Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. New Delhi, ngày 31 tháng 10 năm 1956

01/07/201100:59(Xem: 3609)
20. New Delhi, ngày 31 tháng 10 năm 1956

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
Nguyên tác: ON GOD - Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2008

BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ

New Delhi, ngày 31 tháng 10 năm 1956

Người hỏi: Làm thế nào tôi có thể trải nghiệm Thượng đế, mà sẽ cho một ý nghĩa đến cuộc sống sầu thảm của tôi. Nếu không có trải nghiệm đó mục đích của sống là gì?

Krishnamurti: Tôi có thể hiểu rõ trực tiếp cuộc sống, hay trải nghiệm một cái gì đó mà sẽ cho một ý nghĩa đến cuộc sống? Các bạn hiểu không, thưa các bạn? Muốn trân trọng vẻ đẹp, tôi phải biết mục đích của nó là gì à? Tình yêu phải có một nguyên nhân hay sao? Và nếu có một nguyên nhân cho tình yêu, nó là tình yêu à? Người hỏi nói anh ấy phải có một trải nghiệm nào đó mà sẽ cho một ý nghĩa đến cuộc sống – mà ngụ ý rằng đối với anh ấy cuộc sống trong chính nó không quan trọng. Vì vậy khi tìm kiếm Thượng đế anh ấy thực sự đang tẩu thoát khỏi cuộc sống, tẩu thoát khỏi đau khổ, khỏi vẻ đẹp, khỏi xấu xa, khỏi tức giận, tầm thường, ganh tị, và ham muốn quyền hành, khỏi sự phức tạp lạ thường của sống. Tất cả việc đó là cuộc sống và vì anh ấy không hiểu rõ nó, anh ấy nói rằng, “Tôi sẽ tìm một cái gì đó lớn lao hơn mà sẽ cho một ý nghĩa vào cuộc sống.”

Làm ơn hãy lắng nghe điều gì tôi đang nói, nhưng không ở mức độ từ ngữ, trí năng, bởi vì nếu như thế nó sẽ chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Bạn có thể vận dụng nhiều từ ngữ quanh tất cả việc này, đọc tất cả những quyển sách thiêng liêng trên mảnh đất này, nhưng nó sẽ vô giá trị bởi vì nó không liên quan đến cuộc sống của bạn, đến sự tồn tại hàng ngày của bạn.

Đang sống của chúng ta là gì? Cái sự việc này mà chúng ta gọi là sự tồn tại của chúng ta là gì? Rất đơn giản, không cần triết lý, nó là một chuỗi những trải nghiệm của vui thú và đau khổ, và chúng ta muốn lẩn tránh những đau khổ trong khi đó bám chặt vào những vui thú. Vui thú của quyền hành, của là một người quan trọng trong thế giới rộng lớn, vui thú của thống trị người chồng hay người vợ nhỏ xíu của người ta, đau khổ, thất vọng, sợ hãi và lo âu mà theo cùng tham vọng, sự xấu xa khi cố gắng là một người quan trọng và vân vân – tất cả điều đó tạo thành đang sống hàng ngày của chúng ta. Đó là, cái gì chúng ta gọi là sống là một chuỗi những kỷ niệm trong lãnh vực của cái đã được biết; và cái đã được biết trở thành một vấn đề khi cái trí không được tự do khỏi cái đã được biết. Đang vận hành trong cái đã được biết – cái đã được biết là hiểu biết, trải nghiệm, và ký ức của trải nghiệm đó – cái trí nói rằng, “Tôi phải biết Thượng đế.” Vì vậy tùy theo truyền thống của nó, tùy theo những ý tưởng của nó, tình trạng bị quy định của nó, nó chiếu rọi một thực thể mà nó gọi là “Thượng đế”; nhưng thực thể đó là kết quả của cái đã được biết; nó vẫn còn trong lãnh vực của thời gian.

Vì vậy bạn có thể tìm ra bằng sự rõ ràng, bằng sự thật, bằng trải nghiệm thực sự liệu có Thượng đế hay không, chỉ khi nào cái trí hoàn toàn được tự do khỏi cái đã được biết. Chắc chắn rằng cái gì đó, mà có lẽ được gọi là Thượng đế hay sự thật, phải hoàn toàn mới mẻ, không thể được công nhận, và một cái trí mà tiếp cận nó qua hiểu biết, qua trải nghiệm, qua những ý tưởng và những đạo đức được tích lũy, đang cố gắng nắm bắt cái không biết được trong khi đang sống trong lãnh vực của cái đã được biết, là một điều không thể được. Mọi việc mà cái trí có thể làm là tìm hiểu liệu có thể được tự do chính nó khỏi cái đã được biết hay không. Tự do khỏi cái đã được biết là tự do hoàn toàn khỏi tất cả những ấn tượng của quá khứ, khỏi toàn gánh nặng của truyền thống. Chính cái trí là sản phẩm của cái đã được biết, nó được gom tụ vào nhau bởi thời gian như cái “tôi” và cái “không tôi”, mà là sự xung đột của có hai. Nếu cái đã được biết hoàn toàn kết thúc, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn tầng ý thức bên trong – và tôi nói, không phải lý thuyết, rằng có thể có một kết thúc của nó – vậy thì bạn sẽ không bao giờ hỏi liệu có Thượng đế hay không, bởi vì một cái trí như thế là vô hạn trong chính nó. Giống như tình yêu, nó là vĩnh hằng riêng của nó.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2010(Xem: 12731)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13103)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
11/07/2010(Xem: 9945)
Có nhiều bài báo, nhiều công trình khảo cứu công phu viết về con số 0 cả từ thế kỷ trước sang đến thế kỷ này. Quả tình, đó là con số kì diệu. Có những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩn, chẳng hạn, “số không có phải là con số?”, nhưng đó lại là câu hỏi gây nên những trả lời dị biệt, và ở mỗi khuynh hướng tiếp cận khác nhau, những câu trả lời khẳng hoặc phủ định đều có những hợp lý riêng của chúng. Thế nhưng, hầu như ngoài những nhà toán học thì chẳng mấy ai quan tâm đến con số không; có thể nói người ta đã không cần đến nó từ các nhu cầu bình nhật như cân đo đong đếm.
16/06/2010(Xem: 6386)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu. Nhưng Vô Ngã lại là vấn đề quan trọng trong giáo lý của Đạo Phật. Tại sao Đạo Phật lại chủ trương "Vô Ngã"?
14/06/2010(Xem: 3555)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không nhầm lẫn với những lời dạy bỡi các giáo chủ của các ngoại đạo khác qua: “Các hành là vô thường, các pháp vô ngã và, Niết-bàn tịch tĩnh” cho nên được gọi là ba pháp ấn. Ba phạm trù nội dung nghĩa lý này chúng luôn luôn phù hợp với chân lý cuộc sống qua mọi hiện tượng nhân sinh cùng vũ trụ. Trong ba tạng kinh điển dù là Đại thừa hay Tiểu thừa ba phạm trù tư tưởng nghĩa lý “ Vô thường, vô ngã, Niết-bàn” này đều có hết, với mục đích là dùng để ấn định bảo chứng cho những lời dạy của đức Đạo sư, chứ không phải là những lời nói của Ma. Nếu kinh điển nào mà không mang nghĩa lý của một trong ba phạm trù này thì những kinh điển đó không phải do đức Đạo sư nói ra.
03/03/2010(Xem: 9832)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567