Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Những lời cuối cùng của Đức Phật

15/04/201214:23(Xem: 8457)
08. Những lời cuối cùng của Đức Phật
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

NHỮNG LỜI CUỐI CÙNG CỦA PHẬT

phat-nietban-01Dưới đây là tóm tắtnhững lời dặn dò cuối cùng của Phật. Thật ra Phật đã đau yếu từ ba tháng trướcvà đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đàtập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúcấy Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, Phật đã gầy còm và mệt mỏi,nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đàxin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạyrằng :

« Thân ta tuy cókém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Tacòn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ».

Trong một khu rừng cạnhthị trấn Câu-thi-na (Kusinaga, còn viết là Kuçinagara), ngày nay là một thịtrấn nhỏ tên là Kasia, cách 50 cây số về phía đông tỉnh Gorakhpur, và cách 150kilomét về phía bắc-đông-bắc Varanasi (Bénarès), Phật nằm nghỉ giữa hai gốc câysa-la. Ngài tự gấp áo cà sa làm bốn, rồi nằm nghiêng về phía tay phải, đầuhướng về phía bắc, mặt hướng về phía tây, hai chân duỗi thẳng, chân này gác lênchân kia. Sau đó Phật ngỏ những lời cuối cùng với các đệ tử để nhắc lại một lầnnữa tầm quan trọng của Đạo Pháp. Phật nhắc nhở các đệ tử phải hiểu rằng vị thầycủa họ không phải là một nhân vật nào cả, dù đó là Phật, vị thầy đích thực củahọ chính là Đạo Pháp. Phật cất tiếng và nhắn nhủ các đệ tử đang ngồi chungquanh Ngài như thế này :

« Này các đồđệ, các con hãy tự làm đuốc để soi sáng cho các con, hãy trông cậy vào chínhsức mạnh của các con; không nên lệ thuộc vào bất cứ ai. Những lời giảng huấncủa ta sẽ làm ngọn đuốc dẫn đường cho các con, làm nơi nương tựa cho các con;không cần phải lệ thuộc thêm vào những lời giảng huấn nào khác nữa.

« Hãy nhìn vào thân xáccác con, các con sẽ thấy cái thân xác đó ô uế biết chừng nào. Khi các con hiểuđược rằng lạc thú lẫn đớn đau của thân xác cũng chỉ là cội nguồn chung của khổđau, khi hiểu được như thế, các con sẽ không thể nào tự buông lỏng cho dục vọngchi phối các con.

« Hãy nhìn vào tâm thứccác con, các con sẽ thấy cái tâm thức đó biến dạng không ngừng. Vì thế các consẽ không thể nào tự buông rơi vào chính những ảo giác của tâm thức, để rồi tựduy trì những kiêu căng và ích kỷ do tâm thức tạo ra, nhất là khi các con đãhiểu rằng những xúc cảm đó nhất định chỉ mang đến khổ đau mà thôi.

« Hãy nhìn vào tất cảcác vật thể chung quanh xem có vật thể nào trường tồn hay chăng? Có vật thể nàokhông phải là những cấu hợp sinh ra hay không? Tất cả sẽ gãy nát, tan rã vàphân tán. Các con chớ sợ hãi khi nhận thấy khổ đau cùng khắp mọi nơi, hãynoi theo những lời giáo huấn của ta, kể cả sau khi ta đã tịch diệt. Như thế cáccon sẽ loại bỏ được khổ đau. Thật vậy, cứ noi theo những lời giáo huấn của ta,rồi nhất định các con sẽ trở thành những đồ đệ thật sự của ta.

« Này các đồ đệ của ta,những lời giáo huấn ta giảng cho các con, các con đừng bao giờ quên, đừng baogiờ để cho mai một đi. Phải bảo tồn những lời giáo huấn ấy, đem ra nghiên cứuvà thực hành. Nếu theo đúng những lời giáo huấn ấy, các con sẽ đạt được anvui.

« Những gì hệ trọng nhấttrong những lời giáo huấn của ta là các con phải kiểm soát được tâm thức cáccon. Hãy gạt bỏ mọi thèm muốn và giữ cho thân xác đứng thẳng, tâm thức tinhkhiết và ngôn từ chân thật. Nếu các con biết tự nhắc nhở là cuộc sống của cáccon chỉ là tạm bợ, các con sẽ đủ khả năng loại bỏ mọi thèm khát và hung dữ đưađến khổ đau.

« Nếu các con nhận rađược là tâm thức các con đang có xu hướng bám níu hay vướng mắc vào ham muốn,các con phải gạt bỏ ngay sự ham muốn và chận đứng sự cám dỗ đó. Các con phảilàm chủ được tâm thức các con.

Tâm thức có khả năngbiến một con người thành một vị Phật hay một con thú. Khi rơi vào sự lầm lẫn,ta có thể trở thành quỷ sứ, nhưng khi Giác ngộ ta sẽ thành Phật. Vì thế, cáccon phải kiểm soát lấy tâm thức các con và không đi lạc ra ngoài ChánhĐạo.

