrục thường được biểu thị bởi ba con vật là: con heo,con rắn và con gà trống.

CôA.G.: Ba con vật ấy là biểu tượng của ba thứ nọc độc(tam độc: tham, sân, si)có đúng thế không, thưa ông?

ÔngP. Arène: Đúng, đấy là ba thứ nọc độc. Nhưng tại saolại gọi là nọc độc? Bởi vì chúng sẽ mang lại nhữnghậu quả tiêu cực. Con heo tượng trưng cho vô minh và vô minhlà nguyên nhân tạo ra thù ghét và bám víu, thù ghét và bámvíu thì được tượng trưng bởi con rắn và con gà (trênbiểu đồ, ba con vật cắn đuôi nhau và quay tròn).Vô minh cũng là nguyên nhân tiên khởi làm phát sinh ra toànbộ mười hai mối dây tương liên. Chính vì vô minh mà chúngta phải tái sinh vào cõi ta bà, dầu cho tái sinh trong một hoàncảnh tốt đẹp hay tệ hại cũng vậy.

CôA.G.: Xin ông vui lòng giải thích toàn bộ mười hai mốidây tương liên trước khi phân tích chi tiết từng mối dâymột.

ÔngP. Arène:Nếu thế thì phải bắt đầu từ phần bên trêncủa bánh xe: phần này tượng trưng cho vô minh (mốidây 1: vô minh, avidya). Kế đó là nghiệpkhai mào hay là nghiệp phát khởi - tùy theo cách dịch từ tiếngPhạn hay tiếng Tây tạng (mối dây2: hành, tức là sự tạo nghiệp, samskara).Tiếp theo đó là tri thức (mối dây3: thức, vijnana), tri thức lại làmphát sinh ra mối dây kế tiếp gọi là danh xưng và hình tướng(mối dây 4: danh sắc, namarupa).Tiếp theo là sáu cơ sở hay sáu lãnh vực hiểu biết (mốidây 5: lục căn, tức các khả năng giác cảm, ayatana), sáulãnh vực hiểu biết tạo ra sự tiếp xúc (mốidây 6: xúc, sparsa), tiếp xúc tạo rasự cảm nhận (mối dây 7: thụ, sựcảm biết, vedana), cảm nhận hay cảmbiết kéo theo sự thèm khát (mối dây8: ái, trsna), sự thèm khát sinh ra bámvíu (mối dây 9: thủ, chiếm giữ, upadana), bám víu làm phátsinh sự hiện hữu (mối dây 10: hữu,sinh khởi, bhava), và chính sự hiệnhữu sẽ đưa đến sự sinh (mối dây11: sinh, jati), và sau sự sinh thì nhấtđịnh phải già và chết (mối dây12: lão tử), toàn bộ chuỗi dài níukéo đó gọi là mười hai mối dây tương liên.

CôA.G.: Đến đây chúng ta trở lại tìm hiểu từng mối dâymột và bắt đầu bằng mối dây thứ nhất tượng trưng chovô minh nguyên thủy. Tại sao lại gọi là nguyên thủy?

ÔngP. Arène: Có ít nhất hai lý do để gọi sự vô minh ấylà nguyên thủy. Lý do thứ nhất là nó khơi mào và làm phátsinh ra toàn bộ mười hai mối dây liên kết.

CôA.G.: Vô minh được tượng trưng như thế nào trên bánhxe luân hồi?

ÔngP. Arène:Vô minh được tượng trưng bởi một bà già mù lòa chốnggậy đang mò mẫm đi. Hình ảnh bà cụ được trình bày trênphần cao nhất của bánh xe.

CôA.G.: Hình ảnh đó muốn nói lên điều gì?

ÔngP. Arène: Sự mù lòa của bà cụ già tượng trưng cho sựu tối, tức là đặc tính của vô minh. Chiếc gậy của bàcụ tượng trưng cho sự cảm nhận sai lầm về hiện thực.Sai lầm, bởi vì cây gậy chỉ giúp cho bà cụ nhận biếtđược đường đi, nhưng sự nhận biết đó rất giới hạnvà phiến diện.

CôA.G.:Có hai thứ vô minh. Vậy xin ông trình bày chi tiếthơn.

ÔngP. Arène: Vô minh thứ nhất gọi là vô minh nguyên nhân,loại vô mình này cũng khá dễ hiểu. Dầu sao thì vô minh nguyênnhân cũng chỉ giữ tầm quan trọng thứ yếu, chỉ cần trìnhbày sơ lược cũng đủ. Đó là loại vô minh liên quan đếnsự kiện không phân biệt được một nguyên nhận nào haymột hành động nào sẽ mang lại hậu quả tốt, cũng khôngphân biệt được một hành động nào hay một nguyên nhânnào sẽ mang lại một hậu quả xấu. (câutrả lời thật đơn giản nhưng hết sức cao siêu và cô đọng,đây là định nghĩa về nghiệp mà chúng ta thường hiểu vàthường được nghe giảng: hành động tốt sinh ra quả tốt,hành động xấu sinh ra quả xấu. Tuy nhiên trên thực tế thìta hành động nhưng không hề ý thức được hậu quả sẽphát sinh từ hành động ấy sẽ ra sao, chẳng hạn như nhữngngười hung dữ không ý thức được hành động của mình,những người đồ tể vừa làm việc vừa vui đùa hay trongđầu đang nghĩ đến một chuyện khác. Đó là một cách tạonghiệp tiêu cực mà không biết là minh đang tạo nghiệp tiêucực)

CôA.G.:Còn loại vô minh thứ hai là gì?

