Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Lời Nói Đầu

14/12/201117:53(Xem: 3821)
01. Lời Nói Đầu

TƯ TƯỞNG LÃO TỬ QUA QUAN ĐIỂM PHẬT HỌC

Tác giả: Viên Minh

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 1992 khi Ni Viện Bửu Long được thành lập và một lớp giáo lý được mở cho Ni chúng. Ngoài những môn nội điển, Ni chúng còn được học thêm ngoại điển, trong đó có LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH, vì chúng tôi nghĩ rằng tư tưởng của Lão Tử rất gần với tư tưởng Phật học.

Phải nói là vì giảng Lão Tử Đạo Đức Kinh cho Tăng Ni nên chúng tôi đành phải so sánh đối chiếu với Kinh điển Phật giáo như một môn học tỷ giảo, vì vậy mà Tăng Ni dễ hiểu hơn. Nếu phương pháp tỷ giảo có những ưu điểm của nó thì mặt khác đôi khi lại vô tình làm mất đi tính độc đáo và thuần túy của mỗi tư tưởng riêng biệt.

Thực ra, những bài viết này chỉ có mục đích cung cấp tài liệu cho Ni chúng trong lớp học, về sau do đề nghị của báo Cảo Thơm nên chúng tôi đã triển khai thêm cho bài báo được phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của đọc giả. Đó là bài “THỬ DỊCH VÀ LÝ GIẢI LẠI CHƯƠNG I LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH”.

Sau đó tờ báo Văn lại chọn đăng một bài viết khác, đó là bài “NGỘ NHẬN TÍNH BI QUAN TRONG LÃO TỬ ĐẠO ĐỨC KINH”vì ý tưởng mới lạ trong cách dịch và giải của nó.

Chúng tôi thật tình muốn viết nhiều bài nữa về những vấn đề then chốt nhất mà cũng dễ hiểu lầm nhất trong Lão Tử Đạo Đức Kinh, nhưng vì quá bận nhiều Phật sự khác nên cho đến nay vẫn chưa viết thêm được bài nào.

Chân lý chỉ là một và nó không thuộc độc quyền của riêng ai, nên những bậc giác ngộ như Đức Phật, Lão Tử, Krishna hay Chúa Jesu thì đều nói đến Đạo, Pháp, Thượng Đế... Tuy dụng ngữ khác nhau nhưng chúng tôi nghĩ chỉ là “đồng xuất nhi dị danh”mà thôi. Điều này chắc chắn có nhiều vị không đồng ý, cho là vơ đủa cả nắm. Không đồng ý cũng đúng, nhưng đó là vì mỗi người quan niệm Đạo, Pháp, Thượng Đế... mỗi khác chứ không phải chân lý sai biệt. Theo chúng tôi hiểu thì có thể trình độ giác ngộ cũng như cách khải thị của mỗi vị khác nhau, nhưng chân lý thì vẫn luôn luôn là một. Vì vậy, việc tỷ giảo, so sánh, đối chiếu các tư tưởng với nhau sẽ giúp chúng ta thấy ra những điểm đồng, và chính từ những điểm cốt lõi này mà chúng ta dễ dàng tiếp cận chân lý chung nhất và phổ quát.

Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này. Dẫu sao những luận điểm trong bài viết của chúng tôi không thể tránh khỏi những chủ quan thiên lệch, mong được các vị cao minh chỉ điểm.

TĐ. Bửu Long, Mùa An Cư 2550

Viên Minh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 14965)
Theo truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy thì Tạng Vi Diệu Pháp (A tỳ Ðàm) được Ðức Phật thuyết vào hạ thứ bảy tại cung trời Ðạo lợi (Tàvatimsa) với tác ý trả hiếu cho thân mẫu.
08/04/2013(Xem: 8230)
Như Lai (Tathagata) một trong 10 hiệu của Phật “không từ đâu đến, không đi về đâu”, là tính thường trụ thường hằng của các pháp, như như bất động không sinh không diệt, không tới không lui, là bản thể, là thực tướng là pháp tánh của mọi sự vật. “Nếu lấy sắc để nhìn ta, lấy âm thanh để cầu ta, đó là kẻ hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai” Như lai được hiểu là thực tướng của các pháp đó là vô ngã tướng không còn các tướng (Ngã, nhơn chúng sanh, thọ giả).
08/04/2013(Xem: 8799)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 12879)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
06/04/2013(Xem: 5016)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
06/04/2013(Xem: 4489)
Tăng Triệu cho rằng vạn vật không dời đổi, không biến chuyển. Tất cả đều yên tĩnh bất động: "Bản tính của mỗi sự vật ở yên nơi một thời, có vật nào để mà khả dĩ đi lại được ?
05/04/2013(Xem: 3308)
Đạo Phật là một tôn giáo lớn của nhân loại; ảnh hưởng của đạo Phật đối với con người và xã hội, mang ý nghĩa rất lớn trong quá trình tiến bộ của con người, và đã tạo nên nền văn hóa nhân bản theo tinh thần của xã hội Á Đông hơn 2.000 năm qua ...
05/04/2013(Xem: 3557)
Lễ bái không có nghĩa là van vái thần linh để mong cầu điều gì có lợi cho mình, mà là sự khiêm cung biết hạ mình để học hỏi chân lý.
05/04/2013(Xem: 3794)
“Bộ mặt nguyên thủy” là một bài giảng của Đại Đăng Quốc Sư cho hoàng hậu Hanazono.
04/04/2013(Xem: 1126)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567