« Để có thể giữđúng như lời giáo huấn của ta, các con hãy kính trọng lẫn nhau và đừng cãi vã.Đừng bắt chước như nước với dầu xô đẩy lẫn nhau; hãy bắt chước như nước vớisữa, có thể hoàn toàn hòa lẫn vào nhau.

Hãy cùng nghiên cứu vớinhau, cùng giảng giải cho nhau, thực hành với nhau. Không nên phí phạm tâm thứccủa các con và thời giờ của các con trong sự cãi vả hay lười biếng. Hãy hânhoan đón nhận hoa thơm của Giác ngộ vào lúc ra hoa và hái lấy quả ngọt trênĐường Ngay Thật.

« Những lời giáo huấn taban cho các con là do nơi kinh nghiệm của chính ta, và chính ta đã noi theo conđường đó. Các con nên tuân theo những lời giáo huấn ấy và giữ đúng như thế dùphải gặp hoàn cảnh khó khăn nào. Nếu các con xao lãng, có nghĩa là các con chưahề gặp được ta, các con thật sự còn đang ở một nơi nào đó thật xa, dù cho tronglúc này đây các con đang ngồi bên cạnh ta cũng vậy. Nhưng nếu ngược lại, cáccon chấp nhận và đem ra thực hành những lời giáo huấn của ta, thì dù cho cáccon ở thật xa trong một chốn tận cùng của thế giới, nhưng cũng giống như cáccon đang ở bên cạnh ta trong lúc này.

« Hỡi các đồ đệ, phútcuối cùng của ta đã gần kề, phút xa lìa giữa ta và các con không còn bao lâunữa. Tuy nhiên các con không nên than khóc. Sự sống là một sự đổi thay khôngngừng và không có gì cản trở được sự tan rã của xác thân. Cái sự thực đó, tađang chứng minh cho các con thấy ngay trên thân xác của ta, thân xác ta sẽ tanrã như một cỗ xe hư nát. Đừng than khóc một cách vô ích, trái lại các con phảihân hoan khi nhận ra được cái quy luật biến đổi ấy và hiểu được rằng sự sốngcủa con người chỉ là trống không mà thôi. Đừng cố gắng duy trì cái khát vọngphi lý, mong muốn những gì tạm bợ phải nhất định trở thành trường tồn.

« Con quỷ của những dụcvọng thế tục luôn luôn tìm cách đánh lừa tâm thức các con. Nếu có một con rắnđộc trong phòng, các con sẽ không thể nào ngủ yên nếu chưa đuổi được nó rangoài. Các con phải cắt đứt những mối giây ràng buộc của thèm khát thế tục vàrứt bỏ những mối giây đó như các con đã đuổi bỏ con rắn độc ra khỏi phòng. Cáccon phải bảo vệ thật cẩn thận tâm thức các con.

« Này các môn đệ của ta,giây phút cuối cùng của ta đã đến, tuy vậy các con phải hiểu rằng cái chết chỉlà sự tan rã của xác thân vật chất mà thôi. Thân xác được cha mẹ sinh ra, nólớn lên nhờ thức ăn, nó không có cách gì tránh khỏi bịnh tật và cái chết. Mộtvị Phật đích thực không mang thân xác con người, mà vỏn vẹn chỉ là sự Giác ngộ.Chỉ có sự Giác Ngộ mà thôi. Thân xác con người phải tiêu tan, nhưng Trí tuệ củaGiác ngộ sẽ trường tồn vô tận trong thực thể của Đạo Pháp, trên con đường tutập Đạo Pháp. Nếu có ai chỉ thấy thân xác ta thì kẻ ấy không thấy ta một cáchthật sự. Chỉ có người nào chấp nhận những lời giáo huấn của ta mới thật sự nhìnthấy ta.

« Sau khi ta tịch diệt,Đạo Pháp thay ta làm vị thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính làcách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trongcuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳngcó một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả nhữnglời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.

« Này các con yêu quýcủa ta, đây là giây phút chấm dứt. Trong một khoảnh khắc nữa ta sẽ nhập vàoNiết bàn. Những lời này là những lời dặn dò cuối cùng của ta cho các con».

Người chép lại những lờinày của Phật xin chắp tay mong rằng :

- Vì Phật, chúng ta hãyđọc lại những lời nhắn nhủ trên đây thêm một lần.

- Vì tất cả chúng sinh,vì sự đau khổ của muôn loài, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa.

- Để gởi đến từng đơn vịnhỏ nhoi nhất của sự sống, chúng ta lại đọc thêm một lần nữa, đọc thêm một lầnnữa…

Chúng ta nguyện sẽ đọclên và đọc lên cho từng chúng sinh một, ta đọc cho đến khi nào những lời dặn dòtrên đây của Phật trở thành những lời dặn dò xuất phát từ chính tâm thức ta, đểnhắn nhủ cho chính ta, nhắn nhủ những người chung quanh ta, kể cả những sinhlinh nhỏ nhoi nhất của sự sống. Khi những lời nhắn nhủ chân thật và tràn đầy Từbi trên đây của Phật trở thành làn hơi thở của của chính ta, thì biết đâu lúcấy ta cũng sẽ là một vị Phật ?