ÔngP. Arène: Loại vô minh thứ hai rất quan trọng, bởi vìnó giữ vai trò chủ động đưa ta tái sinh trở lại trong cõita bà dưới một thể dạng thuận lợi hay bất thuận lợi.Loại vô minh đó gọi là vô minh về sự nhận biết sailầm về cái tôi, cái ngã, về cái chủ thể gọi là tôi.Có thể kể ra rất nhiều thí dụ trong đời sống hằng ngày.Thí dụ như ta đang đứng trên miệng một hố sâu, hay trênmép mái nhà và ta sợ sẽ bị trượt chân, ta có cảm giácnhư sắp ngã đến nơi. Hoặc một thí dụ khác, trong mộttình huống nào đó ta bị vu khống trước đám đông là đãphạm vào một hành động không tốt. Trong hoàn cảnh đó tasẽ cảm nhận được một cái tôi thật mạnh (giậndữ), sự cảm nhận đó xâm chiếmtoàn bộ tâm thức ta, tất cả mọi suy tư và khả năng cảmnhận của ta đều bị tràn ngập và ta không còn để ý đếnbất cứ thứ gì khác nữa, kể cả thân xác và tâm thứccủa chính mình. Các thí dụ vừa kể cho thấy sự nhận biếtsai lầm về cái tôi, sự nhận biết ấy mang tính cách bẩmsinh và sâu kín, thông thường nó chỉ phát hiện trong cáctình huống như vừa kể trên. Tuy thế sự nhận biết vềcái tôi theo cách đó lại đứng ra điều khiển mọi hànhđộng của chính mình, (đây là loạivô minh dính liền với bản năng. Thí dụ thứ nhất mà ôngP. Arène nêu lên liên quan đến bản năng sợ chết khi đứngtrên mái nhà và thí dụ thứ hai liên quan đến bản năng tựvệ tức là bảo vệ cái tôi hay cái ngã của mình. Nếu mộtcá thể sinh ra làm người thì mang bản năng của con người,nếu sinh ra làm súc vật thì mang ban năng của một con thú,đó là những gì liên quan đến vô minh từ kiếp trước tứclà vô minh nguyên thủy. Vô minh nguyên thủy bị chi phối bởibản năng đứng ra điều khiển mọi hành động của ta đểtạo nghiệp buộc chặt ta vào thế giới luân hồi).

CôA.G.: Đúng vậy, chính đó là nguyên nhân làm phát sinh ramối dây tương liên thứ hai mà người ta gọi là nghiệp khaimào hay là nghiệp phát khởi. Vậy loại nghiệp đó là gì?

ÔngP. Arène: Tôi muốn được trình bày thêm những gì đãnêu lên trên đây liên quan đến sự nhận biết sai lầm vềcái tôi. Nếu ta xem cái ngã hay cái tôi hiện hữu một cáchtuyệt đối thì ta thường có xu hướng gán cho nó một vaitrò quá lớn. Ta sẽ rơi vào tình trạng trân quý cáitôi ấy quá đáng, và như thế sẽ có thể làm tổn hại đếnngười khác. Cái Tôi làm phát sinh ra Kẻ khác, (tứckhông phải là tôi). Sự cảm nhậnấy sẽ chi phối mọi hành động của ta trong mục đích bảovệ lấy cái ngã của chính ta, nói một cách khác là ta cốgắng tạo ra những hoàn cảnh ưu thế và thuận lợi nhấtcho cái tôi của riêng mình, không cần biết là cách xử thếđó có gây ra thiệt thòi cho người khác hay không.

CôA.G.: Có nghĩa là các phản ứng đó sẽ phát lộ qua cáchành động của chính mình?

ÔngP. Arène: Đúng như thế, đấy là cách thúc đẩy ta hànhđộng. Những gì vừa trình bày có lẽ đủ để trả lờicho câu hỏi mà cô vừa nêu lên liên quan đến mối dây tươngliên thứ hai, gọi là nghiệp khơi mào hay phát khởi, (cónghĩa là cái tôi bàng bạc và sâu kín trong mỗi cá thể thúcđẩy và chi phối mọi hành động của cá thể ấy để tạora nghiệp, và nghiệp đó gọi là nghiệp khơi mào và chúngsẽ phát khởi để đưa đến cái chết và sự tái sinh).

CôA.G.: Các loại nghiệp đó được tượng trưng như thếnào trên sơ đồ bánh xe luân hồi?

ÔngP. Arène:Nghiệp khơi mào hay phát khởi được trình bàytiếp theo sau hình ảnh mù lòa của bà cụ già. Nghiệp phátkhởi được tượng trưng bởi một người thợ đồ gốmđang nắn một cái bình trên một bàn quay. Hình ảnh đó tượngtrưng cho nghiệp mà chính mình đang uốn nắn để đưa đếnsự hiện hữu của chính mình trong tương lai.

CôA.G.: Vậy nghiệp phát khởi sẽ tạo ra những vết hằnin đậm trong tri thức của ta, và tri thức là mối dây thứba trong mười hai mối dây tương liên. Vậy vai trò của trithức là gì?

ÔngP. Arène:Mối dây thứ ba là kết quả phát sinh từ haimối dây thứ nhất. Người ta gọi mối dây này là tri thứcvà tượng trưng nó bằng hình ảnh một con khỉ trên biểuđồ bánh xe luân hồi. Tại sao lại tượng trưng bằng mộtcon khỉ? Bời vì tâm thức ta chưa buông vật này đã nắmbắt vật khác, giống như con khỉ nhảy hết cành này sangcành khác. Cái tri thức lạ lùng đó thật sự là cái gì?Chẳng qua đấy chỉ là những khoảnh khắc liên tục trêndòng tiếp nối của tâm thức ta và trong những khoảnh khắcliên tục ấy nghiệp tác động để lưu lại những vết hằn.Vậy chúng ta đã thấy rõ là mối dây ấy (tứcmối dây thứ 3: tri thức) sinh ra từtác ý (tức mối dây thứ 2: hành,sự tạo nghiệp) và vai trò của nólà lưu giữ lại các vết hằn do nghiệp tạo ra. Có thể nêulên thí dụ như sau, chẳng hạn như ta đi câu cá, đây chỉlà một thí dụ thôi, sẽ có hai trường hợp xảy ra, mộtlà sau khi câu được cá ta sẽ thả con cá xuống nước trởlại vì ta không muốn tạo ra đau khổ cho nó, (cũngxin nói thêm là trong các nước Âu châu có nhiều người thíchcâu cá, nhưng khi câu được cá thì lại thả chúng xuốngnước trở lại. Câu cá đối với họ chỉ là thú vui hay"thề thao" mà thôi). Hoặc ngược lạita rất thích ăn cá chiên và điều đó sẽ xui khiến ta cứgiữ con cá lại. Trong trường hợp này thì nhất định vàomột thời điểm nào đó trong tâm thức ta sẽ xảy ra ý định để cho con cá chết. Ý định đó là một tác ý:có nghĩa là tâm thức ta cố tình giữ lại con cá để giếtnó, tác động do tác tác ý ấy gây ra sẽ lưu lại một vếthằn của nghiệp trên dòng tri thức của ta, và nhất địnhđấy là một vết hằn mang tính cách tiêu cực.

CôA.G.:Và đó cũng là những gì sẽ làm phát sinh ra danh xưngvà hình tướng (tức mối dây thứ4: danh sắc), mối dây này được tượngtrưng trên biểu đồ bánh xe luân hồi bằng hai người đangngồi trên một chiếc thuyền. Vậy biểu tượng đó có ýnghĩa ra sao?

ÔngP. Arène: Trước hết là có hai người: một người tượngtrưng cho danh xưng, một người cho hình tướng. Tiếp theo làhình ảnh con thuyền tượng trưng cho sự chuyên chở ta từsự hiện hữu này sang sự hiện hữu khác, biến thân xácnày của ta thành thân xác của một cá thể mà ta sẽ trởthành trong tương lai, từ khi sinh cho đến lúc chết.

CôA.G.: Vậy vai trò của mối dây ấy là gì?

ÔngP. Arène: Có thể xem mối dây ấy (danhxưng và hình tướng) là điểm khởiđầu cho một sự hiện hữu mới, một con người mới vừađược sinh trở lại. Vậy phải định nghĩa mối dây ấynhư thế nào? Hình tướng thì rất dễ hiểu. Danh xưng vàhình tướng nói chung thì đại khái có thể hiểu như là nămthứ cấu hợp (ngũ uẩn). Một trong năm cấu hợp liên quanđến hình tướng tức là thân xác, thân xác đó hình thànhtừ sự kết hợp giữa hai tế bào của cha và của mẹ. Bốncấu hợp còn lại liên quan đến tâm thức: đó là các cấuhợp thuộc giác cảm, tác ý, sự nhận biết và tri thức,nói một cách tổng quát thì đấy là tâm thức của ta. Vàđó chính là thành phần tâm linh bám sâu vào các tế bào củacha và mẹ thuộc mối dây sinh (thụ thai). Một cách đơn giảnngười ta có thể phân biệt thành hai thành phần khác nhaulà hình tướng và tâm thức, cả hai tạo ra thể dạng phôikhi mới được hình thành. Đó là điểm khởi đầu đánhdấu sự hiện hữu của một cá thể.

CôA.G.: Mối dây sau cùng mà chúng ta sẽ trình bày trướckhi chấm dứt buổi thảo luận hôm nay là mối dây thuộc lãnhvực tri thức (mối dây thứ 5: lụccăn, tức sáu giác cảm hay sáu khả năng hiểu biết).Xin ông hãy giải thích mối dây này liên quan đến mối dâydanh xưng và hình tướng như thế nào.