Bures-Sur-Yvette (Phápquốc)

Hoang Phong

(Biên soạn dựa theo một bàiviết của Thiền sư và Giáo sư Triết học ngưới Pháp Gérard Pilet, đăng trong nộisan của Hội Thiền học Quốc tế AZI (Association Zen Internationale), trụ sở tạiParis, và tài liệu của Bukkyo Dendo Kyokai (Society For the Promotion ofBouddhism), trụ sở tại Tokyo).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2013(Xem: 7793)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 5828)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
29/03/2013(Xem: 10202)
Tư tưởng hiện đại hay (tâm hồn hiện đại) cũng không xa tư tưởng ngày xưa là mấy. Những triết gia từ thiên cổ đã mở rộng tâm thức bao quát mọi chân trời. Có người đã lặng thinh.
01/03/2013(Xem: 6497)
Có lẽ Lăng Già là một trong những bộ kinh phân tích cái Tâm một cách chi li, khúc chiết nhất trong kinh điển Phật giáo, làm căn bản cho bộ Duy thức luận của Vasubandhu. Học thuyết Duy tâm được biểu hiện trong các câu quen thuộc, thường được trích dẫn trong kinh Lăng Già, chỗ nào cũng là tâm cả (nhất thiết xứ giai tâm), tất cả hình tướng đều do tâm khởi lên (chúng sắc do tâm khởi), ngoài tâm không có cái gì được trông thấy (tâm ngoại vô sở kiến), thế gian chỉ là tâm (tam giới duy thị tự tâm), ba cõi do tâm sinh (tam giới do tâm sinh) v.v..
26/02/2013(Xem: 4123)
Kinh Đại Bát Nhãnói Bồ-tát là người “Vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác, cứu độ những chúng sanh điên đảo chấp ngã” (Phẩm Đạo thọ thứ 71), “vì chúng sanh mà cầu Vô thượng chánh đẳng chánh giác” (Phẩm Nhất niệm thứ 76), “hành sáu ba la mật, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại, mười tám pháp bất cọng, hành đại từ đại bi, hành nghiêm tịnh cõi Phật, thành tựu tuệ giác cho chúng sanh” (Phẩm Bồ-tát hạnh thứ 72).
12/01/2013(Xem: 4837)
Bây giờ chúng ta bắt đầu phần thứ nhì của bản văn, giải thích chủ yếu. Phần này có ba phần: ý nghĩa danh đề của bản văn, nội dung của bản văn và lời cuối. Chương 1 của Giải thích Trung Luận này gồm có Các giải thích mở đầu [= Giải thích Trung Luận. (Bài 1)], Tụng mở đầu Trung luận [Giải thích Trung Luận (Bài 2)], và Giải thích về chương 1 của Trung Luận. Phần thứ nhì là giải thích các chương từ chương 2 tới chương 27.
09/01/2013(Xem: 3814)
Như được giải thích trong chương trước, tất cả mọi hiện tượng cho dù vô thường hay thường, đều có những phần tử. Những phần tử và toàn thể tùy thuộc với nhau, nhưng chúng dường như có thực thể riêng của chúng. Nếu toàn thể và những bộ phận tồn tại trong cách mà chúng hiện diện đối với quý vị, quý vị phải có thể chỉ ra một tổng thể riêng biệt với những phần tử của nó. Nhưng quý vị không thể làm như thế.
31/12/2012(Xem: 6504)
Phật giáo hiện hữu trên đất nước Việt Nam, hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm của đất nước Phật giáo luôn làm tròn sứ mệnh của một tôn giáo gắn liền với nền văn hoá nước nhà. Chiến tranh đi qua, để lại bao đau thương mất mát, cảnh vật hoang tàn, đời sống nhân dân nghèo đói cơ hàn. Đến thời độc lập, ngoại xâm không cò n nữa, đất nước từng bước chuyển mình đi lên, Phật giáo cũng nhịp nhàn thay màu đổi sắc vươn lên, GHPGVN được ra đời vào ngày 07/11/1981 đến nay gần 22 năm với VI nhiệm kỳ hoạt động của giáo hội.
29/12/2012(Xem: 5794)
Chủ đề của sách này chính là ‘không’. Nói đơn giản: cái không của A-hàm là xem trọng con đường giải thoát để tu trì. Cái không của Bộ phái dần dần có khuynh hướng bình luận, phân tích về ý nghĩa của pháp. Cái không của Bát-nhã là ‘nghĩa sâu sắc’ của sự thể ngộ. Cái không của Long thọ là là giả danh, tánh không của kinh Bát-nhã, và sự thống nhất trung đạo và duyên khởi của kinh A-hàm.
28/12/2012(Xem: 10170)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]