ÔngP. Arène: Cũng dễ hiểu thôi vì mối dây liên quan đếnsự hiểu biết chỉ là quá trình phát triển liên tục vàtuần tự của một cá thể tái sinh bắt đầu từ thể dạngphôi. Mối dây này được tượng trưng bằng một căn nhàtrong biểu đồ của bánh xe hiện hữu, căn nhà có sáu cửasổ tượng trưng cho sáu cơ sở hiểu biết, hay sáu khả nănggiác cảm, gồm có thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác,xúc giác và tri thức. Sáu khả năng giác cảm đó bắt đầuphát tiển từ tuần lễ thứ chín sau khi thụ thai và kéo dàicho đến khi đầy đủ khả năng ghi nhận được những biếnđổi phát sinh từ sự tiếp xúc với ngoại cảnh, chẳng hạnnhư sự va chạm với một vật thể nào đó.

CôA.G.: Xin cám ơn ông thật nhiều.

Buổiphát sóng ngày 12 tháng 8 năm 2007

CôA.G.: Xin ông có thể nào tóm lược lại thật ngắn gọnnăm mối dây tương liên đã được trình bày trong buổi phátsóng trước đây.

ÔngP. Arène: Mối dây thứ nhất là vô minh, mối dây này đươngnhiên có nghĩa là sự cảm nhận hay nắm bắt sai lầm vềcái tôi. Mối dây thứ hai là nghiệp khai mào hay phátkhởi, sở dĩ gọi là khai mào hay phát khởi là vì nghiệpnày sẽ mang lại một kiếp sống mới. Mối dây thứ ba gọilà tri thức, gồm có hai thành phần: thành phần thứ nhấtlà tri thức thuộc vào giây phút xảy ra nguyên nhân (tức làgiây phút chi phối bởi xung động của nghiệp có sẵn trongkiếp trước) và phần thứ hai là tri thức liên quan đếnhậu quả (tức là tri thức thuộcvào giai đoạn tái sinh. Tóm lại tri thức giữ vai trò nốiliền hai kiếp sống, là một động lực phát sinh từ xungnăng của nghiệp để thúc đẩy sự tái sinh, hết kiếp nàyđến kiếp khác). Tri thức thuộc vàokiếp tái sinh hình thành ngay khi xảy ra sự thụ thai. Điềuđó cho thấy nếu muốn cho chuỗi liên kết của mười haimối dây được diễn tiến đầy đủ thì phải cần có haikiếp sống nối tiếp nhau. Sau khi phần tri thức liên quan đếnhậu quả phát sinh thì cũng sẽ phát sinh danh xưng và hìnhtướng tức là thể dạng phôi, đó là giai đoạn đầu tiêncủa một cá thể sẽ được sinh ra sau này. Sau khi đã trởthành danh xưng và hình tướng thì các khả năng giác cảmcủa một cá thể cũng sẽ theo đó mà phát triển, bắt đầutừ tuần lễ thứ chín sau khi thụ thai cho đến lúc mối dâykế tiếp bắt đầu hình thành (mốidây thứ 6: xúc), tức là lúc xảyra một sự tiếp xúc của các khả năng giác cảm với mộtvật thể nào đó, sự tiếp xúc ấy tạo ra một sự biếnđổi mà giác cảm có thể ghi nhận được.

CôA.G.: Điều đó làm phát sinh ra mối dây thứ sáu tức làmối dây liên quan đến sự tiếp xúc. Xin ông cho biết mốidây này được tượng trưng như thế nào trên sơ đồ củabánh xe luân hồi?

ÔngP. Arène: Mối dây thứ sáu được tượng trưng bởi mộtngười đàn ông và một người đàn bà đang ôm nhau. Sự tiếpxúc thể xác đó tuợng trưng cho sự kết hợp giữa một vậtthể và một cơ quan giác cảm liên quan trực tiếp với khảnăng tri thức liên hệ (vật thể,xúc giác và tri thức về xúc giác),sau khi hội đủ ba thành phần như vừa kể thì sự tiếp xúcsẽ diễn đạt vật thể ấy theo các dạng thức khác nhau(tức là mối dây thứ bảy: thụ,hay là sự cảm biết) như thích thú,khó chịu hay trung hòa.

CôA.G.: Tuy nhiên ngay trong lúc đó người ta chưa có thể diễnđạt được (trong giai đoạn ghi nhận của mối dây thứ sáu),bởi vì sự cảm biết chưa phát sinh?

ÔngP. Arène: Đúng là như thế. Phân biệt được hai thể dạngnày cũng không phải là dễ, bởi vì trên thực tế mối dâytiếp xúc chỉ là một thứ chất liệu để tiếp nhận mộtvết hằn in lên đó mà thôi, sau đấy thì vết hằn mới đượcdiễn đạt thành thích thú, khó chịu hay trung hòa.

CôA.G.:Sự cảm nhận (hay cảm biết)sẽ xảy ra trong thời điểm này, và đó là mối dây thứbảy, vậy mối dây này sẽ được tượng trưng như thế nàotrên biểu đồ bánh xe luân hồi?

ÔngP. Arène: Sự cảm nhận hay cảm biết được tượngtrưng bởi một người bị một mũi tên đâm vào mắt. Đólà một cảm giác thật mạnh và nhất định sẽ gây ra khóchịu, điều đó cũng ngụ ý nêu lên ba loại giác cảm khácnhau: thích thú, khó chịu và trung hòa. Đến đây xin trở lạiyếu tố liên quan trực tiếp đến sự cảm nhận. Thật rathì sự cảm nhận vừa là một yếu tố tâm thần lại vừalà một thể dạng có tính cách cấu hợp, tuy nhiên để đơngiản hóa sự phức tạp này chúng ta sẽ thu hẹp ý nghĩa củasự cảm nhận trong lãnh vực tâm thần mà thôi, vậy chứcnăng của nó là nhận biết một vật thể theo ba dạng thứccảm nhận trên đây (thích thú, khó chịu, trung hòa). Vậycó thể hiểu là nghiệp khi đã chín sẽ liên đới tạo ranhững dạng thức cảm nhận khác nhau, có nghĩa là mỗi dạngthức cảm nhận là kết quả mang lại từ một thứ nghiệpnào đó đã được tích lũy từ trước. Dạng thức cảm nhậnthích thú liên đới với nghiệp tích cực, dạng thức cảmnhận khó chịu liên đới với nghiệp tiêu cực và đối vớidạng thức cảm nhận trung hòa thì vết hằn của nghiệp cũngmang tính cách trung hòa.

CôA.G.: Đến đây thì chúng ta sẽ chuyển sang lãnh vực củamối dây thứ tám là sự thèm khát (ái),thèm khát không còn là một yếu tố tâm thần nữa mà đãchuyển sang một thứ gì khác, có phải thế không thưa ông?

ÔngP. Arène: Thèm khát là một hình thức của bám víu và bámvíu vẫn còn là một yếu tố tâm thần, tuy nhiên thuộc vàomột cấp bậc khác hơn, nếu có thể nói như thế.

CôA.G.: Vậy yếu tố này được tượng trưng như thế nào?

ÔngP. Arène: Sự thèm khát được tượng trưng bằng một ngườiđang uống nước, có một số bình luận gia cho là đang uốngrượu. Tại sao lại là rượu? Bởi vì rượu không làm hếtkhát mà chỉ làm cơn khát sẵn có trở nên gay gắt thêm.

CôA.G.: Chẳng qua đấy chỉ là những gì đặc thù của thếgiới ta bà, tức là dục vọng này làm phát sinh ra dục vọngkhác?

ÔngP. Arène:Đúng như thế. Sự thèm khát quái lạ đó thậtra chỉ là một hình thức bám víu, có thể nói đấy là mộtcách tập trung và tác động. Thi dụ đối với một giác cảmtích cực thì sẽ sinh ra sự ham muốn được kéo dài thêmgiác cảm ấy, đối với một giác cảm tiêu cực thì mongmuốn làm sao có thể tránh được nó, đối với một giáccảm trung hòa thì mong muốn nó đừng hóa thành tệ hại. Sựthèm khát giữ một vai trò thật quan trọng mà chúng ta đãnêu lên phớt qua trong phần trên đây khi đề cập đến sựchuyển tải các vết hằn của nghiệp, mang lại sự tái sinhvà sự hình thành của tri thức hậu quả. Tại sao lại nhưthế? Bởi vì như chúng ta đã biết, sự thèm khát vàtham lam quá độ là những gì đã tiếp tay nuôi dưỡng chovết hằn của nghiệp.

CôA.G.: Vậy căn cứ vào sự kiện đó chúng ta cũng có thểbảo rằng mối dây tiếp theo là sự chiếm giữ (mốidây thứ 9: thủ), sẽ liên kết vớimối dây thèm khát (mối dây thứ 8:ái), tuy nhiên vẫn có một sự khácbiệt khá lớn giữa hai mối dây đó, có phải như thế không,thưa ông?

ÔngP. Arène: Vâng, đúng là một sự tiếp nối của mối dâythèm khát mà người ta gọi là tham lam (dụcvọng), mối dây của sự chiếm giữđược tượng trưng bằng một người đàn bà hay đàn ông,hoặc một con khỉ đang cướp đoạt một trái cây. Cướpđoạt có nghĩa là chiếm giữ và trong trường hợp đó chủthể chiếm giữ hoàn toàn bị thu hút bởi đối tượng, chínhđó là điểm khác biệt so với sự thèm khát đơn thuần,bởi vì sự thèm khát đơn thuần trong mối dây trước chỉlà một hình thức mong muốn kéo dài sự cảm nhận thích thú,tức là còn thuộc trong lãnh vực của giác cảm (khôngcần đòi hỏi đối tượng phải là sở hữu của mình).

CôA.G.: Trong khi đó thì tham lam là một hình thức thúc đẩymuốn chiếm đoạt đối tượng tức là những giác cảmđó, có phải thế không thưa ông?

ÔngP. Arène: Đúng là như thế. Tham lam có nghĩa là bám víuvào vật thể tạo ra giác cảm, có nghĩa là nhắm thẳng vàovật thể bám víu mà quên đi không còn trực tiếp chú ý đếncác giác cảm nữa.

CôA.G.: Vậy khi các vết hằn của nghịệp đã chín muồithì sẽ chuyển sang mối dây tương liên của sự hình thành(mối dây thứ 10: hữu, sinh khởi). Tại sao mối dây này làmột mối dây có tầm quan trọng lớn lao, và người ta đãtượng trưng nó như thế nào?

ÔngP. Arène:Sự hình thành là giai đoạn cuối cùng của quátrình níu kéo, có nghĩa là trong giai đoạn này nghiệp khơimào dưới dạng thể một vết hằn đã chín muồi sau khi đượcnuôi dưỡng bởi sự thèm khát và sự tham lam như vừa đượcđề cập trên đây, nó sẽ đạt được đầy đủ khả năngđể tạo ra một sự sinh mới tức là tái sinh, và khả năngtạo ra một sự sinh mới gọi là mối dây hình thành (mốidây thứ 10: hữu), một số học giảcòn dịch mối dây hình thành (devenir)là mối dây hiện hữu (existence).Sự hình thành được tượng trưng bởi một người phụ nữmang thai. Quả thật không có cách tượng trưng nào hay hơn,bởi vì hình ảnh đó cho thấy một cá thể đang được hìnhthành.

CôA.G.: Vậy tiếp theo đó là mối dây gọi là sinh, tức làngười phụ nữ sẽ hạ sinh ?

ÔngA.G.: Mối dây gọi là sinh có một đặc điểm riêng: nókhởi sự từ lúc tri thức thâm nhập vào các tế bào củacha mẹ (tinh trùng và noãn cầu).Sự sinh sẽ khởi sự cùng lúc với sự hình thành của danhxưng và hình tướng (tức là thụthai). Thật ra thì đấy chỉ là sựkết hợp của các cấu thể sẵn có (trithức, tinh trùng và noãn cầu). Nhữnggì đặc thù trong mối dây tương liên này là sự diễn biếnliên tục từ khi bắt đầu xảy ra biến cố sinh (thụthai) kéo dài cho đến biến cố chết.

CôA.G.: Vậy có phải vẫn còn nằm trong lãnh vực của mốidây thứ 11?

ÔngP. Arène: Đúng như thế, tất cả mọi người trong chúngta đều đang bị vướng mằc trong mối dây thứ 11, kể cảcô và cả tôi trong lúc này.

CôA.G.: Vậy tất cả rồi sẽ phải chuyển sang mối dây tươngliên thứ mười hai: tức là sự già nua, cái chết và khổđau. Tại sao mối dây này lại được xem là khoen cuối cùngtrong toàn bộ sợi dây xích tương liên?

ÔngP. Arène: Thật hết sức hiển nhiên, có sinh tất có tử.Vậy già nua và cái chết thật sự là gì? Trên thực tế thìsự già nua bắt đầu ngay sau khi thụ thai, sự già nua đókhông giống với sự già nua mà chúng ta thường hiểu, vìthông thường chúng ta cho rằng sự già nua chỉ có thể xảyra sau giai đoạn trưởng thành. Đối với Phật giáo thì sựgià nua khởi sự ngay từ khoảnh khắc thứ hai sau khoảnh khắcthứ nhất là sự thụ thai. Tế bào của cha và mẹ kết hợpđể tạo ra hình tướng và có thể gọi đấy là thân xác,trong quá trình phát triển của cấu hợp hình tướng các biếndạng sẽ phát sinh theo và cứ thế mà tiếp tục cho đếngiai đoạn chót gọi là sự già nua. Còn cái chết thì có nghĩalà sự hủy hoại của cấu hợp hình tướng hay thân xác.

CôA.G.: Cần phải có bao nhiêu kiếp sống để hoàn tất toànbộ một chu kỳ như thế?

ÔngP. Arène: Cần phải có ít nhất hai kiếp sống, điều nàyđã được nói đến trước đây. Tri thức thuộc giai đoạnhậu quả (tái sinh)chỉ có thể hình thành khi bắt đầu một kiếp sống tiếptheo sau. Cũng cần phải hiểu là giữa hai giai đoạn tri thứcnguyên nhân (tạo nghiệp)và tri thức hậu quả (tái sinh)cũng có thể xảy ra nhiều kiếp sống (trunggian). Khi nói đến hai kiếp sống thìđấy là hai kiếp sống trong cùng một chu kỳ. Có nghĩa làtri thức của ta sẽ gồm có hai phần: tri thức của giai đoạnnguyên nhân và tri thức của giai đoạn hậu quả. Giữa haigiai đoạn tri thức đó, nếu như vết hằn của nghiệp khơimào không hội đủ cơ duyên hay điều kiện để trở thànhchín muồi thì cũng có thể xảy ra nhiều kiếp sống khác(có nghĩa là vô minh nguyên thủy sinhra nghiệp khơi mào, nếu nghiệp khơi mào không hội đủ cơduyên để để trở thành chín muồi "giúp" cho một cá thểđạt được thể dạng già nua thì cá thể ấy sẽ phải chếtnon vì tác động của một thứ nghiệp khác mạnh hơn, chẳnghạn như các trường hợp chết ở thể dạng phôi, thai nhi,ấu nhi, hay chết trẻ vì bệnh tật, tai nạn, bị xử tử...,chu kỳ luân hồi sẽ quay ngược lại mối dây sinh trướckhi xảy ra mối dây cuối cùng là già nua, bệnh tật và cáichết). Tuy nhiên thì dầu sao trong trườnghợp này ít ra cũng phải cần có thêm một kiếp sống mớinữa thì toàn bộ chu kỳ mới có thể hoàn tất được. Nếumuốn cho mười hai mối dây tương liên diễn biến trở lạiđầy đủ thì phải cần ít nhất là ba kiếp sống là nhưthế.

CôA.G.: Vậy ông có thể nào giải thích toàn bộ diễn tiếnđó theo chiều ngược lại để theo dõi xem sự lôi kéo liêntục sẽ xảy ra như thế nào ?

ÔngP. Arène: Người ta có thể hình dung theo chiều ngược lạigiống như tháo gỡ tuần tự từng quân bài được xếp chốnglên nhau để tạo thành một cái nhà. Nếu không có sinh thìkhông có tử, nếu không có hình thành thì sẽ không có sinh.Nếu không có thèm khát và tham lam thì sẽ không có các thứkhác xảy ra tiếp theo sau. Cứ như thế người ta có thể đingược trở về nguyên nhân đầu tiên tức là vô minh, nếucó thể nói như thế.

CôA.G.: Vậy, người ta có thể tự giải thoát ra khỏi chukỳ tái sinh để khỏi quay trở lại lại thế giới ta bàhay không? Có phương pháp nào giúp thực hiện được điềuđó hay chăng?

ÔngP. Arène: Nhất định là phải có một phương pháp đểthực hiện điều đó, nếu không thì Phật giáo không có mộtlý do nào để tồn tại, vì vai trò của Phật giáo không phảichỉ để mô tả các hiện tượng mà thôi. Vô minh tác độngvào sự sống của chúng ta từ những thời gian không khởithủy và nó không phải là một thành phần nội tại thuộcbản thể tự nhiên của tâm thức. Vì lý do vô minh không phảilà thành phần tự nhiên của tâm thức nên ta có thể loạibỏ được nó. Nhưng phải làm thế nào? Phải dựa vào nhữnggì trực tiếp đối nghịch với nó tức là đối nghịch vớisự nhận biết sai lầm về cái tôi, sự đối nghịch ấychính là trí tuệ tối thượng giúp nhìn thấy cái tôi, cáingã đúng với thực thể của nó, tức là tính cách lệ thuộccủa cái tôi.

CôA.G.: Có phải đấy là cách giúp chúng ta tái sinh trong mộtthể dạng tự do không còn bị trói buộc?

ÔngP. Arène:Khi mà ta không còn vướng mắc vào sự nắm bắtsai lầm ấy nữa, thì lúc đó ta sẽ không còn nhìn thấy tínhcách tuyệt đối của cái tôi nữa, và ta chỉ xem nó là mộtthứ gì mang tính cách lệ thuộc, hoàn toàn trống không vềsự hiện hữu. Chính đấy là chủ thuyết về Tánh không,tức là sự trống không của mọi sự hiện hữu. Khi đã quánnhận được điều đó ta sẽ cảm thấy mình không còn liênhệ với cái tôi giống như trước kia nữa. Ta sẽ không cònphải tái sinh ngoài sự mong muốn của mình trong trong bấtcứ một cõi nào thuộc vào thế giới luân hồi. Tuy nhiênta vẫn có thể tự hỏi nếu như không tái sinh trở lại trongthế giới ta bà thì ta sẽ trở thành cái gì đây?

CôA.G.: Đúng thế, điều đó cũng không có nghĩa là sẽ rơivào cõi hư không?

ÔngP. Arène: Đúng như thế. Tự mình nhận thấy đã thoátra khỏi thế giới ta bà, tuy nhiên ta vẫn có thể tự nguyệnquay trở lại với cái thế giới khổ đau ấy, và nếu chọngiải pháp đó thì ta sẽ phải tiếp tục lang thang trong thếgiới ta bà, nhưng tuyệt nhiên sẽ không còn khồ đau như trướcnữa. Thật ra khi đã thoát ra khỏi thế giới ta bà thì tasẽ có hai cách tái sinh khác nhau để chọn lựa: cách thứnhất là tái sinh vào cõi Tịnh độ của chư Phật, cách thứhai là quay về với thế giới hiện hữu như vừa trình bàytrên đây. Nếu như ta quay lại làm người thì đương nhiênta sẽ phải chấp nhận sự sinh và cái chết, nhưng thay vìphải gánh chịu khổ đau như những người bình thường thìta sẽ không còn cảm thấy khổ đau trong sự sinh, sự hìnhthành và cái chết nữa.

CôA.G.: Thưa ông Pierre Arène, xin cám ơn ông về những lờigiải thích thật minh bạch của ông.

http://www.bouddhisme-france.org (1)
http://www.bouddhisme-france.org (2)

Bures-Sur-Yvette,10.01.10
HoangPhong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 5093)
Tôi có một người huynh đệ băn khoăn bởi một vấn đề. Đó là một đằng theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng: “Không nghĩ thiện không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục, v.v.?” tức là không còn so sánh, phê phán, nhị biên, để hoà mình, thâm nhập với chân như. Đằng khác lại phải còn biết phải quấy để hành thiện, cải thiện, tức là còn nhị biên. Như vậy người huynh đệ tự hỏi: chánh kiến là hành thiện, hay không thiện, không ác?Và đi xa hơn một chút, thế nào là định nghĩa đúng của chữ hành thiện (vì có rất nhiều cạm bẫy hiểu lầm: biết bao nhiêu kẻ quá khích lại tưởng mình hành thiện)? Tôi có cảm tưởng rằng câu hỏi đặt ra cũng là câu hỏi chung của nhiều Phật tử, trong đó có tôi. Nỗi băn khoăn, khắc khoải đó hoàn toàn có căn cứ, và không phải là dễ dàng giải đáp.
12/03/2011(Xem: 8013)
Với người chịu dày công tìm hiểu, đạo lý không có gì là bí ẩn; với người biết suy xét, hiểu được đạo lý không phải là khó khăn.
05/03/2011(Xem: 4347)
Áo nghĩa thư[1] thường được ghép vào trong phần phụ lục của Sâm lâm thư (Āraṇyaka), có khi lại được ghép vào trong phần phụ lục của Phạm thư (Brāhmaṇa), nhưng tính chất đặc biệt của nó như một chuyên luận riêng là điều luôn luôn được chú ý. Thế nên chúng ta nhận thấy trong một vài trường hợp, những chủ đề trông đợi được trình bày trong Phạm thư (Brāhmaṇa) lại thấy được giới thiệu trong Sâm lâm thư (Āranyaka), đôi khi bị nhầm lẫn thành một số lượng đồ sộ của các Áo nghĩa thư.
01/03/2011(Xem: 4507)
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, nền tư tưởng triết học của Ấn Độ đã trải qua những thay đổi lớn lao cả về hình thức lẫn nội dung. Nó được đánh dấu bằng sự ra đời của các học phái phi Veda với nhiều học thuyết khác nhau, góp phần rất lớn làm suy giảm tầm ảnh hưởng của hệ thống Veda già cỗi. Và kể từ đây, lịch sử tư tưởng Ấn lại sang trang mới để rồi ghi nhận về sự tồn tại song hành của hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau: hệ thống Bà-la-môn và hệ thống Sa-môn. Hệ thống Bà-la-môn lấy giáo nghĩa của Veda làm cơ sở và đang bước vào thời kỳ suy thoái.
22/02/2011(Xem: 5113)
Tôi không hề quan tâm đến chữ ism(...isme) [tức là chữ ...giáotrong từ tôn giáo]. Khi Đức Phật thuyết giảng Dharma[Đạo Pháp], Ngài không hề nói đến chữ ismmà chỉ thuyết giảng về một cái gì đó mà mọi tầng lớp con người đều có thể hấp thụ được : đấy là một nghệ thuật sống...[...]. Phải làm thế nào để trở thành một con người tốt – đấy mới chính là điều quan trọng. Thiền sư S. N. Goenka
19/02/2011(Xem: 4750)
“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng đế…Chúng ta cần một tôn giáo tạo ra những con người cho ra con người”. (Vivekananda)
19/02/2011(Xem: 3603)
Từ cổ chí kim, trong thâm tâm của mỗi người luôn cố gắng tìm kiếm và vạch ra bản chất của thế giới, thực chất bản tính của con người, sự tương đồng giữa nội tâm và ngoại tại, tìm con đường giải thoát tâm linh… Mỗi người tùy theo khả năng của mình đã cố gắng vén mở bức màn bí ẩn cuộc đời. Vì vậy, biết bao nhiêu nhà tư tưởng, tôn giáo, triết học ra đời với mục đích tìm cách thỏa mãn những nhu cầu tri thức và chỉ đường dẫn lối cho con người đạt tới hạnh phúc. Nhưng mỗi giáo phái lại có những quan điểm, tư tưởng khác nhau. Ở đây, với giới hạn của đề tài, ta chỉ tìm hiểu bản chất triết học của Bà-la-môn giáo dưới cái nhìn của đạo Phật như thế nào.
19/02/2011(Xem: 3634)
Là một phần trong cái hùng vĩ nền triết học Ấn Độ, Bà-la-môn giáo và Phật giáo đã có sự đóng góp to lớn, không những trên bình diện triết lý u huyền mà còn để lại những ảnh hưởng sâu đậm trong từng nếp nghĩ, cử chỉ hay quan niệm sống của toàn thể dân tộc Ấn Độ. Và cũng vì là hai thực thể có cùng chung một dòng máu nên trong quá trình phát triển, cả hai đều đã có những ảnh hưởng nhất định lên nhau. Nhưng vì ra đời muộn hơn nên đã có không ít quan niệm cho rằng Phật giáo là sự hệ thống lại các tư tưởng Ấn độ giáo, hoặc cũng có ý kiến cho rằng đạo Phật là phản biện của chủ nghĩa tôn giáo Ấn... Còn có rất nhiều nữa những quan niệm hoặc là thế này hoặc là thế kia để so sánh những mệnh đề đã tồn tại từ lâu trong lòng của hai khối tư tưởng một thời đã từng được xem là đối kháng của nhau.
17/02/2011(Xem: 3612)
Nói rằng triết học Âu Tây giỏi và bảnh rồi, cho nên kiêu căng biệt cư, không cần chiếu “camé” vào để “thâu” một ít vốn ở các hệ thống triết học Á Đông nữa thì thật là không đúng. Nói rằng triết học Á Đông có một số mặc cảm rồi cam phận đơn cư thì lại càng tuyệt đối không đúng lắm nữa.
14/01/2011(Xem: 17145)
Bản văn này chỉ giới thiệu những điểm chủ yếu có liên quan đến triết học Trung Quán một cách hết sức đơn giản, dù vậy, vẫn bao hàm được tất cả mọi yếu điểm cốt lõi của hệ phái Triết học này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]